📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 2 - KIM MÔN ĐẠI CUỘC | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


(Vượt Vũ Môn)

(Kỳ I: Nhất Nguyên; LONG HOA HỘI)

Nhất Nguyên kỳ một thuần Tiêu Sương…
Ngày ấy giải đầu ghìm tay cương
Từ giã thiên trường không luyến tiếc
Nhường cuộc đất trời kẻ khác đương
Nào ngờ thiên địa không đồng lý
Mười mấy thu qua khảo trăm đường
Rẽ lối phong sương về chốn cũ
Gõ cửa thiên trường nỗi vấn vương.


(Thượng Nguyên nhất vận thi)

PHÁP HOA HỘI !

(Kỳ II: Nhị Nguyên…)

Bước vào thiên trường cửa nhị nguyên.
Trời đất khai hội Pháp Hoa Liên…
Quả thật thuở xưa từng nghĩ đến
Nẻo cao nguyện vọng, lấp đầy truân chuyên
Đa đề căn sâu in dị mộc
Quái thạch lãnh thiên dọn bàn thiền
Long gáy kỳ thư hồn hỗn độn
Hưng đạo sách nào bình giặc Nguyên?...


CỬU LONG GIANG DẬY SÓNG BẠCH ĐẰNG

(Nối Nhị Vận...)
Vườn không nhà trống, phục dạ trống
Vô tự sách trời hạn khải mông…
Truy dấu rồng tranh mồi lữ điếu
Nã kỳ lân đoạt bẫy đồ nam
Quyền tinh mã tước vị thổ trĩ
Ngựa tiêu sương tuần mông hạn ảnh…
Độn hư tinh sau lưng huyền vũ
Trú dạ kê mão đợi…huyền vi…

(Trung Nguyên nhị vận thi.)

THIÊN HOA HỘI !

KỳIII ; Tam nguyên

Lạc giữa muôn trùng Hội Hoa Đăng
Mỗi mùa một vẻ hàm phong hằng
Mai lan cúc lựu phong ngôi hậu
Cầm kỳ thi họa đủ gió trăng
Sắc hương hư ảo, phục hoa thuốc
Một mai góp người buổi không chăn
Hướng dương hoa quỳnh kiền thược dược
Phân ly khôn sầu khảm hoa ngâu

(Hạ nguyên nhất vận thi)

Hốt ngộ dược vương hoa sen trắng!
Vô sắc Phật phong tiệm trong đầm
Phúc âm hoa huệ ngoài đồng vắng…
Mầu nhiệm Chúa hằng ví sao sâm
Bảy phép thất diệu ai phân đặng?
Đồng nhân tùy tụng kẻ công bình
Bĩ thái thanh minh nguyên trinh thắng
Trắng dạ bạc đầu bình tống, chiêm…

(nối nhị vận…)

VẠN HẠNH THỜI LÝ CÒN TÔ HIẾN
TANG HẢI THƯƠNG ĐIỀN CUỘC XẺ ĐÔI
---------------
Hoa đèn hoa râm đêm khách lữ (trổ)
Sông nước sao cười ngạo gió trăng!?
Trở dạ biển chào muôn hoa sóng
Trên ngọn ba đào nở tinh hoa
Hoa lau phất ngọn mười hai xứ
Sấm theo trống đồng trổ hoa văn
Ký vị theo dòng tế hoa thị
Lục cõi hoa mừng Hội Hoa Đăng!!!
( Hạ nguyên tam vận thi)
----------
ĐỘ MÔNG HẠN ẢNH…
Ngựa tiêu sương tuần mông hạn ảnh…
Đêm dịch trạm trông gà điểm canh…
Ngày hư ẩn tránh quán huyền
Nhạc phân đại tráng long tuyền điểm danh.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Ẩn tàng sâu xa những bí pháp luyện đạo bằng những quẻ của Kinh dịch Hàm Phong Hằng...Thiên Hoả Đồng Nhân... Địa Thiên Thái... chiết khảm điền ly biến thành Càn Khôn... nhưng chưa tận cùng sự hiểu cho lắm.


Trả lời: Bạn đã thật sự nhìn ra hệ thống quẻ Dịch tiềm ẩn trong bài Thiên Hoa Hội này! Tuy nhiên đó cũng chỉ mới là một chi tiết trong tổng thể đó.
Tôi chưa hiểu “ý cuối” của bạn (?!), nên chưa có câu trả lời được.
Tóm chung: Bài này là đáp ứng cuộc thi cuối của Thiên Trường. Ta có thể qua mắt người đời được, nhưng tuyệt không có thể qua mắt Trời được bao giờ. Vì thế, con người có thể tranh cãi với nhau trọn kiếp, với Trời là không thể được, dù chỉ 1 câu.
Để có được bài này để vượt qua lượn sóng cuối; Tôi thật sự trước đó đã may mắn được tranh cãi cùng Tạo Hóa biết bao lần rồi! Thế nhân xưa nay tìm đạo, tham Thiền chỉ mong “được” lạy lục, cầu khẩn, van xin... Có ai đã từng đến cảnh giới tranh cãi về chân lý cùng các đấng đó hay chưa?
Tuyệt không thể dám nghĩ đến bao giờ, dù chỉ trong “mống ý”.



Hỏi:  Thiết nghĩ đọc lại những dòng thơ này của tác giả không sao hiểu nổi ý tứ sâu sa của những bài thơ từ Pháp Hoa Hội trở xuống...! Kính mong ngài khai thị cho mn cùng thấu tỏ chứ ad viết ra tn mn không đủ căn cơ đọc cũng chỉ vui mồm mà lại không giúp được ai e dằng làm nhọc công tác giả đã viết !!! Thân


Trả lời: Tôi dự định đề tài khoa học khi bàn đến mô hình của Ma Trận cấp 9x9, đại diện cho không – thời gian 9 chiều. Thì lúc đó mới có thể viết bài “Cửu Tinh” như đã có hứa cùng bạn trên trang này được. Chúng ta cứ đi sớm quá, tôi có giải thích thì vẫn cứ chập chờn trong bức màn u u, minh minh mà thôi. Bởi chưa hội đủ điều kiện để giải thích được.
Thế nhưng chưa kịp đến, thì câu hỏi bài này lại tiếp theo nữa! Dĩ nhiên sẽ đến lúc tôi phải giải thích thôi. Vì chắc chắn sẽ có người hỏi đến như bạn chẳng hạn. Bởi vì không ai tự đề cao mình cả, nên giải thích nó là rất khó rồi vậy. Thường thường thì để bạn đọc tự giải thích và trao đổi ra dần thôi.
Tuy nhiên đã đến lúc này rồi thì tôi cũng phải giải thích về ba kỳ thi này vậy. Thế nhưng cũng là còn quá sớm để nói đến. Nên tôi chỉ giải thích có tính “gợi ý” sơ qua cùng các bạn thôi. Vì những giá trị trong đó còn tiềm ẩn sâu lắm, chưa có thể giải thích thấu đáo cho hết được.
Không phải hiển nhiên mà vượt qua kỳ thi cuối của đất trời cho được bao giờ cả.
Vậy, trong bài tiếp đến. Tôi sẽ viết riêng một bài chen vào để tạm đáp ứng theo câu hỏi của bạn và…, chúng ta cùng tán gẫu cho bớt nhàm chán đề tài khoa học vậy nhé.


Hỏi:  Đinh bộ lĩnh dùng hoa lau lãnh đạo 12 xứ quân, động theo hoa văn của trống đồng - theo bác Ad. Thời kỳ này là hạ nguyên vận 3??? Tại sao lại dụng ký tế vị tế ở đây???


Trả lời: E rằng bạn có hiểu sai ý ở đây rồi! Bởi ai ai cũng đều biết hiện nay đang ở vào Vận 8 thuộc Hạ Nguyên cơ. Không hề là Vận 3 bao giờ cả.

Vậy nếu nói về việc Vượt Vũ Môn thì mới là đợt sóng thứ 3 chứ không phải là Vận 3. Ví như lịch sử ta nôm na là có 4000 năm thường trực trên cửa miệng xưa nay rồi. Vậy thì:
1- Đợt sóng thứ nhất là 2000 năm trước công Nguyên.
2- Đợt sóng thứ hai là 2000 năm sau công nguyên.
3- Và dĩ nhiên ta đang đang đứng trước đợt sóng thứ 3 với 2000 năm nữa để vượt đợt sóng cuối mà hóa rồng vậy.
Tất nhiên Ký Tế hay Vị Tế đều cũng đúng hết cả. Điều này có giá trị quy đổi tương đương như thuật ngữ Alpha và Omega vậy mà (Khởi đầu và kết thúc, kết thúc cũng là khởi đầu).


Hỏi:  Sóng thứ nhất trước 2000 năm trước CN chuẩn, đó là thời kỳ Đại Hồng thuỷ , việc này trong các giáo phái nào cũng ghi chép; mình có thể chỉ chính xác năm luôn, hihi
Làm sóng thứ 2 là 2000 sau CN: theo bác Ad thì có sự kiện gì lớn xảy ra ?


Trả lời: Trong làn sóng thứ hai thì: Thế thường là thuộc họ nhà Tôm, nên phải chịu cảnh Cứt lộn lên đầu rồi vậy.


Dân tộc King tổng hợp





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét