📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.35 - THAM THIÊN LƯỠNG ĐỊA | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


THẾ GIỚI TRỪU TƯỢNG

Nếu ta xét trong thế giới trừu tượng:

Trong Lịch sử của khoa học với hai học thuyết nơi đỉnh cao của nền khoa học là Thuyết Tương Đối và Thuyết Lượng Tử. Ta thấy cả hai đều thể hiện đó là hai trường phái trừu tượng hiện đại!


Với lịch sử đối lập của tôn giáo thì ta lại thấy: Kinh Thánh có nói rằng... "Tất cả mọi sự việc đều là tượng trưng! Nếu các ngươi tượng trưng tất cả. Các ngươi sẽ tìm ra toàn bộ sự thật" !!.

Như thế. Ta sẽ nhìn thấy trong lịch sử văn hóa chung của nhân loại có; Kinh Dịch chính là một vũ trụ trừu tượng với những giá trị vô hạn... (còn tiểu vũ trụ song song nữa) !!!. Ví như những câu: "Trời treo cái tượng, thánh nhân nhìn theo đó mà bắt chước. Suy ra mà dùng, diễn ra mà dùng" Rồi còn đại loại như... "Lấy tượng trời, sắp thế đất...", v.v...

Bắt chước ở đây được hiểu như là "cái mưu hoặc cái chước" của trời giấu trong vũ trụ với muôn hình vạn trạng. Ta bắt gặp được cái "chước, kế" đó của trời đất lừa con người vậy.

Thế cho nên cái khái niệm trừu tượng đầu tiên được xem xét đến, chính là hệ thống của mô hình Ngũ Hành! Và ta cũng đã rất quen với những khái niệm tiềm ẩn trong hệ thống này là Tham Thiên Lưỡng Địa.

Đây chính là những thành phần cấu thành hệ thống như: Tham Thiên = 3 dương, còn được gọi là Tam Tài. Lưỡng Địa = 2 âm, cũng có nghĩa là Lưỡng Nghi. Và (3+2=5) đó cũng chính là hai cấu phần tạo nên hệ thống của Ngũ Hành vậy.

Đó chính là mô hình thực tại tự nhiên, trật tự cơ bản của vũ trụ tiềm ẩn đơn giản nhất. Thế nhưng cái giá trị vận hành của mô hình này cũng lại mang tính phức tạp nhất!? Như thế, ta xét thấy cơ cấu Tham Thiên chính là điều cơ bản nhất trong hệ thống tổng thể này với tên gọi độc lập là Tam Tài làm chủ đạo. Cơ cấu Lưỡng Địa là thành phần đồng nhất trong đó, không thể tách rời với tên Âm Dương.

Trật tự hình thành hệ thống Tam Tài là giai đoạn thứ nhất thì Trời (Thiên) sinh trước. Do tính động của dương nên tác động mà sinh ra bước tiếp theo là Đất (Địa) thuộc âm mà thuận theo sau. Và bước thứ ba mới sinh ra Người (Nhân) là cuối cùng. Đó là trật tự, sinh thành trước sau. Thế nhưng khi vận hành, sử sự. Thì con người lại đứng vào giữa trời đất để mà dung hòa cũng như điều hành mọi sự. Và đó là quy luật của mô hình tự nhiên trong vũ trụ.

Từ đây ta có thể suy ra và phát hiện mô hình này được phản ảnh qua những thành phần cơ cấu của một nguyên tử như!:

Hệ thống tam tài đó không gì khác hơn chính là cơ cấu của 3 hạt bao gồm Electron-Proton-Neutron!! Ta xét thấy Proton mang điện tích dương Electeon mang điện tích âm và Neutron là trung hòa!

Từ đó suy ra... Hệ thống 5 gam màu thì cũng có 3 gam màu chính là Xanh-Đỏ-Vàng (Trắng-Đen, phụ). Ta xét thấy Đỏ thuộc dương, Xanh thuộc âm và Vàng là yếu tố trung hòa vậy. Ta mô phỏng theo mô hình cơ bản của tự nhiên đó mà thiết kế:

Trong mô hình mà tôi đã trình bày đề cử 5 học thuyết như ta đã từng biết qua đó. Ta xem xét thấy Thuyết Tương Đối của Einstein, vốn được xây dựng dựa trên nền móng của lực hấp dẫn từ Newton. Thế cho nên hai học thuyết này vốn có cùng một bản chất gốc. Vì thế tôi chọn Thuyết Tương Đối làm đại diện. Cả hai học thuyết này đều mô tả về mô hình của vũ trụ vĩ mô và vận tốc chuyển động cực đại. Thế cho nên Thuyết Tương Đối thuộc Dương. Đại diện cho Thiên trong hệ thống Tam Tài.

Vậy xét những học thuyết còn lại thì thấy; Thuyết Lượng Tử với lực tác động của thế giới hạ nguyên tử vốn là vô hình. Cùng bản thể với lực đẩy hơi nước của Archimes, nên đại điện cho Địa trong Tam Tài thuộc yếu tố Âm. Vậy Tuyết Trường Lượng Tử của Maxwell và Faraday, hiễn nhiên là yếu tố trung hòa, đại diện cho Nhân rồi vậy.

Ta thấy đã so sánh và chọn ra được 3 ứng cử viên sáng giá nhất là Thuyết Tương Đối - Thuyết Lượng Tử - Lý Thuyết Trường. Được chỉ định làm đại diện hệ thống Tam Tài cho khoa học. Và tiếp đến là ta xem xét trong lĩnh vực tôn giáo như sau:

Ấn Độ giáo với cội rễ ban đầu là từ sử thi Ri-Veda với Bà La Môn phát triển trước. Đến thế kỷ thứ 5 trước công nguyên thì thái tử Tất Đạt Đa phát triển ra Đạo Phật, thoát ly cội nguồn đó với tư tưởng tự do hơn và xuất hiện Kinh Phật. Gốc đạo tại Ấn Độ lại tiếp tục do Chankara hoàn tất Kinh Vedanta phát triển lên thành đạo Hindu. Và hai mối tư tưởng đó được xem là truyền thống, riêng Đạo Phật thuộc phi truyền thống đối với tư tưởng chung của người Ấn Độ.

Từ đó ta xét thấy giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo vốn cùng có chung một nguồn gốc xuất phát. Tư tưởng xuyên suốt đều phản ảnh chung cho nguyên lý tĩnh tại làm căn bản. Cho nên tôi chọn Phật Giáo đại diện cho nguyên lý Địa trong hệ thống Tam Tài. Một triết lý bản chất của những "cái không" thuộc chân như, bất động tính.

Về nguyên lý dương, đại diện cho Thiên ắt ta thấy phù hợp với Đạo Chúa rồi vậy. Bởi nguyên do xét thấy trong hệ thống 5 mối đạo này thì: Đạo Hồi với tư tưởng Kinh Coran, xét kỹ thì đó cũng chính là tư tưởng gốc từ Kinh Cựu Ước của Đạo Chúa nói chung. Vì thế ta thấy Kinh Tân Ước là một bước chuyển tiếp xuyên suốt từ Kinh Cựu Ước mà ra. Và tư tưởng triết lý đó thể hiện về một nguyên lý của "cái có", thuộc bản thể chân không, là tính động.

Vậy hiển nhiên cái lý dung hòa cuối cùng đại diện cho Nhân, tất nhiên phải là Kinh Dịch với nhóm Huyền Giáo làm đại diện rồi vậy. Nói chính xác hơn thì đó chính là Tiên Đạo. Bởi nếu ta xem xét sâu hơn về tư tưởng lẫn hành vi của nhóm bách gia này thì họ cũng đều cốt là dựa trên nền tảng tư tưởng của Kinh Dịch để phát triển cả thôi. Và đích đến cuối cùng vẫn là Tu Tiên mà thôi. Thế cho nên Lão Tử là nhân vật ưu tú nhất trong nhóm Huyền Giáo.

Và mô hình cơ bản thực tại của vũ trụ tự nhiên, đã được tôi thiết kế có cấu trúc Tam Tài đối lập giữa khoa học và tôn giáo như sau:

Khoa Học Tôn Giáo
1. Thuyết Tương Đối - - - Đạo Thiên Chúa = Dương.
2. Thuyết Lượng Tử - - - Đạo Phật = Âm.
3. Lý Thuyết Trường - - - Tiên Đạo = Trung Hòa.

Và xem xét tiếp đến những giá trị riêng có tính tương quan như:

1. Đạo Chúa có Ba Ngôi.
2. Đạo Phật có Tam Bảo.
3. Đạo Tiên có Tam Tài (Huyền Giáo)

Gộp chung thì ta có Đạo Chúa đại diện cho dương tính, là Cha, là Thiên. Đạo Phật đại diện cho âm tính, là Mẹ, là Địa. Còn Tiên Đạo đại diện cho trung hòa, là con, là Nhân. Làm 3 ứng cử viên đại diện cho tôn giáo. Thuộc Tam Dương (Tam Tài) theo quan điểm của Phương đông. Hoặc Ba Hạt theo quan điểm của Phương Tây.

Vậy ta xét bên lĩnh vực đối lập của nền khoa học với 3 học thuyết (Tam Âm) đại diện xem sao?:

1. Thuyết Tương Đối với 3 hệ tọa độ không gian.
2. Thuyết Lượng Tử với hệ thống 3 Hạt
3. Lý Thuyết Trường với 3 yếu tố cơ bản Điện-Từ-Trường.

Bằng như ta dò sâu hơn nữa trong mô hình chất điểm làm cơ bản. Thì điều đó vẫn chỉ có thể củng cố thêm cho mô hình thiết kế của tôi càng vững vàng hơn thôi. Ví như:

Một nguyên tử cơ bản cũng phản ảnh 3 hạt như:

1. Proton = dương.
2. Electron = âm.
3. Neutron = trung hòa.

Thậm chí trong thế giới hạ nguyên tử cũng mô phỏng không khác với mô hình thiết kế mà tôi đã trình bày như: Trong thế giới đó, các nhà chuyên môn có thí nghiệm đến mức độ nào đi chăng nữa. Họ vẫn không thể nhận ra rằng mô hình cơ bản của vũ trụ tự nhiên. Phản ảnh một cách trung thành trong trật tự tuyệt đối là hệ thống Tam tài!

Khi người ta phóng xạ (bắn phá) vào một nguyên tử thì nó vỡ ra thành 3 hạt như tôi đã có trình bày là: electron - proton - neutron. Thì trong mô hình đó ta thấy Proton đại diện cho nguyên lý dương. Electron đại diện cho nguyên lý âm. Và tất nhiên là Neutron đại diện cho nguyên lý trung hòa rồi.

Sau đó người ta lại tiếp tục bắn phá riêng hạt electron thì nó lại vỡ ra thành... vô hình. Tuy nhiên trong thế giới (vô hình) của cái gọi là hạ nguyên tử này vẫn phản ảnh 3 yếu tố (ba màu) gọi là "3 quark". Từ thế giới hạ nguyên tử này thì ta phải sử dụng "ngôn ngữ giả định" rồi đấy. Cái ngôn ngữ rắc rối của "3 màu" thì chúng ta cũng đã từng tham khảo qua. Nó thể hiện sự bất lực của ngôn ngữ thông thường là vì thế.

1. Quark thứ nhất; Up = dương!
2. Quark thứ hai ; Down = âm!!
3. Quark thứ ba ; Newtrino = trung hòa!!!

Điều này thì tôi có thể giải thích một cách đơn giản và rõ hơn nữa cùng các bạn. Hầu chúng ta cùng nắm bắt như sau:

Khi người ta phóng xạ (bắn phá) vào một nguyên tử thì nó vỡ ra thành 3 hạt như tôi đã có trình bày là: electron - proton - neutron. Thì trong mô hình đó ta thấy Proton đại diện cho nguyên lý dương. Electron đại diện cho nguyên lý âm. Và tất nhiên là Neutron đại diện cho nguyên lý trung hòa rồi.

Và sau đó, các nhà chuyên môn lại liên tiếp bắn phá vào thế giới hạt này. Cuối cùng là cả một thế giới rối loạn lên hết. Không biết đâu là trật tự nhất định được nữa. Thế nhưng cuối cùng các nhà chuyên môn vẫn sắp xếp một cách tương đối, như hệ thống mà tôi trình bày cùng các bạn tham khảo như sau:

Thế giới hạ nguyên tử này. Cho đến tận thời điểm mà chúng ta đang cùng tham luận trên trang này. Vẫn hoàn toàn không có một trật tự nhất định nào cả! Vì thế, tôi sẽ trình bày theo một mô hình có một trật tự nhất định, qua đó chúng ta cùng dễ hình dung. Lại cũng có tất cả "3 họ" cơ bản là:

1. Họ thứ nhất bao gồm các quark; Up - Down - Newtrino!
2. Họ thứ hai bao gồm các quark ; Charm - Strange - Newtrino!!
3. Họ thứ ba bao gồm các quark ; Top - Bottom - Newtrino!!!

Vẫn phản ảnh một cách trung thành với hệ thống... Tam Tài !?
Tuy nhiên tôi nhất thiết cũng phải diễn giải cùng các bạn hiểu rõ hơn về hệ thống này như sau:

Khi người ta bắn phá vào hạt electron, thì 3 quark sau đó có tên là: Newtrino - Up - Down. Để mọi người nhận ra đây là họ thuộc phả hệ của electron nên các nhà chuyên môn dùng ký hiệu là: Newtrino-e.

Còn như bắn phá vào hạt Muon thì có các quark với tên; Newtrino - Charm - Strange. Và ký hiệu là Newtrino-m. Và cuối cùng thì trong bảng của hạt Tau thì lại có: Newtrino - Top - Bottom. Và quark Newtrinno-t là biểu thị quy định cho quark này.

Chính vì ta không có biết được những điều cơ bản của các quark newtrino có các họ cũng như ký hiệu riêng như thế. Ta cứ đưa tin chung chung là newtrinno sẽ vượt qua vận tốc ánh sáng khi nhà máy gia tốc L.H.C thử nghiệm... Thế nhưng ta không biết đó là quark newtrino thuộc của họ nào để còn hình dung khả năng đó có thực hay không nữa. Ta cứ bàn luận loạn cả lên về điều mà ta vẫn chưa đủ để biết về nó!?
Ví dụ:
Nếu tôi biết giá trị của "Hạt" newtrino mà nhà máy gia tốc chuẩn bị thực nghiệm vừa rồi đó. Nó thuộc phả hệ của họ quark nào. Ví như nó vốn thuộc họ của hệ âm thì không cần phải thử nghiệm làm gì cho tốn kinh phí. Bởi bản chất của nó thuộc tính âm, là tĩnh, sức ì của nó không thể gia tốc cho đến giá trị của vận tốc ánh sáng được. Nói gì đến vượt qua nữa.

Bằng như thuộc họ dương? Ta lại phải xem xét tới tọa độ của thời gian lẫn không gian mà ta dự kiến tiến hành thử nghiệm nữa. Tôi không cần chờ thành quả sau thử nghiệm, mà kết luận ngay là bại. Đó là tôi chưa kể đến thành phần của quark có tính trung hòa nữa.

Và cuối cùng thì ta hợp nhất giữa Khoa Học và Tôn Giáo trong mô hình cơ bản và đơn giản nhất với hệ thống Tam Tài như sau:

1. Đạo Học = Dương = Thiên.
2. Khoa học = Âm = Địa.
3. Dịch Học = Trung Hòa = Nhân.

Như thế, ta đã thiết kế được một mô hình thực tại cơ bản của vũ trụ tự nhiên tiềm ẩn. Qua như mẫu mô hình mô phỏng ở trên. Ta khó có thể chối bỏ những Thiên Tượng có những trật tự lạ lùng như thế của vũ trụ cho được.

Vấn đề còn lại là ta nhất định phải truy xét đến lịch sử của mỗi thành phần cấu thành trong hệ thống của mô hình đó. Tìm xem có còn những giá trị sai sót nào tiềm ẩn trong quá khứ lịch sử đó hay không? Bởi chỉ khi nào ta kiện toàn những giá trị bất toàn đó thì mới có cơ sở để khởi động "cỗ máy thiên tạo" này vận hành đến tương lai được.

Tôi cam đoan rằng: Qua những giá trị thực tại và những oan khốc bị vùi lấp trong lịch sử Kinh Dịch cũng như Sử Tiên mà chúng ta đã từng thưởng lãm qua trên trang này. Nếu như lịch sử của dân tộc Việt đó phản ảnh bao nhiêu sự oan khốc. Thì lịch sử của các tôn giáo cũng mô phỏng bấy nhiêu giá trị bị chôn vùi oan uổng như thế!? Không ngoại trừ cả lịch sử của nền khoa học của nhân loại chúng ta nữa!? Tuy nhiên, ta đã lướt qua lịch sử của nền khoa học rồi. Thế nên ta không biết được những điều oan khốc cũng như sai lầm nào đã từng diễn ra trong lịch sử đó.

Bởi đó chính là quy luật của vũ trụ thực tại vận hành tiềm ẩn trong đó vốn là như thế, không thể sai được!!! Tạo Hóa đã an bài;

Cho dù bất kể là giáo phái nào. Tất cả đều thống nhất và nhìn nhận một giá trị chân lý tuyệt đối là sự thật. Đó là Đạo.

Vì thế, trong bài tiếp theo; Chúng ta nhất định xem xét những điều oan khốc nào đã từng xảy ra đối với Đạo Phật! Một mối đạo mà hiện nay đang chiếm đa số tại Việt Nam. Đồng thời cũng hiện hiện thậm chí ngay trong giai đoạn mà Phật còn tại thế!?

Bởi Kinh Dịch cũng như Tiên Đạo. Đã từng là đạo của dân tộc Việt từng có trước khi Phật ra đời hàng ngàn năm trước đó nữa. Ta cũng đã từng "Khảo Sử" Việt trong các bài trước đến độ phải "Sôi Kinh" Dịch đến độ chín hết cả rồi. Dựa trên nền tảng đó; Ta tiếp tục Khảo Kinh Phật trong các bài sau vậy. Với một mục đích là tìm những giá trị chân lý nào bị vùi lấp hàng ngàn năm qua. Khiến nên ước mơ về một cõi cực lạc mà Phật đã từng hứa. Hôm nay vẫn mãi chỉ là một mơ ước mà thôi.

Tôi hy vọng: Các bạn đã quen với những điều "gây sốc" trong lịch sử Việt vừa qua trên trang này. Vậy ta sẽ dễ thích nghi hơn, với những giá trị gây sốc "nặng đô" hơn, tiếp đến trong lịch sử của Nhà Phật... Trong những bài viết sắp tới.

Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.

------------



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Kính thầy. Con có suy nghĩ (mà có thể là suy diễn 🙂 ) muốn nêu ra ở đây để được thầy chỉnh sửa.

Trước giờ các sách đều viết thái cực sinh lưỡng nghi nhưng theo con ban đầu từ thái cực đã có 2 luồng khí sinh ra đó là khí âm-dương và khí ngũ hành.

Theo con biết thì hoàn vũ có thiên địa nhân là tam tài, tạo thế chân kiềng vững chãi cho vũ trụ này ổn định. Thiên là dương, địa là âm, nhân là trung hoà. Cũng như vậy trời có nhật nguyệt tinh, con người có tinh khí thần, và con đoán là địa có phong thuỷ sơn. Nguồn gốc tam tài là do âm dương kết hợp với thái cực mà thành. Tuy nhiên không phải tất cả khí âm dương đều trở thành tam tài , chỉ một phần lớn tạo nên tam tài làm cái kiềng 3 chân cho sự ổn định hệ thống. Phần khí âm dương còn lại sẽ tạo nên tứ tượng và bát quái để tạo nên vạn vật, tuy nhiên đây mới chỉ là phần thô, vạn vật này sẽ kết hợp với khí ngũ hành để tạo nên sự vật hoàn chỉnh.

Trên đây là đôi dòng suy nghĩ của con. Con cảm ơn thầy!.


Trả lời: 
Theo lời luận bàn của bạn Lãng tổ thì đúng hơn. Tôi có nói việc này xưa nay ai cũng bị lầm lẫn giữa Lưỡng Nghi và Tam Tài khi nghiên cứu sâu vào Dịch. Vậy ta cứ phân ra như vầy cho dễ nhé:

Số lẻ là Dương, số chẵn là Âm. Vậy lưỡng nghi là thuộc hệ lẻ rồi. Nên nó phải có cặp mà phát triển biến hóa dần lên như Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái v.v… Tất nhiên hệ lẻ phải theo số 1 là Thái cực, Tam Tài, Ngũ Hành v.v…
Rồi khi phối hợp (dung hòa, đồng nhất) thì cái hệ gốc phải xét là Vô cực, Lục Khí, Thất Diệu, Cửu cung v.v…


Nắm cái gốc nền tảng đấy mà thiết kế vạn sự sẽ không sai lạc được.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét