📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 3.11 - TRUY DẤU LẠC THƯ (KINH DỊCH THỜI TẦN THỦY HOÀNG) | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư






KINH DỊCH THỜI TẦN THỦY HOÀNG

Tần Thủy Hoàng Đốt Sách Chôn Nho.



Đó là bảng cáo trạng văn hóa xuyên thiên kỷ dành cho Tần Thủy Hoàng. Đã có biết bao thế hệ tri thức, đồng ký tên đè lên bảng cáo trạng này hàng ngàn năm qua và, ngày càng chất chồng thêm lên. Bụi thời gian luôn phủ lấp và xóa nhòa mọi sự thật. Điều này có nghĩa là sự thật vẫn tồn tại. Sự thật sẽ được khai quật theo quy luật của tạo hóa vào thời điểm mà thời gian định số. Cho dù phải chìm sâu dưới đáy trầm tích ngàn năm, sự thật vẫn hóa thạch, quyết tích lũy!. Và chờ thời điểm đó...

Trải qua biết bao thế cuộc dâu bể đổi thay... Nào ai biết trong ba đào, vạn con sóng nào bồi, muôn con sóng nào lở, trong cùng một cách vỗ!?

Đó chẳng qua là chu kỳ thời vận cả thôi. Trong chu kỳ mà thời vận đó có tiềm ẩn thế sự trong khoảng không - thời gian nhất thời, đóng vai trò quyết định. Tùy theo thời vận đó mà mệnh thế phải định số rằng Hoàng Mệnh thiên kim hay Bạc Mệnh phế liệu.

Điển hình:
Như tôi đã từng có phát biểu rằng trong nhóm "Trăm Nhà Đua Tiếng... tranh cãi" đó... Nếu Khổng Tử nêu cao quan điểm "Nhân Chi Sơ Tánh Bản Thiện" thì ta cũng đồng thời nghe vang rền bên tai khẩu hiệu; "Nhân Chi Sơ Tánh Bản Ác"! Đó là một trong chín mươi chín quan điểm tranh cãi đồng thời trong nhóm bách gia với tên gọi: Tuân Tử.

Chỉ thương cho những thế hệ đương thời... dân đen (chắc chắn là hạng cháu chắt của mạng bạc phế liệu rồi). Không thể phân biệt đâu là lời vàng, đâu là lời rác mà rửa tai không kịp để nghe... Chỉ biết rằng dưới huyệt sâu trong nghĩa địa quá khứ đó; Những học thuyết của Khổng Tử đã bị chôn vùi dưới sách lược của Tuân Tử qua bàn tay của học trò là: Lý Tư.

Ta xem những dòng sơ lược như trên, thay cho lời tuyên bố lễ động thổ; "Khai quật, khảo cổ những di chỉ thời Tần" bị vùi lấp hàng ngàn năm qua như sau:

Sự thật lịch sử đã bị thay đổi rất nhiều, hòng che giấu đi mọi dấu tích liên quan đến Kinh Dịch và dòng Âu Lạc.

Tôi chỉ có thể dò theo dấu tích của áng kỳ thư này trong giai đoạn nhà Tần còn vương dấu là: Khi Tần Thủy Hoàng đốt sách. Vẫn còn để lại một cuốn là Thái Bình Kinh! Như thế, từ đây ta có thể suy ra... Nhất định Thái Bình Kinh chính là cuốn Kinh Dịch hoàn thiện bậc nhất lúc bấy giờ.

Ta thấy nhân vật Từ Phúc vốn có nhân thân là một danh y trong đương thời. Lại được chọn để giao kế hoạch tìm thuốc trường sinh cho Tần Thủy Hoàng. Rõ ràng tư duy của Tần Thủy Hoàng lẫn Từ Phúc đã thâm nhập ở tầng sâu hơn của Kinh dịch đối với mọi tư duy của bất kỳ giai đoạn nào xưa nay. Bởi ta nhận thấy tính từ giai đoạn Xuân Thu, Chiến Quốc cho tới Nhà Tần. Thiên hạ lúc đó chỉ dụng Dịch cho hai lĩnh vực Quân Sự và Y Học là tuyệt đối. Điều đó nói lên tư duy Dịch Học của giai đoạn này đang ở vào một tầm rất cao. Thậm chí cho mãi về sau này, vẫn xem Tần Thủy Hoàng có vấn đề khi nhất quyết đi tìm thuốc trường sinh bằng mọi giá.

Đối với sự kiện này, cho dù thất bại bởi bất kỳ nguyên cớ gì. Tuyệt đối tư duy của chúng ta chỉ có thể gọi là "lạm bàn" về vấn đề này mà thôi. Tôi đã chỉ rõ lối mòn bị rêu phong trong các bài trước đối với giá trị thực tại tiềm ẩn trong Kinh Dịch. Ngưỡng cửa đó là Y Học và Quân Sự. Điều khẳng định này đã được Thần Nông và Hoàng Đế thắp lên nơi đầu nguồn lịch sử và mãi sáng chói tận ngày hôm nay.

Ta xét thấy; Dự Án truy tìm thuốc trường sinh ngày đó đã được chọn giao cho một danh y là Từ Phúc, làm thuyền trưởng. Dĩ nhiên đội quân ngày đó theo áp tải nhất định phải là những dòng tướng lỗi lạc nhất trong quân lực của Nhà Tần lĩnh xướng và tháp tùng. Phong thủy cũng là yếu tố công cụ thứ ba, đã được khai thác từ Kinh Dịch, làm hoa tiêu để định hướng sách lược vượt biển cả. Ví dù thuật bói có đất dụng võ trong ngày đó hay không, tôi cho chỉ là chi tiết. Bởi tính xác xuất của sự rủi may trong "Bốc Tính", khiến không thể đóng vai trò quan trọng trong sự kiện ngày đó được.

Bởi trong thời kỳ đó. Còn có biết bao sự kiện thực tại lịch sử đơn thuần hơn, liên quan đến Kinh Dịch mà chúng ta vẫn chưa có thể nhìn thấy được. Sao chúng ta có thể lạm bàn đến vấn đề thuốc trường sinh ngày đó cho được.

Ví dụ:
Tần Thủy Hoàng vốn chính là một dòng trong nhóm tộc Bách Việt! (cơ hồ có cơn địa chấn với cường độ richter 10+ đâu đây...). Hay tôi có thể mô tả chính xác hơn là sự hòa huyết, kết tinh giữa tộc Hoàng Đế và Tộc Xi Vưu mà ta quen nghe gọi là Hoa Hạ (theo nghĩa Hoa Hạ mà tôi đã luận giải). Vì lẽ đó cho nên mỗi lần xuất chinh khi xưa, ta luôn thấy Tần Thủy Hoàng lập đàn cầu tế duy nhất là Chiến Thần Xi Vưu!
Nơi cột mốc của giai đoạn lịch sử này ghi dấu; Dòng của tộc Hoàng Đế, truyền đến giai đoạn của Tần Thủy Hoàng là dứt nghiệp, tính từ Chu Văn Vương.

Ta xét thấy trong sự kiện biến cố lịch sử thời Tần; Do các nước chống nhau, nên họ mới xây thành cố thủ dọc theo biên giới mỗi nước mà phòng thủ lẫn nhau. Khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu một nước thì ngay lập tức nối liền lại mà thành ra Vạn Lý Trường Thành ngày nay. Tự Tần Thủy Hoàng trong khoảng thời gian 20 năm trị vì với biết bao biến cố xảy ra, nhất định không thể hoàn thành công trình này cho được.

Cũng trong giai đoạn đó, nếu xét tương quan nơi địa phương định xứ của dòng Âu Lạc thì: An Dương Vương cũng đã xây Thành Cổ Loa mà phòng thủ. Do Tần Thủy Hoàng biết Kinh Dịch cũng như An Dương Vương vốn cùng dòng Bách Việt. Nên cơn lốc chiến tranh của Tần Thủy Hoàng đã dừng lại phía bên ngoài chân thành Cổ Loa ngày đấy. Nếu không, Thành Cổ loa ngày đó, cũng đã trở thành một phần của Vạn Lý Trường Thành trong biến cố lịch sử khi đó rồi. Cho tới thời điểm của giai đoạn lịch sử này. Tần Thủy Hoàng biết rất rõ; Kinh Dịch vốn thuộc di chỉ của Bách Việt. Dĩ nhiên Tần Thủy hoàng nhất định hiểu được điều không ai đủ để hiểu. Lịch sử đã xác định sự thật năng lực đấy bằng chính Ngôi Đế cũng như Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng. Mọi tư duy khác, chỉ xứng đáng là nô lệ và hoàn toàn nằm trong gông cùm, xích xiềng của Tần Thủy Hoàng mà thôi.
Tần Thủy Hoàng ngày đó hoàn toàn không có thể ngờ được rằng. Di ấn truyền đời của Bách Việt đang được dòng Âu Lạc nắm giữ. Y học lại mới chỉ là ngưỡng cửa của Dịch Kinh mà thôi. Tuy khả năng dụng Dịch của Tần Thủy Hoàng ngày đó có thể được xem là đỉnh cao nhất cho tới thời điểm này.
Ví dụ điển hình:
Ba công cụ mà Tần Thủy Hoàng ứng dụng và huy động cho công cuộc truy lùng thuốc trường sinh ngày đó là:
1. Y Học.
2. Quân Lược.
3. Phong Thủy.
Học thuật phong thủy ngày đó để điểm huyệt vị trí có thuốc trường sinh thể hiện: Chuẩn theo bộ sao Thanh Long từ hướng đông trong nhị thập bát tú. Đó là tướng tinh của Xi Vưu. Căn cứ vào giữa Sao Phòng và Sao Vĩ của bộ Thanh Long để điểm ra rốn biển. Lại còn phải nhìn theo "Tượng Trời" từ bộ sao Bắc Đẩu ẩn hiện khóa trời, khi thời khắc lỏng then... Từ đó sắp "Thế Biển" (không phải là thế Đất) mà điểm huyệt... Căn cứ vào hải huyệt này, ta mới có thể tính ra vị trí của Đảo Bồng Lai được.

Khi đã đặt được chân lên miền đất hứa đó. Ta phải nhất định thấu thiên văn, chia sao, tính thời để tiến hành định huyệt Trời. Uyên bác Y Học, thấu suốt Kinh Mạch, bao gồm đặc tính của Lục Phủ Ngũ Tạng mà định huyệt Người. Am tường ẩn thuật của phong thủy địa lý để thiết kế mô hình định huyệt Đất. Sau đó ta mới có thể dò đến được địa phương của huyền thoại mà ta quen gọi là Tiên Cõi.

Lúc này ta cũng chỉ có thể diễn tả là mới đến nơi cần đến thôi. Còn quá trình để thuốc trường sinh nảy nhụy, kết tinh là bất khả thuyết rồi vậy. Điều đó đang còn định xứ trong vùng "Phi Tưởng Xứ Địa Phương". Một thế giới đã từng được nhắc đến ở đâu đó..., trong tám vạn tư thế giới của Pháp Ngôn, mà ta quen nghe gọi là; "Phật Thuyết".

Ta không thể có suy diễn nông cạn trên cuộc trường hành cưỡi sóng, vượt muôn hải lý nan truy đó, mà kết luận vội. Bởi xét thuật phong thủy mà tôi vừa mô tả. Xưa nay các thuật sĩ điểm huyệt đất, dò mạch sông còn chưa xong. Nói chi đến tầm phong thủy đại cuộc mà được từng nghe nói đến điểm hải mạch bao giờ... ?, ... !?...

Bởi những điều đó. Đang còn nằm ở phía bên kia không gian chiều thứ tư mà thôi!

Ta chỉ có thể có quyền hồ nghi rằng: Biết Từ Phúc đã gặp phải những sự kiện gì nơi chân trời sự cố ngày đó? Kinh Kha sao có thể so sánh được với Từ Phúc mà hòng ông ta cao hứng ngâm câu; "Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn", trước mũi thuyền nơi vô định lãnh hải của quá khứ đó ?!

Ta chỉ có thể suy trong giới hạn của thực tại lịch sử khi đó rằng:

Trước khi Tin Hạc nơi Tiên Cõi bay về... Miền quê hương mà Từ Phúc định quán thuở cắt rốn, chôn nhau đó. Đã phải trải qua một cuộc nương dâu lở thành bể rộng mất rồi.

Bởi vùng Trung Nguyên đó đã là cơ đồ của Nhà Hán. Lưu Bang, một thuộc tộc của Phục Hy xưa; Đã giục cương đo vó toàn cõi Trung Nguyên dưới chiếc roi và lưng ngựa mất rồi.
...
Cho dù ngày đó, Từ Phúc có tìm ra Vĩ Lư. Chắc chắn một điều rằng; Cõi bồng Lai ngày đó, không hề có thuốc trường sinh. Tuy nhiên có một sự thật là, ngày đấy Từ Phúc có đặt chân đến Đảo Bồng Lai thật. Đỉnh Non Bồng ngày đó, đã bước ra từ huyền thoại để đi vào hiện thực hôm nay với tên gọi; Phú Sĩ " !! ".

Ở vào giai đoạn của những luận giải này: Từ đây suy ra... Trong cuộc huyền truy phương thuốc trường sinh của quá khứ lịch sử đó. Chắc chắn Từ Phúc hẳn phải mang theo Kinh Phổ làm cẩm nang thao thủ với tên gọi: Thái Bình Kinh.

Như thế: Dấu tích của Lạc Thư, đang còn trôi lạc theo Bóng Hạc ở đâu đó nơi... đỉnh Phú Sĩ. Thời điểm của giai đoạn lịch sử này. Nhà Tần biết rất rõ; Kinh Dịch là di chỉ của Bách Việt, chứ không hề là của bất kỳ một dân tộc nào khác được. Sự thật này chỉ thực sự bị bôi xóa mọi chứng cứ bao gồm cả sử sách, văn hóa, v.v... Kể từ giai đoạn Hán thuộc 1000 năm sau đó mà thôi.

Kết luận:
Những sự thật về Kinh Dịch. Trước cánh cổng của Kỷ Nguyên Mới; Người Việt đã tìm ra nhân chứng sống đắt giá nhất, bao gồm cả vật chứng:
Thái Bình Kinh Dịch...

Và ...
Ta lại phải tiếp tục theo dõi dấu vết của một trường kỳ Lạc Thư, trên bước đường tìm về với Lạc Chủ. Kể từ giai đoạn của Nhà Hán trong bài kế tiếp vậy.

Ta xét xem "Trương Lương Đại Tiên" đã từng làm gì với 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư của Phong Hậu. Và học thuật Thái Ất Thần Kinh từ Khương Tử Nha như sử sách của họ từng hãnh hiện công bố suốt hàng ngàn năm qua?

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ky sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)




Trả lời câu hỏi bạn đọc:



Hỏi: Vậy hiện nay kinh dịch có đầy đủ như bộ gốc của nó không ?


Trả lời: Chào bạn. Kinh Dịch hiện nay vẫn đầy đủ không thiếu. Đó là quy luật của tạo hóa, con người không có thể bôi xóa đi được. Duy có việc là nó đã bị sai lạc rất nhiều. Do hàng ngàn năm nay mỗi người tán mỗi kiểu, tùy theo sự hiểu biết của cá nhân họ. Nếu muốn xem gần như nguyên bản gốc: Ta chỉ việc đọc tới Văn Ngôn mà suy... Kể từ thoán từ của Chu Công Đán là có nghĩa đã tán ra thêm rồi. Phàm hễ tán, ắt hết tụ. Mà đã tán, thì dễ loạn. Khi nắm được gốc từ Văn Ngôn, ta có thể dò cẩn thận thêm Thoán Từ là khó bị lạc lối. Cứ thế... tuy nhiên, dặm dài chân lý đang chờ ở phía trước...


Hỏi: "Phù Hiệu gồm 3 loại! vạch liền vạch đứt và hình chóp nón! mỗi quẻ có Chín Hào! không phải sáu hào."


Trả lời: Phù hiệu chỉ 3 loại tượng trưng Thiên - Địa - Nhân không khác. Bởi thiên địa nhân gian đồng nhất lý.

Mỗi quẻ, ngàn xưa nay chỉ 6 Hào mà thôi. Thiên Thư không chép 9 Hào. Ta có thể suy... Chỉ có lục cõi hoặc lục hư, không có thất, bát, cửu cõi bao giờ. Vũ trụ được tạo dựng cũng chỉ có 6 ngày với quan điểm Đạo Chúa.
Nguyên gốc của Phật vốn từ gốc rễ thì cũng mô tả 6 trường phái từ Kinh Veda mà thôi. Sau đó phát triển ra 3 nhánh: Bao gồm Hindu, Balamon, là truyền thống. Họ vẫn mô tả; Lục Sư Ngoại Đạo. Họ xem Phật giáo là phi truyền thống. Đạo Phật phát triển tự do hơn, cũng mô phỏng đến Lục Tổ Huệ Năng là dứt. Muốn nữa? ... Thôi thì...Lục Thông vậy nhé?
Đó là nguyên lý toàn ảnh cũa vũ trụ.

Khuyến mãi thêm cho bạn: Đại vũ trụ phản ảnh... Lục Khí. Tiểu vũ trụ mô phỏng... Lục Phủ. Và Dao Cầm trong page này có dây thứ 6...!, để... "chấm hết"!

Ở đây tác giả bài viết không bàn đến bước sâu hơn là Dụng Cửu. Dụng Cửu ở đây có nghĩa là Hào thứ 7 chứ không phải 9.

Khi ta đọc sách, ta phải đủ để xem tác giả viết cuốn sách đó là ai, và họ có ý vận dụng Kinh Dịch theo hướng nào. Xưa nay rất nhiều những nhà Dịch Học vận dụng sai lạc như thế không thống kê hết cho được.

Có một hố mòn mà rất nhiều người trượt miệng ở chỗ: Khi nghiên cứu sâu vào thế giới của Dịch. Đến chân trời của độ mông hạn ảnh, ranh giới này sẽ xóa nhòa tất cả giới hạn. Họ luôn bị lầm lẫn và không phân biệt được giữa Lưỡng Nghi và Tam Tài nữa rồi. Hai yếu tố này đã hòa nhập vào nhau làm một, rất khó phân định được.

Điều tất phải đến là suy diễn loạn hết cả lên... Nếu muốn "Khảo Kinh" nhất định phải mượn cách "Tham Thiền" để giữ sáng suốt mà thâm nhập. Nếu có mượn phương tiện đó đi chăng nữa:

Chỉ có 6 luân xa thôi... Tất nhiên 7 là Dụng Cửu... Không có nghĩa là 9 Hào.

Tóm lại: Một tuần có 6 ngày. Thứ 7...; Nghỉ.


Hỏi: Ad cho e hỏi phong thủy là 1 công cụ của Dịch vậy còn 4 công cụ khác là gì? Cảm ơn tác giả bằng tất cả sự tôn kính.


Trả lời: Với bài viết trên, tôi không nói đến 5 mà là chỉ nói đến 3 mà thôi. Vậy 3 công cụ đó là;
1- Phong Thủy Học.
2- Quân Sự Học.

3- Y Học.
Bằng như ta tính 5 thì phải tính đến hai công cụ tối ưu nữa là:
4- Thiền Học.
5- Đạo Học.
Có lẻ bạn đã lầm lẫn với 5 tiêu chí, cơ cấu hình thành mô hình thực tại tự nhiên tiềm ẩn mà tôi đã nêu chăng?

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét