📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.90 - ÁNH SÁNG CUỐI CON ĐƯỜNG | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư



TA ĐẾN NHƯ KẺ TRỘM!

Xưa nay, khi một học thuyết nào ra đời. Nó vẫn thường đến và được chào đón trong vinh quang. Thế nhưng học thuyết Định Luật Điểm Tựa đã đến như một kẻ trộm! Lại còn thông qua mạng Internet. Một thế giới ảo, như có, như không!!! Thật ngao ngán thay cho những nơi mà giá trị chân lý đã phải khoác áo giấy, hòng tồn tại đến lúc rạng ánh bình minh… từng giờ…, từng ngày…, từng tháng, năm đằng đẵng… cùng dân tộc.

Bởi chiếc áo cà sa đã được thế nhân dùng để che đậy cho những giá trị đối lập tự bao giờ mất rồi!

Định Luật Điểm Tựa đã chào đời trong bối cảnh như thế. Và nó bập bẹ cất tiếng nói sơ lược cùng chúng ta hôm nay như sau. Chúng ta cùng lắng nghe:

Tôi bắt buộc phải trình bày sơ lược qua cùng các bạn với những gì liên quan gần nhất thôi. Mong rằng qua đó, chúng ta sẽ đuổi bắt kịp nhịp vận hành mà mô hình của vũ trụ đã bỏ rơi nhân loại chúng ta mất rồi. Vì đi vào chi tiết sâu và cụ thể hơn thì nhất định phải là những buổi hội thảo cùng các nhà chuyên môn cao mới có thể nắm bắt cho được. Thế nên chúng ta cùng tham khảo trong mô hình vũ trụ đương đại mà chúng ta hôm nay đang hiện diện và giới hạn là không - thời gian 4 chiều như đã biết:


Với hình 1 là biểu đồ trình bày mô hình cơ bản của không – thời gian 4 chiều tiềm ẩn trong vũ trụ tự nhiên. Là mô hình của không – thời gian 4 chiều đủ. Và hình 2 là diễn tả trong không gian cho sẵn đó, ta có tất cả là 4 vùng miền không gian riêng biệt, tiềm ẩn trong mô hình của không – thời gian toàn miền (giới hạn trong phạm vi mô hình vũ trụ của Thuyết Lượng Tử mà các bạn trên trang này đã từng biết).


Các bạn dễ dàng quan sát thấy trong hình 1 với chiều mũi tên là để diễn tả đường đi của ánh sáng trong mô hình của không – thời gian đó. Đây cũng chính là giản đồ trình bày thời gian mà ánh sáng phải đi và về của Hawking. Vậy ta đọc là ánh sáng xuất phát tại điểm gốc của không – thời gian là điểm A, đi đến điểm 0 (zero) tại trung tâm của không gian. Và ánh sáng sẽ về từ điểm 0 đến điểm ngọn của thời gian tại C. Vậy khoảng cách từ A đến C, chính là thời gian của ánh sáng cả đi và về trong mô hình của không – thời gian đó.

Từ đây suy ra…; Như thế thì trong biểu đồ thứ 2. Ta quan sát thấy đường đi của ánh sáng trong không gian, chính là đi theo quỹ đạo của không gian chiều thứ 3 trong mô hình của không – thời gian 3 chiều mà chúng ta đã biết! Trong thời điểm của luận giải này, tôi nhất thiết phải làm rõ hơn một chi tiết tiềm ẩn trong mô hình này cùng các bạn như sau:

Chúng ta lâu nay có quan niệm là ánh sáng từ Mặt Trời đi đến Trái Đất là mất khoảng thời gian độ 8 phút. Thế nhưng chúng ta đã quên mất một chi tiết là ánh sáng vốn có tính đẳng hướng. Điều này được tôi mô tả cùng các bạn cụ thể hơn với biểu đồ nữa như là:


Thế nên ta quan niệm rằng khi Mặt Trời tắt, phải đến 8 phút sau thì ánh sáng mới tắt tại Trái đất của chúng ta được! Lại một lỗi sơ đẳng rất trầm trọng nữa mà chúng ta không xem xét chu đáo tại sự kiện này. Đó chính là tính “đẳng hướng” của áng sáng và đặc tính tác động tức thì của lực hấp dẫn “G” của vũ trụ. Vậy khi Mặt Trời vừa tắt, ngay lập tức toàn thiên thể trong thiên hà tách rời cùng lúc chứ không phải là thời gian chờ đến 8 phút và v.v… sau đó nữa. Chúng ta nhất định phải xem xét và đặt lại vấn đề thực sự nghiêm túc cho gợi ý này. Bởi nó mang nặng tính tồn vong của cả nhân loại chúng ta trong đó. Tuyệt đối không thể xem nhẹ cho được bao giờ.

Vậy, vấn đề được đặt ra và đòi hỏi xem xét chính là; Đối tượng Lực Hấp Dẫn (G) và Ánh sáng! Chúng ta tiếp tục đưa tư duy thâm nhập sâu hơn trong cuộc du hành vào miền tư tưởng này xem sao các bạn nhé:

Khi Einstein muốn mô tả, chia xẻ những tri kiến của ông cùng cộng đồng thế giới về lực hấp dẫn. Ông đã dùng Khái Niệm “Ánh Sáng Cong” để diễn đạt những điều đang còn là Ý Niệm trong ông. Hơn ai hết, Einstein biết rằng ngôn ngữ của nhân loại chúng ta đã tỏ ra hoàn toàn bất lực. Nó không kham nổi cái sứ mạng mà Einstein muốn nó phải gánh lấy trong nhất thời khi đó. Thế rồi, bất chợt một cứu cánh đã xảy đến cho Einstein là sự kiện Eddington tiến hành công bố; Quả thực là “Ánh Sáng Cong”, sau phi vụ thực nghiệm vô tiền khoáng hậu là đo ánh sáng tại bắc cực vào thời điểm 1919. Lạ lùng thay! Tạo Hóa đã sinh ra một Einstein rất lạ lùng, và lại định sẵn cho một Eddington với quan niệm lạ lùng hơn tất cả mọi quan điểm đương thời khi đấy! Và Eddington đã phủi lớp bụi phủ lên ý tưởng Ánh Sáng Cong của Einstein đã từng bị đóng sập trong ngăn kéo niên giám nền vật lý rồi!!!

Ngay lập tức, ta thấy tất cả đám đông cuồng loạn như một ngọn thác, phủ chụp và cuốn trôi tất cả những gì đang còn tồn đọng chưa được sáng tỏ đi mất cùng năm tháng… Điều tôi muốn nói cùng các bạn chính là Khái Niệm Ánh Sáng Cong! Cái Khái Niệm này đang còn là Ý Niệm trong Einstein. Chúng ta chưa có thể làm cho nó thành Quan Niệm đã vội xem là Quan Điểm mất đi rồi!!! Quá hấp tấp. Một đặc tính rất nguy hiểm của tư duy đám đông, vốn luôn chuốc và đong đầy sự hời hợt chung trong cơn say men chiến thắng.

Rồi trên đà của ngọn thác cuồng loạn đó, nhân loại chúng ta đã vội áp dụng vào cái gọi là: Không Gian Cong! Thời Gian Cong!! Rồi kết luận với thuật ngữ: Không – Thời Gian Cong!!! Đây chính là một sai lầm đầy tai hại cho tư duy khoa học của nhân loại chúng ta suốt bấy lâu nay! Tất nhiên, hôm nay tôi không trách Einstein cho được. Bởi ông đang nhất thời rơi vào một bế tắc lâu mà gặp phải cứu cánh đầy bất, ngờ sự kiện đang xảy ra. Tất nhiên, ai ai cũng phải choáng ngợp trong cơn sốc đầy thi vị đó thôi. Biết đâu, một mai có lại đến tôi hôm nay như thế chăng?

Thế nên: Không hề có cái gọi là “Không – Thời gian cong” ở đây cho được! Không. Và cái Khái Niệm Ánh Sáng Cong cũng chưa hẳn hình thành là một Quan Điểm cho được!! Chưa. Mà chỉ là “có vẻ” như thế mà thôi!!!

Những thực tại đó có thể được chúng ta hôm nay xem xét, thiết kế và hiểu lại như sau:


Các bạn thấy trong hình thứ nhất là tôi bố trí nón ánh sáng tại vị trí gốc của không – thời gian, tại điểm A trong biểu đồ. Và hình thứ hai là bố trí tại vị trí tâm của không – thời gian, thuộc điểm 0 theo mô hình của vũ trụ tự nhiên cơ bản. Ta nhận thấy tính đồng nhất, cũng như đặc tính đẳng hướng của ánh sáng đối với không gian toàn miền là như nhau trong mô hình của không – thời gian đó. Như thế, từ đây ta có thể suy ra với mô hình đường đi của ánh sáng trong biểu đồ của không – thời gian, mô tả sự vận hành đó như sau:


Chúng ta quan sát và xem xét lại hai biểu đồ trên một cách chi tiết ở độ sâu hơn nữa của tư duy sẽ thấy; Trong hình 1 thì mô tả đường đi của ánh sáng xuất phát tại điểm A, vốn là vị trí gốc của không – thời gian. Và ánh sáng đã vận hành đúng trong quỹ đạo của không gian chiều thứ 3 mà chúng ta đã biết. Như thế, tại điểm 0 ở tâm của biểu đồ cũng là điểm đồng nhất giữa không - thời gian 3 chiều. Tính từ gốc là điểm A, đến điểm ngọn của không gian chiều thứ 2 là điểm B. Đồng thời cũng là sự đồng nhất chiều thời gian thứ 1 tại điểm C.

Thế nên ta xét thấy trong hình 2 là tính đẳng hướng của ánh sáng đã được đồng nhất đồng thời trên toàn miền, khi đã vận hành đến tại điểm 0 của không – thời gian. Vậy điều đó có nghĩa là khi ánh sáng vận hành trong không gian, nó sẽ bị lực hấp dẫn tại điểm B (kéo xuống), khiến nên ta cứ ngỡ rằng là ánh sáng cong! Ta phải xác định lại lực (hấp dẫn) này chính là lực hấp dẫn của đặc tính Âm – Dương mà ra. Là loại lực hấp dẫn với Âm - Dương của Nam - Nữ với khái niệm Tương Tư vậy! Cho nên cho dù ta có chia tách hai “hạt nhân” ấy ra tận thiên hà Adromeda thì vẫn cứ tác động mà tương tư đến nhau bằng giao cảm (giao động cộng hưởng) tức thì thôi. Thậm chí ta có chia ra tận vũ trụ khác, cái lực âm – dương tương tư đó vẫn cứ tác động lên nhau những ràng buộc thông tin nhất định giữa chúng. Newton đã từng bảo rằng: “Đó là việc làm của Chúa”, nay gẫm lại cũng không sai vậy.

Thế nhưng, các bạn quan sát thấy trên biểu đồ của hình 2. Nếu ánh sáng đi vào 3 vị trí biểu kiến trong mô hình đó (bằng mực đỏ) thì ánh sáng sẽ không hề cong bao giờ cả!!! Vì thế, tôi kiện toàn định nghĩa cho quan điểm:

1 Khái niệm “ánh sáng cong” là một khái niệm của dạng ngôn ngữ giả định và hoàn toàn trong trạng thái mặc định trước khi ta có ý niệm về nó.

2 Khái niệm “Không gian cong và thời gian cong” chỉ là một dạng ngôn ngữ thuần giả định mà thôi. Không hơn, không kém được. Bởi vì thuật ngữ “không – thời gian cong”, hoàn toàn không có trong tự điển của mô hình cơ bản của vũ trụ tự nhiên của nhân loại chúng ta bao giờ cả!!!

Thật điên rồ! Một “đặc tính điên” mà nền khoa học vật lý nhất định cần phải có, để làm thay đổi toàn bộ cục diện của bất kỳ giai đoạn hoàn cảnh nào mà nhân loại chúng ta đang phải rơi vào.

Các bạn cùng tôi dấn tư duy mạo hiểm sâu thêm hơn nữa ở tầng sâu nhất của tư duy khảo sát sẽ thấy:


Chúng ta cùng ôn lại sự hình thành của mô hình các chiều không – thời gian 10 chiều trong biểu đồ thứ 1. Sau đến là chúng ta xem xét trong biểu đồ thứ 2 sẽ thấy được;

Khoảng cách của chiều không gian thứ 3, tính từ điểm gốc của không – thời gian tại A đến vị trí tâm là điểm 0 (zero), của mô hình không gian cho sẵn này. Ngắn hơn khoảng cách của không gian chiều thứ 2 từ A đến B và chiều thời gian thứ 1 từ A đến C! Vậy điều này có nghĩa là ta có một con đường tắt, ngắn nhất để đi xuyên qua vũ trụ khác!!!

Nó hoàn toàn không phải là khái niệm mơ hồ của “Lỗ Sâu Đục” mà các nhà khoa học vẫn thường tưởng tượng đến suốt bấy lâu nay. Biểu đồ như trên, đã mô tả rất rõ rằng; Điều này có nghĩa là:

1- Nếu ta đi theo quỹ đạo của không gian chiều thứ 3, sẽ ngắn hơn quỹ đạo của không gian chiều thứ 1 và 2.

2- Vậy, nếu như ta đi theo quỹ đạo của “Không Gian Chiều Thứ Tư”? Nhân loại chúng ta đã hoàn toàn có thể đi xuyên qua vũ trụ khác với một con đường tắt ngắn nhất!

3- Cùng một quy luật đó. Chúng ta đi theo quỹ đạo của chiều không gian thứ 5, 6 v.v… Nhân loại chúng ta có thể du hành trong toàn miền đa vũ trụ ở một tương lai gần rồi vậy.

Lưu ý:

1- Trong vũ trụ khác, thuộc về mô hình của không gian chiều thứ 5 đó. Vận tốc ánh sáng sẽ vận hành chậm hơn vận tốc của nó tại không gian chúng ta hiện tại là 100 lần!

2- Trong vũ trụ, thuộc về mô hình của không gian chiều thứ 6 trở đi. Vận tốc ánh sáng sẽ vận hành nhanh hơn chúng ta 100 lần!!

Chính xác hơn là nếu ta lấy vận tốc hiện nay của ánh sáng là 360…/s thì:

120 – 120 – 120 = 360. Bằng như tính tương đối thì là 100 – 100 – 100 = 300…

Để diễn đạt chính xác với ngôn ngữ của tôn giáo là chu du trong khắp lục cõi… Đó là mô hình thực tại cơ bản của tương lai nhân loại cúng ta trong kỷ nguyên mới.

Tôi có thể chứng minh thực nghiệm cuộc du hành vào Không Gian Chiều Thứ tư bất kỳ lúc nào cùng các nhà thực nghiệm muốn tham nghiệm. Kể cả bất cứ ai muốn du hành vào thế giới đó, không loại trừ.

Thậm chí, tôi có thể thiết kế một mô hình Dự Án Du Lịch Du Hành vào Không Gian Chiều Thứ Tư cho bất cứ du khách nào muốn tham quan, mạo hiểm “một chuyến để đời”. Qua đó để minh chứng giá trị của Học Thuyết Định Luật Điểm Tựa là một thực tại giá trị hiện hữu.

Vậy, trong bài tiếp theo; Tôi sẽ kết thúc chặng đường dằng dặc mà các bạn đã kiên trì, đồng hành cùng tôi qua sa mạc khô khốc của khoa học trên trang Ký Sự này. Tất nhiên, ánh sáng cuối con đường đã được thắp lên như bản thể của đối tượng ánh sáng trong bài này mà chúng ta vừa bàn đến. Chí ít, ánh sáng đã chỉ cho chúng ta quỹ đạo của nó đi. Lại chính là một con đường tắt tiềm ẩn để đi xuyên qua vũ trụ khác rồi đấy các bạn ạ. Vấn đề cần phải xem xét cẩn trọng chính là thời điểm cũng như thời gian mà chúng ta đang đến thuộc mô hình của vũ trụ nào mới được. Nếu không; Chúng ta sẽ đi lạc mất mãi vào vũ trụ mênh mông vô hạn mà không biết được thời điểm nào để quay trở lại… cho được nữa.


Bạn đọc tự do chia sẻ!

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

-------------------
Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Thưa anh, theo e biết thì ánh sáng là một dạng vật chất mang tính sóng và hạt nên ánh sáng cũng bị lực hấp dẫn hút, đó chính là lí do mà khi di chuyển nó bị lực hấp dẫn từ các hành tinh, ngân hà, thiên hà tác động nên bị cong.

Trả lời: Những tri thức này, chúng ta đã quen nghe xưa nay là như thế rồi. Tuy nhiên những điều đó chỉ có giá trị trong mô hình của không – thời gian 4 chiều đầy bất toàn hiện nay mà thôi. Cũng giống như vũ trụ của Lỗ đen vậy, tất cả đều trở nên vô dụng. Ta đang thảo luận những gì diễn ra ở Phía Bên Kia của Không Gian Chiều Thứ Tư trở đi. Khi ánh sáng đạt đến giá trị vận tốc là 360.000km/s, thì lực hấp dẫn không đủ gây tác động lên nó được nữa. Bạn cứ mường tượng con số 360, rất dễ đánh lừa ý thức chúng ta về một độ cong của hình tròn trong đó.

Vậy; ánh sáng “cong”, vốn là do lực tác động của cực âm và cực dương chứ không phải bởi vật thể mà nó vận hành qua.

Hỏi: Việc Thầy nói đến cái Lực Âm - Dương (Nam - Nữ, Lực Kéo và Đẩy) này, con lấy làm thắc mắc...
Thiên hà Adromeda (còn có tên là thiên hà Tiên Nữ) không biết có liên quan gì đến hình tượng Chức Nữ không Thầy? Việc chia tách 2 Nhân, và cứ mãi Tương Tư nhau này có phải là việc chia tách 2 Thiên Hà (thiên hà Tiên Nữ - Adromeda với thiên hà Milky Way chứa Trái Đất của ta) hay không? Nếu đúng thì hình tượng cái anh chàng Ngưu Lang này chính là thiên hà Milky Way với hạt nhân là Trái Đất. Con suy tiếp, vậy hạt nhân của thiên hà Tiên Nữ chính là hành tinh thứ 9 Nibiru có chủng tộc Anunnaki - Người Da Xanh. Có giả thuyết cho rằng chủng tộc Anunnaki chính là tổ tiên của người Sumer cổ đại.
Giới khoa học họ cũng đưa ra giả thuyết về ngày Hợp Nhất giữa 2 thiên hà Tiên Nữ với Milky Way. Sẽ có vụ va chạm dữ dội và rất đẹp! Đây cũng chỉ là giả thuyết con cũng chưa thể hình dung ra sao? Khi đi tìm hiểu về các hành tinh quay vòng vòng ở vòng bên ngoài của Hệ Mặt Trời, thì con thấy là có thêm cái vụ Sao Chổi. Có sao chổi với chu kì vài trăm năm, có sao hàng ngàn năm mới trở lại một lần. Sao Chổi này con hình dung như những cái cây chổi chà, mà cứ lâu lâu là Tạo Hóa mang ra quét rác, quét lá khi Mùa Thu Lá Rụng vậy...
Vậy, hành tinh Nibiru là cái Chổi để quét rác, hay là Hạt Nhân của thiên hà Adromeda vậy Thầy?

Trả lời: Chúng ta chỉ nên gói gọn sự suy diễn trong giới hạn của cái gọi là Sao Chổi thôi nhé. Là hành tinh Nibiru. Là thứ 9 hay thứ 10 cũng đều đúng hết cả! Điều này cũng giống như hễ ta tính 9 thì đó là hệ thống số từ 1 đến 9. Bằng như tính 10 thì đó lại là số 0 trong hệ thống số nguyên đơn. Tôi tạm thời theo đuổi kịch bản của chu kỳ 6.000 năm cho một lần hành tinh này đi vào quỹ đạo mặt trời. Nó sẽ quyét sạch nhân loại chúng ta trong năm 2023 mà tôi gọi là ngày tận thế. Ta tạm gọi hành tinh thứ 9 này là Nibiru theo cách gọi của các nhà khoa học hiện nay.
Vậy; Nếu ngày nay ta gọi Adromeda là Tiên Nữ thì hành tinh Nibiru này ngày xưa còn có tên gọi khác nữa là Xi Vưu đấy bạn ạ!!!
Và ta cũng nên tạm biết như thế thôi.

Hỏi: Thưa Thầy...
Về Trọng Tâm G, Lực Âm - Dương (Kéo và Đẩy), Không - Thời Gian Chết, cho đến Mã Lực, v.v... Con viết một cmt chung vào đây để Thầy xem coi có chổ nào không được ổn? Vì mọi thứ con thấy nó liên quan với nhau, nếu tách riêng ra thì thấy phải nhiều cmt rời rạc quá...
1- Về hành tinh Nibiru, nếu như ta xem việc đối xứng của các con vật bên ngoài như đôi cánh của 1 con bướm đối xứng qua trọng tâm cơ thể, cho đến đường bay của loài ong cũng là đối xứng như con số 8 ngược, v.v... Thì con nghĩ trong Hệ Mặt Trời, điểm G là Mặt Trời làm điểm tựa đối xứng cho 2 bên. Bên Âm thì có Nibiru, bên Dương là các hành tinh còn lại. Điều này giải thích vì sao quỹ đạo vận hành của Nibiru nó lại quá rộng và quá lâu, vì một mình nó làm đối trọng để cân cho các hành tinh anh em, cái con thắc mắc thêm nữa là ngoài Nibiru ra thì còn hành tinh nào nằm bên phía đối xứng này nữa hay không?
Do Nibiru nằm bên phía đối xứng nên lực hút của nó sẽ kéo Ánh Sáng sang một phần là 60.000Km/s, làm mất đi giá trị thực 360.000Km/s chỉ còn 300.000Km/s.
Giống như Lực Đòn Bẩy, Nibiru đi càng xa điểm tựa Mặt Trời, thì các hành tinh còn lại có xu hướng dịch chuyển lên trên, về càng gần Mặt Trời thì các hành tinh dịch chuyển xuống. Và trên thực tế là các Định Tinh không có sự dịch chuyển đi, mà chỉ do tác động của Lực Đòn Bẩy trên cái cây đòn Vô Hình của Lực Âm - Dương nên các hành tinh có sự dịch chuyển lên hay xuống.
Nếu như ta biểu diễn trên Tam Giác OAB (O điểm tựa Mặt Trời, A đầu múc quỹ đạo đối xứng của Nibiru, B là đầu còn lại của các Hành Tinh). Nối AB thành một đường thẳng, lấy Trung Điểm M của AB, ta kéo một mạch ra đường OM, thì đó chính đường thẳng ngắn nhất để đi đến 2 đầu. Tại Trung Điểm M, vận tốc Ánh Sáng đúng với giá trị thực, cũng như khi Nibiru về ngay tại đây cùng với các Hành Tinh tạo thành một đường thẳng hàng, thì Lực Hấp Dẫn giữa các Hành Tinh không còn tác dụng nữa. M sẽ là điểm mà Không - Thời Gian đều chết! Vận tốc Ánh Sáng đi đúng 360.000Km/s, cũng như nó sẽ mở ra một cái Cổng Thời Gian để xuyên qua các không gian.
2- Về điểm trọng tâm G, con thấy là mọi vật đều có trọng tâm. Ở Tiểu Vũ Trụ, G nằm ngay tại Đan Điền cách cái Rốn 3 phân. Tại đó nó chia Tiểu Vũ Trụ ra các phần bằng nhau, trên dưới, trái phải, Âm Dương, trước sau,v.v... Con thấy hình tượng Đồng Hồ Cát mà người xưa họ dùng để đo thời gian cũng y hệt như vậy. Cát chảy qua điểm G, có điều là con chưa biết là Cát có mối liên hệ gì đến việc tính và đo Thời Gian? Khi ta du hành xuyên không gian vào cánh cửa hẹp khi thời khắc mà các hành tinh thẳng hàng, bao lâu thì nó xê dịch đi, hết giờ và cánh cổng thời gian đóng lại, chắc nó sẽ giam giữ ta mãi trong đó rồi tan thành bụi vũ trụ?
Trên Trái Đất cũng có điểm G mà Thầy thường nói là cái Rốn Biển, con nghĩ là cũng chính tại đây nó cũng chia Địa Cầu ra làm các phần đối xứng bằng nhau. Rồi Lỗ Đen, cái Rốn của Đại Vũ Trụ này cũng chia Vũ Trụ ra làm các phần đối xứng Âm - Dương, trên dưới trái phải,...bằng nhau như thế!
3- Về Mã Lực... Con đang hình dung là mấy cái Luân Xa trong Tiểu Vũ Trụ nó chẳng qua chỉ là mấy cái Mô Tơ phát điện cỡ lớn và để lâu ngày. Để nó chạy chỉ có 2 cách, 1 là dùng Ngoại Lực kích như bằng mấy viên ngoại đan hay mấy trường hợp gặp tai nạn vô tình kích hoạt nó. Còn 2 là dùng Nội Lực đi luyện cái Đan Điền tụ chân khí để kích cho mấy cái mô tơ này chạy. Cái rắc rối là dòng điện đi kích yếu quá thì không chạy, mà mạnh quá là nó cháy khét luôn cái mô tơ, chưa tính đến dòng điện có tạp chất là gây chập điện rồi cháy nát bét luôn...
Con lấy làm thích thú khi đi tìm hiểu về Mô Tơ, có mấy khái niệm công suất biểu kiến (KVA), công suất tác dụng (KW), công suất phản kháng (KVAR), hệ số công suất cos (phi). Điểm đáng chú ý là công suất phát của Mô Tơ được quy theo HP - Mã Lực. Mấy cái mô tơ bên ngoài người ta hay nói là cái 1 Ngựa, 2 Ngựa, v.v... Con suy ra mấy cái Luân Xa này cũng có công suất phát ra theo đơn vị tính Mã Lực y như thế!?
P.S: Thắc mắc thứ 3 ở trên, con chỉ đi đặt "cục gạch" thắc mắc trước thôi nha Thầy, vì Thầy chưa đi đến chi tiết ở phần Luân Xa này...

Trả lời: 1. Những điều bạn suy và nêu ra ở đây, tương đối có đúng như thế! Duy tính đối lập nên hành tinh Nibiru chỉ có 1 mình đối với hệ Mặt Trời bao gồm nhiều hành tinh xung quanh. Vả lại, Nibiru vốn cũng là một trong số các hành tinh trong hệ Mặt Trời, nên không có các hành tinh khác theo nó. Vậy nếu ta xem Mặt Trời là Dương Lực thì Nibiru chính là Âm Lực vậy. Thế nên các nhà thiên văn mới cảm thấy có một lực hấp dẫn tác động lên các hành tinh ngoài cùng. Hoặc như các lực hút của Lỗ Đen (ngoài vùng biên vũ trụ) vậy.
2. Phải, cái rốn là trọng tâm, thế nhưng căn cứ từ đó ta mới xác định được huyệt Đan Điền cách vị trí đó khoảng 5 phân. Cũng như ta phải xác định được rốn biển rồi mới có thể tìm thấy đảo bồng lai được! Mọi việc khác cũng như thế mà suy ra. Ngoài chiếc đồng hồ ra, tôi cũng chưa xem xét đến việc Cát có liên hệ gì đối với cách tính và đo thời gian hay không. Tuy nhiên trong các cách tính của tôi xưa nay, chưa thấy Cát đóng vai trò quan trọng nào hết cả. Về việc du hành bằng phương pháp Thiền thì khi cánh cổng thời gian đóng lại. Ta lập tức sực tỉnh, và nối tiếc chứ không hề có chuyện lạc trong đó được. Bằng như nếu ta đủ để đồng nhất trong thế giới huyễn - thực đó thì ta cũng đủ khả năng để đồng nhất cùng thế giới thực tại ngay thôi. Không phải lo lắng gì.
Riêng về việc du hành qua các vũ trụ khác bằng những công cụ, thiết bị vật chất trong tương lai thì nhất định ta phải tính chính xác thời điểm đó mới được. Nếu không thì khả năng đi lạc mãi trong vũ trụ là có thật.
3. Vấn đề ngoại lực ở đây lại không phải là Ngoại Đan gì hết cả. Mà là Tha Lực từ các nguồn kích bằng khí công hoặc nhân điện từ các nhà có năng lực đó trợ lực thêm cho ta đúng vào thời điểm mà ta cần đến. Nhưng căn bản là từ Nội Lực mà ta hấp thụ, tích tụ từ Thiền định mà có. Và cái điều mà bạn gọi là rắc rối đó thì quả là có phần nào rắc rối như thế thật! Tuy nhiên, dòng điện kích hoạt từ bên ngoài vốn không đủ nhiều hoặc quá tải như thế được. Và cục gạch này cũng tương đối ngay ngắn rồi. Tôi cũng đủ để dựa trên đó để thiết kế một bài về Luân Xa rồi đấy bạn ạ!





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét