📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 3.17 - LẠC THƯ TÌM VỀ LẠC VIỆT | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Ba vạn sáu nghìn ngày...
Là câu diễn tả thế cuộc trong cõi trăm năm của một đời người, và kẻ sĩ nhất định hiện diện đúng thời điểm, hầu lăm gánh non sông. Cho nên ta thấy chu kỳ của một Vận bao gồm 360 năm với hai Thế, tùy thời thịnh suy đắp đổi.



Và 3.600 năm là một Hội đất trời chu lưu vừa đủ. Đủ để cho mọi sự trôi lạc từ suối nguồn sơn khê về tới biển cả. Như dụ ngôn của Nhà Phật về con Rùa mù, tìm phải đoạn cây mục, trên một khúc của dòng sử nào đó. Đang trôi xuôi bề biển cả...

Nếu ta lấy thời gian giới hạn phạm vi đo lường trong khuôn sử 4000 năm để xem xét thì; Dòng sử mà con thuyền dân tộc Âu Lạc đang neo bến, chính là vùng địa phương mà Nhà Lê đang định xứ trong cuộc hành trình 3600 năm. Địa danh Hợp Phố, thêm một lần nữa bước ra từ huyền thoại và tụ hội tại địa phương của Nhà Mạc với Tuyết Giang Phu Tử.

Ta thấy Nhà Minh lúc đương thời là Minh Thế Tông đang phục hồi Dịch Kinh với nhóm Thiệu Nguyên Tiết và Đào Trọng Văn hòng ủ mưu..., rình rập, dòm ngó...

Thế nhưng... Xứ Việt bên ấy, có một Ngư Ông đang ngồi lẳng lặng "buông cần trúc...", trên dòng Tuyết Giang...!? Mà phát khiếp!

... Lại thêm..., còn hai học trò theo hầu là Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dư nữa !! (Nguyễn Dữ). Nhà Minh đành bỏ quên Giấc Nam Kha đi vậy. Đành chấp nhận ru dỗ với hai từ "Gia Tĩnh" mà nhắc nhở chớ có manh động, mà chuốc...

Bởi Thiên Cơ rất khôn lường. Những thế hệ con, cháu, chắt, chút, chít... Hì hục mài mực loang cả bến sử khi ấy mà công kích Nhà Mạc cho ra vẻ sĩ khí dân tộc !? Họ đều không đủ để nhìn thấy rằng: Nguyễn Bỉnh Khiêm đang phò Nhà Mạc đấy. Cái nguồn vốn đầu tư bằng quỹ đất vào Phương Bắc trong quá khứ từ đâu thì ta chưa rõ? Thế nhưng...; Cái lãi ròng từ lợi nhuận của Phương Nam ở tương lai đây thì..., miễn bàn.

Cái dự án với tiêu đề: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Đã đi thẳng vào huyền thoại và yên vị tại một nơi trang trọng nhất trong kho tàng lịch sử văn hóa của dân tộc Việt hàng trăm năm qua. Và..., mãi về sau nữa... Mãi mãi nữa...

Cho nên nhất định; Minh - Mẫn - Đế, nghị tông...!, rồi ra hoài tông...!! Đành ôm khối hoài mộng mà về với Hoàng Tuyền cùng nguyên tổ của mình vậy thôi.

Vấn đề mà ta cần phải xét tiếp là Nhà Thanh. Nỗ Nhĩ Cáp Xích vốn thuộc nước Đại Kim khi xưa. Bao gồm cả Nam - Bắc Triều hiện nay. Có nguồn gốc Người Mãn thuộc bộ tộc Nữ Chân chứ không phải là Người Hán thuộc bộ tộc Phục Hy! Trong cội nguồn lịch sử thuở tạo thiên lập địa. Cứ tạm xem là thời Phục Hy - Hoàng Đế - Xi Vưu. Thì bộ tộc Nữ Chân này vốn có mối ràng buộc cận huyết với bộ tộc Cửu Lê của Tiên Huyền Nữ.

Có một cách duy nhất để có thể tìm ra mối ràng buộc này thì chỉ có: Nhất định phải hồi phục tiếng Dao Cầm và Tiêu Khúc, mới có thể xác định được minh bạch mà thôi. Thời điểm đó chính là lúc Kinh Dịch hoàn toàn trở về với dân tộc Việt Nam. Và một trong những giá trị thất lạc của Kinh Dịch chính là phục hồi lại những điệu nhạc của Dao Cầm.

Trong quá khứ lịch sử của giống nòi; Thạch Sanh đã từng dùng tiếng Dao Cầm mà bãi binh 18 chư hầu làm khẳng định. Như tôi đã từng phát biểu: Tất cả huyền thoại sẽ bước ra thực tại trong một sớm một chiều... Ở vào thời điểm của một tương lai gần... và rất gần...

Vấn đề nhất định cần phải được đưa ra tòa công luận, trước vành móng ngựa (Tiêu Sương) trong thời kỳ cuối là: Tại sao những thực tại oan khốc mà người Trung Quốc vùi lấp chân lý ngàn xưa nay: Người Mông Cổ và Đại Kim biết rất rõ, nhưng họ vẫn có ý tiếp tục che lấp mong chiếm đoạt, mỗi khi có cơ hội đưa chân lý thực tại đó ra ánh sáng ?!

Tạm thời ta xếp những hồ sơ nghi vấn đó chung trong ký mã "Tham Vọng", chờ hạ hồi phân giải.

Điều mà tôi muốn nhắc đến chính là lúc Nhà Thanh không biết Càn cao Khôn rộng bao nhiêu trong thế giới Dịch Kinh mà dám cả gan đưa tay với thử. Thật không may cho Tôn Sĩ Nghị trong thời điểm của lịch sử đó. Trong giai đoạn này của lịch sử Việt. Kinh Dịch đang thể hiện thế Long Hổ Tranh Châu giữa sự hóa thân của Quang Trung và Gia Long. Điều mà trước khi ra roi mở cõi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng nhắc khéo họ Nguyễn, kẻo mà phải cảnh: " Hổ chiến Giao tranh tiếu lưỡng thù" rồi vậy.

Bất hạnh thay cho Nhà Thanh! Tôn Sĩ Nghị đã dẫn quân vào giữa hai đỉnh thác đang tuôn trào của dòng sử Việt. Và Tôn Sĩ Nghị đã làm nền cho Thiên Anh Hùng ca sử Việt ngày đó thêm hoàng tráng hơn mà thôi.

Bởi nhà Thanh hoàn toàn không thể nào ngờ được dân tộc Việt đang hiện diện như có như không một Cuồng Ẩn. Một Tiều Phu vẫn từng thường ngày hái củi ở La Sơn! Phải, Bởi kẻ cuồng ẩn đó bất chợt "tỉnh queo"... Và chống gậy đi..., lược trận cùng Quang Trung, trước quân Thanh, khi đã 65 tuổi !! Ấy là tôi chưa kể đến trong xó rừng còn có hai kẻ chán đời và đồng thời cũng là huynh đệ đồng môn của La Sơn Phu Tử là Như Ý Thiền và Tố Như nữa !!!

Một trong hai kẻ đó, đã từng phát biểu một câu xanh rờn sử sách: Tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như !?"... Chỉ biết rằng, âm thanh của câu nói đó, đã vang vọng và rền khắp trên toàn miền thế giới đương đại hôm nay. Hạ hồi sẽ rõ...

Thật đau lòng biết mấy, khi: Những thế hệ hiện nay... Vốn mù lòa văn hóa cội nguồn, què quặt tư duy giống nòi Việt tộc, ăn mày ngôn ngữ thừa thẹo..., đầy ô nhiễm. Rồi cuồng ngữ cùng trong nhà mà ra dại chợ với thiên hạ năm châu. Bởi đầy rẫy trên toàn miền địa cầu hiện nay. Những kẻ đứng đầu cũa những quốc gia tiến tiến nhất, văn hóa nhất. Vẫn thuộc nằm lòng, rồi nhắc chừng với Người Việt về Thơ Kiều của Nguyễn Du.

Đau lắm thay! (có vị cay...).
Kẻ còn lại, khóc mãi giữa núi rừng hoang vắng một mình là:
"Khạc chẳng ra cho nuốt chẳng vào.
Miếng tình nghẹn lắm biết làm sao.
Muốn kêu một tiếng cho to lắm.
Rằng... Ối ai ơi! Nó thế nào...".
Ôi! Sao mà cảm giác..., giống như nuốt trái cấm nơi vườn địa đàng, từ thuở nhân loại mới chào đời làm vậy!?
Quá nghẹn..., vướng... (thêm vị đắng).
Tôi nhất định phải dành riêng ra một trang bỏ trống! Để ta cùng gậm nhấm nỗi lòng của dân tộc chỗ... không có chữ nhé:
Ta cùng... Mặc Tưởng...
..., ..., ...
...Trong Thiên Thư có chép rằng:
Khi xưa, lúc Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay với mỗi người 50 người con dẫn theo...
50 người con theo Cha xuống biển, chính là những ai đã làm nên dòng lịch sử của 3.600 năm qua đó. Riêng 50 người con theo Mẹ lên non; Không phải bất kỳ ai khác hơn chính là... Vùng đất mà chúng ta ngày nay gọi là Chiêm Thành đấy !?
Thật kinh hoàng chung, cho mọi tư duy nhân loại của mọi đương đại.

Và Thiên Ý chỉ định: Nhất định giống nòi này phải nhìn nhận nhau lại trước khi Kỷ Nguyên Mới mở cửa. Và giai đoạn của 1975, đánh dấu hoàn tất ý chỉ đó. Mọi tư duy của nhân loại nói chung, bất khả lạm bàn. Thế cho nên; Cho dù trong giai đoạn của thời điểm lịch sử đó. Tất cả toàn cầu có đứng ra ngăn cản. Cũng sẽ là bất khả dĩ cho việc tiếp tục ngăn cách giống nòi Người Việt hôm nay, tìm về từ cội nguồn lưu lạc mãi ngàn xưa qua.

Hãy cẩn thận lời một cách tuyệt đối, với sự kiện thuộc về thiên cơ này. Kẻo nơi thời kỳ cuối lại phải gậm nhấm câu: "Họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập", cũng đã là muộn rồi vậy.

Cho nên ta mới xét thấy có một sự chí lý nơi quá khứ lịch sử khi: Cao Biền vốn là một kỳ nhân về thuật phong thủy xưa nay. Điều này ta nhất định phải công nhận, không thể đã phá một cách mê muội cho được. Cao Biền đã không thể nào hiểu nổi; Tại sao không điểm ra được "Đuôi Rồng" của dân tộc Việt, trong giai đoạn của dòng sử đục khi đó, để mà trấn yểm cho xong ?!

Bởi Thiên Cơ ngày đó khiến nơi địa phương của dòng Cha đã tan hoang. Nhất định Đuôi Rồng phải ẩn tàng bên định xứ của quê Mẹ là Chân Lạp. Cao Biền hoàn toàn không có thể nào ngờ cho được Chân Lạp ngày đó, chính là dòng của Âu Cơ đã dẫn 50 con đi định cõi khi xưa mà ra.

Vì thế: Người Trung Quốc! Xem chừng lại, về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bởi điều đó, tổ tiên người Việt đã từng có nhắc rõ trong quá khứ lịch sử rồi:
"Tiệt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư".
Chớ có gieo thêm bất kỳ một hạt giống tham vọng gì thêm, trước mùa gặt của Tạo Hóa nữa.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Theo như thầy đã đề cập nguồn gốc của Nam bắc hàn, con có thắc mắc là nguồn gốc cuar Nhật và Việt có cùng nguồn không, tróng sách giao lưu văn hóa việt nam nhật bản của gs vĩnh sính có dẫn bằng chứng về chữ Nôm và chữ Nhât có những nét rất giống nhau? xin khai thị cho con ạ.

Trả lời: Thật ra thì người Việt và Nhật vốn có cùng một cội nguồn. Bởi họ chính là một trong Bách Việt, là Thường Việt khi xưa mà Từ Phúc mang theo đấy. Sau năm 1975 đến nay. Nước Nhật đã phát không biết bao nhiêu thông điệp cho VN rồi! Thế mà mình vẫn chẳng hay biết gì hết cả!!!
Thậm chí gần đây nhất: Thủ Tướng Abe gợi ý thế nào, chúng ta cũng chẳng hiểu gì hết! Khiến một cố vấn của họ buông ra một câu: Thủ Tướng của họ rất thất vọng… “!!!”.


Hỏi:Kính thưa thầy, câu này ý thầy nói nghĩa bóng hay cả nghĩa đen luôn ạ "Nhất định phải hồi phục tiếng Dao Cầm và Tiêu Khúc". Theo con hiểu thì nếu tìm được Cầm Tiêu để cho những vị Tiên Thánh, Bồ Tát khảy lên sẽ thức tỉnh toàn dân tộc Việt ?

Trả lời: Là câu phát biểu đơn thuần, không hề có ẩn ý gì ở đây cả! Phải. Tôi đã tìm lại được tuyệt kỹ Dao Cầm và Tiêu Khúc đã thất lạc cùng Kinh Dịch của giống nòi Bách Việt khi xưa!!
Rất mong, có điều kiện cũng như tìm được người có duyên mà trao truyền lại, vì tôi còn quá nhiều việc phải làm. Tôi tin trong một tương lai gần. Người Việt sẽ lại tấu lên tuyệt kỹ Dao Cầm của cõi Thần Tiên này mà điều hòa lại nhân tâm cùng vạn vật. Lý Thuyết Dây không thể tấu lên nổi “Bản Giao Hưởng Của Vũ Trụ” đó cho được. Mà là sở hữu của khúc Dao Cầm này.
Xem ra bạn không quên được hai chữ “Dao Cầm” này nhỉ?!


KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét