Sơ lược Học thuyết
Định luật Điểm tựa
-☯-
A- Bối cảnh ra đời Học Thuyết (Bối cảnh của nền Khoa Học Vật Lý hiện nay)
1- Tranh luận về mô phỏng vũ trụ
Các khách mời trong buổi tranh luận
David Chalmers
Giáo sư triết học, Đại học New York
Zohreh Davoudi
vật lý lý thuyết, Viện Công nghệ Massachusetts
James Gates
vật lý lý thuyết, Đại học Maryland
Lisa Randall
vật lý lý thuyết, Đại học Harvard
2- Tranh luận về vũ trụ không có gì (chân không)
CÁC THAM LUẬN VIÊN
J. Richard Gott, giáo sư về khoa học vật lý thiên văn, Đại học Princeton, và là tác giả của Sizing Up vũ trụ: Các Cosmos trong Perspective
Jim Holt, khoa học nhà báo và tác giả của Tại sao thế giới tồn tại? Một câu chuyện thám tử hiện sinh
Lawrence Krauss, giáo sư vật lý, Đại học bang Arizona và là tác giả của một vũ trụ từ không có gì: Tại sao có còn hơn không
Charles Seife, giáo sư báo chí, Đại học New York, và là tác giả của Zero: Tiểu sử của một ý tưởng nguy hiểm
Eve Silverstein, giáo sư vật lý, Đại học Stanford, và đồng biên tập của Strings, brane và Gravity
3- Tranh luận về không gian vũ trụ (bán không gian)
Tham luận viên Bao gồm:
Wanda M. Austin, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tổng công ty hàng không vũ trụ. Austin phục vụ trên đánh giá của Ủy ban Kế hoạch Spaceflight nhân của Tổng thống Obama trong năm 2009, và năm 2010 bà được bổ nhiệm vào Hội đồng Khoa học Quốc phòng.
Michael Gold, Giám đốc Điều hành DC và tăng trưởng kinh doanh, Bigelow Aerospace. Gold cũng là chủ tịch của Ủy ban Tư vấn Thương mại Space Giao thông, Cục hàng không liên bang.
John Logsdon, giáo sư danh dự, chính sách vũ trụ & Quốc tế, Đại học George Washington. Logsdon trong một nhà phân tích chính sách không gian và sử gia.
Elliot Pulham, Giám đốc điều hành, Space Foundation. The Space Foundation ủng hộ cho lợi ích thương mại, quân sự, và không gian của chính phủ.
Tom Shelley, Chủ tịch, Space Adventures TNHH Space Adventures cung cấp cơ hội cho các chuyến bay vũ trụ tư nhân và du lịch không gian.
Robert Walker, Chủ tịch điều hành, Wexler & Walker Công Chính sách Associates. Walker từng là chủ tịch của Ủy ban Nhà Khoa học và Công nghệ 1977-1997.
4- Tranh luận về ánh sáng, nhanh hơn ánh sáng
Được tổ chức bởi Hayden Planetarium Giám đốc Neil deGrasse Tyson, cuộc tranh luận năm nay đọ sức một số các nhà khoa học người tuyên bố đã phát hiện ra tốc độ nhanh hơn ánh sáng neutrino chống lại ý kiến các nhà phê bình mạnh nhất của họ, những người đang chạy đua để kiểm tra thuyết tương đối của Albert Einstein.
5- Tranh luận về một thuyết duy nhất giải thích cho toàn vũ trụ
https://youtube.com/watch?v=lYeN66CSQhg (đã bị ẩn)
Toàn bộ vũ trụ có thể được giải thích bằng một lý thuyết duy nhất, thống nhất? Đây có lẽ là câu hỏi cơ bản nhất trong tất cả các khoa học, và nó cũng có thể gây tranh cãi nhất.
Albert Einstein là một trong những người đầu tiên để hình dung về một lý thuyết thống nhất mà có thể giải thích cho hoạt động của mọi vật chất và năng lượng trong vũ trụ, nhưng một giải đáp dứt khoát đã bị lảng tránh cho các nhà vật lý đến ngày nay. Như thế kỷ 21 đang diễn ra, "lý thuyết dây" vẫn là ứng cử viên hàng đầu là "lý thuyết của tất cả" -although, một số đã đến để đặt câu hỏi liệu các nhà lý thuyết dây đã đi đúng hướng. Còn những người khác nghi ngờ rằng một "lý thuyết cho tất cả" liệu có tồn tại?
Tham gia Giám đốc của Hayden Planetarium Neil deGrasse Tyson người tổ chức cuộc tranh luận nổi tiếng thế giới này.
Các tham luận viên:
Tiến sĩ Katherine Freese, giáo sư vật lý tại Đại học Michigan
Tiến sĩ Jim Gates, giáo sư vật lý tại Đại học Maryland-Cao đẳng Park
Tiến sĩ Janna Levin, giáo sư vật lý và thiên văn học tại đại học Barnard
Tiến sĩ Marcello Gleiser, giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học Dartmouth
Tiến sĩ Brian Greene, giáo sư vật lý và toán học tại Đại học Columbia
Tiến sĩ Lee Smolin, nhà vật lý lý thuyết tại Viện Perimeter Vật lý lý thuyết
B- Sơ Lược Học Thuyết Định Luật Điểm Tựa
Ông Phạm Hùng Sơn trong buổi công bố Định luật Điểm tựa (Ảnh: Thế Giới Đại Đồng) |
LỜI TỰA
Vào những năm của thập niên 30 trở về đây… Bối cảnh của nền vật lý thế giới lúc đó gồm những cánh chim đại bàng như: Einstein, Planck, Heisenberg, Bohr v.v… tập trung tại nước Đức. Họ dồn tất cả tâm huyết cho một ước mơ và cũng là học thuyết cuối cùng với tham vọng mở ra cánh cửa cuối cùng của tạo Hóa!?
…Kể từ ngày nhà bác học vĩ đại Einstein công bố Thuyết Tương Đối, ngót trăm năm đã trôi qua, cái ước mơ chung của nhân loại (trong đó bao gồm những tham vọng) mãi biền biệt nơi địa phương tương lai của năm tháng. Có biết bao sự kiện lịch sử, biết bao cột mốc bị thời gian xóa nhòa trong ký ức chung của nhân loại chúng ta nói chung, và đang dần bị lãng quên trong ngăn kéo niên giám nền vật lý của nhân loại…
GIAI THOẠI THUYẾT TƯƠNG ĐỐI
Lược Trích:
Kể từ lúc công bố Thuyết Tương Đối, nhân loại chúng ta không thể hiểu nổi Einstein muốn nói điều gì?!
Một hôm, có một Nhà Vật Lý lấy làm bực bội. Ông tìm đến và bảo với Nhà Đại Bác Học rằng: “Ông hãy làm ơn giải thích một cách dễ hiểu nhất về Thuyết Tương Đối cho tôi xem có được không?”
Và Einstein đã đáp ứng theo yêu cầu đó như sau;
⦁ Tôi có quen một người bạn bị Mù Bẩm Sinh. Một hôm, tôi đến rủ anh ta:
⦁ Anh có đi uống sữa với tôi không?
⦁ Người bạn Mù lấy làm ngạc nhiên và thắc mắc hỏi lại:
⦁ Thế Sữa là gì?
⦁ Nhà Bác Học ôn tồn giải thích;
⦁ Là một loại chất lõng, màu trắng.
⦁ Người bạn Mù Bẩm Sinh vẫn chưa hiểu:
⦁ Chất lõng? Tôi hiểu rồi. thế còn màu trắng thì ra sao!?
⦁ Bác Học từ tốn giải thích tiếp:
⦁ Màu trắng giống như màu lông của con Hạc Ấy.
⦁ Người Mù Bẩm Sinh làu bàu
⦁ Lông thì ai mà chẳng biết. Nhưng con Hạc như thế nào mới được?
⦁ Vẫn nhẫn nại, nhà bác học tiếp tục:
⦁ Con Hạc là con vật có cái cổ cong.
⦁ Anh bạn Mù thậm chí xoa xoa tay vào cổ mình lẩm bẩm;
⦁ Cổ thì đây rồi, thế còn cong?
⦁ Nhà Bác Học tận tình cầm tay anh bạn mù kéo duỗi ra rồi bảo:
⦁ Như vầy, được gọi là thẳng.
⦁ Sau đó Bác Học gập tay anh ta lại và tiếp:
⦁ Như vầy, được gọi là cong.
⦁ Đến đây, anh bạn Mù chợt reo lên:
⦁ A! tôi hiểu rồi.
⦁ Sau đó anh bạn Mù tự duỗi tay ra rồi bảo:
⦁ Như vầy, có nghĩa là thẳng.
⦁ Nhà Bác Học vui vẽ xác nhận:
⦁ Chính xác
⦁ Người bạn Mù phấn khởi, tự gập tay vào và tiếp:
⦁ Như vầy, có nghĩa là cong.
⦁ Nhà Bác Học hài lòng khẳng định:
⦁ Không sai.
⦁ Rồi người bạn Mù Bẩm Sinh tiếp:
⦁ Vậy như vầy cũng có nghĩa là Sữa (!). Thôi, tôi biết Sữa Rồi (!!), Tôi không đi đâu (!!!).
⦁ …
-☯-
ĐI TÌM HÌNH DÁNG THỰC TẠI
QUA SỰ HIỆN THÂN CỦA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI
Đó chính là những gì dễ hiểu nhất về Thuyết Tương Đối mà Einstein đã lý giải ngay từ đầu, nếu tôi không muốn nói là từ Thuyết Tương Đối hẹp.
Đại đa số trong chúng ta đều đã biết qua giai thoại người mù bẩm sinh này, nhưng thực sự chúng ta chưa hiểu gì về giai thoại của Thuyết Tương Đối ấy cả.
Vì sự việc tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự lại phức tạp trầm trọng đến vô cùng. Cũng chính vì chưa hiểu giai thoại người mù bẩm sinh, nên Einstein mới trở thành không thể hiểu nổi. Và cũng vì chúng ta chưa có thể hiểu nổi giai thoại ấy, vốn “dễ hiểu nhất”, cho nên càng không có thể có chuyện hiểu được hai anh em sinh đôi. Chính vì không hề có chuyện đó, cho nên những cuộc tranh cãi về anh em sinh đôi mới nổ ra trên diễn đàn khoa học khắp thế giới, và đó cũng là minh chứng xác thực và hùng hồn nhất, cho điều chúng ta chưa có thể hiểu được.
Chính Einstein, cha đẻ của học thuyết này, vẫn chưa có thể lý giải nổi điều mấu chốt cơ bản nhất của học thuyết này là ở chổ nào, để mà có thể dễ hiểu hơn được.
Quả thật, nan giải chung cho Thuyết Tương Đối. Vì đó chính là thực tại mô hình của tự nhiên vũ trụ. Tôi khẳng định điều này, bởi những gì minh chứng sau đó là Einstein lao vào nghiên cứu triết học. Ông hy vọng gặt hái thành quả, nuôi hoài bão thống nhất Thuyết Lượng Tử và Thuyết Tương Đối thành một tổng thể. Để rồi đến cuối đời, Ông đã phải thốt lên làm vang động cả cánh đồng triết học còn trơ gốc với âm thanh:
“Ngay cả một học giả có năng khiếu và tính gan dạ nhất, cũng vấp phải khó khăn khi nói về sự thật, vì những thành kiến triết học, trong đó bao gồm sự thật và những điều đã học và tích lũy được từ khoa học”.
Đã như thế, chúng ta bắt buộc phải đi tiếp con đường mà Einstein còn dở dang để tìm đến một thực tại cuối cùng.
Với tình trạng của nền vật lý hiện nay, rõ ràng chúng ta đều biết nền Cơ Học Lượng Tử đã vạch đến tận điểm hư vô của thế giới Hạt rồi. Ngôn ngữ của mọi lý thuyết, cũng đã thể hiện tính nhất quán điểm tận cùng của sự giới hạn. Tất cả đều giới hạn đến điểm dừng của vô cực. Đương thời, Einstein cũng đã từng nghi ngờ: “300 năm sau, chúng ta đã phải quay lại vấn đề gốc của chuyển động, phải xét lại phương sách nghiên cứu, tìm ra những manh mối bị bỏ qua trước đây và bằng cách đó đạt đến bức tranh khác của thế giới…”. Cho nên chúng ta cần buộc phải làm điều này. Vì mọi điểm dừng của nền vật lý đương đại đều đúng! Nhưng vẫn còn “tiềm ẩn” một yếu tố cơ bản nào đó nữa để chứng minh một thực tại cuối cùng. Và vì thế yêu cầu được đặt ra là đòi hỏi chúng ta phải hiểu điều chưa thể hiểu, mà chúng ta tưởng đã hiểu: Thuyết Tương Đối.
Xem lại từ cách diễn giải tương đối “dễ hiểu nhất” của Einstein thì:
Nhìn tổng thể giai thoại, tư duy chúng ta khó khăn lắm mới có thể suy diễn được rằng: “Nhà Bác Học” đã tận tình lý giải một cách đơn giản và súc tích nhất rồi còn gì. Thậm chí còn cầm tận tay anh bạn mù của mình để mà hướng dẫn nữa. Nhưng kết quả cuối cùng thì anh bạn đáng thương ấy lại suy diễn và hiểu như những gì mà chúng ta đã chứng kiến, để rồi kết luận một cách chết lặng đối với Nhà Bác Học.
Ở vào tọa độ của góc suy diễn khác, từ thấp đến cao của mọi lĩnh vực thì:
Ông ngư phủ hoàn toàn mù tịt về những gì hoạt động diễn ra trong thế giới của bác tiều phu. Và cũng có giá trị tương đương như thế đối với bác tiều phu, nếu nói về anh nông dân. Anh nông dân lại so sánh với nhà thiết kế, rồi nhà thiết kế với sử gia. Sử gia với kinh tế…, với khoa học…, với đạo học v.v…, và ngược lại. Nói chung; ở môi trường sống này, sẽ hoàn toàn mù tịt đối với môi trường sống của lĩnh vực khác. Đó là tôi chưa kể đến ngôn ngữ riêng của họ mà chúng ta quen gọi là chuyên môn. Nếu muốn hiểu được điều gì diễn ra ở thế giới khác biệt đó, không còn cách nào khác hơn, buộc chúng ta phải thâm nhập vào trong lĩnh vực đó. Sau đó mới có thể hiểu nổi những gì mà họ từng đã mô tả về thế giới của họ được.
Khổ nỗi, tư duy của chúng ta đã quen với xích xiềng, giam cầm của hệ thống logic. Và cũng đã quen đứng từ bên ngoài lập luận, suy diễn những gì mình chưa biết, thậm chí chưa được thấy và nghe nói đến bao giờ. Trong khi những gì diễn ra trong thế giới hạ nguyên tử, hoàn toàn không phù hợp với tất cả hệ thống tư duy, khái niệm và mô hình cũ của chúng ta nữa rồi.
Cũng như những gì vừa mô tả đối với thế giới của Thuyết Tương Đối, chúng ta hoàn toàn bị mù bẩm sinh. Thế nhưng trong chúng ta khó có ai chịu chấp nhận mình là kẻ mù, nhất là đối với ai đã sỡ hữu một số vốn gọi là tri hay kiến thức. Chúng ta thường phản xạ theo bản năng, một khi bất chợt ai đó cho mình là kẻ mù. Nhưng thực tại, quả thật chúng ta chính là kẻ mù bẩm sinh đối với Thuyết Tương Đối của Einstein.
Thật vậy, Einstein đã khéo léo dùng kẻ mù bẩm sinh, mà hiện thân chính là chúng ta. Nhà bác học không ai khác hơn ngoài Einstein, để Ông dẫn dụ về Thuyết Tương Đối. Có một thực tại mà Einstein “tránh” nhìn nhận, trong tất cả chúng ta, cũng không ai chịu nhìn nhận thực tại ấy. Và hiển nhiên thực tại mãi mãi tiềm ẩn, mãi mãi…
Vậy trong chúng ta cứ hãy “tự nguyện” làm kẻ mù bẩm sinh một lần xem sao, chỉ một lần trong đời thôi (vấn đề gay đấy). Nhưng sự thật vẫn cứ là sự thật, và sự thật luôn phủ phàng. Bởi chúng ta chính là kẻ mù bẩm sinh đối với thế giới của Thuyết Tương Đối ấy.
Cho dù Einstein có giải thích lại, diễn giải thêm, mô tả tiếp… Ngôn ngữ không đủ, cần thêm “ngôn ngữ tay” để phụ họa, thậm chí cầm tận tay. Cuối cùng, chúng ta vẫn cứ hiểu sai hoàn toàn những gì Einstein muốn mô tả về thế giới tương đối của Ông.
Thật phức tạp và nan giải chung cho tất cả chúng ta và Einstein. Sau đó chúng ta thấy nhà đại bác học đó đã làm gì? Lao vào triết học, hòng lục tìm ngôn ngữ, để rồi cuối cùng đành thốt lên những lời tuyệt vọng như tôi đã có chép lại trong các dòng trước. Tình trạng chung trong chúng ta là đại đa số không biết cách đặt câu hỏi cho chính xác, các nhà phát minh khi thuyết trình, lại lâm vào hoàn cảnh phải trả lời để đáp ứng yêu cầu đó, khiến sự việc vốn đã phức tạp, lại càng rắc rối và luẫn quẫn thêm. Để rồi những gì diễn tiến tiếp theo, có khuynh hướng đi vào ngõ cụt là tất yếu.
Vô hình chung cho triết thuyết của Einstein.
Kể từ ngày công bố Thuyết Tương Đối. Nhà bác Học vô tình đã dẫn nhân loại đi luẩn quẩn trong cái triết thuyết của mình, ngay chính Einstein cũng chưa có thể thoát ra được. Sau đây chúng ta cùng xem xét lại toàn bộ vấn đề này. Vì nền khoa học và sự phát triển của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải làm việc này.
Vì thế; không còn cách nào khác hơn, chúng ta cùng tham khảo và tìm xem Einstein muốn nói với nhân loại điều gì qua triết thuyết của Ông. Tôi xin mạn phép chọn Giai Thoại Người Mù Bẩm Sinh làm nơi đột phá. Vì theo như Einstein thì đó chính là cách giải thích “dễ hiểu nhất”. Và cũng chính vì thế; sẽ không hề có “dễ hiểu nhì” đối với bất cứ ai. Phiền chúng ta cùng tham khảo lại Giai Thoại một lần nữa, trước khi cùng tôi tiến hành khảo xét và thực nghiệm.
Sau đây tôi xin mạn phép vẽ lại hình dáng của Thuyết Tương Đối. Vẽ theo chính sự giải thích và hướng dẫn của Einstein.
Chúng ta cùng tham khảo sự mô phỏng chung từ cách diễn giải ấy như:
Tôi vẽ mô phỏng theo cách giải thích ấy của nhà bác học, và cuối cùng chúng ta cũng có được một mẫu hình “tương đối” như sau:
Rất tương đối.
Vấn đề phát sinh hàng loạt như:
Nhưng không hẳn như thế. Vẫn dường như phải, dường không phải.
Xóa đi?
Không hẳn.
Để lại?
Đâu có lý do nào có thể thuyết phục và khẳng định như vậy được.
Nếu thế; tôi phát biểu rằng sự vẽ mô phỏng theo cách mô tả của Einstein thì mẫu hình trên đã có một “dạng” nào đó, giữa ranh giới của sự chấp nhận và không chấp nhận. Lý tính rất gần với sự “chỉ rõ” của Thuyết Lượng Tử nếu tôi không muốn nói là một thành phần không thể tách rời cùa mô hình tổng thể.
Để chính đáng hơn, tôi xin trình bày lại…
Lập lại…
Và lập lại lần nữa…
Cũng vẽ mô phỏng nhất quán và trung thành theo cùng một cách giải thích ấy, để rồi cuối cùng chúng ta có được những mẫu hình tương đối điển hình như sau đây:
Quan sát, chúng ta thấy sự tương đối hay hình dáng tương đối đang nằm ở đâu đó giữa ranh giới của tổng thể các mô hình trên, và đồng thời cũng đang ở đâu đó giữa ranh giới độc lập một mô hình duy nhất. Luận điểm nơi đây, sự tương đối đã nói lên tính xác xuất của cái gọi là tổng thể hoặc hoàn toàn độc lập.Trong sự tổng thể của mô hình đó, nơi chân trời của sự cố này; chúng ta manh nha có được một điều gọi là ý niệm sơ khởi ban đầu về một mô hình của sự tương đối.
Tư duy nghi ngờ những điều bất hợp lý lẫn lộn cùng những điều hợp lý xuất hiện. Sự suy diễn dấn thêm một bước nữa cùng trí tưởng tượng với một thực nghiệm giả định sau:
Chúng ta hãy đặt một sự di chuyển động bằng tưởng tượng vào tuần tự một trong 4 mẫu hình trên. Tiếp đến, chúng ta hãy dùng ánh mắt hoặc đầu bút rà, dõi theo sự đi chuyển động bằng tưởng tượng đó chúng ta thấy:
Ở hình 1:
Mô phỏng một sự di chuyển động luẩn quẩn lên - xuống, đan xen qua - lại một cách gấp khúc.
Trong hình 2:
Thể hiện cùng một sự di chuyển động luẩn quẩn tới – lui, dẫm - đạp, chồng chéo lên nhau một cách rắc rối.
Đến hình 3:
Nói lên vẫn là một sự di chuyển luẩn quẩn với những điểm ngoặc góc nhất định.
Và hình 4:
Hiện thân là một sự di chuyển động luẩn quẩn tròn đều.
Qua những giả định và thực nghiệm trên. Từ đó, chúng ta có thể rút ra được một nhận định:
Với hình 1, Tôi gọi:
⦁ Sự di chuyển động luẩn quẩn gấp khúc.
Để rồi hình 2 với tên;
⦁ Sự di chuyển động luẩn quẩn rắc rối.
Đương nhiên hình 3 sẽ là:
⦁ Sự di chuyển động luẩn quẩn góc cạnh.
Và hình 4 không gì có thể khác hơn:
⦁ Là một sự di chuyển động luẩn quẩn tròn đều.
Với những nhận định đó, chúng ta có cơ sở để lập luận như sau:
Trong tất cả mọi sự trừu tượng của thế giới luẩn quẩn thì “cái vòng tròn luẩn quẩn” là hoàn chỉnh hơn cả. Vì nó chuyển động luẩn quẩn theo một quỹ đạo có hình tròn không đổi. Nó có thể chuyển động hoặc nhanh, hoặc chậm. Hoặc khởi đầu lẫn kết thúc ở vào bất kỳ vị trí nào trong hình một cách hoàn hảo nhất. Tóm lại: nó chính là một sự chuyển động luẩn quẩn thuần túy đến hoàn toàn.
Kết luận:
Đó chính là hình dáng của Thuyết Tương Đối mà Einstein muốn mô tả.
Điểm kết thúc phương trình Einstein.
Tôi xin mạn phép bổ sung vào cuối giai thoại Thuyết Tương Đối đôi lời đối thoại khẳng định sau:
Sơ Lược:
Ở phía bên kia không gian chiều thứ tư, còn nằm trong ý niệm Einstein và ngoài khái niệm nền khoa học đương đại.
---
Với tư duy mới, hợp nhất mọi lĩnh vực. Chúng ta thâm nhập vào đẳng thức Einstein, theo cách nói của Phương Đông là hóa thân vào đẳng thức này thành một thể; giữa :”vật thể cơ bản” (người quan sát) cùng (vật quan sát) E = mc2 xem sao.
Chúng ta cùng tham gia quan sát:
E = mc2, là một đẳng thức năng lượng tiềm ẩn toàn phần. Đây là một dạng năng lượng đặc biệt mà Einstein đã xác lập dựa trên Thuyết Tương Đối. Đẳng thức này không đơn thuần như những biểu thức của nền khoa học trong lịch sử vật lý của chúng ta. Einstein đã dồn tất cả gồm tâm huyết lẫn ước mơ để lập lên đẳng thức này với kỳ vọng là đẳng thức cuối cùng để mở ra vùng trời huyền bí của Tạo Hóa.
Bằng chứng:
“Tôi muốn biết Chúa đã tạo ra thế giới như thế nào. Tôi không quan tâm đến hiện tượng này hay kia, hoặc quang phổ của phần tử này hay kia. Tôi muốn biết những ý tưởng của Chúa, tất cả còn lại chỉ là chi tiết”.
Cũng chính vì thế, mỗi khi có ai đưa ra một biểu thức, hoặc một nguyên lý nào đó, Ông đều khẳng định; “Chỉ là chi tiết”.
Nếu thế, đẳng thức E = mc2 còn tiềm ẩn điều gì?
Vấn đề phức tạp nhất cần xem xét ưu tiên, cũng chính là điều mà Cơ Học Lượng Tử đã từng đặt ra. Điều cần tìm đến là những mối liên hệ, hoặc một trật tự nào đó mà thôi. Cơ Học Lượng Tử đã hoàn thành phần việc cần làm của mình một cách hoàn hảo đến đỗi; chúng ta khó có thể đòi hỏi hoặc yêu sách điều gì hơn nữa. Nếu thế thì từ góc độ của Thuyết Tương Đối; sự đòi hỏi chứng minh là thỏa đáng lòng hẹp hòi ích kỷ của chúng ta. Khổ nỗi, Einstein đã tuyên bố “cáo chung” cùng nhân loại chúng ta rồi kia mà!... “Tôi đã làm xong phần việc của mình trên địa cầu này”.
Đã vậy thì; chúng ta cùng xem xét tổng thể đẳng thức E = mc2 vậy:
Đó là một đẳng thức chỉ mang những trị số năng lượng tương đối tổng quát. Đẳng thức này nói lên và mô tả chính xác cái tên gọi của Thuyết Tương Đối tổng quát. Chính xác đến đỗi…ngỡ ngàng, khi tôi chỉ định:
E = mc2 là một đẳng thức tương đối ( ! ).
Nhìn sâu hơn ở phía sau đó của phát biểu vừa rồi, đẳng thức ấy vẫn còn hàm ẩn một thực tại nào đó nữa, rất khó có thể phát biểu với một khái niệm thông thường đối với tư duy hiện tại chung của chúng ta cho được. Dễ hiểu hơn, E = mc2 mang trên mình một giá trị lý tính tương đối, và Einstein cũng đã theo đó mà đặt tên. Đã thế, chúng ta còn có thể đòi hỏi thêm gì hơn ở Einstein nữa đây? Và Einstein cũng không có thể giải thích thêm được nữa. Cũng chính vì cái lý tính tương đối một cách tuyệt đối ấy, Cơ Học Lượng Tử mới có cơ sở để phát biểu và trình diễn toàn bộ tuyệt tác của mình được. Và nếu không có học thuyết Lượng Tử, thì mãi mãi E = mc2 chỉ là một thực tại ảo ảnh mơ hồ, và vẫn mãi chìm sâu triền miên trong thế giới huyền bí của Tạo Hóa mà thôi.
Einstein không thể lập lại nguyên văn câu phát biểu về sự huyền bí của Thượng Đế được. (Newton đã độc chiếm mất hết cả rồi còn gì). Cái tuyệt hảo của Cơ Học Lượng Tử là gói gọn tổng thể mô hình tự nhiên của vũ trụ trong hai từ “xác xuất”.
Einstein đã đi vào thế giới vô định. Cơ Học Lượng Tử không còn nơi để phát tiết tinh hoa. Nghiễm nhiên, mọi sự đều trở về nơi vô cực…
Cái đẳng thức năng lượng tiềm ẩn toàn phần ấy, vẫn thể hiện một cách chính xác tính “tiềm ẩn” cùng nhân loại chúng ta ngót trăm năm. E = mc2 đồng hành cùng sự im lặng suốt từ bấy đến nay, và những giá trị thu được là trị số thời gian ngày môt to đùng. Cho đến một ngày, trị số thời gian đủ nói lên thực tại này.
Như đại đa số trong chúng ta đều đã biết, Einstein phát biểu Thuyết Tương Đối với thế giới quan là 4 chiều. Trong đó; chiều thời gian là chiều thứ tư, bao gồm không - thời gian là hoàn toàn đồng nhất. Chúng ta không thể phát biểu về không gian mà không đồng thời nhắc đến thời gian cùng một lúc. Nếu thế:
Nhìn chung, đẳng thức E = mc2 vẫn còn thiếu một góc độ nhất định của mô hình tổng thể. Mà góc độ đó không thể khác hơn là góc độ của thời gian với ký hiệu “T”. Chỉ có “T” mới có thể phát biểu hoặc nói lên tần số của một tiến trình nguyên từ cần đến và năng lượng mà hiện thân là E. Cái yếu T này luôn tiềm ẩn một cách khéo léo trong vạn vật. Và không gian chính là một nơi lộ liễu nhất , và đồng thời cũng bí mật nhất để “T” tiềm tàng. Và chúng ta thấy; “T” luôn luôn thắng trong trò “cút bắt “ cùng óc tưởng tượng của chúng ta. Để đến nỗi Einstein đã từng “có nghi ngờ” Thượng Đế chơi trò “đổ xí ngầu” cùng ông. Vậy là đã rõ: Cái phức tạp nhất cũng chính là cái đơn giản nhất. Đơn giản đến độ bất, ngờ làm thay đổi toàn bộ cục diện. Trong đó T là một điển hình. Đồng thời T cũng chính là hiện thân của không gian chiều thứ tư vậy.
Tôi khẳng định:
Điều còn thiếu của đẳng thức : E = mc2
Chính là sự bổ sung của đẳng thức: E = mt
Đó chính là sự tương đối với tương đối để cùng tương tác. Là một cặp đối lập bổ sung hoàn hảo giữa hiện hữu và phi hiện hữu. Là hình ảnh mà Einstein đang tìm khi nhìn vào biểu thức E = hv của Planck, ông đã thất vọng và lắc đầu thốt lên: “Không đủ, vẫn còn một điều gì quan trọng hơn ở phía sau đó nữa”.
Tôi khẳng định điều đó không gì có thể khác hơn ngoài: E = mt.
Vã lại, có một cơ cấu thực tại lạ lùng của mô hình tự nhiên là: Khi chúng ta tiến hành bất cứ một điều gì, dù ý thức hoặc vô ý thức, chúng ta luôn “quên mất” cái yếu tố thời gian ( !? ). Chúng ta càng chăm chú vào công việc, càng say mê bao nhiêu, thì chúng ta càng có bấy nhiêu nguy cơ đánh mất sự hiện diện của thời gian là một điều chắc chắn. Lúc chợt thức tỉnh, câu nói có tính phản xạ bao gồm ý thức và vô ý thức luôn đại loại như: “Ồ! thời gian trôi qua mất nhanh quá…” (thực tại lý tính tự nhiên này, cũng là một cơ cấu của mô hình mà nhân loại chúng ta đang tìm đến) Điều này càng chứng minh tính xác thực Einstein luôn làm việc hết sức mình (dĩ nhiên trong đó có chúng ta), đến đỗi quên đi một thực tại vô cùng quan trọng. Mà thực tại bị bỏ quên đó lại chính là cái yếu tố mà Einstein đang cố công dò tìm trong tuyệt vọng. Mọi thực tại luôn có tính làm ngỡ ngàng tất cả tư duy của chúng ta nói chung. Và bởi thế; T chính là thực tại ấy.
Cộng đồng nhân loại chúng ta có ai có ý kiến gì không? Khi tôi ghi một thực tại bổ sung đẳng thức Einstein:
Qua một cặp đẳng thức đối lập bổ sung trên, và tôi cũng chỉ bổ sung cái chiều thứ tư (T) còn “bị bỏ quên”, vào đẳng thức chỉ mới dung chứa ba chiếu tương đối E = mc2.
Trong thế giới của không gian chiều thứ tư này, chúng ta vẫn có thể dùng ngôn ngữ của chúng ta, để mà mô tả một cách tương đối đại khái về thực tại đó. Một khi thực tại đó bị phát lộ và nhận diện…cái gót chân của T. Cũng bắt đầu từ đó, chúng ta có thể hình dung sự phức tạp và những khó khăn có tính nguyên tắc của ngôn ngữ một khi chúng ta muốn mô tả về thực tại bản tính thời gian này. Đó là chưa nói đến chúng ta luôn quên đi một thực tại luôn luôn phải bị bỏ quên này. (Thật khó cho tôi, vì biết nói làm sao đây; Trong khi cái yếu tố “quên”, lại là một “thực tại lý tính tự nhiên”, của mô hình tự nhiên trong vũ trụ).
Chúng ta cùng tham khảo luận đề cũng như sự mô tả về một trong những thực tại có thể mô tả của không gian chiều thứ tư đó như sau:
Ví dụ:
Cái Thể - Dạng – Bóng chính là sự phản chiếu của thế giới chiều thứ tư lên thế giới ba chiều mà chúng ta đang ngự trị ( tôi không muốn viết là bị giới hạn ). Những diễn biến của thế giới đó, luôn biến hóa không ngừng theo thời điểm vận động của thời gian. Chúng ta không thể mô tả chính xác hoặc cụ thể điều gì về thực tại này được.
Một khi chúng ta nhận diện tính chất chung chung của thực tại này, chúng ta hy vọng những nhà nghiên cứu và phát minh đỡ phải khổ sở và luôn vấp phải khó khăn có tính nguyên tắc, khi giải trình phát minh và sự thấy của mình cùng cộng đồng bằng ngôn ngữ đơn thuần, vốn hạn chế theo từng giới hạn của sự phát triển chung trong đó. Đồng thời các câu hỏi chất vấn cũng tránh được tình trạng đặt ra một cách tùy tiện thiếu chính xác, dẫn đến khuynh hướng không thể lý giải cũng như không thể lĩnh hội được (điều này phần nhiều thường xãy ra trong chúng ta xưa nay). Chúng ta hãy điểm lại mọi sự phát minh trong suốt lịch sử của nền khoa học, luôn bị kéo dài thời gian công nhận cho một phát minh thường lên đến mười, hoặc nhiều năm hơn nữa cho các tác giả. Song điều đáng nói là luôn làm chậm lại tiến trình phát triển của cả cộng đồng chúng ta.
Chúng ta hãy so sánh một cặp đối lâp đẳng thức giữa…
-> E = mc2
-> E = mt
…xem sao?
Nhận định:
E = mc2 là đẳng thức hàm chứa một dạng năng lượng tiềm ẩn “Tương Đối Động”. Trong đó; thực tại trị số vận tốc của ánh sáng trong chân không ở vào trạng thái đạt đến cực điểm (toàn phần). Điều này có nghĩa là vận tốc C vào thời điểm = 360.000 km/(s) một cách tuyệt đối chứ không hề là bất kỳ một hằng số mang giá trị tương đối nào khác. Và đây cũng chính là vận tốc thực tại nguyên thủy của ánh sáng trong chân không còn tiềm ẩn trong nó. Trong các khoảng gián cách không (thời) gian, mà tôi đã từng có đề cập đến, còn một “dạng hiện hữu”, lệ thuộc góc độ thời gian. Nơi địa phương của chân trời sự cố đó, biến cố vận tốc C có thể giao động thêm ở khoảng cách gia tăng vận tốc từ 360.000 km đến 365.000 km, có nghĩa là từ 0 5.000 km/(s). Tuy nhiên điều này chỉ là chi tiết, không gây ảnh hưởng lên toàn cục là mấy. Tạm thời có thể chưa để chúng ta phải bận tâm lắm. Vì giá trị này còn đang ở nơi địa phương tương lai xa, chưa cần phải bàn đến, và điều cơ bản là nó không gây tác động ảnh hưởng đến toàn cục.
Qua nhận định trên thì E = mt là đẳng thức hiện thân của dạng thứ hai; một dạng năng lượng tiềm ẩn “Tương Đối Tĩnh”. Trong đó; yếu tố thời gian mang tính chi phối lên toàn bộ những gì hiện hữu – phi hiện hữu, mà Einstein đã từng tuyên bố khi nhìn vào biểu thức E = hv là không đủ. Và cái điều tiềm ẩn đó không còn gì thuyết phục hơn ứng cử viên E = mt, làm một cặp đối lập bổ sung. Và lại ở đâu đó xa hơn phía sau cặp đối lập bổ sung này, ở tận chân trời của sự vận hành chúng ta thấy:
Vận tốc của C chính là vận tốc đạt tiêu chuẩn nhanh nhất trong vũ trụ một cách tuyệt đối = 360.000 km/(s). Tỷ lệ nghịch với vận tốc của C không gì khác hơn là vận tốc T, nếu tôi không muốn nói là vận tốc chậm nhất trong vũ trụ. Vì như chúng ta biết ở vào góc độ tương đối thì chúng ta đã có một khái niệm: 360.000 = 1. Điều này có nghĩa là khi vận tốc ánh sáng vận hành được 360.000km, thì lúc đó vận tốc thời gian mới có thể vận hành được 1s.
Quán sát xa hơn nữa phía sau cặp đối lập đẳng thức, có thể tạm gọi là “song sinh”. (Tưởng cũng nên cần nhiều lời thêm một tý nữa là; một cặp song sinh đẳng thức năng lượng tiềm ẩn lại ra đời cách nhau khoảng thời gian là 50 năm! Một ý tưởng so sánh khá thú vị so với cặp song sinh của Einstein. Vì thế chúng ta cũng đừng quên tính giả thuyết của Einstein về thế giới trừu tượng của Thuyết Tương Đôi. Nếu chúng ta hiểu một phần nào đó của thế giới Tương Đối, hẳn sẽ không bao giờ có những cuộc tranh cãi triền miên trên diễn đàn vật lý khắp thế giới, như đã từng xãy ra đối với sự mâu thuẫn của hai anh em sinh đôi. Thực tại cần tìm đến, chính là ẩn ý gì nằm đằng sau nghịch lý hai anh em sinh đôi ấy mà thôi. Chúng ta nghĩ gì giữa hai so sánh như sau:
⦁ Hai anh em sinh đôi của Thuyết Tương Đối, với khoảng gián cách thời gian = 50 năm. Lúc gặp lại; người anh đã thành một ông già, còn người em thì vẫn trẻ như xưa!
⦁ Hai anh em sinh đôi của Định Luật Điểm Tựa, cũng với khoảng gián cách thời gian = 50 năm. Là một cặp song sinh, nhưng người anh lại ra đời cách người em những 50 năm!! Và chúng ta cũng đã từng “mục kích” qua “dung mạo” của hai anh em đó rồi. Quả thật; tôi không thể mô tả thế nào khác hơn là một cặp song sinh cùng chúng ta).
Chúng ta bắt gặp tận nơi chân trời vô định đó, một thực tại tiềm ẩn giá trị đồng nhất giữa hai vận tốc đối lập của vũ trụ được tính bằng năm.
Nơi đó; sự vận hành của C được tính bằng năm ánh sáng, đồng thời sự vận hành của T cũng được mô tả không thể khác hơn là năm thời gian…! Chúng hoàn toàn đồng nhất trong thế giới đó. Nơi chân trời sự cố này, ngoài hai sự đồng hành này ra. Giá trị của mọi vận tốc hoặc cũng có thể gọi là vận hành khác hoàn toàn đã bị bỏ rơi. Tưởng thế giới nơi đó, tôi không thể mô tả và viết khác hơn hai chữ “ vô cực “.
---------------------------------------
Quan niệm:
Tương lai chỉ là sự mô phỏng và lập lại những gì từ trong quá khứ. Nếu thế; tương lai có xu hướng là một của thế giới của chiều thứ tư mà chúng ta đang rất khó hình dung, cho dù chỉ là giả thuyết. Lại càng khó khăn hơn cho ngôn ngữ vốn hạn chế của chúng ta để mà mô tả về một gì gì đó trong định xứ tương lai ở một chân trời nào ấy, đang còn là một xác xuất vô định hướng. Đã thế, tưởng sẽ không có gì hợp lý hơn, một khi chúng ta cùng trở về quá khứ để mà xác định lại vậy:
…Từ trong quá khứ, chúng ta cũng chỉ có thể bắt đầu với những khái niệm như…: Không gian là một và tổng thể đồng nhất trong đó. Tự tính là hòa nhập, tự thân là tổng thể, nét đặc trưng là vô cùng. Tóm lại: Không gian là một toàn năng. Thể hàm chứa không đầy, lượng chia xẻ không vơi. Vì thế lý tính là phân giải không cùng. Xét riêng một từ nguyên thủy vốn là thể dạng “Không”. Chúng ta cũng chớ hoài công, để làm cái việc không có thể là phân tích và lý giải không gian. Chúng ta chỉ có thể hiểu không gian một cách trừu tượng, như bản chất nguyên thủy của không gian đã là như thế. Và đó cũng là cách hiểu về không gian một cách chính xác nhất.
Nắm khái quát cơ bản đó, tự chúng ta (theo một cách hiểu riêng nào đó), đã đồng nhất thể cùng không gian rồi. Từ “nhất”, cũng có nghĩa là từ “cái một” nguyên thủy không gian, sinh ra “cái hai”. Nếu thế, điều mà chúng ta đang cần quan tâm và xem xét, chính là “cái hai” vừa phát sinh theo một trật tự nhất định, với dạng tổng thể vũ trụ vận động và đứng im trong Tương Đối Thuyết lẫn Cơ Học Lượng Tử đương đại.
“Cái hai” đó, tôi đã phân định dạng, từ những mối liên hệ trật tự khác trong mọi góc độ không gian mà chúng ta cũng đã từng biết qua. Đó chính là:
⦁ E = mc2
⦁ E = mt
Hai dạng năng trong cái toàn năng nhất thể nguyên thủy.
Từ tính năng nhất - tổng thể hòa nhập nguyên thủy cùng bản năng không gian hỗn độn xuất phát thời điểm T = 0. Nơi vô cực chân không nguyên thủy đó, đã tiềm ẩn một dạng năng lượng được gọi là cái “toàn năng” rồi.. Cái tự tính toàn năng sơ khai của cái bào thai không gian chân không đó, được gọi tượng trưng và hiện thân từ 0 đến 1, một cách tự nhiên trong trật tự lạ lùng của vũ trụ.
Nếu vậy từ khởi thủy không gian cũng là nơi vô cực nguyên thủy, tự tính không thời gian vốn đã đồng nhất, cho đến khi Einstein phát hiện thực tại này và dẫn đến phát biểu cùng chúng ta qua Thuyết Tương Đối. Như thế đẳng thức E = mc2 đã là một thực tại của một dạng năng lượng tiềm ẩn, định xứ trong không thời gian nơi bước chuyển tiếp tương giao của kỷ nhất nguyên sơ khai sang kỷ nhị nguyên phân lập. Vì Einstein với sự tương đối tính, cho nên ông không thể quả quyết và khẳng định cũng như lý giải được điều gì một cách tuyệt đối. Hiểu được tính tương đối này, chúng ta phải chấp nhận hằng số của ánh sáng tương đối là 300.000km/s của Einstein là không thể tranh cãi. Địa phương định xứ lúc đó trong ông là sự tưởng tượng về một thế giới đầy trừu tượng, làm gì có một thực tại cụ thể nào để mà khẳng định sự tuyệt đối cho đẳng thức E = mc2. Trong đó; mọi hệ quy chiếu đều đồng nhất trong tưởng tượng về những thực tại trừu tượng vô định dạng.
Như thế, E = mc2 hiển nhiên đã hiện thân là một dạng bán phần năng lượng tiềm ẩn “Tương Đối Động” của kỷ nhị nguyên phân lập. Và không gian định xứ của dạng năng lượng tiềm ẩn của E = mc2 là chân không cơ bản thể không vậy. Vấn đề nảy sinh phức tạp cho Einstein là vẫn còn một thực tại nào đó, ở phía sau đó nữa của đẳng thức E = mc2 mà Einstein cảm nhận mơ hồ chính là bán phần còn lại, của một thể năng lượng (toàn phần) toàn năng chính là E = mt mà tôi đã trình bày bổ sung.
Và bán phần năng lượng tiềm ẩn của “cái hai” trong không gian tiếp nối, có cơ sở để chúng ta xem xét đẳng thức bổ sung E = mt.
Cũng như thế đối với E = mt, năng lượng bán phần tiềm ẩn còn lại bao gồm trong định xứ không gian tương đối của “cái hai”. lẽ đương nhiên, khó có thể có lý do chính đáng nào để phản biện được Einstein khi tính tương đối của 1s/300.000km vận tốc C từ góc độ thời gian. Sau khi nhận diện E = mt chính là dạng năng lượng tiềm ẩn phía sau E = mc2, có thể phát biểu chính xác hơn là ở phía chiều thứ tư của không gian.
Xét riêng E = mt; nhìn chung tổng thể là một dạng năng lượng bán phần tiềm ẩn “Tương Đối Tĩnh” của vật bị quan sát T (so với vật bị quan sát C là tương đối động). Trong khi không gian mà năng lượng tiềm ẩn định xứ trong C là địa phương chân không thì hiễn nhiên; không gian mà năng lượng tiềm ẩn trú quán trong T phải là địa phương chân như, cùng tương hỗ trong một mhất thể toàn năng hư không. Hoặc ở một góc độ nào đó, chúng ta có thể hiểu là “cái một” trong ngôi vị thứ nhất (phức tạp lắm).
Nơi cuối chân trời của Thuyết Tương Đối này, một biến cố xảy ra cho đẳng thức E = mc2 là vận tốc C bị nhận diện là vận tốc nhanh nhất trong vũ trụ nói chung và trong chân không nói riêng, đã đạt đến một thực tại tuyệt đối. Vì thế vận tốc C cực điểm = 360.000km/(s), thoát khỏi phạm vi Thuyết Tương Đối của Einstein. Và dĩ nhiên nơi cực điểm trong trạng thái chân không chính là vô cực. Một nơi có hàm chứa, ẩn tàng một dạng năng lượng không gian đặc biệt. Một thành phần năng lượng tiềm ẩn trong cấu trúc năng lượng toàn phần. Năng lượng tiềm ẩn đặc biệt này mang trong nó một lượng nhiệt, hay cũng có thể phát biểu là dạng ánh sáng nóng, giả thuyết ở thể sóng.
Vấn đề tạm bỏ dỡ khi nãy (bởi không thể lý giải cùng lúc tự tính đồng thời trong đó) cần xem xét tiếp nơi thời điểm biến cố xãy ra cho E = mc2 là bán phần E = mt còn lại. Bởi C là vận tốc nhanh nhất trong vũ trụ, cho nên T không thể giải thích tùy tiện theo một khuynh hướng nào khác, ngoài sự vận động được coi là chậm nhất trong vũ trụ. Vấn đề “nhão óc” được đặt ra là đòi hỏi vận tốc 1s tương đối của E = mt đó, cần phải “vận hành” đạt đến cực điểm trong trạng thái chân như của chính bản thể nguyên thủy T để cùng hội tụ nơi vô cực, mà E = mc2 đã đạt đến khả năng tuyệt đối và hiện diện nơi điểm hẹn vô cực; O.
Thật phức tạp vô cùng, và xu hướng khó có thể lĩnh hội, là một sự thật hiễn nhiên cho tầm tư duy phát triển hiện tại của chúng ta theo chiều hướng lý thuyết. Biết làm sao hơn, trong khi tôi vẫn cứ phải làm việc phải làm, bằng tất cả khả năng hạn hẹp với định hướng đơn giản nhất mà có thể.
Nếu thế, sẽ không có con đường nào khác hơn là; buộc chúng ta phải tiến hành tham khảo đẳng thức E = mt bằng con đường phức tạp của lý thuyết.
Sơ lược về thực thể này, tìm xem có một giá trị lượng tiềm năng nào ẩn tàng trong định xứ không thời gian đó chăng?
Chúng ta cùng xem nào…, bắt đầu từ đâu nhỉ?...
…Mọi sự vận hành, theo như mô hình tự nhiên đã hiện thân là hình tròn thì; nó có thể khởi đầu hoặc kết thúc ở vào bất kỳ vị trí, hoặc dễ hiểu hơn là tọa độ nào trong đó. Vậy là đã rõ; chúng ta có thể tiến hành cho bất cứ trị số nào đang tiềm ẩn nơi định xứ không thời gian mà chúng ta đang dự định tiến hành thực nghiệm.
Như tôi đã từng có lướt qua ở đâu đó trong phần đầu. Để có được một trị số không thời gian cong chính xác, và thời điểm cho một quá trình thực nghiệm lý thuyết hoặc thực hành, chúng ta có thể sử dụng những gì mà thế giới hạ nguyên tử đã từng tiến hành.
Ví dụ như:
Chúng ta có thể mường tượng như những bước nhảy lượng tử. Trong đó ta nén vận tốc C trong trạng thái cực điểm = 360.000km/(s) (trong chân không) vào một giới hạn, và cô lập trong khoảng không gian đã ấn định, hoặc cũng có thể đang là một đại lượng giá trị không gian cực điểm. Lúc đó vận tốc C sẽ nhảy lên một quỹ đạo cao hơn trong chân không. Vào thời điểm này, giá trị thời gian sẽ có tỷ lệ thuận cùng độ nén khoảng cách không gian và tỷ lệ nghịch với vận tốc C. Chúng ta cứ gia tăng những bước nhảy vô lượng như thế, cho đến khi nén được một giá trị chính xác cho một độ cong không thời gian hiện hữu đồng thời.
Đại khái chúng ta quen gọi thành phần không thời gian là đồng nhất. Với một số người tự nghĩ mình am hiểu vấn đề này, lúc phân tích hoặc lý giải một sự việc hoặc đề tài nào đó trong lĩnh vực vật lý. Chúng ta thường có khuynh hướng mô tả sự vật khi diễn tả ở góc độ không gian, cũng thường dùng từ “nói cách khác” ở góc độ thời gian một cách lẫn lộn.
Quả thật sự việc đâu đơn thuần như thế. Vì khi ta quan sát để mô tả sự việc trong không gian, thì đó là góc độ của không gian 3 chiều. Trong lúc E = mc2 của Einstein là không thời gian hoàn toàn đồng nhất. Điều đó có nghĩa là bao gồm trong đó cả chiều thứ tư, trong khi góc độ thời gian vẫn chưa được xác định. Vì thế E = mc2 là không thể phơi bày cũng như lý giải được. Đối với E = mt lại càng không thể. Bởi góc độ của E = mc2 chính là góc độ chủ của C. Trong đó T làm khách trong không gian có khuynh hướng chân không định xứ trong không gian ba chiều làm thể.
Đứng về vị trí của E = mt lại là góc độ chủ của T. Trong đó C làm khách của không gian có chiều hướng chân như, định xứ trong thời gian chiều thứ tư làm dạng.
Vì thế, nói đến góc độ thời gian là nói đến T, đến cái chiều thứ tư. Ở cái tầm mà tư duy và sự phát triển ngôn ngữ của chúng ta chưa vận hành đến, còn đang bị bỏ rơi ở phía sau thực tại này, làm gì mà có cái chuyện là lý giải sự việc mà mình chưa biết đến bao giờ một cách cụ thể cho được. Điều có thể, là chỉ có thể mang tính giả thuyết mà thôi. Nếu dựa vào góc độ của Định Luật Điểm Tựa để mà lý giải, thì tôi không ngần ngại phát biểu rằng:
Ở vào thời điểm mà T bị lộ diện nơi định xứ địa phương tương lai. Tương lai trong không gian chiều thứ tư đó phát triển theo Quy Luật Tiến Hóa là; chúng ta được trang bị thêm từ Tạo Hóa cái chức năng của giác quan thứ 6. Một trật tự quy luật của mô hình phát triển tự nhiên. Từ đó chúng ta có thể hòa nhập đồng bộ cùng mô hình phát triển vũ trụ cân bằng rất tự nhiên trong thế giới điểm tựa của tương lai đó. Ngôn ngữ chúng ta chỉ đóng vai trò phụ trợ cho dạng ngôn ngữ u mặc, thậm chí chỉ một từ bâng quơ, nhưng lại mang tổng thể ý tưởng cần truyền đạt, mà người tiếp nhận lĩnh hội một cách đơn giản nhất (và không thể mô tả bằng lời).
Nơi điểm hẹn vô cực, những trình bày sau đây với tham vọng mô tả thực tại mô hình chung của thế giới hư vô đó. Chúng ta bắt gặp:
E = mc2 và E = mt; Một cặp đối lập bổ sung, tùy mọi góc độ suy diễn của bạn đọc. Và đồng thời cũng kết thúc kỷ nguyên của “cái hai”, để chuyển tiếp đến trật tự ấn định của “cái ba”. Vị thứ này là một thực tại hiễn nhiên, vô hiệu hóa mọi bàn cãi.
Lập lại;
Khởi nguyên từ cái không của hư vô. Chúng ta chỉ có thể mường tượng và hiểu một cách rất mơ hồ về cõi đó. Mọi ngôn ngữ diễn giải cũng không thể khá hơn chút nào, khi phải dừng lại ở phạm vi của những khái niệm. Vận dụng mọi khả năng vốn kém cõi, tôi cũng chỉ có thể mô phỏng điều gọi là hư vô đó qua dạng như sau, để chúng ta tiện có một ý niệm làm phương tiện tham khảo những gì sắp tới:
“Nó” chuyển tiếp sinh ra “cái một” đầu tiên với tên gọi không gian định xứ nơi vô cực, và điều này được tượng trưng một cách tự nhiên như sau:
Tuy nhiên nơi mô hình mô phỏng vừa qua chỉ có tính tượng trưng cho “cái một” vừa mới tượng hình thôi. Vì thực tại “cái một” đó là bước chuyển tiếp từ “cái không”, trong khi mô hình mô phỏng về “cái không” cũng có giá trị tượng trưng như thế. Cho nên chúng ta cũng không lấy làm khó hiểu về những câu đại loại như; “có mà không, không mà có” để làm gì.
Trong cái trạng thể gọi là vô cực ban đầu đó, không gian đồng nhất cùng thời gian. Định xứ của không gian vào thời điểm đó là chân không, và định xứ của thời gian tương quan đồng thời là chân như. Từ một thể sinh hai dạng không thời gian trong trạng thái đồng nhất. Vì bản thể thời gian từ trong trạng thái của cái gọi là chân như, cho nên tự tính tự nhiên là yên tĩnh. Có giá trị tương hỗ cùng bán thể không gian trong vô cực nguồn.
Điều còn lại là; bản thể không gian từ trong trạng thái của cái gọi là chân không, cho nên tự tính là tự nhiên vận động… Và tự tính vận động nguyên thủy của tự nhiên, có thể mô phỏng theo mô hình xuất hiện khởi thủy từ vô cực bao gồm cụ thể như sau:
Qua mô hình trên, chúng ta thấy một sự vận động chuyển tiếp từ cái một sinh ra cái hai của kỷ phân lập. Bởi tự tính không gian là vận động, cho nên sự khởi động đầu tiên của mô hình tự nhiên từ nơi vô cực theo quy luật tự nhiên phải là như thế. Và vị trí xuất phát cũng không thể đặt một cách tùy tiện dựa vào những giả thuyết có tính giả định được. Chúng ta nhìn vào mô hình trên, rất dễ dàng cho chúng ta nhận định được hai thành phần riêng trong một thể thống nhất trong đó.
Từ trong mô hình của cái hai, chúng ta cũng chỉ mới nhận định được ranh giới chính xác là hai dạng của cùng một mô hình như nhau trong đó. Và cũng bắt đầu từ đây, “cái ba” xuất hiện như một trật tự của tự nhiên phải tuân thủ để định hình như sau:
Và đó là một trật tự chu trình hình thành vũ trụ ban đầu của mô hình tự nhiên khó có thể phủ nhận. Đồng thời qua mô hình trên, chúng ta cũng nhận thầy một mối liên hệ chặt chẽ, chuyển tiếp qua ba giai đoạn hình thành như một quy luật của Tạo Hóa mà không có bất cứ một mô hình hiện hữư và phi hiện hữu không phải trãi qua. Một mô hình tổng thể hòa nhập sinh ra “cái ba” theo thứ bậc nhất định, hàm ý nói lên sự tương tác, tương giao của hai dạng trong một thể thống nhất như tư tưởng Dịch học phương Đông đã từng thể hiện và duy trì. Như tôi cũng đã có nói qua nhân vật Lão Tử, người duy nhất thấu suốt Kinh Dịch đã xem và gọi điều đó là Đạo. Với tư tưởng của Lão Tử thì: “Từ Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, và ba sinh thành vạn vật”. Vũ trụ theo đó mà hình thành đến vô tận. Thiển nghĩ: Không còn hình tượng nào khả dĩ và chính đáng hơn mô hình thực tại vũ trụ tự nhiên qua mô phỏng của đồ hình Thái Cực như vừa trình bày, tôi đưa ra một so sánh:
Khi Niels Bohr sang thăm Trung Quốc, Ông bắt gặp hình Thái Cực của Dịch học. Và Ông đã sử dụng để làm phù hiệu cho Ông qua Nguyên lý bổ sung như chúng ta đã từng biết.
(…nhấn đoạn bổ sung):
Trong tổng thể và độc lập những thành phần cơ cấu của cấu trúc vô thức: ( …) tôi
vẫn chưa đề cập cặn kẽ về thành phần của yếu tố cơ bản nhất: “m”. Vì cái thành phần “m” này là một đại lượng, đồng thời cũng là vô lượng trong thế giới của Điểm Tựa mà chúng ta vừa tường lãm qua.
Nếu tư duy chúng ta chưa chấp nhận sự cãi cách thì nguy cơ; “năng tạo cãi tổ, hóa thành tổ cãi”, khiến khuynh hướng sự việc dẫn đến phức tạp trầm trọng thêm cho bản thân tôi là một hiện thực. Rất mong một xác xuất giao động cộng hưởng từ trong tổng thể chúng ta. Bắt đầu từ địa phương của nền khoa học vật lý với Cơ Học Lượng tử. Nơi khởi đầu của cuộc tranh luận lịch sữ đang ngủ quên trong ngăn kéo niên giám nền vật lý cùng kẻ đồng hành Tương Đối.
Thực tại vũ trụ chỉ có một lực (hấp dẫn) tương tác duy nhất mà thôi. Vì đặc tính cơ bản của dạng lực này là hòa nhập và đồng nhất cùng tổng thể vũ trụ. Tùy theo dạng thể của bất kỳ hiện hữu và phi hiện hữu nào mà nó hợp, hóa thành dạng thái khác mà chúng ta ngỡ chia thành 4 dạng lực khác nhau. Vì nguyên thủy lực, xuất phát ở dạng thái mà chúng ta quen gọi là cực thái từ nguyên thủy vô cực khởi điểm là O. Thời điểm khởi thủy là một vị trí hay tọa độ tuyệt đối bất di bất dịch nơi vô cực, chúng ta không thể tùy tiện thay đổi theo quan điểm vô điểm tựa của chúng ta (như giả thuyết hoặc giả định chẳng hạn).
Tôi khẳng định tọa độ đó chính là tọa độ 0 = 360 trên bình diện vũ trụ lượng, từ đại, vi, tử, điểm, vô lượng…
Như thế, xuất phát khởi điểm nguyên thủy được xác lập và ấn định một cách tuyệt đối từ tọa độ: Điểm cực Bắc, và luôn hướng lên trên mọi biểu đồ trên bình diện những gì được gọi là hiện hữu và phi hiện hữu trong thế giới của chúng ta đang phát triển và vận hành.
Sau khi xác lập đối tượng “điểm” nơi vô cực, chúng ta bắt đầu có một điểm tựa vững vàng cho một nền móng tư duy trong một thế giới quan mới. Dựa trên cơ sở đó cho một quan niệm xuất phát có chủ đích nhất định về một sự đối xứng của vị trí hoặc tọa độ điểm hẹn = 180o, để gói gọn tổng thể sự vận hành vũ trụ trong một nhất thể diễn tả một con đường dẫn đến đích 180o chính xác nhất phải là quỹ đạo mang dạng…
… đối xứng, mà chúng ta quen gọi là Đạo với nghĩa nguyên thủy:
Đạo = đường, lối v.v…để mô tả sự trừu tượng đó một cách hoàn hảo nhất.
Để đáp ứng đòi hỏi nhằm làm sáng tỏ hơn về quỹ đạo vận động nơi vô cực nguyên thủy; tại sao lại phải có hình dạng như trên, mà không phải là bất cứ một mô hình của một dạng quỹ đạo nào khác. Chúng ta cùng tham khảo những luận giải như sau:
Chúng ta thống nhất tính từ mô hình nơi vô cực là một hình tròn như đã biết, và điều này không cần chúng ta phải nhắc lại. Như chúng ta đã biết, bản thể nơi vô cực vốn đồng nhất, lẫn lộn không thời gian chưa phân chia trong đó, mà nguyên nhân bản thể thực tại không gian nguyên thủy tại vô cực là chân không, với tự tính năng Động bao gồm trong đó. Và nguyên nhân bản thể thực tại thời gian nguyên thủy tại vô cực là chân như, hiễn nhiên là tự tính năng Tĩnh rồi. Vị trí nguyên thủy của mô hình tự nhiên vũ trụ nơi vô cực đã được xác lập tại tọa độ O. Với trạng thái hỗn mang ban đầu đó, lần theo mối liên hệ từ thế giới quan của Kinh Dịch; chúng ta thấy có những mối liên quan như:
“Nhất Động, nhất Tĩnh chi vị Dịch”. Hoặc: “ Cực Âm sinh Dương, cực Dương sinh Âm”. Lại: “Đạo cùng tắc biến, Đạo cực tắc phản”. V.v…và v.v…
Mô hình tự nhiên vốn đã là như thế, và đó cũng là những gì mà nền Cơ Học Lượng Tử lẫn thuyết Tương Đối đã từng mô tả cùng chúng ta trong thế giới hạ nguyên tử. Nhất định đây là một đầu mối liên hệ, có liên quan mật thiết với vai trò then chốt cho luận giải đang tìm tới mà chúng ta không thể bỏ qua, nếu tôi không muốn nói là không xem xét đến.
Đã thế:
Tại tọa độ 0; là định xứ tuyệt đối của dạng thực tại chân như bất động nơi vô cực. Với trạng thái cũng như tự tính hay bản thể bất động nguyên thủy đó, lại là một điều kiện để hình thành một “xác xuất dao động” trong chốn hư không toàn thể. Xác xuất dao động đó, cũng chính là một sự đối lập bổ sung của Niels Bohr, đã từng gây chấn động trên diễn đàn tranh cãi của lĩnh vực vật lý ngày nào. Và cho đến nay cũng không có một đối thủ nào dám tranh đai, sau ngày Einstein thượng đài cùng Bohr. Vậy thì tôi không ngần ngại xác lập vị trí đối lập bổ sung, từ nguyên thủy vô cực là tọa độ; 180o làm khởi thủy xuất phát điểm, của mô hình không gian động.
Và đồng thời cũng là định xứ nguyên thủy của không gian chân không nơi vô cực. Lẽ đương nhiên sẽ không có lý do nào chính đáng hơn, để tôi bắt đầu sự vận động khởi nguyên từ vị trí này. Hơn nữa, tự tính năng động cũng vốn là bản thể tự nhiên của chân không. Bao gồm trong đó thuộc tính Dương, khuynh hướng vận động sang bên trái, xu hướng lên trên. Và nữa; “gen” nguyên nhân trong nguyên thủy là hình tròn, cho nên chúng ta cũng đừng thắc mắc là tại sao trong hình minh họa, lại có dạng “tự nhiên” phải là cong như thế ?! Tất nhiên đằng sau lý giải này, còn vô số những lý do tất nhiên khác, phải là thực tại tự nhiên cong như thế.
Với một trạng thái là vô cực trong đó, tự tính vận động là sang trái và có xu hướng lên trên như thế với một hiện trạng thời gian = 0. (điều này cũng có nghĩa là vô tận).
Lúc này chúng ta xét đến chiều kia của góc độ đối lập chân như, tại tọa độ 0 nơi vô cực. Vào thời điểm hiện hữu của sự vận động trong chân không đó; lại là cơ sở cũng như là điều kiện để gây một lực tác động, vốn có từ trong bản thể nguyên thủy làm nguyên nhân, từ một trật tự nơi bản thể đồng nhất trước đó. Tự tính năng âm nơi nguyên thủy chân như đó, bắt đầu có một xác xuất dao động đáp ứng. Sự đối lập bổ sung một cách tự nhiên, thiết nghĩ tôi không cần phải diễn tả ra đây là sang phải, hướng xuống cùng chúng ta làm gì nữa. Vào thời điểm khoảng cách luôn có trị số gấp 3 lần khoảng cách bản thể của mỗi thực thể đối lập; lúc này không phải là tự nhiên nữa, mà là kết quả từ nguyên nhân đồng nhất bản thể nguyên thủy, mọi thực thể luôn có khuynh hướng “tìm” đến nhau (Newton đã mô tả là lực hấp dẫn). Vì thế hình minh họa như trên, là không cần thiết chúng ta phải bận tâm thắc mắc là tại sao phải “tự nhiên”như vậy. Cho dù thực tại chân như ở vào thời điểm đó có vận hành hoặc đứng im. Mô hình tự nhiên vẫn phải hình thành một quỹ đạo như thế, để hình thành sự phân lập theo trật tự giai đoạn của mô hình tự nhiên vũ trụ.
Vào thời điểm hình thành sự mô tả của kỷ phân lập, không gian hình thành lúc đó là một chiều. Tính từ cực Bắc qua Nam theo tự tính vận động nguyên thủy mà tôi đã trình bày. Trong kỷ phân lập, chính sự hình thành của “cái hai” đó, mô hình tự nhiên của vũ trụ đòi hỏi theo một trật tự nhất định sự định hình của không gian chiều thứ hai; từ Đông qua tây. Theo nguyên lý đối xứng, mà chúng ta khó có thể có một lý do chính đáng nào để mà phủ nhận điều tự nhiên này cho được. Đến đây, giá trị cũng như thời điểm định hình của không gian chiều thứ ba tôi không cần phải mô tả, chúng ta cũng suy diễn được trong giai đoạn hình thành của “cái ba” rồi vậy (điều này lệ thuộc hoàn toàn vào thời gian riêng mà Einstein đã phát cho mỗi chúng ta vào một trong những buổi diễn thuyết ngày nào). Trong đó chiều thời gian là hoàn toàn đồng nhất qua từng giai đoạn từ vô thủy đến vô chung, cho đến khi Enistein phát hiện và dẫn đến phát biểu cùng chúng ta. Như vậy chiều thời gian chính là cái mà chúng ta đang tìm với tên gọi là Nhân Quả Thống Kê, trong đó bao gồm từng giai đoạn hình thành của mỗi chiều không gian, và thời điểm là sự hiện thân phát biểu của Heisenberg qua nguyên lý bất định. (tôi biết có một điều chắc chắn là khi thiết kế biểu tượng này: Thiệu Khang Tiết đã hoàn toàn hóa thân để đồng nhất cùng thực tại vô cực đó với những gì chúng ta đã thấy với trạng thái hoàn toàn vô thức). Bởi đa số chúng ta suy diễn một cách tùy tiện, diễn giải một cách tùy tiện, dẫn đến khuynh hướng tư duy cố chấp một cách cứng ngắc về cái “áo ngữ” Đạo, vào thân thể trừu tượng vũ trụ đó một cách u mê trong dạng thái u minh bản thể Đạo.
Nếu thế từ hai đẳng thức bổ sung:
E = mc2
E = mt
Đủ hình thành và đủ cơ sở để phát biểu sự hiện hữu của cái thứ 3:
Một vô thức:
Một năng lượng tiếm ẩn toàn phần, chính xác hơn là một vô lượng toàn năng tiềm ẩn với dạng xác xuất (sóng) vô ba. Để có một khái niệm cho dạng xác xuất (sóng) vô ba này trong thế giới trừu tượng của điểm tựa, tôi sẽ lý giải ở phần sau, vào một thời điểm thích hợp hơn.
Riêng thế giới điểm tựa này, C có tỷ lệ nghịch cùng T. Để hội tụ tại vô cực, C phải đạt vận tốc cực điểm tuyệt đối vận hành ở không gian chân không. Ngược lại T cũng phải vận hành lên đến cực điểm tuyệt đối để đạt đến vô cực trong không gian chân như. Điều này có nghĩa là: T = 0.
Vậy vô thức: (………) có trị số quy ước: 0 = 360.
Hoặc 0 = 360, từ góc độ quan sát thời gian. Và 360 = 0 nếu tính từ góc độ không gian. Nhưng không thời gian vốn đồng nhất cùng 360/0 tại vô cực.
Điều quy ước thứ hai là:
Dù bước nhảy vận tốc C được nén ở một phạm vi không gian hẹp hơn, điều đó có nghĩa là vận tốc C nhảy lên một quỹ đạo vận hành cao hơn, và v.v…hơn nữa, vẫn luôn giữ tuyệt đối = 360.000km/(s). Không có nghĩa là 720.000km/(s) hoặc 1.080.000km/(s). Quả thật, đây là một thực tại trừu tượng không thể tưởng tượng đến chân trời những biến cố đó được. chúng ta chỉ có thể nắm bắt được thực tại nguyên lý này bằng trực giác cảm nhận khi đã đồng nhất trong một trạng thái vô cực đó mà thôi.
Cứ mỗi một tiến trình năng lượng đều phải gồm đủ một trị số cong nhất định, của không thời gian tương ứng với một dạng năng lượng tiềm ẩn đặc biệt định xứ tại địa phương của không thời gian đó. Không thời gian đó có đặc tính vô thường và thường hằng trong vũ trụ. Tương quan cùng không gian, T cũng có 4 thời điểm khác và không khác cho 4 dạng năng lượng khác và không khác đó tụ xứ và tán xứ địa phương trong không thời gian vô cực đó. Tôi gọi thời điểm đó là thời điểm của “thời gian chết” và “không gian chết”. Có 4 địa phương xứ trong không thời gian cong, tương quan với những trị số cong mà thực thể không thời gian mang năng lượng tiềm ẩn tụ về. Có thể mô tả thực tại đó với khái niệm không thời gian cong chính là nghĩa địa xứ, trong đó không thời gian phải quay về “điểm chết”. Và năng lượng tiềm ẩn mà không thời gian mang trong nó được giải phóng tại điểm thời gian chết nơi nghĩa địa có tên không thời gian cong của vô cực.
Để đón bắt được thời điểm chết của T. Chúng ta phải xác định được trị số tiềm ẩn của không gian cong mà thời gian cong định xứ trong đó tại vô cực.
Như thế, nơi “cái hai” E = mc2 và E = mt đẳng thức, sinh ra “cái ba” (…...)
Vô thức chính là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của vô cực. Mà từ “cái ba” sẽ sinh thành vạn vật. Hoặc cũng có thể nói một cách rõ hơn là; từ vô thức (…….) chính là một vô thức gồm cả tổng thể mô hình thực tại của vũ trụ tự nhiên Sinh - Trưởng - Liễm - Tàng, trong một sự tuần hoàn theo trật tự đắp đổi Tạo và Hóa tổng thể vận hành.
Chúng ta hãy quay trở về điểm vô cực, nơi trị số quy ước 0 = 360…v.v…, tiếp tục tham khảo:
Phân chia đều cho 4 khoảng gián cách không gian tính từ điểm vô cực, chúng ta có 4 khoảng không gian địa phương riêng, mang bốn dạng năng lượng tiềm ẩn khác nhau trong mỗi một định xứ đó, tương ứng 90o cong gián cách như nhau. Nên nhớ 90o không thời gian cong riêng đó là một độ cong hoàn toàn độc lập của một dạng năng lượng tiềm ẩn làm định xứ, và đồng thời có giá trị đồng nhất với độ cong tổng thể của vô cực, tính từ thời điểm 0 = 360.
Tổng hợp các mối liên hệ theo một trật tự nhất định mà tôi đã trình bày, chúng ta sẽ “điểm” đúng huyệt mộ nơi thời gian sẽ chết. Và chuẩn bị cho một quá trình, để chờ thời điểm chết của T cho một tiến trình nắm bắt và giải phóng năng lượng toàn phần ( có thể và không có thể). Hay diễn đạt điều trong ngoặc một cách chính xác hơn là một xác xuất năng lượng thực tại. Nơi mà thời gian T đi qua cõi chết và “sống lại”! Cái xứ mà T trong một tiến trình phải đi ngang qua đó, chính là cái xứ “ Phi xứ, Phi tưởng xứ”, mà trong triết lý nhà Phật đã có từng mô tả và nhắc đến cùng chúng ta trong đâu đó giữa thế giới của Pháp ngôn, đầy trừu tượng huyền ảo mà chúng ta quen gọi là Phật thuyết…
“Sơ lược qua phần bổ sung cặp đẳng thức song sinh (Thuyết Tương Đối) của kỷ nguyên mới trong chương trình Định Luật Điểm Tựa. Tôi sẽ trình bày đầy đủ hơn vào thời điểm cho phép và thuận tiện hơn”.
Sau đây, tôi xin giới thiệu sơ qua sự bổ sung điều còn dỡ dang của Thuyết Lượng Tử qua Ma Trận S (Scattering Matrix – Theory) của Werner Heisenberg.
---
Thuyết Lượng Tử Với Scattering Matrix Còn Dở Dang...
Cũng cùng một hoàn cảnh như Thuyết Tương Đối; Thuyết Lượng Tử không sáng sủa hơn là mấy. Tuy chúng ta đều đã biết khả năng lý thuyết của Thuyết này, từng gây chao đảo cho Einstein trên diễn đàn tranh luận vật lý thế giới ngày nào trong quá khứ bởi Niels Bohr.
Tuy nhiên: ------------------------------------
Điểm lại những nguyên lý bất định, đến nguyên lý bổ sung, rồi lại ma trận phân tán v.v… của Cơ Học Lượng Tử bao gồm trong đó. Chúng ta thấy vẫn “dường như” còn thiếu một điều gì đó để được gọi là đủ. Cho đến hôm nay, câu trả lời của thời gian là cuộc khủng hoảng với một con số 0 kếch sù trong nền vật lý nhân loại của chúng ta.
Mặc dù trước đó Einstein đã dốc “tận nhân lực” cho đến cuối đời vẫn chưa có thể “tri thiên mệnh” cho được. Vì như ông đã có từng tuyên bố “dường như vẫn còn một điều gì đó ở phía sau nữa?!”. Và rồi nhà đại bác học của nhân loại đành bỏ rơi ước mơ thống nhất Thuyết Lượng Tử và Thuyết Tương Đối (rộng) lại trong định xứ địa phương tương lai cùng hậu thế chúng ta qua lời trăn trối: “ Tôi đã làm xong phần việc của mình trên địa cầu này”.
Thế rồi những cây đại thụ trong nền khoa học vật lý của nhân loại như: Nieis Bohr, Werner Heisenberg, Max Planck v.v… cũng phải ngậm ngùi chia tay cùng những hoài bão về một cái gọi là “Nhân Quả Thống Kê”. Hoặc đại loại như “ Một trật tự hay mối liên hệ nào đó” ?!
Và hôm nay:
Nơi tụ xứ địa phương của “Chương Trình Định Luật Điểm Tựa”; tôi mạn phép đề xuất sự bổ sung điều còn thiếu để gọi là đủ cho Thuyết Lượng Tử qua Ma Trận S của Werner Heisenberg như sau:
Chúng ta cùng tham khảo:
Nhìn chung một cách bao quát, tùy theo cách hiểu của từng mỗi quan sát viên trong chúng ta. Biểu đồ Ma Trận S, thực tại trong tổng thể của mô hình tưởng là đủ đó. Chúng ta vẫn cảm nhận “dường như” còn thiếu một điều gì đó để có thể được gọi là đủ để mô tả một thực tại nào đó, về mô hình tự nhiên của vũ trụ. Hoặc như cách nói của Einstein là: “Chưa đủ, vẫn còn một điều gì quan trọng hơn, ở phía sau đó nữa”.
Sau dây tôi đưa ra một tình huống và giả thuyết với những luận điểm như:
Ví dụ:
Như thế, cũng tùy theo một cách hiểu riêng nào đó; trong thế giới quan chung của tất cả chúng ta, đều “cảm thấy” có một thực tại nào đó, nói lên sự hài hòa của mô hình, sau khi tôi phác thảo tạo thêm một vài nét vào biểu đồ Ma Trận S của Heisenberg. Tất nhiên điều này có giá trị như nhau trong mỗi hệ quy chiếu quán tính. Tiếp đến, tôi nối các đường nét giả định trên thành một mô hình minh họa như sau:
Như qua sự so sánh trên, chúng ta có thể có một kết luận về thiếu một sự đối xứng nhất định của mô hình thực tại nào đó, trong biểu đồ mà Heisenberg đã lập (điều này xét dựa trên hệ quy chiếu quán tính là như nhau). Như thế, dựa trên mô hình thực tại tự nhiên, biểu đồ Ma Trận S chưa đủ để mô tả cho một thực tại vũ trụ nào đó. Tôi giả định Ma Trận S vẫn còn thiếu một chiều đối xứng nữa (trục ngang như hình minh họa trên). Đó là chiều đại diện của thời gian trong biểu đồ Ma Trận S của Heisenberg để được gọi là đủ một thành phần thực tại trong trật tự một cách tự nhiên. Để thu thập thêm thông tin, bổ sung cho nhận định được vững vàng hơn; chúng ta buộc phải trở về quá khứ, truy tìm lại toàn bộ quá trình hình thành của Cơ Học Lượng Tử , bắt đầu từ thời điểm 1905.
Như chúng ta đã biết, Thuyết Lượng Tử hình thành dựa trên nền tảng của Thuyết Tương Đối. Quan điểm của Thuyết Tương Đối là không thời gian là hoàn toàn đồng nhất. Từ cơ sở đó, Einstein phát biểu không gian là 4 chiều, bao gồm cả chiều thời gian trong đó. Như những trình bày của tôi cùng chúng ta ở những phần trước; đẳng thức E = mc2 còn thiếu một thực thể thời gian trong đó. Một “anh em sinh đôi” trong cùng một bào thai 4 chiều tương đối mà Einstein đã “quên” mất thực tại đó. Đã thế, Cơ Học Lượng Tử cũng là một thực tại photocopy những vết chân của Thuyết Tương Đối là rất khả quan. Đối với cá nhân, tôi không ngần ngại bổ sung thêm nhận định này vào chiều vừa giả định trên biểu đồ Ma Trận S, và tiếp tục tour khảo sát dở dang khi nãy. Chúng ta cùng phiêu lưu.
Để nhận diện thực tại còn thiếu đó, bước chuyển tiếp chúng ta cùng tôi đi tìm mối liên hệ tương quan và gần với mô hình của Ma Trận nhất:
Thật lòng mà hỏi: chúng ta có ấn tượng gì về “hai” mẫu hình trên nếu đây lại là một “cặp anh em sinh đôi” nữa của Cơ Học Lượng Tử?
Tôi khẳng định một cách chắc chắn rằng đó không phải là một biểu đồ cơ bản của Cơ Học Lượng Tử, mà là hai biểu đồ hoàn toàn có xuất xứ khác nhau.
Thật thú vị khi chúng ta phát hiện chân lý chỉ là một.
Xem xét tổng quát, hai mẫu hình trên cùng một bản thể như nhau mà thôi. Nhưng nếu tôi “tạo” thêm một vài yếu tố ngôn ngữ thay cho đường nét như sau (nhằm dễ hìh dung mối chuyển tiếp của sự liên hệ trừu tượng), biểu đồ sẽ “hóa” thành:
Thực tại mô hình tự nhiên của vũ trụ là: “ Tạo” một vài đường nét và … “Hóa”; thành (cũng là một thực tại của mô hình tự nhiên vũ trụ) như những gì mà chúng ta đang tường lãm, với tinh thần tham thông cùng vạn vật đồng nhất. Và nữa, nếu như biểu đồ Ma Trận S của Heisenberg được đề xuất, để mô tả về một thực tại mô hình tự nhiên của vũ trụ, thì đồ hình Lạc Thư của Dịch Kinh cũng chỉ dùng để làm công việc này mà thôi. Về điểm này, chúng ta được miễn tranh luận. Điều cần thiết là chúng ta tiếp tục những gì còn tiếp diễn như:
Tất cả chúng ta có suy nghĩ gì với sự so sánh của tôi qua hai mẫu hình trên? Nếu Heisenberg mô phỏng một thực tại mô hình vũ trụ tự nhiên là như thế, thì Dịch Kinh mô tả về thực tại đó cũng không khác. Có khác chăng chỉ là sự hoàn hảo và đầy đủ hơn mà thôi. Hoặc ở một góc nói khác là: Chính xác hơn.
Vì thực tại mô hình tự nhiên của vũ trụ vốn là như thế. Hơn nữa, “Trời” cũng phát biểu và có chép như thế. Vã lại trong “vô tự chân kinh”, “Thiên Thư” vẫn không lý giải khác hơn mô hình này. Để trình bày mối liên hệ gần nhất cũng như nắm bắt những lý giải “ngô nghê”, tùy tiện, mơ hồ và bất hợp lý của tôi một cách hợp lý nhất là:
Chúng ta thâm nhập vào góc độ quan sát của lĩnh vực Thiên Văn, và một khi mối liên hệ của lĩnh vực này nhập cuộc, hoặc đồng nhất thì:
Thiên Văn = ngôn ngữ của Trời
Vì thế tôi gọi là “Trời chép” (trích lục một chương trong Thiên thư):
Vậy là đã rõ:
Ma Trận S mô tả những diễn biến trong thế giới hạ nguyên tử, hòng tìm đến một thực tại mô hình vũ trụ hình thành như thế nào. Tham vọng của nền vật lý của chúng ta đã phản chiếu qua Cơ Học Lưọng Tử một cách rõ rệt nhất. Nhưng biểu đồ của Ma Trận S, vẫn không có thể nói lên cũng như lý giải điều gì diễn ra trong cái vòng tròn hư vô của biểu đồ đó. Mặc vậy, chúng ta vẫn chấp nhận điều đó như một nguyên tắc của nền khoa học là phải chấp nhận một vài khái niệm không lý giải. Nếu không; điều đó khó có thể gọi là khoa học được.
Như chúng ta đã biết, góc độ khoa học vật lý lý thuyết đã nghiễm nhiên chấp nhận ngôn ngữ chúng ta không có đủ khả năng lý giải những diễn biến trong thế giới hạt. Và xu hướng như hiện nay là dẫn đến sự mô tả thêm từ ngôn ngữ của biểu đồ cũng như ngôn ngữ của toán học trừu tượng. Chúng ta không còn cách nào khác hơn là vẫn phải bước vào lối mòn đó, cùng tôi tiếp tục tham khảo và quan sát một vài góc độ của ngôn ngữ biểu đồ đó xem sao.
Sự quan sát của chúng ta lúc này tập trung trở lại biểu đồ Ma Trận S của Heisenberg. Cố gắng quan sát từ góc độ của khoảng không trong đó, truy tìm xem có còn một thực tại nào, tiềm ẩn phía sau khoảng không đã được chấp nhận bỏ qua đó chăng?
…Sẽ không bao giờ chúng ta có thể tìm thấy thêm được một thực tại nào rõ ràng hơn trong cái khoảng không trống rỗng của Ma Trận đó nữa. Hơn trăm năm đã trôi qua là lời minh chứng hùng hồn nhất cho nhận định này.
…Chúng ta cùng rà soát lại biểu đồ Ma Trận thêm một lần nữa vậy… Vì Nhân Loại chúng ta đang rất cần một điểm tựa cơ bản chứ không đơn thuần chỉ là một giả thuyết, và lại càng không thể là một sự giả định. Vì thế điều cần thiết là một nhận định chính xác phải được xác lập.
Cho nên:
Nếu chúng ta quan sát và xét ở góc độ không gian ba chiều là hiện hữu đối với biểu đồ Ma Trận S. Chúng ta khó có thể chấp nhận nét tạo thêm giả định ban nãy một cách dễ dàng trong đó theo chiều ngang của biểu đồ. Tư duy suy luận của hầu hết chúng ta cũng chỉ tạm thấy có một sự hợp lý và bất hợp lý trong đó với những khái niệm còn rất mơ hồ trong ý thức thực tại chung. Nếu chúng ta suy diễn và xét sâu hơn ở phía sau đó của biểu đồ. Chúng ta cảm nhận được rằng; còn tiềm ẩn trong đó một luận giải cần phải xác lập cho thực tại này mà chúng ta không được phép bỏ qua.
Với tư tưởng của Dân Tộc Việt Nam có ý thức là:
“Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải rà cho đến ngọn nguồn lạch sông".
Và; Tôi thuộc Dân Tộc đó. (thế cho nên) Tôi mượn một ẩn dụ sau:
Thâm nhập vào phía sau của biểu đồ đó; Có thể phát biểu là chiều thứ tư, không gian ẩn tàng của Ma Trận S. Chúng ta quan sát và xem xét tiếp một thực thể khác của Ma Trận này:
So với biểu đồ khi nãy (Ma Trận Phân Tán) , Tôi tạm gọi biểu đồ (không gian) này trong suốt quá trình luận giải là (biểu đồ Heisenberg) để chúng ta dễ phân biệt, hình dung và nắm bắt một cách đơn giản thực thể “hai trong một” này.
Sau đây chúng ta cùng tìm đến một sự liên quan của hai thực thể qua mối liên hệ gần nhất, hòng quan sát biểu đồ của Ma Trận S một cách tổng thể như:
Qua hình minh họa trên, sau khi tôi tạo thêm một vài yếu tố trong cái khoảng không đó. Rõ ràng, những diễn biến trong đó mô tả một thực tại trao đổi, hay cứ nói thẳng ra là tương tác của mỗi thành phần độc lập liên hệ với nhau trong một tổng thể theo một quy luật trật tự nhất định. Trong đó là cả một hệ thống tương tác với nhau theo “kênh” của những hệ số có một trị số chẳn, thông qua sự “môi giới” hoán chuyển của một đơn vị độc lập cơ bản trong đó.
Mô hình của một tiến trình phức tạp hơn. Trong đó, hẳn tôi cũng không cần phải dài dòng luận giải, những diễn biến hay trao đổi hoặc tương tác của những thành phần cơ cấu làm gì. Chỉ luu ý chúng ta chung là sự tương tác đã có một sự cố là hoán chuyển sang một “kênh” khác. Kênh đó chỉ dành riêng cho những thành phần có mang hệ số của những trị số lẽ. Đồng thời cái thành phần độc lập mà cũng là tổng thể cơ bản ở trung tâm đó, vẫn có trách nhiệm không thể thiếu. Tất nhiên những diễn biến trong cái khoảng không đó, ở vào thời điểm này của luận giải đã bắt đầu “dao động”. Vào thời điểm này, tôi có thể đề xuất thêm chiều giả định khi nãy thành hiện thực; vào đồ hình của Heisenberg một cách tự tin như sau:
Qua trình bày trên, chúng ta không có lý do gì để có thể chối bỏ một thực tại và cũng là môt thành phần không thể thiếu của mô hình tự nhiên trong biểu đồ.
Trong hình 1; với giả định là xóa các chiều vận động (vốn được minh họa biểu thị cho các hạt trong thế giới hạ nguyên tử) nguyên thủy của đồ hình Ma Trận. Tôi chuyển sang trục tung và hoành. Nơi đây chúng ta đều có cùng một cảm nhận trực giác về một sự đối xứng hoàn hảo hơn mô hình của biểu đồ cũ.
(Lưu ý: chúng ta có thể tham khảo biểu đồ không gian của Feynman (bởi minh họa rất đơn giản và dễ hiểu). Trong đó theo quy ước chiều ngang không hiện hữu, bởi quan niệm: Như thế thì không cần khoảng thời gian nào, các chiều biểu thị hạt cũng có thể di chuyển từ A đến B được).
Cũng chính vì nguyên tắc này; làm sao mà Heisenberg có thể phát biểu cũng như đề xuất một thực tại chiều ngang trong biểu đồ của Ma Trận S cho được. thế nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng; trong thế giới của Ma Trận, chúng ta không quan tâm đến hạt, mà chỉ quan tâm đến phản ứng mà thôi. Trong khi thế giới của những phản ứng lại đồng nhất trong không gian. Chúng ta cần thiết phải xét đến, và phục hồi thực thể chiều ngang trong biểu đồ của Ma trận là một thực tại tự nhiên của mô hìh vũ trụ không thể không có cho được.
Cũng chính vì thiếu một thực tại này mà khiến Heisenberg không thể phát biểu, mô tả về một điều gì trong thế giới tương tác. Và ông cũng chỉ có thể biểu diễn điều đó bằng: “Một vòng tròn… trống rỗng trong biểu đồ như chúng ta đã thấy hơn trăm năm qua làm “vốn liếng” trong gia tài nền vật lý lý thuyết của nhân loại”.
Nếu thế, chúng ta không thể không chấp nhận sự “tạo” thêm một vài đường nét, trong cõi hư vô của biểu đồ này – là “hóa” thành những điều hợp tính logic một cách tự nhiên và hài hòa như:
Tổng hợp một cách hài hòa và đồng nhất trong biểu đồ của mô hình tự nhiên trong vũ trụ. Một thực tại mà Heisenberg cũng đã “cảm thấy” vẫn còn thiếu thiếu một điều gì đó tiềm ẩn ở phía sau Ma Trận S nữa.
Như thế chúng ta đã có được một khái niệm về những diễn biến cũng như điều kiện dẫn đến lý giải trong thế giới tương tác hạt mà nền vật lý lượng tử đã từng mô tả, với những giả định rất khó hình dung và mang đầy tính phức tạp trầm trọng. Sự trình bày vừa qua cũng là minh chứng cho Einstein trông chờ vào một “ẩn số địa phương tương lai”, qua mô hình EPR. Và những biến số địa phương vừa vừa rồi là xác thực cho Einstein về một ẩn số địa phương đó. Để nắm bắt những tinh túy và hiểu được phần nào của sự đơn giản nhất trong khuôn biểu Ma Trận S; Đòi hỏi chúng ta phải biết rõ lý tính của cấu trúc Quark. Tôi tạm trình bày hai biểu đồ căn số hóa đó như sau:
Nhìn tổng thể những thực tại hiện thân trong cái khoảng không vô hình chung của biểu đồ Heisenberg; chúng ta thấy:
Những đơn vị số độc lập nằm trong tổng thể với những vị trí nhất định trong hệ thống. Đó cũng là bản thể nguyên thủy của mô hình tự nhiên trong vũ trụ. Thực tại mô hình tự nhiên đó chúng ta cũng đã khảo sát và xem qua trong những chương trước. Chúng tương tác với nhau theo những mối liên hệ trật tự nhất định như:
⦁ Những đơn vị mang hệ số chẵn, có mối liên hệ, trao đổi, hay tương tác (chính xác hơn là tương giao) cùng những thành phần cùng một hệ số chẵn – trong những “kênh” có một góc độ hướng xứ nhất định.
⦁ Các đơn vị có hệ số lẽ, cũng có một quy luật liên kết, không lẫn lộn trong một “kênh” riêng, với những tọa độ địa phương của mình.
Nhìn một cách tổng thể chung hệ thống số trong nguyên thủy biểu đồ Ma Trận; chúng ta nhận thấy những cơ cấu số trong một cấu trúc Ma Trận, phát biểu về cái toàn thể bị ràng buộc trong mỗi thành phần của chính nó - và hoàn toàn độc lập với một vị trí riêng biệt. Điều này giải tỏa mọi mâu thuẫn gây tranh cãi giữa Niels Bohr và Albert Einstein về một quan điểm bảo vệ cho cái toàn thể của Cơ Học Lượng Tử, và cái vật thể hoàn toàn độc lập của Thuyết Tương Đối.
Cũng với tư duy và thế giới quan tổng thể trong thời điểm này, chúng ta quan sát chung:
Trong cái khoảng không của biểu đồ Ma Trận S, lúc này những thực tại hiện thân qua hệ thống số. Và ngôn ngữ số nói lên sự tương tác trong thế giới đó, theo một trật tự của mối liên hệ thứ nhất như:
1 -> 3 -> 7 -> 9. Trong đó bao gồm hệ số 5 tại vị trí trung tâm giao dịch cơ bản, có trách nhiệm trao đổi cho hệ số 1 -> 9 trong một kênh riêng; và hoán chuyển sang một kênh khác cho hệ số 3 -> 7 cùng tương tác, thông qua mối liên hệ trật tự, theo một quy luật nhất định 3 thứ, bậc: 1 -> 5 -> 9 hoặc 3 -> 5 -> 7.
Với một cách hiểu riêng nào đó (tùy), chúng ta cảm nhận thực tại này bằng trực giác tổng thể mà ngôn ngữ hoàn toàn bị bỏ rơi phía bên ngoài nội tại này. Tôi sẽ tóm lược lại sau.
Những thực tại trên đây, nền vật lý của chúng ta đã từng và vẫn đang mãi miết truy tìm trong mô hình QCD. Và thực tại này cũng có cái tên giả định, như sự tiên đoán của ngôn ngữ vật lý hạ nguyên tử đã đặt = “up”. Đồng thời cũng theo tư duy của thế giới quan trong đó mà gọi là: “vị”, cũng theo khuynh hướng giả định, để hy vọng xây dựng trên đó một giả thuyết.
Vấn đề tiếp đến là sự tương tác được chỉ định theo trật tự của mối liên hệ thứ hai:
Hệ số của những đơn vị số còn lại trong hệ thống: 2 -> 4 -> 6 -> 8.
Luận điểm nơi đây; không cần phải luận giải gì thêm, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy yếu tố cơ bản nhất trong toàn thể hệ thống – đơn vị độc lập trong tổng thể: Hệ số 5. Giá trị vẫn không đổi, hệ số 5 vẫn giữ trọng trách và duy trì những mối liên hệ theo quy luật tự nhiên. Nếu có phát biểu điều gì khác, tôi cũng chỉ có thể phát biểu rằng: Những diễn biến trong kênh này là sự tương tác của những thành phần mang hệ số chẵn như: 2 -> 5 -> 8. Và tất nhiên ở kênh còn lại là mối liên hệ theo một trật tự của mô hình: 4 -> 5 -> 6. Sự tương tác với trật tự liên hệ này mang “quốc tịch” = “down” trong thế giới hạ nguyên tử.
Nơi địa phương kỹ thuật tương tác số theo những trật tự quy định này, tôi không thể phát biểu hoặc “dán” vào đâu cho khớp với hệ số 5 ngoài từ “neutrino” được nữa. Đơn vị này giữ trọng trách và có quyền lực huyền bí, được ấn định duy trì, điều phối - chuyển và hóa mọi hệ thống tương tác theo tuần tự của quy luật mô hình tự nhiên trong vũ trụ. Tư duy thêm một tý nữa, chúng ta có thể phát hiện một thực tại tiềm ẩn ở phía sau đó nữa. Thậm chí rất gần, có thể có liên quan đến một quy luật của cái gọi là “nhân quả thống kê”. Vận động toàn thể là nền tảng của mọi đơn vị hiện tượng và hình thành nơi chân trời biến số của địa phương biên.
Cái sự thành quả của biểu đồ Ma Trận S cũng chỉ có thể nói lên được thành quả 15 trong hai chiều và 3 tương tác không khái niệm, được chấp nhận bỏ qua như một sự ưu ái của nền vật lý lý thuyết dành cho Heisenberg. Và cái thành quả biến số địa phương 3 chiều tương tác được minh họa trên biểu đồ đó hiển nhiên Einstein chưa có thể chấp nhận, mặc dù ông không tìm đâu cho được một lý do phủ nhận chính đáng cho luận điểm của mình về điều này. Và Einstein đã chí lý khi phát biểu dường giận lẫy; “còn một ẩn số ở địa phương tương lai nữa”. Sau đó Einstein đã đóng ấn khẳng định điều này mang ký hiệu EPR, làm di chúc cho gia tài nền vật lý của nhân loại chúng ta. Mặc cho những Planck, Heisenberg, Bohr… rồi lại Gauge, Bell, Chew v.v… với vô vàn những ký hiệu: E = hv, QCD, QED… mà ông gọi là chi tiết, không bận tâm đến.
Quả không thể hiểu nổi vậy. Và điều này cũng là tâm trạng chung của tất cả tư duy chúng ta cũng như nền khoa học và vật lý suốt trăm năm qua.
Nơi chân trời sự cố này, với những ẩn số địa phương đã hiện hữu. Nguy cơ Bosstrap cận kề Scattering Matrix níu theo nhau trên một lối mòn là có thật (ở đây tôi không nhắc cũng như bận tâm đến String theory). Nhìn tổng thể mô hình hệ thống số nằm trong biểu đồ của Ma Trận, chúng ta nhận thấy một cách thuyết phục:
Bất kỳ một đơn vị số độc lập cơ bản nào, cũng đều giữ một vị trí nhất định của riêng mình trong tổng thể hệ thống số từ 1 đến 9. Đồng thời chúng ta cũng không thể không nhắc đến tổng thể 9 đơn vị riêng lẽ đó được thoát thai từ hệ số không đơn vị. Khi chúng ta tiến hành xem xét và phân tích bất kỳ một đơn vị riêng lẽ nào trong tổng thể, chúng ta buộc phải hiểu đồng thời tổng thể các đơn vị khác một cách toàn diện không thể chối cãi. Và đồng thời điều này cũng dẫn chúng ta thẳng vào cửa ngõ của kết luận rằng:
Chúng ta không thể hiểu một thành phần nào, nếu một khi chúng ta không đồng thời hiểu toàn bộ các thành phần khác một cách tổng thể. Có như thế, chúng ta mới có thể xác định được bất kỳ thứ bậc cũng như vị trí của bất cứ đơn vị riêng lẽ nào đang xem xét đến, bao gồm giá trị thực tại của chính nó (mỗi đơn vị đều nói lên tính độc lập cơ bản chung nhất trong đó một cách hoàn hảo). Và tất nhiên là qua sự liên hệ lẫn nhau, với một quy luật tuần hoàn cũng như trật tự nhất định; sự trao đổi tạo tác và biến hóa từ không đến… vô cùng của thực tại mô hình này. Và đó cũng chính là thực tại mô hình tự nhiên vũ trụ động, mà tự nhiên hiện thân gần nhất của thực tại qua tượng trưng hệ thống số. Chúng ta cũng có thể phát biểu giai đoạn đương đại là kỹ nguyên của hệ thống số cũng không sai. Thật đơn giản, bởi đây chính là một thực tại. Chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh của thực tại này nơi vạn vật, không có sự việc gì mà chúng ta không có thể không nhắc đến sự hiện diện của thực tại hệ thống này. Với tự tính biến hóa, khả năng tham gia vô giới hạn của từ một đơn vị độc lập, cho đến tổng thể lên đến vô lượng, và bản thể trong nó tiềm ẩn một năng lượng vô biên.
Chúng ta có thể dựa trên bản thể thực tại của mô hình tự nhiên này, làm ứng cử viên cho mọi suy luận về những dạng năng lượng tiềm ẩn tương lai tìm đến. Tôi tin rằng chắc chắn bất kỳ mô hình nào của tương lai cũng không thể thiếu vắng sự tham gia trực tiếp của những đơn vị này hiện thân, dù riêng lẽ hay toàn thể trong đó. Đặc biệt khi chúng ta tiến hành xem xét riêng về thực tại thế giới số này, lúc đó chúng ta mới có thể cảm nhận được tất cả sự huyền bí, của mô hình tự nhiên trao đổi, tương tác, dẫn đến khả năng biến hóa vô cùng. Và luôn luôn bỏ rơi mọi sự suy diễn của trí tưởng tượng nhân loại chúng ta lại phía sau.
Với mô hình 1 = toàn thể vô giới hạn và toàn thể = 1 duy nhất.
Quay lại:
Qua những gì vừa trình bày như trên, chúng ta mới có thể cảm nhận hết sự tinh túy của hệ thống số, đã được Chương Trình Định Luật Điểm Tựa trừu tượng hóa, thành hệ số cơ bản của mô hình thực tại tự nhiên vũ trụ: 0 = 360, và 360 = 0.
Một hệ số quy ước (hằng số vũ trụ) của kỷ nguyên mới nơi vô cực.
Một điểm tựa trong chân không.
Những gì trình bày vừa qua, tôi cũng chỉ có thể cho phép mình tạm sơ lược như thế mà thôi. Mong tất cả chúng ta cảm thông cho tôi. Vì còn nhiều lý do không cho phép tôi trình bày toàn bộ Chương Trình Định Luật Điểm Tựa sớm hơn. Hẹn trong một tương lai gần.
Sài Gòn ngày ... tháng ... năm ...
Tác giả
CÔNG BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---
(V/v…Chương Trình Định Luật Điểm Tựa,
có thể trình bày và ứng dụng ở vào bất kỳ lĩnh vực nào)
I . Mục Đích:
Nhằm ứng dụng cho góc độ kinh tế (nói riêng) cũng như những yêu cầu mà trong giai đoạn hiện tại đất nước (nói chung) đang cần đến. Chương trình chắc chắn sẽ đáp ứng sự mong chờ một định hướng tương lai cho dân tộc Việt Nam, trong đó bao gồm cả Quốc Tế. Vì thế mục đích của Tờ Trình này là Tác Giả có một nguyện vọng được trao Chương Trình cho các Lãnh Đạo đất nước một cách cẩn mật trước khi có quyết định công bố cũng như vận dụng, cống hiến cho công nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
II. Nội Dung:
Xu hướng xã hội đang trong cơn hỗn loạn thông tin thật giả lẫn lộn, tôi ý thức công bố Chương Trình Định Luật Điểm Tựa là một điều khó khăn vô cùng. Bản thân tác giả theo đuổi hoài bão này đã gần 20 năm. Hiện tại Chương Trình đã hoàn chỉnh. Vì là tổng thể trên mọi lĩnh vực cũng như tầm quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích Nhân Loại nói chung (trong đó có những tham vọng của các nước bá quyền), cho nên việc quyết định; tôi hoàn toàn yên tâm khi được trao cho các cấp Lãnh Đạo đất nước trước khi ứng dụng.
Tác Giả tạm mược một lĩnh vực gần với Chương Trình nhất để trình bày là Lĩnh Vực Khoa Học Vật Lý, chúng ta cùng tham khảo sơ lược:
Vào những thập niên 30…40…và 50; cả thế giới tập trung nghiên cứu lĩnh vực khoa học, đặc biệt là trong lòng nước Đức với Thuyết Tương Đối và Thuyết Lượng Tử. Những mưu toan thống trị thế giới rời bỏ nước Đức cùng với bước chân của Nhà Bác Học vĩ đại Einstein gia nhập nước Mỹ ngày đó. Và kết quả hai trái bom nguyên tử thả xuống Hirosima và Nagazaki là dấu chấm hết sự cống hiến cho mọi hoài bão của những tham vọng nhân loại ngày ấy.
Kể từ bấy đến nay; cả thế giới không ngừng đổ những khoản kinh phí kếch sù, hòng truy lùng cho bằng được học thuyết còn dở dang này. Các nước dẫn đầu trong cuộc truy lùng miệt mài này là Mỹ, Đức, Nhật, Nga… (Vì ngoài Einstein, cả thế giới không một ai có thể hiểu nổi Thuyết Tương Đối!). Đặc biệt cho đến nay, hơn 50 năm đã trôi qua trong sự bế tắc (tuy nhiên những thành quả của khoa học kỹ thuật vẫn không ngừng phục vụ cuộc sống nhân loại cứ nối tiếp nhau ra đời từ hai học thuyết chưa hoàn chỉnh đó).
Có một điều không thể tin nổi là hiện tại nước Việt Nam lại đang sỡ hữu chương trình vô tiền khoáng hậu này (đã hoàn chỉnh, chỉ còn chờ sự quyết định từ các cấp Lãnh Đạo đất nước có tiếp nhận hay không mà thôi). Tôi cam đoan Chương Trình này sẽ thực hiện hoài bão và cũng là di chúc của Bác Hồ trước lúc người đi xa: “ Non Sông Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu hay không…”.
Sao không chính là ở chúng ta và tôi hôm nay?!...
Chúng ta phải tự gánh lấy trách nhiệm, chứ đừng đổ lên vai của những thế hệ con cháu của chính chúng ta ở mai sau nữa. Tôi cần tìm những con người Việt Nam có “gen” nòi giống, biết động lòng trắc ẩn trước mọi biến động của thời cuộc hiện nay. Và tôi tin Dân Tộc tôi luôn có những con người gánh vác kịp thời mọi giai đoạn biến động của Đất Nước. Mong sao chuyện mai một đi những giá trị cống hiến đã từng bị mai một chỉ còn nằm trong trang cổ tích của ngày hôm qua mà thôi.
Bản thân tôi luôn ước mơ được cống hiến toàn bộ Chương Trình này cho nước nhà. Mong sao các cấp Lãnh Đạo vì tiền đồ Dân Tộc và tương lai đất nước mà cân nhắc Chương Trình này một cách cẩn thận, tránh phải bị bỏ qua một cách oan uổng cho hậu thế. Được vậy; tôi tin chúng ta hôm nay đã làm rạng danh giống nòi Lạc Việt cùng năm châu rồi vậy.
III . Kết Luận:
Dân Tộc chúng ta luôn có tư duy đốt cháy giai đoạn một cách đáng để thế giới phải nghiêng mình nhất.
Sẽ không có bất cứ một điều gì hợp lý hơn khi chúng ta bắt đầu từ ngay bây giờ một tương lai sáng lạn đang chờ đón cả Dân Tộc Việt Nam ở phía trước. Nếu được một lần diện kiến, tôi sẽ đưa ra những kế hoạch khả quan nhất đối với đất nước và thế giới hiện nay. Tôi cam đoan và sẵn sang chờ những nhận định cũng như những chuyển biến đó có sự hồi âm ngay trong nay mai để làm bằng chứng sự hiện hữu của Chương Trình Định Luật Điểm Tựa là một sự thật. Và đồng thời cũng là sự chờ mong của cả Dân tộc Việt Nam suốt hơn 4.000 năm qua cho một giai đoạn Đất Nước hôm nay.
Bản thân Tác Giả càng hãnh diện và tự hào hơn, khi biết mình thuộc Dân Tộc Việt Nam trong giai đoạn lịch sử hôm nay.
----------------
- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏