📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

[PDF] VĂN SỬ Y DƯỢC TRONG TRUYỆN CHƯỞNG KIM DUNG - TRẦN VĂN TÍCH - TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ


Ai đọc Kim Dung cũng biết Quách Tĩnh và Tương Khang. Tên của hai nhân vật nây do Khâu Xứ Cơ đặt với ngụ ý nhắc nhở mối nhục Tĩnh Khang và việc hai thánh khi xưa bị giặc bắt. Tác giả Hương Cảng chỉ viết như vậy mà không cho thêm chỉ tiết, Vậy mối nhục Tĩnh Khang là mối nhục gì? Hai thánh là ai? Giặc nào bắt họ? Nhân vật Khâu Xứ Cơ có thực hay chỉ là do tưởng tượng của nhà viết truyện? Độc giả Việt Nam chắc phải có những thắc mắc như vậy. Và có lẽ cả dịch giả bản Việt ngữ nữa. Vì chính người dịch cũng tỏ ra không hiểu mối nhục Tĩnh Khang là sự kiện lịch sử gì:

Anh hùng xạ điêu, quyển 8, trang 240, thuật lời Quách Tĩnh: “Đó là Khưu đạo trưởng muốn chúng con không quên cái nhục ở Tĩnh Khang”. Như vậy, rõ ràng người dịch đã tưởng Tĩnh Khang là một địa danh. Không phải thế, Tĩnh Khang là một niên hiệu. Ngày xưa, mỗi triều vua thường có một hay nhiều niên hiệu. Ví dụ vua Lê Thánh Tông nước ta, ở ngôi ba mươi tám năm, có hai niên hiệu: mười năm đầu đặt niên hiệu là Quang Thuận, hai mươi tám năm sau đặt niên hiệu là Hồng Đức. Tĩnh Khang là một niên hiệu của vua Huy Tông nhà Bắc Tống. Vị vua nầy tại vị từ năm 1101 đến năm 1126, cải nguyên tất cả sáu lần. Niên hiệu Tĩnh Khang là niên hiệu cuối cùng, chỉ có một năm và tương ứng với năm 1126 Tây lịch. Vào thời điểm đó, quân Kim đánh xuống Nam, chiếm Khai phong, bắt hai vua Huy Tông và Khâm Tông đưa về Bắc, cho nên sử Trung Hoa gọi là nạn hay nhục Tĩnh Khang. Và “nhị thánh” được Quách Khiếu Thiên thân phụ Quách Tĩnh - nhắc đến ở đầu truyện Anh hùng xạ điêu chính là hai vua Huy Tông và Khâm Tông. Trong một bài từ theo điệu Mãn giang hồng (bài từ nầy được Quách Tĩnh đọc cho Hoàng Dung nghe khi ở trên Thánh địa của bang Thiết chưởng và ngẫu nhiên tiếp thu được hai cuốn sách do Hàn Thế Trung sao lục các tác phẩm của Nhạc Phi), vị danh tướng đời Tống đã để cập đến "Tĩnh Khang sử".

Khâu Xứ Cơ cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc, Đó là một đạo sĩ — do đó ông có ngoại hiệu là Trường Xuân Tử hay Trường Xuân chân nhân —phiêu bạc giang hồ khấp chốn, viễn du ở rất nhiều nước ngoài, sang tận vùng Trung đông ngày nay. Trong bộ Trường Xuân chân nhân Tây du ký, ông kể lại những cuộc hành trình xa xôi. Chẳng hạn năm 1222, ông đã đi qua thành phố lộng lẫy với những cung đền. Hồi giáo Samarkand-hiện nay thuộc Usbekistan, đã chứng kiến cảnh đô thành giàu có với một nền văn hóa rực rỡ nầy của miền Trung Á bị quân Mông cổ do Thiết Mộc Chân chỉ huy đốt phá tan hoang, đánh đuổi dân chúng ra khỏi thành khiến cư dân ở đây không còn được một phần tư dân số trước kia.

Trong tập sách nầy, chúng tôi sẽ cố gắng tập hợp và bình giải các chi tiết thuộc những lĩnh vực văn học, sử học, y học và dược học được Kim Dung để cập đến qua những bộ truyện kiếm hiệp. Ví dụ căn cứ vào sự kiện bộ Anh hùng xạ điêu lấy bối cảnh khởi đầu là năm thứ năm niên hiệu Khánh nguyên đời vua Ninh Tông (bản dịch Việt ngữ ghi sai thành Linh Tôn) nhà Tống, tương ứng với năm 1199 dương lịch và chi tiết trong Cô gái Đồ long theo đó Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã liên thủ giúp quân dân Tương Dương giữ thành nầy và tử nạn khi quân Nguyên phá thành mà việc nầy thì xẩy ra năm 1273 theo sử liệu Trung văn sau sáu năm quân dân nòi Hán kiên trì chiến đấu và không được triều đình Nam Tống chi viện; nên chúng tôi có thể tính ra rằng Quách Tĩnh đã hưởng thọ 74 tuổi (1273 - 1199 = 74). Chi tiết này không hề được Kim Dung ghi nhận trong các tác phẩm của mình.

Truyện võ hiệp Kim Dung và sau nầy, phim chưởng Kim Dung đã phổ biến sâu rộng trong giới thưởng ngoạn Việt Nam, từ Nam chí Bắc, ở quốc nội cũng như tại quốc ngoại. Những trang sách sau đây hy vọng sẽ cung cấp được một số tri thức bổ ích và thú vị cho đồng bào đồng hương.






- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét