📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần3 - VIỆT NAM THÁI CỰC TƯỢNG ĐỒ | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư




VIỆT NAM THÁI CỰC TƯỢNG ĐỒ

TRONG KỶ NGUYÊN MỚI
(Diễn Giải Theo Câu Hỏi Bạn Đọc)

Ảnh: KSPBKKGCT4

Lưu ý:
Theo tư duy nơi đỉnh cao của nền khoa học đương đại. Để khai thác, giải thích toàn diện một mô hình thực tại của vũ trụ tự nhiên. Bắt buộc chúng ta phải hội đủ 3 công cụ:
1. Công cụ ngôn ngữ đơn thuần.
2. Công cụ ngôn ngữ hình học.
3. Công cụ ngôn ngữ toán học.
Vì thế, với đồ hình ở trên. Ta có đủ cả 3 yếu tố khai thác đó:
1. Hệ thống ngôn ngữ trình bày, với quan điểm của tư duy phương đông ta thường gọi là: "LÝ".
2. Hệ thống ngôn ngữ đồ hình minh họa, ta quen nghe gọi xưa nay là: "TƯỢNG".
3. Hệ thống ngôn ngữ số biểu thị, vốn là toán học của thuở ban đầu thường được gọi là nguyên nhân: "SỐ".

Quy tắc thứ hai; Phàm những loại sách được liệt vào hàng Kinh Điển nói chung. Nó vốn vượt lên trên tầm tư duy suy luận thông thường của chúng ta, rất khó để theo kịp mà nắm bắt cho được. Ở vào cấp độ này thì thường là sách kén độc giả chứ không còn là độc giả kén sách nữa rồi. Và những dạng Kinh Điển nói chung, vốn đều được viết bằng loại văn "U Mặc"!

Muốn hiểu rõ: Nhất thiết ta phải biết được điều đó trước đã. Sau mới có thể tìm hiểu dần được. Đó chính là cách đọc chỗ "không chữ" mà ta từng nghe Nhà Phật mô tả là "ngôn vô ngôn" vậy.

Tất cả sách có dạng liên quan đến đồ hình như trên. Xưa nay đều lấy Phương Nam quay lên phía trên. Bởi do theo luật lệ mà xưa kia Hoàng Đế tạo ra Chỉ Nam Xa (kim chỉ nam) để tìm Xi Vưu mà ra. Thế nhưng hiện nay thì la bàn đã chỉ Phương Bắc làm mẫu mực. Mọi đồ hình nói chung; Toàn cầu cũng thống nhất lấy hướng phía trên biểu đồ là Phương Bắc. Vì thế tôi cũng đã xoay lại và quy định theo sự thống nhất đó.

Đó là quy tắc, chúng ta cùng bước vào tour tham khảo chung.

Theo như mọi sách cùng sự lý giải xưa nay đều có một sự bất đồng là: Không thống nhất năm bắt đầu khởi nguyên là năm nào trong: ... 62, ...63, ... 64 !?. Đó chẳng qua là do lý tại hệ thống Tam Tài mà ra cả thôi. Ví như; Trời sinh ở Tý, Đất sinh ở Sửu, Nhân sinh ở Dần. Từ đó cho nên; Khi tham khảo sách nào mà ta thấy ... 62 là đang diễn lý ở Thiên. ... 63 thì trình bày ở lý Địa. Dĩ nhiên ...64 ắt mô tả là lý Nhân rồi vậy. Và đại đa số trong chúng ta đều biết cuộc này thuộc Hạ Nguyên, thuộc Lý Nhân. Đó phải theo hệ vận hành từ 1864 làm khởi nguyên chẳng hạn (tính theo đại - tiểu nguyên).

Với đồ hình ở trên, sở dĩ tôi lấy theo 1863 là bởi:

Thứ nhất; Do rất khó tính được chi tiết, nên xưa nay hay tính di dịch ở 3 năm, 3 tháng, 3 ngày, 3 giờ v.v..., là được.

Thứ hai; Là khi tính chi tiết thì không thể cố định cho được. Bởi cứ 4 năm là xảy ra một năm nhuận. Khí, Tiết sẽ bị sai lạc đi, do phải chen vào 2 Tiết. Lúc đó buộc phải tính tới quy pháp Siêu Thần, Tiếp Khí mới chuẩn được. Nếu không sẽ sai lạc hết. Ta sẽ không biết quy luật lúc đó đang vận hành theo lý của nguyên lý nào trong Tam Lý (Thiên - Địa - Nhân) để mà xử lý được. Điều này đã xảy ra đối với sự kiện của trận Xích Bích năm xưa giữa cách tính của Khổng Minh và Chu Du chẳng hạn.

Thứ ba; Thế cuộc lẫn thời vận hiện nay là "Thiên Nhân Hợp Phát". Từ đó cho nên tôi dụng 1863 làm khởi nguyên là vậy.

Về vấn đề nhận định thời vận là rất khó. Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng trình bày một cách đơn giản nhất có thể. Mong rằng qua đó, chúng ta phần nào nắm được thời thế mà khai thác xử lý. Hầu có giúp ích được ít nhiều gì cho xã hội hiện nay không. Bằng không, ta vẫn tích lũy được một phần nào đó ý thức về học thuật này của Dịch Học.

Xem xét và nhận định:
Trong Âm Phù Kinh có câu;
"Thiên phát sát cơ, di tinh dịch tú.
Địa phát sát cơ, long xà khởi lục.
Nhân phát sát cơ, thiên địa phản phúc.
Thiên Nhân hợp phát, vạn biến định cơ".
Dịch nghĩa:
"Trời mở cơ giết, dời sao lớn đổi sao nhỏ.
Đất mở cơ giết, rồng rắn phát sinh trên cạn.
Người mở cơ giết, đất trời tráo trở.
Trời và người cùng mở, là báo hiệu một cuộc thay đổi để lập lại cuộc mới".

Dựa trên quan điểm đó để xem xét và nhận định thời cuộc thì ta thấy:

Trong khoảng chừng 10 năm trở lại đây. Mô hình của vũ trụ tự nhiên phản ảnh: Các thiên thể, thiên thạch ngoài vũ trụ cứ lạc quỹ đạo mà lao vào trái đất ngày càng nhiều hơn thêm! Điều đó nói lên cái gọi là "dời sao lớn, đổi sao nhỏ". Qua đó ta nhận định đó là dấu hiệu thuộc Lý Thiên. Là cơ trời.

Cũng như thế, cùng một khoảng thời gian xem xét như trên. Long Xà Khởi Lục ở đây không có nghĩa là con rồng và rắn. Mà ta phải suy ra như: Châu chấu, sâu bọ, côn trùng không thấy phá hoại mùa màng chi cả. Do đó ta loại trừ Cơ Địa.

Và trên bình diện địa cầu trong khoảng một thập niên hiện nay: Hiện tượng bão lụt, sóng thần, nina, nino, vân vân... nổi lên với một mật độ không thể tưởng tượng được. Điều này phản ảnh câu "thiên địa tráo trở". Chắn chắn ta không ngần ngại khẳng định điều đó là Nhân Cơ.

Vậy tổng hợp những hiện tượng đó trong giai đoạn này thì ta có được kết luận: Thời vận này thuộc thế cuộc của "Thiên Nhân Hợp Phát". Mà Thiên Nhân hợp phát thì... Như ở trên tôi đã trình bày qua rồi. Không nhất thiết phải lập lại nữa.

Xưa nay, trải qua bao cuộc bể dâu. Tùy theo thế cuộc thuộc thời vận nào mà ta nhất định phải nương theo để đắc chí hành sự. Ví như thời của Nhà Chu thuộc vận Thổ. Đến Nhà Tần thuộc vận Thủy chẳng hạn. Ở đây tôi lấy thời mạt Hán (Đông Hán) làm dẫn giải như:

Ta thấy Tào Tháo đắc Thiên Thời. Tôn Quyền đắc Địa Lợi, và Lưu Bị thì đắc Nhân Hòa. Qua đó mới có thế chân kiềng, khi đã đắc một trong 3 tiêu chí đã nêu như thế. Ta xét thấy do đắc Thiên Thời nên Tào Tháo cuối cùng gồm thâu thiên hạ về một mối là vậy. Tuy nhiên, đó là quan điểm của người Trung Hoa mà trải qua các quá trình lịch sử đã minh chứng. Riêng quan điểm tại Việt Nam thì lại xem Nhân Hòa là quan trọng hơn hết. Chẳng hạn như câu phát biểu gần của Phan Bội Châu: "Thiên thời không bằng Địa lợi, Địa lợi không bằng Nhân hòa".

Trên đây là tôi đưa ra những quan điểm của từng giai đoạn làm dẫn chứng về thế cuộc và thời vận mà thôi. Tuy nhiên, quan điểm của một giai đoạn, không đủ so sánh với phản ảnh trong suốt quá trình của lịch sử được. Tóm lại; Từ đó sẽ cho chúng ta nhận định được nền tảng của cái gọi là thời thế mà mong xuất xử, nếu được.

Cho nên cuộc này thuộc "Kim Cuộc". Phàm hễ Kim cuộc thì luôn luôn là cuộc cuối. Là Tàn Cuộc, là chiến cuộc. Ta thường gọi chung với tên: "Kim Môn Đại Cuộc". Thời vận thì nhất định phải là "Thiên Nhân Hợp Phát". Bởi tính của đại cuộc thì riêng một Thiên thời, Địa lợi hoặc Nhân hòa cũng đều không đủ để độc diễn một phương rồi. Nếu ta xét và thường nghe câu "Vương Thổ", thì Kim lại là "Hoàng Kim". Nếu đã xem mệnh Thổ là Vương thì mệnh Kim thuộc Đế rồi vậy.

Tôi đưa ra một vài điển hình sau:
Hiện nay, ta thường nói câu cửa miệng một cách mặc định rằng thời đại Hoàng Kim! (Hoàng = Đế). Mà hễ đa kim ngân thì phá luật lệ. Cái lý của Kim thể hiện ở: ... Vì thiên hạ theo đuổi giá trị của nó mà gây ra biết bao cảnh; Bạn bè quay lưng, anh em trở mặt, chồng vợ ly tán, cha mẹ con cái chia rẽ v.v... Ta có thể nhận ra sự phản ảnh đó trên bình diện xã hội đương đại, tôi không nhất thiết phải trình bày. Lại nữa; Cái tính của Kim vốn là chiến cuộc... Cho nên "Đệ Tam Thế Chiến" ắt không tránh khỏi rồi vậy.

Vấn đề là ta nhất thiết phải nhận định cho được vận thế để xử lý thời cuộc. Và đồ hình ở trên không ngoài mục đích ấy. Tôi trình bày, diễn giải sơ lược về đồ hình, ta cùng nhận định chung:
Theo như mẫu đồ hình này là trình bày trong phạm vi của một Vận bao gồm 360 năm. Một Vận lại chia làm 2 Thế, mỗi Thế có 180 năm. Mốc tính, lấy từ giai đoạn của 1763 là giai đoạn mà Quang Trung và Nguyễn Ánh đang tranh hùng để định hình nước Việt Nam hiện nay. Từ đó ta tính tới trong 360 năm thế cuộc trong phạm vi đồ hình. 

Dĩ nhiên nguyên lý của khởi nguyên chuyển vận thì mốc tại 1863. Cho nên ta thấy từ 1863 tính đi 60 năm (một Chu), đến 1913 là thuộc Thượng Nguyên (một ô kẻ ngang là 10 năm), là Lý Thiên. Từ 1923 tiếp 60 năm nữa là đến 1973 thuộc Trung Nguyên là lý Địa. Và 1983 đến 2033 là dứt thời Hạ Nguyên, nay là lý Nhân. Ta xét thấy năm 2017 thuộc đời Hạ Nguyên. Lại nằm trong vạch bôi màu hồng thuộc mùa thu là Kim Vận. Thời thì thuộc Tiết Xử Thử trong cung Khôn. Vốn là Cửa Tử. Hội thì thuộc Hội Ngọ của đất trời.

Vạch màu hồng là tôi thể hiện "Cái Khí" của Thời, Vận, Hội của trời đất đang chuyển vận đến và tụ tại vị trí đó. Hiện nay tương quan với khu vực Tây Nguyên của đất nước. Và đang vận vào tới giới hạn cuối của khu vực Tây Nguyên là Lâm Đồng. Lưu ý là vòng chuyển vận này phải hết 360 năm mới lập lại một vận khác như thế. Điều này có nghĩa là cái vạch màu hồng, nếu chuyển vận ra khỏi khu vực Tây Nguyên, thì phải 360 năm sau mối tụ lại được như thế nữa.

Sở dĩ cách bố trí của đồ hình tính từ phía trên, bên trái (theo vị trí của người quan sát) là Cung khảm và Tiết Đông Chí là nguyên do: Trong Cửu cung thì Khảm thuộc Thủy là số 1. Điều này cũng có nghĩa là cái sự khởi thủy ban đầu. Cho nên Khảm tất phải ở vị trí đó. Tiếp đến, dĩ nhiên mỗi cung Quái sẽ kiêm 3 Tiết trong 24 Tiết trong năm. Mà cung Khảm khởi Thủy vốn tại Tiết Đông Chí. Hơn nữa, hàng năm thì khí của trời đất cũng bắt đầu vận hành từ Tiết Đông Chí, bất di bất dịch từ ngày tạo dựng vũ trụ cho tới nay. Và đồ hình trên mới có sự bố trí như thế.

Kết luận như sau:
Qua trình bày đồ hình như trên. Ta có được ý thức về một cuộc thế "Tàn Cuộc", có thể kiễng chân nhìn thấy trong một tương lai gần ngay trước mắt. Tôi nhắc lại: Quy luật của sự tiến hóa chỉ thuộc về sinh vật nào ưu tú nhất.

Phàm; Hễ không Tiến Hóa ắt Thoái Hóa vậy...

Thiên Nhân Hợp Phát? Có nghĩa là quy luật của vũ trụ, sẽ thay đổi toàn bộ vũ trụ để thiết lập lại một nền móng khác...

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)





Trả lời câu hỏi bạn đọc:

 Hỏi: Tận đến 2033 mới hết Hạ nguyên để lập lại đại cục mới. Vậy 2017-2033 vẫn trong thời đoạn đó thì thế cuộc ra sao?

Trả lời: THẾ CUỘC 2017 - 2023

Ngựa Tiêu Sương tuần mông hạn ảnh.

Đêm Dịch Trạm trông gà điểm canh.

Ngày hư ẩn tránh Quán Huyền.

Nhạc phân đại tráng long tuyền điểm danh.

Thật ra thì thế cuộc chỉ diễn ra tới 2023 thôi. Và tiếp đến năm 2033 thì ta còn 10 năm để dọn dẹp và chuẩn bị tư cách để bước vào kỷ nguyên mới cùng thế cuộc mới. Thường thì một độ mông hạn ảnh chỉ có 9 năm thôi.

Ví dụ: Những sự kiện liên quan phản ảnh như;

1945 đến 1954 là một độ mông hạn ảnh.
1954 đến 1963 là hai độ mông hạn ảnh.
1963 đến 1972 là ba độ mông hạn ảnh.

Ta thấy những sự kiện có tính quyết định diễn ra đúng với kỳ hạn. Thường thì thế cuộc luôn luôn có 3 cột mốc sự kiện như thế diễn ra trong giới hạn của giai đoạn mà ta điểm được. Và tất nhiên sau đó là 1 - 2 - 3 năm sau là hoàn tất: 1975.

Bạn tạm tham khảo như thế, những bài viết luôn tàng ẩn những câu trả lời trong đó. Xin cảm ơn

Hỏi: Ad có bài nào nói về địa thế phong thủy của Việt Nam không? Có hưng Thịnh thì có suy vong. Không biết vn đang ở vận nào. Có phải vận cuối rồi không? Kết thúc và mở ra vận mới.

Trả lời: Chào ban Nguyễn Dũng
Đúng! Tất cả đang ở vào vận cuối... Theo như đồ hình Thái Cực Tượng Đồ ở trên đã thể hiện rất rõ rồi. Bằng không thì theo như mọi người tính Tam Nguyên Cửu vận cũng khớp cả thôi. Ví dụ:
Cách tính cũng từ 1863 làm khởi Nguyên + Vận. Trong đó bao gồm: Thượng - Trung - Hạ nguyên. Và mỗi vận tính trong 20 năm. ( Đồ hình đính kèm)

Theo đó. Ta đang ở vào vận 8. của 9 vận tất cả. Đang Mã Đáo cận Cảnh Ngọ Môn Quan không quá một độ mông hạn ảnh...

Về phong thủy của nước Việt thì sẽ trả lời ở chủ đề khác, sẽ đến. Tuy nhiên cũng giới thiệu lưu ý qua cho độc giả thưởng lãm trước:

Bộ mạch chính của đất nước cũng như dân tộc Việt Nam chính là thế:
"Long Hổ Tranh Châu". Chứ không hề là bất kỳ một bộ mạch nào khác. Điều đó có chép trong Thiên Thư như Lý Thường Kiệt đã có từng phát biểu trong cội nguồn lịch sử: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
 rồi vậy.

Hỏi: Nếu phỏng theo thái cực đồ, vậy:
1. Thái cực độ là 1 hình tròn, vậy tâm điểm của thái cực đồ(hình tròn) là âm hay dương?
2. Nếu dùng Thái cực đồ để xem vận nước Việt Nam, vậy các nước khác trên thế giới dùng "đồ" gì để xem vận? hay duy nhất Việt Nam xem được như thế? Hay chỉ là "trùng hợp" nên có thể suy ra rồi đoán vận?
3. Theo mình biết trước thời Vua chúa gì đấy, gả công chúa tên gì đó cho Vua nước Chăm rồi mới sát nhập hai nước lại với nhau mới thành nước Việt Nam bây giờ, vậy thì lấy mốc vận từ lúc đó được ko? Hay xa hơn là mốc khi trái đất hình thành các mảnh vỡ lục địa tách -hợp ra rồi thành trái đất như bây giờ?
Và cũng theo đồ hình mà xem vận thì VIệt Nam chỉ là một phần trong đồ hình ấy, vậy dùng đồ hình ấy xem cho các nước có phần lãnh thổ "chẳng may" lọt vào đồ hình ấy được k?
4. Theo Hệ tọa độ địa lý thì đồ hình ở trên ( xét theo trục kinh tuyến ) sẽ quay theo chiều Bắc -Nam, ngược hướng với trục quay của trái đất Đông -Tây ( mặc dù trục quay trái đất là một góc nghiêng so với trục kinh tuyến) thì có mâu thuẫn gì với nhau ko?
5. (ngoài lề - chiếu theo tên của trang)
Nếu các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, vậy chúng quay cố định (nghĩa là k lệch theo mặt cắt ngang - vì như thế mới có hiện tược Nguyệt Thực - Nhật Thực) vậy thì chúng quay theo chiều Bắc -Nam, trong khi đó các hành tinh lại tự quay theo trục của hành tinh chính nó thành chiều Đông Tây , thế nên mình có câu hỏi vậy sao nó k tự quay và quay quanh Ngôi sao trong hệ của nó 1 chiều mà lại có 2 chiều đối lập như vậy?
6. (ngoài lề)
Mình có đọc bài về Dao cầm của Ad, vậy cho mình mình hỏi lúc có 3 tộc đó, thì có còn tộc nào lân cận nữa k? Dòng máu con Rồng cháu Tiên ấy có bao gồm thêm người CHăm, Khơ me, Lào hay k? Lào , Khơ me (Campuchia) và cách nước thuộc Đông Nam Á cũng thuộc con Rồng cháu TIên k? hay là một nhóm Tộc khác mà Ad k nhắc tới trên Trái Đất lúc đó?
p/s: vì kiến thức mình hạn hẹp, ko đủ nhiều để có thể hiểu những điều mà Admin nói tới, nên có nhiều cái thắc mắc mà đặt ra câu hỏi, cũng có thể biết 1, biết 3 mà thiếu 2 nên có lỗ hổng tri thức, ko hiểu dc trọn vẹn nội dung, thế nên mong Admin giải đáp thắc mắc của mình
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn Nhật Khương.

Vì câu hỏi dài của bạn nên sẽ chọn 2 câu có tính chung cho mọi người cùng tham khảo:

3. "Theo mình biết trước thời Vua chúa gì đấy, gả công chúa tên gì đó cho Vua nước Chăm rồi mới sát nhập hai nước lại với nhau mới thành nước Việt Nam bây giờ, vậy thì lấy mốc vận từ lúc đó được ko? Hay xa hơn là mốc khi trái đất hình thành các mảnh vỡ lục địa tách -hợp ra rồi thành trái đất như bây giờ?"

Thứ nhất; Tôi hiểu bạn có thể bạn đang muốn tránh nói đến sự kiện của giai đoạn nào. Điều đó không được. Bởi quy luật tính vận, mốc là do sự vận hành của mô hình vũ trụ tự nhiên. Ta không thể tùy tiện như thế được. Mốc đó là 1862-1863-1864 như đã dẫn. Thường thì ta chọn 1864 khởi Nguyên - Vận từ xưa đến nay rồi.

Hay xa hơn nữa... Thậm chí xa hơn sự hình thành các mãnh vỡ lục địa tách hợp như:

Khởi sự... Vào thuở Tạo Hóa gây hình ban đầu: Trong vũ trụ 9 hành tinh trong hệ mặt trời đều đứng ngang hàng với nhau. Sử sách xưa không tính mặt trời và mặt trăng. Họ gọi đó là thời kỳ "Thất Diệu Tề Nguyên". Còn có một cách gọi khác nữa là thời "Thượng Cổ Giáp Tý". Sau đó, có một số trong các vì sao này mới bắt đầu có lực tác động và xoay quanh mặt trời. Con người đứng trên trái đất quan sát và tính từ thời điểm khởi đầu sự vận hành đó. Đủ giáp một vòng là một chu kỳ của một năm. Từ cột mốc khởi vận này. Ta tính theo chu kỳ lớn nhất được gọi là Hội. Cho nên điểm Vận tại 1864 là có nguyên nhân xuất phát nguồn như thế chứ không phải muốn tính sao thì tính.

Câu hỏi thứ hai:

4. "Theo Hệ tọa độ địa lý thì đồ hình ở trên ( xét theo trục kinh tuyến ) sẽ quay theo chiều Bắc -Nam, ngược hướng với trục quay của trái đất Đông -Tây ( mặc dù trục quay trái đất là một góc nghiêng so với trục kinh tuyến) thì có mâu thuẫn gì với nhau ko?"

Xét về câu hỏi của bạn là có mâu thuẫn chứ đồ hình không hề mâu thuẫn!

Thứ nhất: Nếu hỏi Bắc - Nam là Kinh tuyến thì Đông - Tây là Vĩ tuyến chứ không phải là ngược hướng. Hoặc Tung và Hoành cho dễ hiểu hơn.

Vậy ta xét thấy Tung là Dọc, Hoàng là Ngang. Tung là Dương, Hoành là Âm. Từ đây suy ra... Đó là Khí và Hình. Nếu bạn nói quay theo Bắc - Nam thì đó chính là sự quay của Từ Trường là ra Bắc và vào Nam, thuộc Khí. Về Hình thì trái đất phải quay ở chiều Đông - Tây là quy luật mô hình của tự nhiên là như thế. Dọc dương, ngang âm.

Thứ hai: Còn trục trái đất có độ nghiêng như thế là do bởi: Lý của Dịch là Dương vận hành qua bên trái và thăng lên. Âm vận hành qua bên phải tất giáng xuống. Xem xét tính theo vị trí của đồ hình chứ không phải của ta thì: Trọng lực của khí âm thuộc cung Khảm vận hành qua phải, giáng xuống. Trọng lực của khí Dương thuộc cung Ly vận hành qua trái, thăng lên. Vì thế nên trục trái đất nhất định phải xoay nghiêng qua bên phải tính theo đồ hình.

Theo phép tính cửu cung. Cửu cửu Càn Khôn dĩ định. Số 3 là số đủ hình thành, ví như Tam Tài đại diện. Hơn nữa, một cung bao gồm 3 Tiết khí nên: 9x3 = 27. Tất độ nghiêng của trái đất có chừng 27 độ, nghiêng trục qua bên phải là tất yếu, không khác được (di dịch lẻ do tiết khí mà ra, đó chỉ là chi tiết, không ảnh hưởng đến toàn cục).

Hỏi: 1763 +360 =2123 ( chứ đâu phải 2023 như hay nghe nói đâu nhỉ.). Ai chỉ giáo giúp với ạ!

Trả lời: Sở dĩ tôi lấy 1763 là tính từ giai đoạn Vua Quang Trung và Nguyễn Ánh tranh hùng tính đi là 360 năm theo như đồ hình cho tròn số. Bằng như tính chung theo Vận Thế thì phải tính từ 1863 là khởi Thượng Nguyên = 60 năm. Trung nguyên = 60 năm. Cho nên mới xác định được Thế cuộc này đang rơi vào Hạ Nguyên là 2023 vậy. Bởi vì lúc này là Thời - Vận,Thế - Khí đang hội tụ tại đấy.
Bằng như tính cho biết chi tiết cụ thể thì phải tính một Hội mới được, rất phức tạp. Thế cho nên trong đồ hình này tính Khí khởi tại Tiết Đông Chí, thuộc cung Khảm. Và khí vận đến Tiết Xử thử và Bạch lộ, tại cung Khôn là đúng năm 2023.
Giống như một năm ước lượng tròn số là 360 ngày. Tính từ ngày 1 tháng giêng cho đến hết những ngày cuối tháng chạp. Thế nhưng Khí không vận hành như thế được. Mà đã khởi vận từ Tiết Đông Chí, thuộc tháng 11 của năm trước đó rồi vậy.
Vì thế nên ta không thể tính là 2033 hoặc 2123 được.

Hỏi: Bác ký sự chiều thứ 4: lúc nào rảnh có thể đăng bài sâu về kỳ môn được không?
Bác có tài liệu nào viết nhiều về lịch Hoàng Đế không chia sẻ cho bạn đọc với!
Cám ơn bác.

Trả lời: Ôi rất vui khi có người muốn tham khảo chung và sâu về Kỳ Môn Độn Giáp. Vâng! Không phải nhất thiết là khi nào rảnh. Mà là bất cứ lúc nào thuận tiện là tôi trình bày cùng các bạn ngay thôi.
Để thâm nhập vào tư tưởng của Hoàng Đế. Tôi nhất thiết phải tìm được người tấu lên khúc Dao Cầm trước đã. Sau mới bàn đến cho được. Song song đó. Tôi cũng phục hồi và trình làng đúng nguyên mẫu của Chiếc Xe Chỉ Nam đã từng thất lạc trong truyền thuyết. Có như thế. Thiên hạ mới im lặng được.
Bằng không thì thiên hạ chẳng ai chịu nghe ai cả đâu. Bởi nếu tôi là Vương thì họ sẽ là Hoàng Đế. Thế nhưng khi tôi là ăn mày, chẳng ma nào dại gì chịu làm kẻ khố rách hết cả.
Nhân tình thế thái là thế đấy.

Hỏi: Thưa thầy, mô hình 64 quẻ con liên tưởng đến ma trận 8×8 vậy khi ta tiến lên mô hình 9×9 thì có gì khác biệt trong kinh dịch hiện nay không ạ

Trả lời: Khác mà không khác! Vì đó chính là Đạo cũng như ngôn ngữ Lượng Tử mà ta thường nghe nói đến. Có mà không, không mà có!?






- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét