📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 3.3 - ĐIỆU ĐÀN | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


KHỔNG TỬ KHÓC NHAN HỒI!

(Dấu chân mà Bá Nha dẫm phải)

Sau khi biết được nỗi oan khốc ngàn năm của tiếng đàn "đôi bạn tri âm". Giấc định mộng viễn khứ tri âm đó, khó có thể lay tỉnh trong một sớm một chiều cho được.

Bởi sự thật sao mà trần trụi, nghẹn đắng, đau thương, và khó nuốt trôi là vậy. Hoảng nhiên, ta ước thà làm thân dã tràng trước cơn dâu bể. Hơn là nhìn mọi giá trị văn hóa lịch sử, cùng những danh nhân kiệt tác, phải mang gông đọa đầy tư duy khổ sai miên viễn... trong kỷ nguyên mới này.

Ôi! Vốn tri âm; " Lịch tận thiên nhai vô túc ngữ", quả là thế!.

Cái giá của sự tiến hóa lại gọt dũa một cách thảm nhiên đến thế sao?!

Không! Ý thức chung của thế nhân chúng ta, dĩ nhiên là kháng án trước bản án định giá phải trả quá đắt này. Để công bình, tôi tiếp tục đưa chúng ta lục soát lại những giá trị tiềm ẩn nào còn tồn đọng trong nỗi oan khốc nghìn thu. Vọng tín vào một khả dĩ cứu cánh nào đó mà tòa kiến trúc "tri âm" có thể nương tựa trong hồi nghiêng đổ?

Nếu thế; Ta phải quay trở lại với nỗi oan nghìn thu của Bá Nha và Tử Kỳ vậy. Ta biết Bá Nha vốn là một bậc quân tử mẫn thế đương thời trong giai đoạn đấy. Dĩ nhiên quan niệm sống mà Bá Nha tôn thờ là Nhân - Nghĩa - Lễ ... của Khổng giáo. Khiến nên khi chợt "ngộ thiên cơ". Bá Nha đã chấp nhận ôm Trung - Hiếu mà chịu tuẫn tiết, do cái vòng Lễ Giáo mà Khổng Tử đã đặt định.

Bởi vì ngoài những lễ giáo mà Bá Nha được giáo huấn từ Khổng Tử, còn có "ngón đàn", kể cả thậm chí điệu đàn của Khổng Tử nữa kia! Ta thấy Tử Kỳ đã "tố cáo" rõ ràng là: Bá Nha đã tấu khúc "Khổng Tử Khóc Nhan Hồi"! Đến đoạn thứ 3 là đứt dây. Và Bá Nha cũng tô đậm cho oan khúc đó thêm ở đoạn cuối với điệu "Bá Nha Khóc Tử Kỳ" !.

Như thế; Ta buộc phải đi ngược dòng lịch sử đôi chút, và dừng lại ở giai đoạn Khổng Tử mà bóc lớp tuần phủ lâu năm xem sao?.

Chúng ta biết Khổng Tử đã từng đi học đàn từ Tương Tử. Dõi theo hành tung của Khổng Tử... suốt những tháng ngày bôn ba khắp thiên hạ. Ta không thấy có điều gì bất thường nổi lên ngoài những học thuyết Nhân Đạo mà ông đang thi thố. Với hy vọng mong được trọng dụng trong các chư hầu lúc đấy.

Tuy nhiên; Trong một khúc ngoặc ở đoạn cuối của cuộc trường hành thuyết giáo. Vào lúc Khổng Tử bị vây hãm ở đất Khuông. Mọi người hết lương thực, đói dậy không nổi nữa. Ta thấy có một sự kiện dị hoặc là Khổng Tử khi ấy đã tỏ ra rất điềm đạm trong cơn khốn cùng. Ông không ngừng đánh đàn, cứ mải mê ca hát suốt cả ngày như thế! Tuy nhiên cuối cùng rồi Khổng Tử cũng phải buông đàn và thốt lên:

“Từ ngày vua Văn mất đi, chẳng phải tất cả văn hóa của nhân loại đang nằm ở ta cả hay sao? Nếu quả thật như thế, thì bọn giặc này có thể làm gì được ta?”.

Xét câu ta thán đấy, chúng ta thấy rằng; Khổng Tử đã nghi ngờ về học thuyết Nhân Đạo cũng như khả năng của chính mình. Vì chứng tỏ là nếu Rợ Địch ở đất Khuông ngày đó không tha cho thì phải bỏ mạng mất rồi. Ngay sau khi thoát nạn đấy. Khổng Tử tức tốc đến yết kiến Lão Tử. Bởi Khổng Tử biết Lão Tử đang là ngôi sao sáng nhất trong nhóm Bách Gia đương thời.

Chúng ta thấy lịch sử còn chép lại cuộc hội kiến này qua câu chuyện “Hỏi Lễ” giữa Khổng Tử và Lão Tử. Vừa gặp mặt, Lão Tử đã mắng Khổng Tử tối tăm cả mặt mũi:

- Tôi sở dĩ nhắc cho ông biết lời của những kẻ mà nay đã xương tàn cốt rụi hết cả rồi; "Người ta nghèo thì khoác áo tơi, đi chân đất. Giàu thì cũng tập đòi đi xe che lọng". Tôi khuyên ông nên bỏ cái dâm chí của ông đi.

Nói rồi, Lão Tử xua ra và đóng sập cổng trước sự ngơ ngác của Khổng Tử cùng học trò!?

Ra ngồi ngoài nhà nghỉ mát, Khổng Tử vẫn ngờ ngợ chưa tỉnh. Học trò thấy sự việc rất quái dị, không hiểu bèn hỏi Thầy. Khổng Tử đáp:

- Chim bay trên trời, ta lấy tên mà bắn. Cá lội dưới nước, ta lấy lưới mà giăng. Thú đi trong rừng, ta lấy bẫy mà dò. Nay ta thấy Lão Tử như con rồng! thoắt ẩn, thoắt hiện, không biết nẻo nào mà lần.

Đang còn mơ mơ hồ hồ... chưa rõ. Bất chợt có kẻ cuồng nước Sở là Tiếp Dư đi ngang. Vừa đi, Tiếp Dư vừa hát ngô nghê vài câu. Ngay lập tức Khổng Tử tỉnh hẳn mê lầm. Vội về nhà mở trường dạy học và không đi khắp nơi để mong thiên hạ trọng dụng nữa. Vào thời điểm này Khổng Tử đã 63 tuổi rồi. Kể như trót một đời người, bôn ba khắp nơi mà vẫn không ai trọng dụng cả. Khi tỉnh ngộ thì cũng đã về cuối đời. Cũng kể từ lúc này, Khổng Tử lại tiếp tục nghiên cứu Kinh Dịch một cách nghiêm túc nhất. Với tất cả hy vọng có một thực tại chân lý còn tiềm ẩn trong Kinh Dịch.

Cũng tính từ giai đoạn này. Chúng ta thấy Khổng Tử đã nghiền ngẫm tất cả những gì thuộc di chỉ của Văn Vương ngày xưa còn để lại. Chẳng hạn như phép bói Dịch, kể cả cây đàn Dao Cầm được truyền lại Nhà Chu từ Hoàng Đế ngày trước!

Lưu ý chung: Ở đây tôi chỉ xem xét những gì có liên can tới tiếng đàn mà thôi. Cho nên phạm vi chỉ giới hạn trong Kinh Nhạc. Riêng Kinh Dịch thì sẽ được xem xét ở chủ đề khác. Chắc chắn sẽ còn tiềm ẩn nhiều oan tình hơn nữa. Mọi sự để hạ hồi phân giải.

Ta chưa quên Khổng Tử đã từng phát biểu về nhạc là:

"Ai biết được bí quyết của âm nhạc tức là biết được cái bí quyết làm giao động lòng người. Ai biết được bí quyết làm giao động lòng người tức là biết được bí quyết dẫn dắt con người. Ai biết được bí quyết dẫn dắt con người tức là biết được bí quyết cai trị con người".

Vậy là đã rõ việc Khổng Tử cứ đánh đàn cả ngày trong cơn nguy khốn ở đất Khuông là cớ gì rồi vậy. Và câu ta thán ngay sau khi buông đàn, càng có vẻ như đóng ngoặc kép thêm cho nhận định này.

Và ta sẽ hiểu tại sao Khổng Tử thường nói chỉ thích "Cổ nhạc" chứ không thích "Kim nhạc"!. Kim nhạc là tính từ giai đoạn Tây Chu cho tới Đông Chu. Là thời điểm Khổng Tử đang sống. Còn Cổ nhạc là tính từ thời Vua Thuấn.

Cho nên tôi không ngần ngại chỉ ra rằng: Trong một lần Khổng Tử (mày mò nguyên cứu) đánh đàn, Nhan Hồi bất chợt đi vào và... "Đàn Bị Đứt Dây" !?.

Và Khổng Tử đã thảm thốt; "Trời hại ta! Trời hại ta!". Đối với cái chết sau 100 ngày của Nhan Hồi khi bị lỡ "lén nghe tiếng đàn" này! Và hiển nhiên khúc nhạc sau đó phải có tên: "Khổng Tử Khóc Nhan Hồi" là tất yếu. Dĩ nhiên Bá Nha uất nghẹn vì đã bước dẫm đúng vào dấu chân mà vị "Vạn Thế Sư Biểu" đã từng in hằn trước đấy. Vì thế bản photocoppy phải có tên là: "Bá Nha Khóc Tử Kỳ" mới đúng nguyên bản gốc của tôn sư để lại.

Từ đây; Chúng ta biết hệ thống Lục Kinh tất nhiên phải còn lại Ngũ Kinh mà thôi. Bởi đối với Kinh Nhạc; Khổng Tử phải có trách nhiệm khai tử nó bằng mọi giá.

Thật Kinh hoàng!

Bởi vì nền móng của văn hóa thật sự đã bị lung lay tận gốc rễ. Điều này nếu là sự thật; Thì cũng có nghĩa là đã đến thời điểm của ngày tận thế rồi vậy.

Sự việc đã thật sự trở nên nghiêm trọng một cách trầm trọng vô cùng.

Như thế, ta xét thấy kể cả Khổng Tử lẫn Bá Nha đều cùng tấu một "điệp khúc" oan khốc như nhau mà thôi! Vấn đề được đặt ra là đòi hỏi: Vì đâu nên nỗi thành ra nông nỗi dường ấy, đối với một người như Khổng Tử?!

Để minh bạch mọi sự, ta xét ở tầng sâu hơn của tư duy thì: Mọi sự đều bởi nguyên nhân từ tiếng đàn mà ra cả! Vì mỗi khi có ai biết nghe là ngay lập tức dây đàn có biểu hiện "sát" ngay tức khắc! Ta nhận định cây đàn mà Khổng Tử hay Bá Nha sử dụng đều chính là cây Dao Cầm. Cây đàn này còn được gọi là Thất Huyền Cầm. Do lúc Bá Nha và Khổng Tử sử dụng đều là 7 dây cả thảy. Vậy truy nguyên nguồn gốc, lai lịch của cây đàn này dần trở về quá khứ thì:

Do trước đấy Cơ Phát phạt Trụ đã thêm dây "Vũ" là dây thứ 7. Điều này cũng có nghĩa là trước khi Cơ Phát thêm vào thì đó là Lục Huyền Cầm. Thế thì trước Cơ Phát, Bá Ấp Khảo đã thêm dây thứ 6 gọi là dây "Văn" rồi!

Tôi kết luận:

Cây đàn Dao Cầm này, nguồn gốc ban đầu vốn có 5 dây mà thôi. Đó là Ngũ Huyền Cầm.
Tạm thời trở về quá khứ xa hơn nữa. Trong giới hạn phạm vi mà Khổng Tử có thể nhìn tới được như: Thời Nhà Ngu. Do Khổng Tử có thường nói chuộng nhạc cổ hơn kim. Tôi khẳng định điều ám chỉ của Khổng Tử chính là Khúc Nam Phong mà Vua Thuấn thường hay đàn.

Ở trong nẻo khuất xa của sử sách có rơi rớt đoạn:

Khi Vua Nghiêu thử Thuấn, có gả 2 em gái là Nga Hoàng và Nữ Anh cho Thuấn. Kèm theo của hồi môn là cây Dao Cầm có 5 dây! Và Vua Thuấn đã đánh đàn với khúc Nam Phong để trị nước. Kết quả thì như chúng ta cũng đã từng được sử sách mô tả lại rồi vậy, không nhất thiết phải chép lại ra đây làm gì.

Tôi tạm giới hạn phạm vi quá khứ xem xét từ giai đoạn này trở lại. Sau khi phân tích và làm rõ mọi sự thấu đáo. Tôi sẽ xét và trình bày đến tận cội nguồn, lai lịch của cây đàn Dao Cầm này sau. Thậm chí kể cả phục hồi lại giá trị nguyên vẹn, vốn đã thất lạc từ thuở dấu chim xưa lạc chốn mây ngàn.

Trên đây là những gì liên can đến cây đàn Dao Cầm chứa đầy oan khúc này. Đó là ta xét từ giai đoạn của Bá Nha trở về quá khứ, giới hạn trong phạm vi hoài vọng của Khổng Tử. Riêng dò về tương lai gần thì sao?

Ta lại bắt gặp dấu tích cây đàn này thêm một lần nữa. Dao Cầm chính là gói hành trang được mang trên vai của kẻ lang bạt Cao Tiệm Ly! Như thế; Tiếng đàn của Cao Tiệm Ly sẽ được tôi mô tả tường tận trong bài viết tiếp theo sau hai oan khúc vừa qua. Vì cớ gì mà một danh cầm nơi cung Dao Trì của Tiên cõi lại trở thành một "Oan Khúc Cầm Ma" như thế? Khiến đến nỗi một con người như Khổng Tử, vẫn bị mắc sai lầm "chết người" như bỡn?!

Những oan khốc này nhất định sẽ được làm sáng tỏ. Sau khi tôi trình bày qua 3 điển hình minh chứng làm cáo chứng. Đó là tiếng đàn của Cao Tiệm Ly và những oan khốc vẫn còn chôn vùi trong sự hãnh diện tai hại chung xưa nay.
Quả thật: "... Chặt hết trúc lam sơn, khó ghi đầy... oan khốc".

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)


Trả lời câu hỏi bạn đọc

Hỏi: Hơi lạ ở chỗ, ai thấu hiểu đc tiếng đàn thì phải chết sau 100 ngày. Vậy khi Bá Nha học đàn của Khổng Tử chả nhã không thấu hiểu nên không chết? Cái này em thấy chưa lôgic lắm. Hay ai nghe lén mới bị ạ?

Trả lời: Bạn phải hiểu rằng: Qua câu chuyện ngày đó thì rõ ràng là Bá Nha không hiểu nổi tiếng đàn mà mình đang sở hữu. Chỉ khi gặp Tử Kỳ. Khi Tử Kỳ giải thích từ căn nguyên, nguồn cội của Dao Cầm thì Bá Nha mới bắt đầu sực tỉnh. Thế nên Bá Nha mới đập bỏ cây đàn đi mà không dám dụng đến nữa. Một khi đã hiểu được tiếng đàn rồi thì cho dù là nghe lén hay nghe tận mặt cũng đều phải chết.

 Hỏi: Ad cho hỏi nếu lúc Bá Nha đập vỡ cây đàn thì sao Tử Kì lại chết vậy?

Trả lời: Tử Kỳ chết trước khi Bá Nha đập cây đàn bạn ạ. Bởi nguyên nhân gây ra cái chết của Tử Kỳ chính là tại cây đàn. Thế nên phải đập bỏ đi thôi. E đàn nữa thì lại hại chết người khác tiếp nữa. Vì trước thì do thiếu hiểu biết mà vô tình hại chết người. Sau thì lại là bởi cố ý mà hại chết rồi vậy.


KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét