📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 3.6 - HOÀNG ĐẾ VỚI DAO CẦM KHÚC NÔI | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Hoàng Đế!... Hai từ này đồng nghĩa với huyền thoại. Một khi nhắc đến Hoàng Đế, có nghĩa là ta đã nhắc đến huyền thoại rồi. Giai đoạn lịch sử kéo một lằn ranh phân định rõ rệt tại thời điểm của Vua Nghiêu, Thuấn!

Dù muốn hoặc không. Hễ nhắc đến thời Vua Nghiêu, Thuấn là ý thức chấp nhận đó là thời cổ xưa. Nhưng nếu nhắc đến Hoàng Đế thì mô hình tự nhiên phản ảnh đó là huyền thoại ngay lập tức!

Thế nhưng, đối với địa phương phía bên kia không gian chiều thứ Tư đó. Vốn không có cách biệt ranh giới rõ ràng như địa phương bên này của không gian 3 chiều đương đại. Điều đó cũng hoàn toàn có nghĩa; Tương lai chỉ là sự lập lại những gì từ trong quá khứ mà thôi. Bởi mô hình tự nhiên trong vũ trụ là: Hễ có Thủy ắt có Chung. Mà một khi mô hình thể hiện tính Chung thì điều tất yếu tiếp đến sẽ là Thủy.

Vì thế giai đoạn thực tại đang gõ cánh cửa của huyền thoại...

Cho nên người quen cũ của huyền thoại, nhất định phải lộ diện trước kẻ "tri âm" thực tại hiện nay. Sau một vòng trời, vó ngựa tiêu sương, mã đáo tại nơi tuyệt bí mà huyền thoại định quán. Đó là nơi mà sử sách huyền thoại xưa kia có ghi là:

Dịch Trạm và Quán Huyền!

Và trang đầu tiên của tác phẩm: "Truyền Thuyết Thời Hiện Đại". có nội dung được "thuyết" như sau:

... Không gian thoắt nhiên trở nên mù mịt, sương tuyết trùng vây, che phủ trận chiến khốc liệt khi ấy!... Tất cả tướng sĩ đều hoảng loạn, mất phương hướng, do cách nhau 3 thước, không nhìn rõ mặt. Duy nhất chỉ riêng Hoàng Đế là còn nhận định được phương hướng nhờ bảo vật Nam Xa mà thôi.

Hoàng Đế có cảm giác cô độc giữa bối cảnh mà trùng điệp binh lực đã bị tuyết sương xóa nhòa trong không - thời gian khi ấy. Ngay cả Thần Tướng Phong Hậu cũng lạc mất trong sương khí cùng với 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư. Giữa lòng không gian mù đặc sương khí đó; Những âm thanh gọi lạc nhau hoảng loạn rền khắp mọi nơi. Thỉnh thoảng lại vang lên tiếng gào thét thất thanh, đệm hòa gió tuyết như bản giao hưởng cuồng loạn của Hóa Công.

Ngoài phương hướng, không - thời gian cũng đã hoàn toàn bị xóa nhòa bởi sương tuyết. Hoàng Đế không còn nhận định được loạn cảnh này đã tồn tại bao lâu? Trong giá lạnh cô độc, hoàn cảnh này đã đưa Hoàng Đế bất giác hồi ức về cái nắng ấm miền hoang mạc của quê xa. Nơi yên bình mà Hoàng Đế đã bỏ rơi lại sau vó ngựa trường chinh từ bao giờ...

Thường thì chỉ khi rơi vào hoàn cảnh. Trong khi hoàn cảnh lại là yếu tố luôn làm thay đổi toàn bộ cục diện một cách bất ngờ!...

Hoàng Đế đang chết đuối cạnh chiếc phao yếu tố đó...

Đang chết đuối trong tuyệt vọng. Nỗi cô độc phủ chụp dần, niềm cố hương đang da diết, khắc khoải... gượng sống. Trong sương mờ, nhân ảnh của cây đàn Dao Cầm mờ ảo, chập chờn bên hiên của chiếc Nam Xa.

Đó là thời khắc cứu cánh, khi Hoàng Đế vô tình tấu lên khúc quê hương lạc dấu chân nhạn đã khuất xa... Đang thả hồn theo tiếng đàn da diết của cây Dao Cầm. Bất chợt Hoàng Đế thấy chập chờn trong sương mờ, có bóng một người đang đứng thẫn thờ lắng nghe tiếng đàn trước Nam Xa!

Hoàng Đế thảng thốt khi nhận ra đó chính là Xi Vưu!

Ý thức ùa về. Hoàng đế ngay lập tức sử dụng tuyệt kỹ của Dao Cầm, giữ chân kẻ đang ngóng tri âm đó. Cơ hội ngàn năm đang hội tụ dưới ngón đàn. Hoàng Đế không ngần ngại sử dụng tất cả tinh hoa của dây "Sát" dồn dập. Đó chính là dây thứ 6, là dây mà Hoàng Đế đã thêm vào Dao Cầm hòng chinh phục Xi Vưu. Thế nhưng huyền thức cuối cùng này cũng không thể đoạt mạng được Xi Vưu. Tuy nhiên nó cũng khiến cho Xi Vưu bủn rủn chân tay, nhớ về vợ con mà không tài nào đánh nổi được nữa!

Không biết Hoàng Đế đã sử dụng tiếng Dao Cầm hàng phục Xi Vưu ngày đó giữa màn sương tuyết ra sao? Bằng thủ pháp nào, không một ai biết được? Khi sương tuyết tan dần theo tiếng đàn thì hình bóng lẫn tung tích của Xi Vưu cũng tan biến mất theo, kể từ thời điểm đó mãi mãi!

Trận chiến Trác Lộc đã lưu vào huyền sử. Tuy nhiên tung tích của Xi Vưu sau trận Trác Lộc hoàn toàn không dấu vết! Huyền sử cũng không thể ghi chép được lại gì ngoài vài câu: Hoàng Đế đã dứt Xi Vưu ở một nơi được gọi là "Tuyệt Bí". Không ai biết được.

...
Trên đây là diễn biến cuối trong trận Trác Lộc. Ta thấy Hoàng Đế đã sử dụng điệu Dao Cầm để hàng phục Xi Vưu. Điều này có nghĩa là Hoàng Đế chính là người đầu tiên sử dụng Dao Cầm trong lịch sử của Trung Hoa trong trận Trác Lộc huyền thoại.

Vậy là phạm vi lịch sử đã nới rộng giới hạn xem xét cho dấu tích của Dao Cầm được tính từ Hiên Viên Hoàng Đế. Đó chính là địa phương quá khứ khởi thủy của tiếng Dao Cầm trong khởi sử Trung Hoa. Vậy xét trong cuối chiều thời gian hiện tại. Tiếng Dao Cầm đủ tiêu chí để làm đại diện giới hạn của phạm vi xem xét đến chính là: Khúc "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của Kim Dung.

Qua nhận định ở trên, ta có được những diễn biến như:

Trước khi Hoàng Đế sử dụng Dao Cầm làm chiến cụ để hàng phục Xi Vưu thì Dao Cầm nguyên thủy vốn chỉ có 5 dây mà thôi! Chính Hoàng Đế đã thêm vào dây thứ 6 làm huyền thức cuối cùng trong tuyệt kỹ của Dao Cầm. Sau điệu đàn ở Trác Lộc, tiếng đàn Dao Cầm mai ẩn tung tích cho đến lúc Vua Thuấn tấu Khúc Nam Phong.

Ta thấy cây Dao Cầm mà Vua Thuấn sử dụng để trị nước lúc đó chỉ có 5 dây mà thôi! Điều này có nghĩa là: Sau trận Trác Lộc, Hoàng Đế đã cố tình tháo dây thứ 6 ra và trả lại nguyên vẹn giá trị của Dao Cầm nguyên thủy. Cho nên ta thấy cây Dao Cầm của tổ tiên truyền đời đến Vua Nghiêu chỉ có 5 dây khi tặng cho Thuấn làm của hồi môn.

Trong giai đoạn của Nhà Ân. Văn Vương vốn là dòng dõi hậu thế của Hoàng Đế ngày trước. Từ đó mới sở hữu bảo vật gia truyền này từ tổ tiên truyền lại trong gia tộc. Có một sự thật là chính Văn Vương mới là người thêm dây thứ 6 vào cây đàn này. Không phải Bá Ấp Khảo như mọi người thường lầm tưởng xưa nay!

Chính vì lý do đó cho nên Bá Ấp Khảo không hề biết dây thứ 6 vốn là dây "Sát" mà Hoàng Đế ngày xưa tạo ra cốt là để hạ sát Xi Vưu. Từ đó mới vô tình gây ra cái vu họa thích khách cho Bá Ấp Khảo một cách oan ức, khi dâng bảo vật gia truyền cho Vua Trụ để chuộc cha. Điều này mới khiến cho sau đó Văn Vương phải âm thầm tấu khúc "Văn Vương Khóc Bá Ấp Khảo", khi đã thoát được về nước. Điều này được minh chứng bởi dây thứ 6 này được gọi đúng tên của nó là dây "Văn".

Đến khi Cơ Phát dấy binh phạt Trụ. Lại đã thêm vào dây thứ 7 là dây "Vũ" theo tên hiệu của Vũ Vương. Kể từ giai đoạn này thì cây đàn Dao Cầm đang tiềm ẩn trong đó có dây "Sát".

Cho đến thời Đông Chu. Khổng Tử đã học lại tuyệt kỹ Dao Cầm của Văn Vương, kèm cả cầm phổ truyền đời từ Tây Chu. Hoàn toàn tin tưởng vào học thuật từ tổ tiên đó, Khổng Tử không ngần ngại viết Kinh Nhạc. Ta thấy sự kiện nổi lên khi Khổng Tử bị vây ở đất Khuông. Ta hẳn sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên cho lắm. Khi thấy Khổng Tử cứ mãi mê đánh đàn trong tình cảnh mọi người đói dậy không nổi. Bởi Khổng Tử đang ôm mộng dùng tiếng đàn này hàng phục Rợ Địch kia! Tuy nhiên ta thấy Khổng Tử đã không thể toại cái dâm chí đó được rồi vậy. Điều này đã tố cáo Khổng Tử chưa đủ để hiểu được Dao Cầm.

Đó chính là lý do Khổng Tử tỉnh ngộ và vội quay về mở trường học và tiếp tục mày mò nghiên cứu Dao Cầm. Và tiếng Dao Cầm ngày đó vang lên khúc "Khổng Tử Khóc Nhan Hồi" là đều có lý do chính đáng cả. Những câu nói của Khổng Tử còn ghi lại trong sách sử, đã là những cáo chứng không thể chối bỏ. Khổng Tử không thể lĩnh hội nổi tuyệt kỹ của Dao Cầm được. Chính điều này khiến nên Kê Khang có lời xem thường là hoàn toàn chính đáng.

Và Kinh Nhạc tất phải được khai tử so với Ngũ Kinh. Khổng Tử không hề giỏi về thuật đàn như mọi người lầm tưởng. Khổng Tử đã phải trả giá đắt khi mày mò tới dây "oan khiên", khiến gây nên cái chết của Nhan Hồi ngày đó. Ta thấy Bá Nha sở hữu những gì được truyền lại từ Khổng Tử. Nên cũng mô phỏng một cách tuyệt đối tận trung với thầy của mình qua khúc "Bá Nha Khóc Tử Kỳ"! Dĩ nhiên sau đó Bá Nha đã liễu ngộ tất cả về khả năng của Khổng Tử mà ông đã trọn đời tôn thờ. Và nấm mồ cô thảm trong tâm của Bá Nha có nấm đắp cao hơn của Khổng Tử là tất yếu. Rất đoạn trường.

Từ sự kiện này; Ta xét thấy Cao Tiệm Ly xứng đáng khoác cây Dao Cầm đi ngao du thiên hạ lúc đấy hơn hai bậc tiền nhân. Bởi Cao Tiệm Ly có biết giá trị của dây thứ 6. Và chính Cao Tiệm Ly đã sử dụng phương tiện này, để tiễn Kinh Kha quá giang Dịch thủy trước lúc nhập Tần. Nhưng phản ảnh hồi sau của kịch bản cho biết; Đạo diễn vẫn non tay đối với tiếng đàn Dao Cầm ngày ấy trong trung cảnh! Đó thực sự là bi cảnh không mong muốn đối với Cao Tiệm Ly. Bởi dây "Sát" không hiểu vì cớ gì mà mãi không chịu đứt, dưới mười ngón tay đã rã rời của kẻ hành thích? Kết luận cho thấy; Cao Tiệm Ly vẫn chưa có thể sở hữu tuyệt kỹ của Dao Cầm cho được.

Xét tới Nhiếp Chính; Nếu đã phần nào nắm được những sự kiện nào tiềm ẩn phía sau cây đàn Dao Cầm qua những dòng trình bày. Ta sẽ lấy làm ngạc nhiên cho tiếng đàn của nhân vật này. Bởi điệu đàn dưới tay Nhiếp Chính đã đạt tới đẳng cấp chôn chân cầm thú, lục súc, không nhấc lên nổi nữa rồi! Cớ sao lại chịu thất bại trong kế hoạch hành thích Hàn Vương?! Nguyên cớ bởi Nhiếp Chính không hề được biết rằng; Cây đàn Dao Cầm mà mình đang sử dụng lúc đó chỉ có 5 dây! Không có dây thứ 6 vốn là dây "Sát". Làm sao mà Nhiếp Chính có thể hoàn thành phi vụ này bằng tiếng đàn cho được.

Dĩ nhiên Kê Khang sau đó cũng lại dẫm phải hố chân đó thôi. Do Khúc Quảng Lăng Tán vốn được chỉ soạn và tấu bằng 5 dây mà thôi. Cho nên ta thấy hành động của Kê Khang trước pháp trường: Có mục đích là muốn dùng tuyệt kỹ Dao Cầm để mưu "Sát" đối thủ, tự cướp pháp trường giải nguy cho mình. Thật không may cho Kê Khang; Sau khi thất chí, Kê Khang đã quăng đàn và thốt lên một cách ai oán như thế.

Ta có thể cảm nhận tiếng đàn Quảng Lăng Tán qua tâm trạng của Kê Khang ngày đó rồi. Muốn cảm nhận được tiếng đàn của khúc Quảng Lăng Tán. Trước tiên ta phải biết và hiểu được có sự "tiềm sát" trong Dao Cầm đã. Từ đó mới có thể nhận ra âm thanh nhịp điệu đó diễn đạt sự tuyệt vọng của kẻ đang đứng trước cái chết.

...Khổ chủ lựa dây "điểm ngón" dạo đầu, với trạng thái tự tin của một sát thủ vờn mồi bằng "Cung Thương"! Đặc biệt khí sát được thể hiện cuối khúc dạo đầu rất mạnh.

Tiếp đến, tiếng Dao Cầm dẫn dòng suối nguồn từ cao sơn đổ về... Chợt âm thanh của dây sát vang lên đột ngột với âm Vũ (Vũ Khí)... tựa hồ ngọn thác đổ chụp xuống huyệt sâu. Đàn thủ thoáng ngạc nhiên bởi dây Vũ không đứt! Âm điệu lại cho thấy đàn thủ so dây chuẩn âm khí lại... Tiếng đàn thể hiện chủ nhân đã dụng âm Cung nén sát khí vào Huyền Vũ đến đỉnh tột độ rồi đột ngột hạ thủ chặt dây... Vẫn không đứt!?

Điệu nhạc nghe ra vẻ hoang mang khi đàn thủ so dây chuẩn âm lại, rồi điểm huyền sát, định uy lực nơi âm Cung ngập ngừng 2 lần vẫn không thấy biểu hiện gì? Có chiều nghe ra Cung Huyền như nghẹn vướng!

Sau đó là diễn tả tâm trạng hồ nghi, Có âm thanh liên tiếp điểm ngón, gặng dây đàn bằng âm Chủy, nhưng dây vẫn rắn rỏi, kiên cường!

Xóa âm, dạo điểm lại... âm bộ.

Rối chủ có phần loạn tâm hơn với thủ pháp chọn âm chuẩn nơi Cung Thương. Rồi khẳng định hỏa lực vào tại Chủy pháp!?... Không thể nào!?

Cao trào cuồng loạn khi nộ khí được kích dồn dập vào âm Chủy tam điệp, với một nhiệt lượng lên đến cao độ... Đàn vẫn không đứt dây?? Ngay lập tức Đàn thủ trở nên bấn loạn, bứt dây, cào cấu khắp ngũ huyền một cách thảng thốt.

Lại Xóa âm...

... Chọn lựa, lần tìm từng dây một để nhận định cung điệu lẫn âm "Sát". Rõ ràng Quảng Lăng Tán thuộc cung Thương kia mà!? Tuy có nghi ngờ nhưng khổ chủ vẫn điểm ngón hạ sát vào Giốc Huyền vài lần... Không xong. Kiểm âm... Âm pháp có phần bấn loạn. Tiếng âm điệp dồn dập cố bứt tất cả các dây vẫn không đứt!!

Xóa. Bứt..., tìm..., lạc... tán khúc.

Quãng hai, âm thanh dìu tâm trạng nhẹ dần, bình tâm trở lại. Sau đó lại rối loạn và..., gắng ý bứt dây vẫn không được. Âm Thương chợt ra chiều ai oán... dần. Rồi Đàn thủ cũng đành hủy Thương Huyền làm âm sát cuối cùng. Tiếng âm điệp dồn dập cố bứt tất cả các dây vẫn không đứt!!

Kết khúc; Âm điệu hoảng loạn vang lên tột độ với âm thanh nghẹn khàn đục của các dây đàn bị nén, ép cho đứt một cách hoảng loạn trong tuyệt vọng.

Đó là ý nhạc của khúc Quãng Lăng Tán đã thất truyền trên pháp trường ngày đó cùng Kê Khang. Dựa trên gợi ý này, ta có thể tìm nghe lại khúc Quảng Lăng Tán... để đồng cảm cùng Kê Khang.
...
Điểm lại thì:

Vua Thuấn, Nhiếp Chính và Kê Khang đều sở hữu cây Dao Cầm có 5 dây. Đây là nguyên bản gốc vốn có của Dao Cầm. Hoàng Đế và Văn Vương dụng 6 dây. Ngoài ra, tất cả những ai còn lại đều là 7 dây cả thảy. Vì thế nên Dao Cầm có nguy cơ tán khúc mất rồi.
Qua đó ta thấy được rằng; Bản tính của Dao Cầm vốn là để tấu lên hòa khúc nhịp điệu của muôn loài, vạn vật cùng vũ trụ. Tính hiếu sát của Dao Cầm là do chính Hoàng Đế tạo ra bởi tham vọng của mình. Tuy thế; Kể cả Hoàng Đế, vẫn chưa có thể hiểu nổi những giá trị nào, còn tiềm ẩn trong cây Dao Cầm này cho được! Từ đó khiến nên dẫn đến sự việc hậu thế nối dõi cứ mãi vấp ngã rất oan khốc.

Ví như:

Nếu biết cũng như có thể hiểu được phần nào đó về Dao Cầm thì: Không nên nỗi Văn Vương, Khổng Tử, Bá Nha nối nhau khúc vô tình mà hại thân bằng. Cao Tiệm Ly có khá hơn chút ít. Nhưng cũng lại "ép tử" bằng hữu và bản thân mà lại không thể "bứt tử" được kẻ thù! Xét đến Nhiếp Chính và Kê Khang. Cả hai tuy đạt đến đẳng cấp lay động muông thú vẫn không hề biết được lý tại Ngũ Huyền mà ra. Nếu không thế, sao lại có việc dám cả gan dùng tiếng đàn Dao Cầm mà hòng ủ mưu hành thích.

Khúc Quảng Lăng Tán đã tố cáo khổ chủ một cách hùng hồn nhất cho sự kiện này.

Tôi khẳng định chỉ riêng Chiêu Quân là có thể được xem là ngoại hạng đối với tuyệt kỹ Dao Cầm mà thôi. Tuy nhiên, đó là so với những ai xưa nay từng đàn Dao Cầm trong lịch sử cũng như văn hóa của Trung Hoa tính riêng. Bởi họ vốn có mắt mà không tròng suốt chiều dài lịch sử. Điển hình như Chiêu Quân tài sắc vẹn toàn như thế chẳng hạn. Ngay cả như một Hán Đế cũng chỉ tiếc cái nhan sắc của Chiêu Quân khi đã nhìn thấy mà thôi. Họ đâu có thấy được cái tài mà Chiêu Quân đang sở hữu cho được. Nhà Hán càng không thể nào hiểu rằng: Chính tiếng đàn đó của Chiêu Quân, đã ru tham vọng của Hồ Bang, vui với yên bình cùng muông thú nơi thảo nguyên. Không hề vì sắc của Chiêu Quân mà quên dấy binh bao giờ cả.

Và xét đến giai đoạn đương đại...

Khúc "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của Kim Dung có phần ngạo mạn đấy. Nhưng điểm lại ngàn xưa qua... Quả nhiên khúc Tiếu Ngạo có quyền cười ngạo tất tần tật như thế thật. Nhưng chớ có ngạo mạn mà lại phải học lại câu "trèo cao té đau" trong lịch sử văn hóa của người Việt vậy.

Xét chi tiết mà khiến Kim Dung dám phát biểu câu "tiếu ngạo... ". Bởi nguyên do đã đưa Tiêu Khúc vào tấu cùng Dao Cầm. Lại còn Ngao Du sơn thủy cho được gọi là đủ.

Bởi đó chính là bản giao hưởng: Tiêu - Dao - Du muôn thuở của Hóa Công nơi tòa Bắc Đẩu. Tuy nhiên xem ra... Đó chẳng qua chỉ là tầm nhìn trong đáy mắt của Hà Bá đối với Hải Vương mà thôi.

Kìa! Nơi đầu nguồn lịch sử cho thấy:

Hoàng Đế vẫn chưa có thể hiểu cũng như sử dụng được những tuyệt kỹ còn tiềm ẩn trong Dao Cầm!! Vậy yêu cầu được đặt ra là đòi hỏi ta phải truy nguyên nguồn cội của Dao Cầm, tính từ giai đoạn huyền thoại của Hoàng Đế, ngược trở về quá khứ hồng hoang.

Đó là thời điểm sau "Không Giờ", trước buổi bình minh của huyền thoại.

Và điều phải đến, đang dần đến...


Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

2 Nhận xét

  1. Nặc danh16:22

    Thế thì đến hiện tại bây giờ Dao cầm còn có thể giết được người nữa không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chắn những giá trị mà Dao Cầm mang lại vẫn y nguyên ban đầu (giá trị của Dao Cầm ở cõi thượng giới là âm thanh của nhạc Trời, đến hạ giới thì thế nhân không đủ khả năng lĩnh hội cho nên mới dụng sai vào việc giết người). Giờ đàn thì đã thất lạc, người có thể dùng ngón đàn để giết người cũng đã không còn.

      Xóa

⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!

🙏🙏🙏