📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

[PDF] CHỮ NÔM - NGUỒN GỐC, CẤU TẠO, DIỄN BIẾN! - ĐÀO DUY ANH (1975) - TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ


Chữ Nôm còn gọi là Quốc âm, được cấu tạo trên cở sở của chữ Hán, đọc theo âm Hán - Việt, nó chính là phương thức duy nhất ghi lại tiếng Việt, ngôn ngữ của dân tộc. Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hóa của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ. 

Kể từ thời Lê về sau số lượng sáng tác bằng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Dồi dào nhất là các áng thi văn có tính cách cảm hứng, tiêu khiển, và nặng phần tình cảm. Những tác phẩm Nôm này rất đa dạng: Từ Hàn luật, đến văn tế, truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo. Thi ca chữ Nôm đã diễn tả đầy đủ mọi tình cảm của dân tộc Việt, khi thì hào hùng, khi bi ai; khi thì trang nghiêm, khi bỡn cợt. Các tác phẩm chữ Nôm tiểu biểu: Hồng âm thi tập của Nguyễn Trãi; Hồng Đức Quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông; Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…

 Cuốn sách “Chữ Nôm - nguồn gốc - cấu tạo- diễn biến” của tác giả Đào Duy Anh  được biên soạn nhằm giúp cho các bạn đọc làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội có điều kiện bước đầu để tự mình nghiên cứu chữ Nôm và khai thác kho tàng sách Nôm hiện có. Nội dung cuốn sách đề cập cụ thể về nguồn gốc, phương pháp, sự diễn biến của chữ Nôm, cách đọc chữ Nôm và nêu lên một số thí dụ tương đối khó đọc. Bên cạnh đó, tác giả còn thêm một chương Phụ lục nghiên cứu chữ Nôm Tày để đối chiếu với chữ Nôm.





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét