📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 3.16 (2) - LỖI NHỊP VÀ LẠC ĐIỆU | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư



TRẢ LỜI CÂU HỎI BẠN ĐỌC

(Trích câu hỏi của bạn Lâm Ngọc Minh dưới bài Dòng Sử Đục)
Lâm Ngọc Minh
Chuyện kể Thánh Gióng 3 năm không nói, khi bật dậy đòi đánh giặc Ân (Thương??? 1100 TCN). Thánh Gióng đòi ngựa sắt, gậy sắt, giáp sắp (đồ sắt Đông Á khoảng năm 600 TCN)...



Câu chuyện khác: Sở Trang Vương - Tên Hùng Lữ (Hùng Vương???) khoảng năm 600 TCN, sau khi lên ngôi ăn chơi 3 năm ở hậu cung. Sau đó làm nên nghiệp bá. Đã từng "vấn đỉnh" của Chu Vương (cùng hàng VƯƠNG")...
có gợi ý gì cho mọi người không?
Đến thời Hai bà Trưng - đất vẫn đến sông Dương tử, Động Đình hồ, đền Vua Bà khắp nơi...

Trả lời:
Câu hỏi của bạn có vẻ "lạc đề" (lạc khách) và dễ khiến "lạc chủ" đề của page mất. Tuy nhiên tôi vẫn xem xét và có câu trả lời như sau:

1) Thứ nhất; Những ký sự này vốn ở Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư. Bạn lại hỏi ở bên này của không gian 3 chiều rồi! Cho dù cứ cho là như thế đi chăng nữa. Vấn đề là ta phải hiểu cái ý gì tiềm ẩn phía bên kia của cái áo nghĩa đó mà thôi. Trước hết "Hùng Lữ (Hùng Vương???)"; Không phải cứ thấy họ Hùng, là suy diễn nhận... "bà con" thân thích cho được.

Ranh giới sông Dương Tử vốn đã được Đại Vũ và Lộc Tục phân định rõ ràng từ nạn lụt hồng thủy. Thế nên nước Xích Quỷ ra đời và Lộc Tục mới xưng Vương với hiệu là Kinh Dương Vương được. Đến Văn Vương, sử Việt mới ghi là "xâm lược". Sử ký Tư Mã Thiên cũng phải ghi là đi đánh "Nước Sùng". Và Văn Vương cũng chỉ có thể gọi là xua quân qua nước Văn Lang, rồi rút về. Giai đoạn của Tần Thủy Hoàng cũng thống nhất ranh giới ấy. Cho nên Phù Tô và Mông Điềm đi xây ải xa ngoài biên cương, chính là tại ranh giới của sông Dương Tử đối với Nước Âu Lạc của An Dương Vương.

Nước Sở trong giai đoạn Chiến Quốc đó, hoàn toàn nằm trong giới phận của Nhà Chu. Vì thế Sở Trang Vương chỉ là một dòng trong nhóm Bách Việt, đang định cư tại vùng địa phương của Nhà Chu mà thôi. Tạm như thế này nhé:

Ngày xưa Thánh Gióng dẹp giặc Ân, đòi ngựa sắt, giáp sắt và roi sắt. Vậy từ đó suy ra: Hôm nay nhất định phải có Thần Gánh để dẹp giặc Nghĩa rồi vậy! Non sông xưa mới có Gióng, còn thiếu Gánh nữa mới có thể đủ bộ "Gióng Gánh" mà gánh vác cơ đồ tương lai cho dân tộc trọn vẹn được.

Ví dụ: Cứ cho tôi là Thần Gánh đi. Thì tôi cũng nhất định phải đòi đủ 3 yếu tố đó như: Ngựa Sắt của huyền thoại bước ra thực tại là một con ngựa tên Mersedes hoặc tên Chuyên Cơ chẳng hạn. Giáp Sắt hóa thân ở một địa vị xã hội nhất định, để mọi đàm tiếu ( ... ) bất khả xâm phạm. Và cuối cùng Roi Sắt chính là (Như Ý Kim Cô Bổng, hai đầu nạm vàng) biểu hiện ở: Nguồn kinh phí để thực thi. Nhất định: "Vai mang túi bạc kè kè, nói ... người nghe ầm ầm". Có thế, mới mong dẹp tan "Giặc Nghĩa" hôm nay được.

2) Câu chuyện Sở Trang Vương. Đã từng "vấn đỉnh" của Chu Vương (cùng hàng VƯƠNG")... có gợi ý gì cho mọi người không?

Theo "yêu cầu" của bạn Lâm Ngọc Minh, tôi có gợi ý như thế này:
Khi ta đọc sách, ta phải đủ để biết và hiểu được tác giả đó là ai? Và họ viết gì? Họ viết gì thì viết, còn tư duy của ta nữa. Đó là chưa nói đến ta không đủ để hiểu ý gì tiềm ẩn trong tác phẩm, mà tác giả đã gửi gắm trong đó nữa. Không khéo, ta tích lũy Thau mà cứ ngỡ là Vàng. Lỡ có mang ra thi thố thì nguy to...

Về câu chuyện này thì tôi không quan tâm đến, vả lại cũng không phải dòng đề tài trên page này. Tuy nhiên, tôi cũng chép lại câu chuyện "vấn đỉnh" để mọi người cùng tham khảo và tham gia... Theo như ý của câu hỏi bạn Lâm Ngọc Minh;

"Mùa xuân năm 606 trước công nguyên Sở Trang Vương dẫn quân thảo phạt nước Lục Hồn của người Nhung. đến sông Lạc trong địa phận triều Chu dàn binh thị uy. Chu Định Vương sai đại phu Vương Tôn Mãn đi uý lạo Sở Trang Vương. Sở Trang Vương hỏi về 9 chiếc đỉnh lớn nhỏ nặng nhẹ như thế nào. Vương Tôn Mãn đáp rằng:

- Sự lớn nhỏ nặng nhẹ của đỉnh là ở tại đức chứ không phải ở tại bản thân chiếc đỉnh. Trước đây, triều Hạ khi có đức, đã đem các vật ở phương xa vẽ thành đồ tượng, bảo 9 châu tiến cống thanh đồng, đúc thành 9 đỉnh, đồng thời đem đồ tượng đúc lên trên thân đỉnh. Cho nên mọi thứ đều có trên đỉnh, khiến bách tính biết được thần vật và ác vật. Nhân đó bách tính tiến vào sông hồ ao đầm hay rừng núi không gặp phải quỷ quái li mị võng lượng. Hạ Kiệt hôn loạn, đỉnh dời đến nhà Thương, trước sau 600 năm. Trụ Vương nhà Thương bạo ngược, đỉnh lại dời đến nhà Chu. Đức hạnh nếu quả mĩ thiện quang minh, thì đỉnh tuy nhỏ cũng rất nặng; nếu gian tà hôn loạn, đỉnh tuy lớn cũng rất nhẹ. Trời ban phúc cho người có đức sáng đều có kì hạn. Chu Thành Vương đem 9 đỉnh đặt tại Giáp Nhục, kết quả chiêm bốc là truyền thế 30 đời, hưởng quốc 700 năm. Đó là mệnh trời. Đức hạnh triều Chu tuy có suy giảm, nhưng mệnh trời chưa thay đổi. Đỉnh nặng hay nhẹ không thể hỏi đến.

Sở Trang Vương nghe mấy lời của Vương Tôn Mãn, biết nhà Chu vẫn còn có ảnh hưởng đối với các chư hầu, nên không dám khinh suất đánh nhà Chu, đã dẫn quân quay về.
Thời cổ, đỉnh tượng trưng cho quyền lực quốc gia. Sở Trang Vương hỏi đỉnh là có ý muốn thay thế nhà Chu. Thành ngữ “vấn đỉnh trung nguyên” bắt nguồn từ đây".
---------------------
Qua như câu chuyện ở trên. Để khai thác toàn diện, ta nhất định dụng đến 3 công cụ như tôi đã từng nói qua như : Lý - Tượng - Số.

Trước hết ta bàn ở Lý.
Tổng ý theo như ở trên thì; Ta nhận thấy Vua Đại Vũ xuất phát từ việc trị thủy thành công mà đã tiến hành bày ra để cúng tế trời đất, thần linh. Bởi đỉnh vốn là cái vạc dùng để nấu thức ăn dâng lên, cúng tế mà ra. Từ đó, khắp chín châu đều phải dâng lên cái đỉnh của tộc mình mà tạ ơn thần linh. Và Đại Vũ sẽ thay mặt muôn dân mà đứng ra tế cáo chung. Tùy theo thần linh của mỗi tộc mà khắc họa lên đỉnh, tất cả là 9 đỉnh thể hiện của 9 châu vào lúc đấy cả thảy. Từ Cửu Đỉnh hình thành từ giai đoạn cột mốc của sự kiện lịch sử trị thủy này. Và Đại Vũ cũng tùy theo linh vật tổ của mỗi bộ tộc khắc trên đỉnh ấy, để mà điều hành cũng như phân công sự việc cụ thể. Cũng tùy theo bản tính của linh vật nào mà tùy thời, vận mà tộc ấy trong năm phải mang lễ vật đến tiến cống tạ lễ. Cứ thế mà luân chuyển trọn năm, bất di bất dịch. Không theo tùy ý của bất kể ai, cho dù kẻ đó có là Thiên Tử. Quy luật này cốt là dựa trên nguyên tắc của 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư của Phong Hậu ngày trước lập ra. Không phải ngẫu nhiên hay tùy ý suy diễn mà bày biện cho được.

Từ đó suy ra... Ta thấy hai linh vật Long và Quy của tộc Bách Việt mới đủ khả năng đi sông hồ, ao đầm, núi rừng mà không bị quỷ quái, li mị... xâm hại được. Còn lại các tộc khác thì tùy theo tượng vật tổ mà phân công. Ví dụ như Trâu (tộc Thần Nông) thì phân công cày ruộng, Gấu (tộc Hoàng Đế) thì phân công đi rừng, làm rẫy v.v...

Vì thế, chỉ có bậc Vương mới có uy quyền giữ đỉnh chung. Các chư hầu nhất định hàng năm phải tiến cống lễ vật mà dâng lên. Đó là Văn Hóa thuở sơ khai của thời Nhà Hạ. Cho nên ta thấy khi triều đại dứt, thì Cửu Đỉnh sẽ được chuyển đến cho triều đại mới. Vì thế mới có hiện tượng dời từ Nhà Hạ, Thương, Chu v.v... Và cũng kể từ giai đoạn này, Cửu Đỉnh là để ám chỉ đến ngôi Vương, bởi Vương mới có quyền giữ Đỉnh để tế cáo trời đất mà thôi. Các chư Hầu cũng nhất loạt theo lệ tục đó mà thờ lạy. Thuật ngữ hưởng Lộc Đỉnh hoặc Đỉnh Lộc cũng ám chỉ là dựa trên nguyên tắc này mà nói đến hưởng ơn Vua.

Từ đó ta mới hiểu được câu: "Nhất ngôn cử đỉnh". Ý là nói đến việc "Cử Đỉnh" là việc đoạt Vương, tranh Đế mà ra. Thiên hạ về sau suy không thấu nguồn gốc, cứ nghĩ rằng... nhấc cái đỉnh lên (cử đỉnh...), ý là để nói người khỏe mạnh (...đi quanh sân rồi... để xuống!) "!?". Rõ là lạc gốc thì tai họa như thế đấy.

Cho nên ta xét thấy:
Triều đại nào Đức đầy thì khó có ai có thể dời nổi Đỉnh đi nơi nào khác cho được. Khi triều đại tha hóa, Đức mỏng, ắt chư hầu chinh phạt mà dời đi một cách dễ dàng. Đó cũng là hàm ý mà Vương Tôn Mãn đã nói với Sở Trang Vương trong câu chuyện này. Cái Đỉnh nặng hay nhẹ, cốt là ở ý này vậy. Bởi trước đó, Sở Trang Vương đã không biết cách đặt câu hỏi nặng nhẹ... nông sâu.

Thế nhưng nếu ta xem xét ở một tầng sâu hơn nữa của tư duy thì thấy được rằng:
Sở Trang Vương ngày đó đã bị Vương Tôn Mãn hù dọa mà vỡ mật, chết khiếp đi rồi. Bởi Vương Tôn Mãn đã dựa vào Bốc Dịch của Văn Vương mà uy hiếp! Rằng quẻ bói; "...Kết quả chiêm bốc là truyền thế 30 đời, hưởng quốc 700 năm"... !! Khiến Sở Trang Vương bị lung lạc tinh thần. Rồi lẳng lặng mà rút quân! Ta cũng nên phải biết, Quẻ chiêm bốc "định đỉnh" ngày trước tại Giáp Nhục, chính bởi Chu Công Đán lập quẻ chứ không hề là bất kỳ ai khác.

Ta xét thấy trong ngày đó, Bốc Dịch đã gây ảnh hưởng lên tư tưởng của giai đoạn lịch sử này từ Quẻ Tiên Thiên cũng như Chu Dịch của Văn Vương mà ra cả. Điều đó nhất định do bởi sự mê tín là nòng cốt của mọi sự. Thứ đến mới là đức độ, nghĩa, nhân, lễ... mà mọi người đang cố gìn giữ. Bằng như ngày đó Sở Trang Vương làm loạn, ắt cũng dời được đỉnh ra khỏi Giáp Nhục một cách dễ dàng. Đó là tôi căn cứ luận vào câu nói của Vương Tôn Mãn... "Tuy đức độ nhà Chu có suy giảm...". Điều này có nghĩa là; Cái Đỉnh hiện nay đã nhẹ lắm rồi, do đức đã quá mỏng, không đủ đầy.

Và chính cái bia miệng truyền đời về quẻ Bốc Dịch của Văn Vương trước đó, đã nghiễm nhiên khiến cho chư hầu ra sức gìn giữ cho cơ đồ của Nhà Chu thọ hơn nữa và..., thêm lâu.

Đó là toàn ý về Lý, khi tôi bàn đến câu chuyện Vấn Đỉnh ở trên. Tiếp đến là Tượng:
Bởi giai đoạn này thì Khổng Tử chưa ra đời, cho nên ta chỉ có thể dựa trên những Tượng và Lý của Văn Vương và Chu Công Đán mà bàn thôi. Tuyệt đối những quan điểm bao gồm của... Khổng Tử, Khang Tiết, Trình Di hay Chu Hy là không có thể lạm bàn vào đây làm luận giải cho được.

Cho nên trước hết ta thấy khi Sở Trang Vương nhân tiện gặp sông Lạc Thủy. Sở Trang Vương liền nhớ đến chuyện ngày xưa, khi Đại Vũ trị thủy và bắt gặp Lạc Thư tại đây. Cửu Đỉnh cũng chào đời kể từ sau sự kiện đó. Chính "cái Tượng" này, khiến Sở Trang Vương đóng quân lại và "có ý" hỏi Chu Định Vương về Cửu Đỉnh! Kể, Sở Trang Vương cũng uống dư "mật gấu" trong giai đoạn đó rồi vậy. Và sự kiện "Vấn Đỉnh" như trên, đã được lịch sử tích lũy lại, làm "sự tích" cho đến hôm nay.

Tượng Dịch thể hiện tiếp theo ở: Sở Trang Vương chính là một tộc Việt trong nhóm Bách Việt ngày đó. Dĩ nhiên Vương biết rất rõ cái Đỉnh này vốn là của dòng Bách Việt mà ra cả thôi. Tượng phương Nam chính là ở quẻ Ly. Phàm Quẻ Đỉnh lại là quẻ biến thứ 3 từ Bát Thuần Ly mà ra. Là Tượng của Bách Việt.

Nhân vì Tượng đó mà Sở Trang Vương đã ghé lại, "Vấn Đỉnh" Chu Định Vương mà thăm dò... Không may cho Sở Trang Vương trong ngày đó là: Khả năng về Dịch Học thì thiếu, trong khi Dịch Bốc lại có thừa. Bởi Tượng của Quẻ Đỉnh, lại ở "kỳ biến" của Hào thứ 3 trong quẻ Đỉnh có "ngôn tượng" rằng: "Tai Vạc đổi ... Thửa lấp đi... Mỡ con chim trĩ không ăn..."
Điều này có tiềm ẩn ý là: Vạc đã có thể đổi chủ được rồi vậy. Thời thế đã che lấp hết cả rồi. Mỡ của con Chim Trĩ đấy, Nhưng Sở Trang Vương không dám ăn bởi: Tiến lên một bước là Hào Tư.
Hào thứ 4 của Quẻ Đỉnh có ngôn Tượng: "Vạc gẫy chân...! Đổ đồ ăn của ông !! Thuở tội giết kín (hình ốc), hung !!!

Và chính điều này đã khiến cho Sở trang Vương còn lung lay tư tưởng, ra chiều chưa vững... Mà chùng tay chăng ?!. Cái sơ suất của Sở Trang Vương là không xem xét kỹ càng Hào 3 còn có câu tiềm ẩn như sau: "Tai Vạc đã đổi... Mất thửa nghĩ vậy". Và đảo ngôn tượng: Thửa tội giết kín theo cái lý điên đảo của Dịch Thể. Ắt Sở Trang Vương đã có thể "Cử Đỉnh" ngay sau khi "Vấn Ngôn" trong sự kiện lịch sử ngày đó, trước sự minh chứng của dòng Lạc Thủy rồi.

Tóm lại: Cơ đồ ngày đó có thể nói rằng đang nằm gọn trong tay của Sở Trang Vương. Cũng bởi do đã đặt hết cơ đồ vào quẻ Chiêm Bốc mà ra nông nổi cả.

Thế nhưng, nếu như trong ngày đó Sở Trang Vương Chiêm, gẫm kỷ hơn cái Tượng của Chính Mệnh của mình thì có lẻ đã khác. (Lưu ý; Ở đây tôi không bàn đến quẻ Biến. Tôi dành điều đó cho các bạn khác chiêm nghiệm mà tự đắc ý. Chắc chắn còn rất nhiều điều lý thú đang chờ khai thác).
Bởi tên của Sở Trang Vương chính là Lữ !!!

Cũng đồng thời là Quẻ Biến ở thời kỳ thứ hai trước khi tới Quẻ Đỉnh của chính Tượng Thuần Ly ! Đó, chính là Thiên Tượng mặc định. Bởi Tượng của Quẻ Lữ vốn lại là Lữ Hành. Ứng với tình thế lúc đấy của Sở Trang Vương. Ý của quẻ Lữ thể hiện là: "Hanh thông, tuy nhỏ nhưng cứ đi, chính bền sẽ tốt vậy". Bởi Tượng Hào biến kỳ 2 có giải nghĩa rõ ràng rằng: "Gặp phải thằng nhỏ đầy tớ chính bền...". Quả Tượng ứng không may là Sở Trang Vương đã gặp phải "thằng nhỏ đầy tớ" Vương Tôn Mãn, bền lòng, trung chính rồi vậy.

Và Hào đắc ngôi của Quẻ Lữ, Hào 5, ngôn Tượng đã trách Sở Trang Vương bắn hụt con Chim Trĩ rồi vậy. Từ Tượng Quẻ Lữ này nên mới có Tượng Quẻ Đỉnh tiếp theo sau đó là: "Mỡ của con Chim Trĩ đấy, Nhưng Sở Trang Vương đã không dám ăn" !!

Và cuối cùng, Ngôn Tượng của Quẽ Lữ kết luận tiếc than rằng: "Lấy việc của kẻ hành Lữ ở trên, Thời của cái nghĩa cháy mất rồi, mất Trâu dễ dàng ! Trọn chẳng nghe vậy !!...

Đó là công cụ khai thác thứ hai cho câu chuyện trên, bao gồm Lý và Tượng. Và công cụ thứ 3 là Số.
Tôi e rằng rất khó để tôi có thể trình bày ra đây rồi vậy. Tôi cũng thường nói với bạn bè rằng: Mọi người không biết là họ thường hỏi về những điều mà; Khi tôi lý giải, thì không đủ để lĩnh hội nổi. Bởi Tôi cũng từng nói trong page này là; Bói Dịch có thiếu vắng nền tảng của Số ít nhiều, từ đó nên mới xảy ra việc thiếu tính chính xác hơn Tử Vi là vì thế.

Bởi muốn trình bày được cục diện nào trong 72 thế cục thì bắt buộc ta phải lập đồ hình. Xét Thái Ất Thần Kinh thì chưa có ai lĩnh hội nổi rồi. Vậy ta sẽ lập Kỳ Môn Độn Giáp mà bàn tiếp vậy. Bởi tôi nghe đâu... Hiện nay có rất nhiều người "có vẻ" như là rất am hiểu về Kỳ Môn Độn Giáp! Vậy ta dùng cái mà đã có rất nhiều người hiểu biết, để bàn luận tiếp nhé.
Như tôi có nói; Đề tài này vốn không phải là của page này. Nó rất dễ làm lạc đề. Tuy nhiên, nếu bạn Lâm Ngọc Minh muốn tiếp tục nghi ngờ... Xin nhường bạn lập Thế Cục của Tượng Số từ điều dễ hiểu hơn là Kỳ Môn Độn Giáp ra đây. Tôi sẽ tiếp tục luận giải công cụ Số cùng mọi người vậy.

Tôi lưu ý: Tôi sẽ chỉ định bằng toán học, và giải tại sao vận số Nhà Chu phải nằm trong vòng của 720 năm, không khác.

Đồng thời; Cũng tránh những ai cứ theo như cách nói của bạn AnhTuan Ngo là "nặc ảnh tị hình" ( bạn AnhTuan Ngo phải dùng câu đó ở đây mới không lộn địa chỉ). Không khéo ai đó cứ coppy ở đâu đó, rồi lại vội mang ra đây thì... mệt cho tôi lắm đây. Bởi như bài này là một điển hình vậy.

... Vẫn còn rơi lại câu hỏi cuối của bạn Lâm Ngọc Minh, tôi kết thúc như sau:

3) Như tôi "đã có viết"; An Dương Vương bỏ ngỏ khu vực Ngũ Lĩnh. Vậy khi Hai Bà nổi lên đánh, liên tiếp hạ 65 thành trì. Dĩ nhiên toàn vùng phải được đánh dẹp. Nhất định Đền Thờ của Hai Bà phải hiện diện tại những nơi đã từng diễn ra chiến địa khi ấy thôi.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

Câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Xin lỗi cho hỏi có phải những tài liệu của add cũng là nội dung của cuốn" Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguồn của dân tộc ta " của Thiền Sư Lê Mạnh Thát không?

Trả lời: Bạn Nguyễn Dũng thân mến. Tôi hoàn toàn không biết Thiền Sư Lê Mạnh Thát là ai. Tuy nhiên tôi cũng có đọc qua một vài bài ngắn của vị này.
Do thiền Sư này rơi vào cảnh giới mà Phật gọi là huyễn thực cảnh. Cái nguy là vốn tri thức trước đó không đủ. Nên không thể nhận ra đâu là hư và đâu là thực cảnh. Quan điểm của Thiền Sư phản ảnh rất rõ điều này.

Hỏi: Add Có thể cho tôi biết thế nào là huyễn thực cảnh không ạ?

Trả lời: Đó chính là những gì diễn ra ở phía bên kia của không gian chiều thứ tư!
Khi ta tham thiền nhập định; Vừa "rơi" vào thế giới này. Muôn hình vạn trạng sự việc, thoắt ẩn thoắt hiện, biến hóa khôn lường diễn ra...

Bởi những cảnh giới, sự việc như thế cứ chập chờn như hư hư, thực thực. Nên để diễn tả điều nhập nhoạng, rất khó phân định được đó, phải gọi là huyễn - thực cảnh.

Nếu tri thức trước đó của ta không đủ, ắt sẽ lạc vào cảnh giới mà Phật gọi là ma cảnh (huyễn cảnh). Thường thì vị thiền sư nào đủ công đức mới có thể bước vào được. Không phải cứ hễ thiền là vào tới cho được.

Đó chính là những gì diễn ra ở phía bên kia của không gian chiều thứ tư!
Kính tiền bối , hậu học mạo muội xin hỏi về tiền bối một thắc mắc khi đọc về dịch, Hậu học thấy có một bản cổ dịch nói về liên sơn và quy tàng, được gọi đó là “Cổ Tam Phần” do Nguyễn Hàm 阮咸(một nhân-vật trong Trúc-lâm Thất-hiền) Đời Tấn 晉chú.
- Sách đựợc chia làm ba phần: Sơn Phần, Khí Phần và Hình Phần,
- Sơn-phần nói về : Quân, Thần, Dân, Vật, Âm, Dương, Binh, Tượng, gọi chung là Liên-sơn ;
- Khí-thần nói về : Quy, Tàng, Sinh, Động, Trưởng, Dục, Chỉ, Sát, gọi chung là Quy-tàng ;
- Hình-phần nói về : Thiên, Địa, Nhật, Nguyệt, Sơn, Xuyên, Vân, Khí, gọi chung là Kiền Khôn.
Kính nhờ tiền bối xem xét và giải thích giúp? Xin cảm ơn.
( Vì lý do giới hạn số lượng chữ nên sẽ chia câu trả lời thành 2 đoạn liền mạch).
Trả lời:
Ngôn từ của bạn Tuan Nguyen có ẩn tàng khí của Lễ! Vậy tôi cũng hạ mình đáp Lễ như sau:

Tôi thật sự chưa được đọc qua tác phẩm này, e khó có góp được luận giải gì chu đáo cùng bạn. Tuy nhiên dựa trên những thông tin của câu hỏi, tôi góp luận vài lời cùng bạn là: Trong nhóm Trúc Lâm Thất Hiền, có hai nhân vật tiêu biểu là Nguyễn Tịch và Kê Khang, một Tiêu một Cầm hòa điệu, ru 5 kẻ còn lại. Kẻ say nhạc đến phát cuồng duy nhất chỉ có mỗi Lưu Linh! Đến nỗi trước mắt của Lưu Linh, thiên hạ, không loại trừ thiên tử, chỉ là con sâu cái kiến! Nhưng núi Thái Sơn, vẫn đọng lại và nhòe đẫm trong nước mắt của Tam Hiền Đệ, trong nhóm Thất Hiền!!

Nguyễn Hàm lại là cháu của Nguyễn Tịch. Vì thế trong nhóm, hai nhân vật này được xem là một. Từ đó ta thấy bài chú của Nguyễn Hàm, vốn là để muốn lột tả ý của Dao Cầm và Tiêu Khúc mà ra. Trước hết ta phải biết 7 nhân vật này, theo như cách diễn đạt hiện nay là "bất mãn với xã hội đương thời" mà tụ lại. Bởi tư tưởng của họ thuộc Lão Giáo, phản đối trào lưu Khổng Giáo đang hồi thịnh vận. Vì thế, khi lập luận, ta không được để cho quan điểm của Khổng Giáo nhiễm vào trong suốt quá trình luận giải. Khi nhận diện được thế cục này, Ta tiến hành điểm huyệt Tam Phần như sau:

Sơn - Khí - Hình vốn gốc tại Thiên - Địa - Nhân mà phát triển ra... Sự việc tràn lan, khiến ta khó nhận diện. Vậy tôi sẽ gom lại bản thể gốc để ta dễ nhận định mà lập luận:

Tinh Thần của Dịch là gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vạn vật... Xét Tam Tài thì Nhân đứng giữa Thiên Địa mà dung hòa, cho nên: Sơn phần đại diện cho Liên Sơn. Hình phần đại diện cho Quy Tàng. Khí phần được đưa lên bàn... "giải phẫu luận":

"...Khí-thần nói về : Quy, Tàng, Sinh, Động, Trưởng, Dục, Chỉ, Sát, gọi chung là Quy-tàng...". Nhìn chung; Điều này đã được Nguyễn Hàm tán ra thành Bát Ý, tượng của 8 hướng trong Bát Quái. Vậy ta gom tụ về nguyên gốc của nó là Tứ Tượng, hầu tránh sẽ bị phân tán, gây lạc tư duy. Gốc của Tứ Tượng vốn ở; Xuân Sinh, Hạ Trưởng, Thu Liễm, Đông Tàng (lý khí của bốn mùa).

Cho nên ta thấy sự biến tán ra: Sinh biến ra Động. Trưởng Biến ra Dục. Tàng biến ra Sát. Vậy thì Quy biến ra Chỉ. (Cũng có nghĩa là đình chỉ, là ngừng).

Bởi Liễm, có nghĩa là thu về, gom về, trở về... Vật Quy cũng đồng nghĩa ấy. Cho nên ta thấy Nguyễn Hàm diễn có vẻ mất trật tự nên người đọc khó nắm bắt. Và trật tự đó là:

Mùa Xuân, khí trời Sinh sôi nảy nở, biến ra Động liền theo tiềm ẩn trong đó. Vận đến Mùa Hạ, khí Trưởng thành mà dưỡng... Dục vạn vật. Thứ tự là mùa Thu, khí Liễm (Quy) về nên khiến lá rụng xơ rừng, khiến vạn vật đình... Chỉ. Và thời đến Mùa Đông, khí Tàng cũng có nghĩa là nhập Mộ, đồng với tử hàm trong ý Sát vậy.

Tôi lại tiếp tục truy nguyên cội nguồn từ Tứ Tượng về Lưỡng Nghi (âm Dương), Càn Khôn là:

Sinh - Trưởng thuộc Dương, tiềm ẩn tinh thần của Liên Sơn Dịch. Quy (liễm) - Tàng, che dấu thể chất Âm, của Quy Tàng Dịch mà ra cả thôi.

Cho nên cuốn Dịch mà bạn đọc đó, cốt là nói đến cách vận khí mà Tu Tiên của phái Lão Giáo chứ không liên quan đến Bói, dĩ nhiên có tiềm ẩn về Phong Thủy lẫn Y Học. Thật ra đề tài của page này sẽ đi đến đấy, bạn vô tình hỏi đến quá sớm, nên tôi cũng nhân vì thế mà giải trước ít chi tiết thôi...

(tiếp theo bên dưới)
Và ta nhất định phải xem xét đến Y Học. Bước chân đầu tiên bước qua ngưỡng cửa của Dịch không sai lạc. Vậy tôi sẽ ứng dụng vào Y Học như sau:

Ta xem Tứ Tượng (Lý Khí) đã luận ở trên đó, sẽ dẫn ta đến với Lý Khí trong Y Học là: Bốn bể Khí bao gồm... Khí - Huyết - Tủy - Não ! Vậy là ta nhất định phải xét đến Y Học ứng dụng từ Kinh Dịch đầu tiên từ cội nguồn đó chính là Hoàng Đế Nội Kinh. Như tôi có nói, Kinh Dịch là của Người Việt, chỉ duy nhất người Việt với dân Tộc Kinh mới có đủ khả năng "khảo kinh" mà thôi. Và... tôi đang minh chứng điều này như những gì sẽ diễn ra...

Cho nên ta xét thấy; Hoàng Đế ngày đó vẫn chưa có thể hiểu nổi Kinh Dịch, nên tác phẩm mẫu mực ngàn đời nay trong Y Học vẫn diễn dụng sai về lý của bốn bể khí như sau (các nhà chuyên môn trong lĩnh vực Y Học nên lấy đây mà xem xét, dụng y thuật cho đời):

Câu Tứ Hải Giai Huynh Đệ, có nguồn xuất phát từ bốn bể khí này mà ra cả. Bởi bốn bể (huynh đệ) đó vốn đều là một thân thể! Cho nên ta xét thấy: Bốn Bể Khí - Huyết - Tủy - Não như Hoàng đế Nội Kinh diễn tả đó là có sai sót !! Chính xác phải là: Dịch - Huyết - Tủy - Não mới đủ gọi là đúng với nguyên lý tự nhiên của vũ trụ toàn ảnh.

Ví dụ:

Phật diễn Đạo với câu: Đạo, vốn vô mùi, vô vị, vô tướng, vô sắc! Điều Phật ám chỉ đó chính là Nước! Bởi nước vốn vô mùi, vô vị, vô tướng... (Hình), nhưng còn Sắc trong! Ắt cái Hình mà như vô Hình này gần với Đạo rồi vậy. Không một ai có thể mô tả chính xác được Hình dạng cụ thể của nước bao giờ cả (vô tướng).

Vậy ta xét tiếp điều kiện đáp ứng với vô Sắc... Ắt không có ứng cử viên nào sáng giá hơn "Khí" rồi vậy. Hoàn toàn vô Sắc nhưng đồng thời cũng thể hiện là Sắc!!

Hình của Nước và Khí của Sắc chính là hai yếu tố đầu tiên làm nên vạn vật của vũ trụ. Mà nền khoa học diễn giải là H2O. Thế nhưng cái khó là ta phải đủ để nắm bắt theo cái tướng tinh của nó vận hành vô hình khắp Lục Hư như sau:

Cái dạng Nước đó, khi rơi vào hoàn cảnh sẽ bị tiêu hủy! Ví như gặp (cực Dương) khí nóng sẽ hóa bốc hơi chẳng hạn... Ta vẫn phải nắm bắt "nó" bằng sự cảm nhận... như nóng hoặc lạnh vậy. Tuy vô hình, khí vẫn tiềm ẩn Dương và Âm qua hai khí Hàn - Nhiệt. Và chu lưu khắp lục hư như... Bốc lên trời... gặp hoàn cảnh lạnh (cực Âm) biến thành nước mà rơi xuống. Tiếp tục chu lưu từ nguồn khe, suối... đổ ra sông, lại về Biển. Chu kỳ biến hóa chu lưu như thế cứ tiếp tục tuần hoàn mà gọi là luân hồi khắp lục cõi.

Đó là Đại Vũ Trụ vận hành. Khi thâm nhập vào Tiểu Vũ Trụ thì ta cũng không được bỏ lạc cái gốc "luận chuyển", biến hóa thường và vô thường ấy như sau:

Khi Khí Âm và Dương bốc lên Trời (Càn, Dương, Khí) gặp hoàn cảnh đào luyện và Khí Âm biến thành nước của Mưa, rơi xuống (Khôn, Âm, Hình) mà nuôi cây... Khí Dương hóa thành Sương, móc rơi xuống mà dưỡng cỏ... Khí dương thể hiện sự Bay, khí âm phản ảnh việc Chạy.

Thâm nhập vào Tiểu Vũ Trụ: Khí Âm lấy tên Vệ khí, vận khởi Giáng xuống trong Ngũ Tạng... Khí dương xưng hiệu Dinh khí, hành nguồn thăng lên ngoài Lục Phủ. Khí Dương hóa Máu, tàng Thần, giữ Hồn và dưỡng Não. Khí Âm biến Dịch, kết Tinh, thủ Phách và nuôi Tủy.

Cho nên bốn bể đó phải là Dịch - Huyết - Tủy - Não mới là cái Thần Huyệt của Kinh Dịch tàng ẩn. Khí chu lưu và hiện diện thường hằng và vô thường liền khắp trong bốn bể đó. Từ đây, ta không khó mấy để nhận thấy quan điểm của Hoàng Đế và Kỳ Bá ngày đó đàm luận và lập ra Hoàng Đế Nội Kinh rất thiếu sót. Bởi đây chính là di chỉ của Người Việt mà thôi.

Phàm, hành đạo, tất cả nhất định phải tri kiến bản thân như thế đã. Hẵng nói đến chuyện tham thiền mà nhập định. Đó là tôi chưa kể ra quy luật của Đại Vũ Trụ vận hành hầu để còn đồng nhất thể trong một quy luật của Tạo Hóa.

Đứng trước Đạo, có may liễu ngộ phần nào đó: Mới thấy con người bé nhỏ vô cùng. Bằng không, Thiên hạ cứ tưởng và cho mình là đệ nhất, rồi đi nói cuồng ngông, quen thói tục xưa nay.

Đó là Đạo.

Từ đây, cái lý của Sơn Phần và Hình Phần cũng có giá trị ý tiềm ẩn như thế mà luận ra. Mong bạn Tuan Nguyen phăng ra được hai đầu mối của cuộn chỉ rối đó mà khảo sách bạn đã được đọc lại nhé.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét