Cái Tuyệt đối thể hiện qua hình thức phi cá thể là ‘Vô vi’ hay ‘Niết bàn’, và trong hình thức một cá nhân cụ thể, là đức ‘Phật’ hay ‘Như lai’. Các kinh đã nói về tính siêu nghiệm của Niết bàn bằng ngôn ngữ được cảm nhận sâu sắc của thi ca. Khối lượng văn tịch đồ sộ A-tỳ-đàm nhắm phân tích về hữu vi. Các phát biểu về Vô vi khá hiếm thấy và chủ yếu nằm trong ba đề tài chính. Thứ nhất là các chủ đề đã được thảo luận chi tiết trong phần I, nơi Niết bàn được định nghĩa trong tương quan với ba đặc tính của mọi pháp hữu vi. Chủ đề thứ hai và thứ ba đề cập sự liên hệ của Niết bàn với nhân quả và hiện hữu, mà ở đây cần nói thêm vài điều. Chỉ có ở Đại thừa, sự quan tâm rõ ràng chuyển hướng về Vô vi là cái hầu như đã trở thành đề tài bàn luận duy nhất, tính siêu nghiệm của nó được bảo vệ để tránh mọi hiểu lầm không những bởi sự phủ định chất chồng lên phủ định, mà còn bởi các nỗ lực không ngừng để minh xác ý nghĩa của những quan điểm phủ định được sử dụng.
Tịnh Độ Vô Vi
NXB Đức Lưu Phương 1928
Nguyễn Kim Muôn
44 Trang
File PDF-SCAN
- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏