📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

[PDF] SỬ KÝ NƯỚC AN NAM (KỂ TẮT) - TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ


Học sử là cho biết hiền nhân cổ tích những việc đã xảy ra đười trước: trị loạn, đắc thật, hư thật, lành dữ là thế nào, ngó điều lành điều tốt thì đua ben bắt chước , sự giữ thói hư thì cải trừ xa lánh.

Vậy khuyên anh em đồng bang chuyên việc học hành cho mở mang tri hóa mà đừng bỏ học tự tích Việt Nam mình, vì thấy nhiều người ngoại quốc tịch nắm sử nước ta còn ta là dân trong nước lại không nắm lịch sử nước mình.

Và nếu rõ sử tàu, sử Vạn quốc mà mù tịt sử nước nhà e chẳng khác gì thầy bói khoe mình biết những việc kín nhiệm của người ta mà nhà cửa của mình ở hướng nào không biết rã mà về là điều báng bổ.

Tục Mường – Tục cưới về Mường, Mán rất nực cười. Khi cưới, nhà gái nấu một nồi nước bẩn thỉu, cả nhà khóc lóc chờ khi họ hàng đưa dâu ra cửa thì lấy gạo muối ném theo và rẩy nước bẩn ấy, hễ ai chạy không mau thì bẩn cả quần áo.

Tục cưới của ta, cũng là noi theo tục Tàu. Tàu có sáu lễ: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghênh.

Có chữ rằng: “Lục lễ bất trị, trinh nữ bất hành” nghĩa là sáu lễ không đủ, thì người gái trinh không đi. Sáu lễ ấy đại khái như lễ dạm, lễ hỏi, lễ xêu, lễ cưới của ta v.v…

Xét trong tục cưới xin của ta, có mấy điều trái với cách văn minh nên đổi:
Một là lấy vợ lấy chồng sớm quá. Tục Âu châu trai, gái đúng tuổi khôn lớn, ít ra cũng mười tám, hai mươi tuổi trở lên mới dựng vợ gả chồng. Ta thì thường cho sự có con cháu sớm là nhà có phúc, cho nên lắm nhà con mới mười bốn, mười lăm tuổi huyết khí chưa được sung túc, đã có vợ có chồng, thậm chí có đứa con gái hỉ mũi chưa sạch đã đi về làm dâu. Vì thế sinh con đẻ cái ra nhiều đứa còm cõi ngang nghiu, gây nên một giống nòi yếu ớt. Vả lại lúc tuổi trẻ, còn đang là tuổi hoc hành, tìm kế lập thân, vậy mà đã vướng víu về đường vợ con, thì còn làm gì được nữa, thành ra lại làm cho hư cả người.
Hai là trai gái không được tự do phôn phổi.

Tục Au châu trai gái phải biết nhau trước, cha mẹ cho tự ý kén chọn, có thuận tình thì cha mẹ mới gả. ơ ta chỉ cứ tùy ý cha mẹ, tìm nơi xứng đáng thì gả dẫu con không bằng lòng cũng nài ép cho phải lấy, mà thường nhiều khi cha mẹ gả bán lẫn cho nhau cũng nên. Vì vậy lắm khi vợ chồng lấy nhau rồi, sinh ra chê bai nhau, oán ghét nhau, không được hòa thuận, đến nỗi lìa nhau, mà dẫu có e sợ danh tiếng, gượng ở với nhau, thì cũng sầu não trong lòng, chẳng những là công việc trong nhà lủng củng chẳng ra gì, mà đường sinh dục cũng không được tốt.

Ba là tục thách cưới. Vợ chồng lấy nhau là một nghĩa vụ, trai phải có vợ, gái phải có chồng, đôi bên đều có tư ích lẫn cho nhau, chớ không phải lợi riêng cho bên nào cả. Vậy mà ta lắm người coi sự gả chồng cho con như là bán con, trừ ra sự may mặc sắm sửa đã bắt nhà trai phải lo, lại thách đến tiền đến bạc. Lắm người nghiệt quá, không đem đủ tiền không nghe, làm cho sui gia sinh oán ghét nhau cũng vì đó. vả lại chẹt người ta quá, ngưòi ta cũng phải miễn cưỡng đi vay mượn mà lo xong việc, rồi thì cái nợ ấy, có khi con mình vê nhà chồng lại phải nai lưng cố sức ra làm ăn đê trả, thế có phải là mình vụ hư danh hoa hoè một lúc, mà đê khổ cho con không?






- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét