📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 3.5 - KHÚC QUẢNG LĂNG | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Âm thanh ba hồi trống vọng thinh không... lay cửa Nam Thiên Môn. Báo hiệu sẽ tiễn đưa một oai linh hiển hách về... "chầu Trời"!

Trong bài viết trước đây với tựa đề "Phương Tiện". Âm thanh của nhạc điệu nói chung, là âm thanh cuối cùng. Phù trợ kiếp phù sinh nhân thế chúng ta về với cõi... lãng quên nào đó.
Tuy nhiên, Âm thanh của tiếng trống đơn lẻ nơi pháp trường. Là âm thanh chọn lọc, duy nhất khẳng định: Đưa khí phách những kẻ hiên ngang vào thẳng Ngọ Môn Quan, không khác.

Và rằng: Trong một trang lưu trữ hồ sơ của lịch sử pháp trường. Có chép lại thời điểm mà giai đoạn năm tháng cũ không phai vết dấu; Tiếng Dao Cầm là âm thanh đầu tiên hòa nhịp cùng tiếng trống nơi pháp trường. Và đồng thời đó cũng là tiếng vọng cuối của Dao Cầm còn rơi vương vãi đâu đó trong Khúc Quảng Lăng.

Tiềm ẩn ý trong đó là:

Cùng với tiếng trống nơi pháp trường ngày đó. Không biết Dao Cầm đã tiễn Kê Khang hay, Kê Khang đã tiễn Dao Cầm về với miền tịch dương, qua khúc Quảng Lăng Tán?

Trước khi làm rõ những uẩn khúc này. Ta nhanh quay trở lại với mạch đề tài dễ có nguy cơ "lạc điệu"... vì mải "dạo... quanh".

Ánh sáng từ ngọn lửa Tiệm Ly. Cũng dần soi sáng đêm trường lịch sử cho phận "thiêu thân" noi theo, với tên gọi: Nhiếp Chính!

Nghe kể lại rằng; Nhiếp Chính trong một ngày nào đó (?), của quá khứ lịch sử xa lâu. Đã vì một hận cớ mà bỏ phố lên rừng suốt 10 năm để... học đàn! Không biết ngày đó Nhiếp Chính đã may kiến ngộ phải vị "quy sư phụ" nào mà không thấy sử sách nhắc đến?! Đã truyền lại tuyệt kỹ Dao Cầm.

Thay vì Kinh Kha và Tiệm Ly. Kẻ đeo kiếm, gã mang đàn. Cùng nhau đối ẩm, thù tạc, ngao du với thú tiêu dao giữa chợ đời... chỉ riêng đôi bạn. Đàng này thì Nhiếp Chính vác đàn rãi khắp chợ đời đến đỗi: Trâu, Ngựa đi ngang cũng đã phải dừng lại mà vểnh tai... nghe đàn!
Ấy! Chớ có lầm đấy. Bởi ngón đàn của Nhiếp Chính ngày đó đã đạt đến độ; Rung động cả chim muông, lục súc rồi đó vậy. Ý tại ca từ... Trường giang sóng sau xô sóng trước đó mà. Ai đó chớ có vì nông ý mà nghĩ cạn về khúc Dao Cầm kẻ sĩ này đang sở hữu.

Tất nhiên việc noi gương sáng của tiền nhân là chuyện phải xảy ra trong một sáng một chiều đẹp trời nào đó. Điều này có nghĩa là Nhiếp Chính cuối cùng rồi cũng ôm đàn học đòi, thích khách Hàn Vương! Như đã mô tả; Kinh Kha và Tiệm Ly, kẻ đeo kiếm, kẻ mang đàn. Nhiếp Chính bao gồm cả hai là vừa đeo kiếm lại kiêm luôn cả mang đàn! Cho thừa chí khí...

Thế nên ta thấy trong thời điểm Nhiếp Chính dùng điệu đàn để thích khách Hàn Vương cảm thấy bất khả thi. Vội buông đàn mà múa kiếm tiếp tục hành thích. Tuy nhiên sau cùng thì Nhiếp Chính đành "thích luôn chủ" thay vì chỉ phải "thích riêng khách". Kể cũng oan khốc một thời.

Nghe đâu, điệu đàn ngày đó mà Nhiếp Chính dùng để thích khách Hàn Vương chính là khúc Quảng Lăng Tán!, bất hủ.

... Trải qua đủ cuộc bể dâu khoảng chừng 500 năm sau. Mãi về thêm trăm sau nữa, Khúc Quảng Lăng lại một lần nữa, bước ra từ huyền thoại! Kể cũng lạ. Không ai thấy cũng như biết Kê Khang học đàn từ đâu cả! Truyền thuyết chỉ có thể truyền lại rằng: Chính Nhiếp Chính đã truyền lại khúc Quảng Lăng Tán cho Kê Khang qua giấc mộng!?.

Và Kê Khang đã phục hồi và đồng thời phát huy khúc Quảng Lăng Tán này lên một tầm cao vời vợi hơn trước đấy nữa. Chính vì lẽ đó mà khúc Quảng Lăng Tán đã đi liền với tên tuổi của Kê Khang mãi về sau. Chúng ta được biết Kê Khang là một ẩn sĩ trong nhóm của Trúc Lâm Thất Hiền. Suốt ngày chỉ ngao du sơn thủy, vui thú cầm kỳ thi họa cùng nhóm bạn, chẳng màng thế sự mà chen chân.

Ta thấy vì cớ gì mà đương thời Kê Khang khinh thường luôn cả bao gồm từ: Nhà Thương, Nhà Ân, Văn Vương, Khổng Tử!?. Điều đó càng nhấn mạnh thêm cho ta thấy ngón đàn Dao Cầm trong tay Kê Khang hẳn là trác tuyệt. Mà quả có như thế thật. Mọi sự để hạ hồi phân giải.

Như đã diễn tả ở đầu bài viết này: Trước pháp trường, sau ba hồi trống. Kê Khang đã dùng ân huệ cuối cùng là chơi bài Quảng Lăng Tán. Mặc cho đao phủ chống ngược mũi đao cạnh một bên chờ tiễn linh hồn trực chầu. Như những gì mà lịch sử đã ghi; Sau khi cùng Dao Cầm lướt xong khúc Quãng Lăng Tán. Kê Khang quăng đàn hét lớn: Khúc Quảng Lăng kể từ đây thất truyền.

Thế nhưng, Biết bao danh cầm của Trung Hoa từ đó đến nay khẳng định rằng Kê Khang đã sai! Bởi Khúc Quảng Lăng Tán vẫn còn hiện diện đến tận hôm nay!!

Riêng tôi vẫn lập lại lời của Kê Khang rằng: Quả như lời Kê Khang. Thất truyền thật rồi vậy. Điều này phản ảnh là cho đến mãi tận hôm nay. Vẫn chưa có một ai đủ để hiểu ý tấu của khúc Quảng Lăng Tán là gì cả!

Nếu ta xem như từ giai đoạn mà Kê Khang khai tử Khúc Quảng Lăng Tán thì: Dĩ nhiên đó sẽ là cột mốc chấm hết. Như thế, ta tạm giới hạn kể từ giai đoạn này để tra xét ngược trở về quá khứ cũng đã đủ dữ liệu rồi vậy. Cũng theo như lời của Khổng Tử thì ông luôn hoài vọng về cổ nhạc của thời Nhà Ngu. Vậy ta có một giai đoạn lịch sử tính từ Vua Nghiêu với Khúc Nam Phong, kéo dài đến Kê Khang trong Khúc Quảng Lăng Tán làm giới hạn cho phạm vi xem xét về Dao Cầm rồi vậy.

Xét tổng thể, ta có tất cả 3 điệu khóc cùng Dao Cầm!:

Thứ nhất là tiếng khóc rất âm thầm, sâu kín của Cơ Xương với điệu; "Văn Vương Khóc Bá Ấp Khảo", !. Tiếng khóc thứ hai lập lại ra vẻ rõ ràng hơn người xưa với; "Khổng Tử Khóc Nhan Hồi", !!. Và rồi tiếng khóc đó được khóc thét một cách não nùng qua: "Bá Nha Khóc Tử Kỳ", !!!. Một điệu khóc kéo dài suốt một cuộc bể dâu. Đăng đẳng 500 năm dài khóc bởi Dao Cầm!. Kể ra cũng rất, lấy làm lạ lùng!.

Những điệu, khúc còn lại. Ta có thể phân loại như sau:

Ngón đàn của Cao Tiệm Ly Tiễn Kinh Kha, tiễn Tần Vương và thậm chí tiễn luôn cả khổ chủ bao gồm. Dĩ nhiên, qua như những gì đã phân tích, được xem là ngoại hạng.

Tiếp đến...

Lại có 3 ứng cử viên nữa sở hữu ngón đàn Dao Cầm có thể xem là đã đạt tới cảnh giới khiến cầm thú, chim muông cũng phải rung động! Hiển nhiên đó là Nhiếp Chính, Kê Khang tấu chung khúc Quảng Lăng Tán. Ngoài ra không thể bỏ sót "cánh nhạn lạc" bởi tiếng đàn tại cửa ải Nhạn Môn Quan cho được! Điều mà tôi không thể bỏ sót qua, chính là Khúc Bình Sa Lạc Nhạn của Chiêu Quân trong xa mờ, phủ lấp bụi Hồ.

Lại phản ảnh thêm một cuộc bể dâu nữa cho đoạn sau này của Dao Cầm! Cũng 500 năm nữa lập lại quá khứ. Tuy có khác những điệu khóc sầu thảm của 500 năm trước. Là thay vào đó thành những khúc ai oán, bi thương, của 500 năm sau!

Khảo xét ở vào tầng sâu hơn nữa, cho thấy:

Tiếng đàn của Chiêu Quân có thể gây rung động được cầm thú (lạc nhạn) như Nhiếp Chính và Kê Khang. Ngoài ra tiếng đàn ấy kiêm luôn cả việc "Sát Tri Âm" như Tiệm Ly và Kinh Kha!! Bởi chính xác là cánh nhạn nơi biên thùy ngày đó đã bị đứt từng khúc ruột, rơi xuống mà chết "!?". Quả là có sự thật như thế, đối với ngón đàn của Chiêu Quân. Tình tiết này không như sự suy diễn của các nhà thơ, văn. Mô tả là do thấy sắc đẹp của Chiêu Quân, mà chim nhạn bay lạc đàn về cuối nẻo hoàng hôn.

Ta thấy: Vượt lên trên tất cả chính là tiếng đàn của Vua Thuấn với Khúc Nam Phong.

Tuy nhiên. Án xưa, tích cũ. Vẫn còn quá nhiều những giá trị tiềm ẩn đầy oan khốc, đang nộp hồ sơ tố cáo trước cửa của kỷ nguyên mới.

Và... Lý Lịch Dao Cầm đang được truy dấu quá khứ thân phận để bổ sung hồ sơ với "ký mã": "Ai Là Chủ Nhân Của Dao Cầm?".

Để làm được điều đó: Trước hết ta nhất định phải tra xét cho ra nguyên cớ nào mà Dao Cầm lại gây ra biết bao tiếng vọng muôn vẻ như thế? Chắc chắn điều đó sẽ có ở phía bên kia không gian chiều thứ tư. Với một cách mô tả khác là: Đó là thế giới của huyền thoại. Bởi Dao Cầm đã đi vào huyền thoại. Trong khi huyền thoại lại chính là mô hình gần với thực tại nhất.

Bước tiếp theo sẽ là chủ đề: "Hoàng Đế Với Dao Cầm Khúc Nôi!".

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét