📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 3.14 - LỮ ĐIẾU - ĐỒ NAM | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


TRẦN ĐOÀN VÀ CHIÊM BỐC THỜI TỐNG


"Truy dấu rồng tranh mồi lữ điếu
Nã kỳ lân đoạt bẫy đồ nam".


Đó là hai câu thơ mà tôi trích lại từ hai bài thi kỳ II trong Hội Pháp Hoa!
Ở đây ta chỉ bàn đến hai chữ cuối là Lữ Điếu và Đồ Nam. Điếu có nghĩa là Ngư Phủ, Đồ thì ám chỉ Tiều Phu. Trong kho tàng văn hóa đông phương toàn ảnh xưa nay: Ta thấy hình tượng của hai nhân vật ngư tiều, đặc biệt luôn tiềm ẩn những giá trị dị thường, xuyên suốt mọi giai đoạn!

Thật đáng trách khi dòng Âu Lạc vốn được kết tinh từ hai môi trường đó mà lại không biết cũng như hiểu gì về hai giá trị tiềm ẩn này. Nhất định đây sẽ là đề tài ẩn tàng đầy lý thú, bất ngờ đối với mọi đương đại tư duy. Như lịch sử dân tộc Việt đã phản ảnh rõ nét bức tranh Tiều Ngư qua hình tượng Xi Vưu (Long) và Tiên Huyền Nữ (Quy)! Dấu âm bản đó đã được hiện rõ qua mô phỏng của Lạc Long Quân với 50% dưới biển, và Âu Cơ với 50% trên rừng!! Để rồi mô hình này cũng được gen di truyền khắc họa rõ nét qua Tuyết Giang Phu Tử (Ngư, kiến trúc sư vạch cõi... thiết kế) và La Sơn Phu Tử (Tiều, kỹ sư định biên... công trình)!!!

Nhìn lại kể từ đầu page này; Ta không khó để nhận thấy tiếng Dao cầm đầu tiên tiềm ẩn bóng Tiều Ngư... Cho đến bài này; Ta nhất định phải làm rõ vai trò Tiều Ngư nào mà lịch sử Trung Quốc đã sao chép bản quyền rất kín kẽ... và tận dụng tốt nhất cho nền văn hóa cũng như sử sách của họ? chúng ta cùng tham khảo:

Trước tiên tôi nhất thiết phải đưa ra một thống nhất chung để tránh những câu hỏi thắc mắc (đôi khi có phần nông nổi vội), sẽ có. Vì như ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại thì ta vẫn chưa thống nhất ngôn ngữ giữa Bắc Hán và Nam Hán trong diễn giải như: Nam gọi Hớn, Bắc gọi Hán. Từ đó ta có thể thấy... Ngươn - Nguyên, võ - vũ, tấn - tiến, bửu - bảo v.v... Và Lữ - Lã vân vân, và v.v...

Cho nên Lữ Điếu chính là ý nhắc đến một Ngư ông họ Lữ (Lã) nào đấy!, trong vô vàn những ngư lão hàng ngàn năm nay, tiềm ẩn và lẫn khuất trong kho tàng sử sách. Ta không khó để nhận ra đó chính là Lữ Vọng! Một ngư ông đã từng câu rồng trong dòng nguồn sử, tại một bến bờ của quá khứ lâu. Riêng kẻ Tiều thứ hai đủ để vẽ thành bức tranh Điếu Đồ của lịch sử cũng như văn hóa Trung Quốc chính là Trần Đoàn. Dựa trên hai đầu mối này ta mới có thể... Truy dấu Rồng, ắt phải tranh mồi Lữ Điếu. Và muốn Nã Kỳ Lân nhất định phải đoạt bẫy của Đồ Nam là vậy. Mọi huyễn cảnh Ngư Tiều khác? Chỉ là cái "bã..., bẩy" của thiên tượng bày ra cùng thế nhân chúng ta, không khác.

Để dẫn mối tư duy vào xem xét nhân vật Trần Đoàn này, có vẻ như ngoằng ngoèo tựa ma trận như thế đấy! (Tôi nói, có Phương Viên Đồ của Trần Đoàn làm chứng). Không khéo, "nhão óc" mà chết đuối trên cạn, như không!

Ta xét thấy Trần Đoàn chính vì biết cũng như hiểu những sự thật bị che dấu phía sau Kinh Dịch. Cho nên cũng như Lão Tử; Trần đoàn không dám làm gì dẫn đến sai đối với lạc kỳ thư này. Cho nên ta thấy ông đã có ý tránh lĩnh vực quân sự và bói Dịch nói chung. Ông biết rất rõ; Không Tử đã lỡ "bôi ma" kinh Dịch trước đó với Thập Dực mất rồi. Trần Đoàn chỉ hy vọng những thế hệ mai sau tích đức, tu nhân qua hai học thuật ứng dụng nhắn gửi lại: Đó chính là Tử Vi và Khảm Dư! Kỳ vọng qua đó mà phần nào tránh điều xấu, tìm điều tốt mà hành sử mọi sự.

Do Tử Vi đã hạn chế tính may rủi đến giới hạn có thể rồi. Và phương pháp đó chỉ xảy ra tính xác xuất tại khả năng tư duy của từng cá nhân mà giới hạn thôi. Từ đó ta thấy Tử Vi tuy là dưới Bốc Dịch theo quan niệm chung, nhưng đạt khả năng tiên đoán cao hơn Bói Dịch là vì thế. Ta xét thấy khả năng của Tử Vi phát huy cả 3 công cụ khai thác bao gồm là Lý - Tượng - Số (Ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ hình học, ngôn ngữ toán học). Trong khi Bói Dịch có thiếu vắng ít nhiều công cụ khai thác của Số (toán học). Chỉ xoay quanh hai công cụ cơ bản làm nền móng xây dựng và thiết kế mọi mô hình là Tượng và Lý. Khó khăn thay! Bởi ta không đủ để biết được; Lý, vốn đã thất lạc từ cội nguồn và hiện nay đong đầy khiếm khuyết. Tượng cũng không khá hơn là bao khi ta không hề biết đến thể loại Văn U Mặc. Nhất là trong tầm phát triển của xã hội Việt Nam trong thì đương đại. Lại càng phải thêm đáng sợ hơn nữa, là những ai đang sở hữu Bói Dịch lại chưa đủ tư duy để ý thức những điều thực tại này. Và đó cũng chính là lỗ hổng, sơ hở "nền tảng" cho những ai không đủ hiểu và công kích Kinh Dịch khai thác. Một cách..., miệt mài... !?.

Dĩ nhiên Trần Đoàn cũng noi theo dấu của Lão Tử mà nhất quyết chỉ "đòi" Tu Tiên mà thôi! Bởi đấy là Đạo. Tôi cũng nhất thiết phải nhắc để lưu ý chung cho những thế hệ "mọi đương thời", bao gồm cả quá khứ - hiện tại - tương lai là: Hai từ Xích Quỹ không có nghĩa là Quỷ Đỏ như những tư duy lạc lối nghĩa xưa nay thường dò dẫm... Mà điều này có nghĩa như; Xích ở đây có nghĩa là Thước (mét, công cụ đo lường nói chung) chứ không có nghĩa là Đỏ. Quỹ đồng nghĩa với sự ám chỉ về một "Quỹ Đạo" vận hành trong mô hình tự nhiên của vũ trụ mà Tạo hóa đã mặc định trong đó.

Vậy Xích Quỹ có nghĩa là nói lên một Quỹ Đạo với một đường lối phát triển theo quy củ (Xích, thước). Tóm lại: Nước Xích Quỹ là một nước có mô hình của sự phát triển đến tương lai theo đường lối mẫu mực trong mô hình thực tại tự nhiên của vũ trụ tiềm ẩn. Ta phải viết rằng Xích Quỹ chứ không phải là Xích Quỷ như sự lầm lạc bao đời nay. Đó vốn là những giá trị thực tại tiềm ẩn, những kỳ vọng của Tạo Hóa đã "chạm khắc" và giao cho giống nòi Tiên Rồng này, từ một trong những ngày đầu tiên Người tạo dựng vũ trụ rồi vậy.

Tuyệt đối phải ghi nhớ điều đó cho bất cứ ai. Nhất là dòng giống này, càng nhất định phải khắc cốt ghi tâm hơn nữa để được thành người. Dĩ nhiên điều đó, không dành cho những tư duy đã bị hủ hóa, những bóng ma xác sống mục rữa (zombie), đã bị bỏ rơi phía bên kia của Kỷ Nguyên Cũ mất rồi. Kỷ Nguyên Mới chỉ dành riêng cho những thế hệ tương lai và những ai với một tư duy ưu tú nhất, để tiến hóa cùng dân tộc Việt. Nền tảng di chỉ đó ta xét thấy từ cội nguồn trong nhóm Bách Việt là Âu Việt và Lạc Việt. Và sự hợp nhất đó đã sinh ra Bách Bộc ( trăm trứng trong một bọc bào thai). Bách Tính của dòng Âu Lạc đó lại được tiềm ẩn trong dòng Kinh Việt. Điều này có nghĩa rõ ràng hơn chính là dân tộc Kinh của người Việt hôm nay. Đích thị dòng Kinh Việt này chính là dòng được mặc khải để phải đứng ra gánh vác cơ đồ cũng như non sông của dân tộc phát triển đến tương lai trong Kỷ nguyên Mới không khác được. Bởi đó chính là quy luật của Tạo Hóa đã định sẵn.

Tôi đã chỉ ra trách nhiệm cũng như đặt gánh non sông lên vai của dân tộc Kinh rồi vậy. Không thể quẳng xuống được đâu. Nhưng đó là cả một sự hãnh diện mà trên bình diện địa cầu đương đại có muốn gánh thay, tuyệt đối cũng không có thể.

"Sự kinh hoàng lẫn sợ hãi đang dần hiện hữu"... bao gồm hoang mang lẫn âu lo, trước những sự vận hành của Thợ Tạo... trong thời khắc đương đại.

Có lẽ bài này đã bất chợt đi quá xa đề tài đang bàn ở trên. Ta quay trở lại tiếp tục theo dõi tung tích của Trần Đoàn vậy:

Biệt danh Hi Di chính là của Triệu Khuông Dẫn đã tặng cho Trần Đoàn, khi mời ông về triều mà không thấy ông giúp hay thi thố gì cho đất nước cả! Bởi Trần Đoàn như tôi đã có từng nói qua là: Trần Đoàn chỉ một mực cứ nằng nặc đòi được Tu Tiên mà thôi! Cực chẳng đã, Triệu Khuông Dẫn cuối cùng đành phải để cho Trần Đoàn trở về với nguyện vọng đó. Ta thấy cuối đời, Trần Đoàn tỏ ngộ cơ trời nên mới mang thân làm Tiều nơi tiên cõi tận chốn thâm sơn cùng cốc. Dĩ nhiên danh hiệu cuối đời đó, Trần Đoàn chỉ dám nhận mình là Đồ Nam mà thôi. Điều này cũng còn có nghĩa là "chỉ mong được là học trò (đồ) của phương Nam mà thôi.

Tuy nhiên Trần Đoàn cũng được ta cảm thông ít nhiều như cha ông hiếm trước đó là Lão Tử. Bởi Trần Đoàn tuyệt không dám chỉnh bàn gì về Kinh Dịch cả. Chỉ có thể tùy theo khả năng lĩnh hội mà để lại cho những thế hệ tương lai noi theo mà xu cát, tị hung qua Tử Vi và Khảm Dư như đã dẫn. Sau đó Trần Đoàn truyền lại cho Mục Tu, tức Mục Bá Trưởng. Mục Bá Trưởng mới truyền tiếp đến Lý Bĩnh Chi, ta quen nghe gọi là Lý chi Tài.

Lý Chi Tài vốn là một viên quan đương thời khi ấy. Do thấy Thiệu Khang Tiết có thiên tư mà lại lang thang khắp chốn, nên mới đưa về nuôi và truyền lại sở học này.

Vậy ta xét thấy tài nghệ của Thiệu Khang Tiết chính là được hưởng " dư khí" hoặc "phúc ấm" từ Trần Đoàn mà ra cả. Tuy nhiên 3 đời là Mục Tu, Lý Bĩnh Chi nữa mới xuống đến được Thiệu Ung.
Thế nhưng, Khốn thay!:

Thiệu Khang Tiết lại không theo tổ nghiệp dày công xây dựng để truyền cho mình với kỳ vọng hướng đạo. Vậy mà Thiệu Khang Tiết lại đốt sách bằng cách không phát huy sở học của tổ nghiệp 3 đời truyền lại. Khang Tiết lại đi lạc bước qua địa phương của Khổng Tử với Thập Dực để phát huy bói Dịch!? Và Thiệu Khang Tiết chính là người đưa Bói Dịch lên đến một đỉnh cao nhất trong giai đoạn Nhà Tống. Nơi mà thiên hạ cho tới ngày hôm nay đều vây quanh ca tụng cho cái gọi là Chiêm Bốc thời Tống đã phát huy chói lọi nơi đỉnh cao của nhân loại...!, ...!!, ...!!!.

Do Thiệu Khang Tiết không đủ để hiểu rằng Khổng Tử trước đó đã có những sai lầm trầm trọng đối với việc san định Kinh Dịch. Càng không đủ khả năng để lĩnh hội những gì mà Trần Đoàn hướng tới và gửi gắm cho mình. Thế nên dẫn đến việc Thiệu Khang Tiết lập ra Mai Hoa Dịch Số, phát kiến gieo quẻ bằng đồng tiền, Vân vân và v.v... hơn nữa! Và; Bói..., chiêm..., nghiệm..., suy..., diễn... loạn hết cả lên. Gây che mờ, phủ lấp tất cả những giá trị thực tại còn đang tiềm ẩn trong Kinh Dịch.

Như thế, ta thấy Thiệu Khang Tiết nên lấy hiệu là Xương Phu mới phải hơn là Nghiêu Phu vậy. Bởi tuy có cùng một dòng của Hoàng Đế đấy, nhưng Văn Vương mới là người khởi xướng Bói Dịch chứ không có phải là Vua Nghiêu cho được. Cùng lắm thì thời Vua Nghiêu cũng chỉ phát huy về Kinh Dịch là Y học và Phong Thủy mà thôi. Toàn cõi không có loạn binh đao nên quân sự không có đất dụng võ để thi thố gì nhiều. Vả lại, Quy Tàng Dịch đã ra đời đâu để mà nói đến việc bói toán cho được? Nhất định "Nghiêu Phu" ắt hẳn là Thiệu Khang Tiết đã nói quá đến những điều mà tư duy của mình chưa có thể với tới cho được. Ngay cả Văn Vương cũng chỉ có thể bói Quẻ Tiên Thiên mà thôi. Thiên hạ còn mãi lặn ngụp mà "mò...ốc..." trong mu rùa lúc đấy làm cáo chứng chung.

Và đó cũng là cái lệ chung cho thói thường trong thiên hạ về sau này dõi theo, và học đòi cho những điều mà mình chưa có thể biết tới hiện nay mà lại..., múa rìu...qua mắt... Tiều Phu vậy !?
Thoát đỉnh Bi hài.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét