📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

Đất nước có tốt đẹp hơn khi chỉ có một thể chế chính trị nhất định?


Có một quan điểm chung sai lầm khi quần chúng nghĩ rằng "đất nước tốt đẹp hơn chỉ do một thể chế chính trị nhất định". 
Điểm quan trọng là chính thể nào cũng phải tương thích với đặc tính bản chất xã hội của địa phương mà nó cai trị. 

Rất ngu ngốc khi những người không thuộc giai tầng công nông phất ngọn cờ công nông và ngược lại, đấy là sự thật. Bởi bạn phải xuất thân người nông dân mới hiểu nông dân sinh hoạt và lao động như thế nào, họ cần cái gì. Bởi bạn phải xuất thân người trí thức mới hiểu trí thức, phải xuất thân nhà tư bản mới hiểu tư bản. 

Mọi lí luận và triết học thực chất lại viết bởi những người trí thức, chứ không phải bởi công nông hay nhà tư bản. Nhưng trí thức không tạo ra hàng hóa, sản phẩm vật chất, trí thức cũng không sở hữu tư sản và đóng vai trò tạo ra dòng chảy hàng hóa.v.v. như vậy trí thức không đại diện được, cũng như những gì họ biết chỉ là cái vỏ chứ nội tại họ không phải công nông cũng như tư bản. 

Những người trí thức thực tế là phục vụ, phản ánh lại tư tưởng của những giai cấp khác. Nói ra sẽ có nhiều người phản ứng, nhưng cứ thẳng thắn với nhau đi, những người đang đứng đầu guồng máy của bất cứ thể chế chính trị nào, thì họ thuộc giai tầng nào?

Vì vậy mọi cuộc cách mạng và đấu tranh, mọi sự thay đổi xã hội thực chất là tìm sự cân bằng giữa các giai tầng trong xã hội. Mỉa mai thay khi người ta nói chế độ phong kiến nho giáo lạc hậu, thì nội hàm tư tưởng nho giáo đã có sự tìm kiếm cân bằng giữa các giai tầng trong xã hội. 

Nhưng những thời kì quá độ về sau các thể chế nho giáo lại đề cao thái quá vai trò của trí thức (văn vở), một lực lượng không đóng góp kinh tế nhưng lại quyết định chính trị. Khi họ tự mất cân bằng không hiểu rõ giá trị thật của giai cấp họ trong sự biến động của hệ thống xã hội thế giới thì tất yếu bị đào thải. 

Nhìn từ thất bại của các nhà nho trong cuộc chống lại những kẻ thực dân phương tây ta thấy rõ những vấn đề và hệ lụy của việc đề cao thái quá một thể chế, một giai cấp vượt xa thực tế xã hội.

Làm sao những người nông dân cầm vũ khí đứng lên hoặc cảm thấy họ có nghĩa vụ đấu tranh khi ruộng đất nằm trong tay những người chẳng phải nông dân? Làm sao những người công nhân cảm thấy nhà máy là quan trọng khi máy móc, nhà xưởng ở trong tay giới chủ? Vì vậy mọi lý tưởng, lý thuyết không thể thực tiễn bằng một hành động đem lại lợi ích rõ ràng cho những giai cấp, giai tầng xã hội mà những đoàn thể chính trị hô hào rằng họ đại diện cho. 

Đến đây thì vấn đề những cuộc đấu tranh hiện nay ở Mỹ nó là thế nào? Hệ quả sẽ ra sao? Nói ra thì phũ phàng nhưng những người da đen họ không có "chính nghĩa". Cái "chính nghĩa" ở đây không phải những lý thuyết đạo đức viết ra bởi những nhà trí thức xã hội hay trí thức tôn giáo, chính trị.v.v. mà "chính nghĩa" ở việc đóng góp và sở hữu lượng của cải của người da đen cho đất nước Mỹ. 

Phần lớn những người da đen xuống đường hiện nay là những người "vô sản" và "vô trí thức" (xin lỗi vì lời nói thật có thể khó nghe). Một trí thức, một nhà tư bản, một người có ảnh hưởng chính trị, xã hội nào thực sự dám xả thân cho những người da đen đang đổ ra đường đó? Đừng nói vị tổng thống da đen hay những nghệ sĩ, những nghị sĩ, với những lời nói và sự góp mặt vô thưởng vô phạt của họ. 

Một cuộc cách mạng thực sự phải là một đòn đánh bằng sắt và máu, hoặc bằng kim tiền mạnh đến mức đủ làm mọi hệ thống cũ sụp đổ. Một cuộc cách mạng và nổi dậy không bao giờ thành công bởi một đám đông cuồng loạn, vốn dĩ những người đó chẳng có thể có "giá trị" gì để lôi kéo hoặc sinh ra một lãnh tụ cả. Theo một lý thuyết tự nhiên, chúng ta là động vật bầy đàn, bầy đàn phải có con đầu đàn. Những thể chế hiện hành thường nói về sự dân chủ, kì thực lại không thể không thừa nhận một kẻ lãnh đạo. 

Cho nên nhìn thấy gì ở những gì đang diễn ra ở Mỹ? Một cuộc giật dây lợi dụng lẫn nhau mà thôi, người da đen đã từng thoát nô lệ không bởi một người da đen mà bởi một ông da trắng và những ông chủ tư bản nhà máy khao khát lực lượng lao động tự do. Người da đen không thể giành được quyền lợi của họ, nếu những kẻ tinh túy nhất của họ không đứng về phe họ hoặc lôi kéo được một nhân tố lớn tham gia và dám "all in". 

Và cộng đồng da đen họ cũng chỉ là quậy banh lên như một cách lật bàn trong bữa ăn thôi, bản thân họ sẽ không có gì thừa hưởng hoặc làm chủ sau đó. Ai sẽ cho họ nồi niêu xong chảo để đứng bếp? và liệu những người chỉ quen đợi bữa ăn có biết cách thức để nấu một món ăn? Hệ thống sẽ chẳng thay đổi nếu nội hàm giai cấp của họ không tự thay đổi để đóng góp của họ trong hệ thống đó là tối quan trọng và tất yếu.

Tác giả: Phan Thanh Nam




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét