📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.40 - GÓC ĐỐI LẬP | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư




Các bạn nhất thiết lại phải cùng tôi băng qua sa mạc trong cuộc hành trình này nữa rồi vậy!
Chúng ta không thể bỏ qua giai đoạn này cho được. Bởi đó chính là nền tảng duy nhất để làm sáng tỏ cũng như đưa tư duy chúng ta về đến đích kịp giai đoạn được. Thế giới này rất lạ, nếu ta đi qua sa mạc thì sẽ về đến trước! Bằng như đi tắt, lại không thể về đến nơi được!! Vì thế trong bài viết này, tôi sẽ cố gắng lướt qua. Vì nó gây nhức đầu và nhàm chán vô cùng trong suốt cuộc du hành (xóc ổ gà). Chúng ta cố gắng nhé:
Ta quan sát mô hình trật tự tự nhiên cũa vũ trụ vào thời điểm cột mốc của 2.500 năm trước.
Ở về vị trí cũng như góc độ đối lập với tôn giáo là khoa học. Ta xem xét thấy triết gia Heraclitus, đầu tiên đại diện cho tính biến động thuộc dương! Tiếp đến là Parmenides là thể hiện tính bất biến thuộc âm!! Và ngay sau đó, hai triết gia tiếp theo là Demokritus và Leucippus, hợp nhất tư tưởng lại và đại diện cho tính trung hòa!!!
Ta thấy ngay cái lý Tam Tài đã xuất hiện một cách tiềm ẩn, ngay tại trong tư tưởng cội rễ ban đầu đó của nền khoa học vật lý của nhân loại rồi! Như Heraclitus được thể hiện là Thiên (cha). Parmenides có mô phỏng là Địa (mẹ). Leucippus và Dmokritus phản ảnh lý Nhân (con). Từ đó ta xác định ngay rằng; Tư tưởng triết học chính là cha đẻ của tư duy khoa học của nhân loại chúng ta.
Tiếp đến, khoảng 200 năm sau đó (thế kỷ thứ 3 trước CN). Aristotle mới dựa trên những nền tảng tư tưởng thời thượng cổ đó mà thiết kế và đưa mô hình vào khoa học. Và nền khoa học dựa trên nền tảng của mô hình này tồn tại suốt 2.000 năm! Dĩ nhiên ta thấy Nhà Thờ ủng hộ mô hình này của Aristotle suốt thời kỳ trung cổ.
Thế rồi mãi đến thế kỷ thứ 15, là thời kỳ phục hưng. Ta nhận thấy sự xuất hiện của Galileo. Và Galileo là người đã đưa toán học vào khoa học. Thế cho nên nhân loại đã xem Galileo là cha đẻ của nền khoa học hiện đại.
Tiếp đến trong thế kỷ thứ 17 thì quan điểm nhị nguyên tâm vật ra đời từ tư duy cũng như quan điểm của Descartes. Ngay trong thế kỷ này thì Newton đã ủng hộ thế giới quan có tính cơ giới này của Descartes và phát huy nền tảng đó đến cuối thế kỷ thứ 19. Để rồi sự chuyển tiếp giữa cổ điển và hiện đại là Lý Thuyết Trường của Maxwell và Faraday. Ta gọi lý thuyết này là bán cổ điển.
Và trong thế kỷ 20 thì chúng ta đã biết Einstein dựa trên nền tảng của Newton mà khai sinh ra Thuyết Tương Đối. Rồi trong thập niên 20 thì Thuyết Lượng Tử cũng đã được sinh ra đời từ thân thể của Thuyết Tương Đối. Và cuối thế kỷ 20 là sự thai nghén của Lý Thuyết Dây, và học thuyết này đã cất tiếng khóc chào đời ngay trước cửa của Kỷ Nguyên Mới.
Đó là nền tảng tư duy cũng như quan điểm chung, của tất cả các nhà khoa học hiện nay trên toàn cầu, đối với các học thuyết cũng như định luật chung. Và cùng kết luận tính từ học Thuyết của Newton thuộc về cổ điển. Và Lý Thuyết Trường của Maxwell và Faraday là bán cổ điển. Còn Thuyết Tương Đối và Thuyết Lượng Tử thuộc về hiện đại. Lý Thuyết Dây thì đang chưa thống nhất nên còn bỏ dở dang.
Do tầm phát triển chung hiện nay của Việt Nam, rất khó tiếp cận đối với lĩnh vực khoa học vật lý. Tôi sẽ hợp nhất cả hai học thuyết này làm một trong những bài viết cùng các bạn. Chúng ta chỉ việc hình dung là: Thuyết Tương Đối có giá trị tương đương như góc quan sát của Đạo Chúa. Và Thuyết Lượng Tử thì là mô hình của Đạo Phật rồi vậy.
Vì thế nên nếu ta khó hiểu thì có thể mượn tạm một trong hai vị trí đó để quan sát cũng như nắm bắt mô hình chung nhé. Hoặc sẽ dễ hơn cho bạn nào biết qua Dịch Học, thì sẽ hình dung giữa Âm và Dương là quan sát ổn cả thôi. Bằng không nữa, thì ta đành phải chấp nhận khuyết mất một góc nhìn sự việc vậy. Tuy nhiên lòng tin sẽ lấp đầy tất cả. Bởi đó chính là nẻo mà Đạo đã dành cho tất cả mọi người, kể cả kẻ mù chữ. Dĩ nhiên lòng tin đó cũng phải được đặt đúng chỗ chứ không phải một niềm tin mù quáng. Rồi đổ tất cả cho hai chữ thiên cơ... Có vẻ chưa ổn..., lại đệm thêm vài câu bất khả lậu mà che mắt thiên hạ cho được.
Chúng ta tiếp tục cuộc hành trình:
Nếu như ta xét từ cột mốc 2.500 năm trở về quá khứ trước đó nữa thì sẽ thấy. Nền khoa học đã hoàn toàn bị bỏ rơi lại trong tư tưởng triết học của Triết gia Heraclitus mất rồi. Tư duy khoa học phương tây có phăng theo mối dây của trường phái Milesians đến triết gia Thales là dứt hẳn. Ở đây ta thấy lại vẫn xuất hiện cái lý của Tam Tài như 3 vị triết gia đồng thời là Thales-Anaximander-Anaximenes. Thế nhưng tại địa phương tư tưởng tam tài này thì mọi người đã rối loạn lên hết cả rồi. Họ nói chung không còn biết gốc rễ ở đâu nữa cả!?
Sự sai lạc gốc cội nguồn đối với tư duy phương tây từ tư tưởng ngọn lửa soi đường về đêm trường quá khứ của Heraclitus. Rồi phăng lần theo tới ngọn lửa của Anaximander thuộc người Milesian, đang sống tại Hy Lạp trong thuở ấy. Bởi vị triết gia này đang đối lập tư tưởng Thales với nguồn cội đầu tiên là nguyên lý của nước! (khởi thủy).
Mọi người đều không thể thấy được rằng: Vị triết gia đầu tiên của Hy Lạp là Thales đó. Lúc sinh thời, đã từng sang xứ Êgyptô và đã học và mang tư tưởng này từ đó trở về Hy Lạp!? Và đây chính là vùng mà người dân Do Thái đã từng định cư trong giai đoạn đó. Vậy tư tưởng đó chính là tư tưởng trong Kinh Cựu Ước mà ra cả thôi. Không thể khác được.
Đó chính là lý do nền khoa học của nhân loại chúng ta. Mãi tận ngày hôm nay vẫn chưa có thể thoát ra tầm ảnh hưởng của Chúa Trời cho được. Sở dĩ có những nhà bác học chống đối khi vừa tìm ra được một học thuyết hay định luật nào đó. Khi về cuối đời thì họ vẫn phải quy phục. Bởi họ đã lầm lẫn quan điểm gốc từ tư tưởng đối lập của ông tổ Anaximander với Thales.
Như thế nếu chúng ta xét từ giai đoạn này trở đi nữa. Thì thấy quan điểm của Đạo Phật cũng phải đành chịu rớt lại trong cuộc thưởng lãm về không gian quá khứ xa hơn thời điểm này nữa rồi vậy. Bởi năm 2.500 Phật mới ra đời. Điều này có nghĩa gốc rễ vẫn còn lại để xem xét chính là Balamon với Kinh Veda.
Vậy ta thấy 3 tư tưởng vẫn tồn tại và tiếp tục được xem xét đến chính là Kinh Thánh, Kinh Veda và tất nhiên là Kinh Dịch. Tất cả tư tưởng khác, đã bị bỏ rơi lại phía sau lưng của thực tại này, trong giai đoạn của miền quá khứ đang bàn đến rồi vậy.
Xét theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Người ta thống nhất là Sử Thi Ri-Veda xuất hiện vào giai đoạn là 1.500 năm trước công nguyên. Thế nhưng quan điểm của Ấn Độ Giáo thì cho rằng phải tăng tuổi thọ lên thêm 1.000 năm nữa mới chính xác! Vậy ta có hai giai đoạn thời gian cho Sử Thi Ri-Veda là: 3.500 năm và 4.500 năm!
Còn xét về Kinh Thánh thì bộ này đã có tất cả là 4.000 năm bao gồm cả Tân Ước lẫn Cựu Ước!!
Riêng về tuổi thọ của Kinh Dịch thì rõ ràng thống nhất với quan điểm chung là 5.000 năm đi rồi!!!
Tuy nhiên tôi xem xét và cuối cùng thì nêu ra quan điểm chung để các bạn cùng tham khảo như sau: Lịch Sử của dân tộc Việt Nam có một giá trị tương đương 4.000 năm là không phải bàn cãi nữa. Thế nhưng, qua trang này thì chúng ta đã ít nhiều nhìn thấy những giá trị thực tại là 9.000 năm mới đủ cho một chu kỳ đưa ra ánh sáng toàn cục được. Và lịch sử của dân tộc được phục hồi thì cũng đủ đúng với chu kỳ đó không sai.
Tuy nhiên ta cũng đã biết số 4 là số thành trong trật tự tự nhiên mô hình của vũ trụ. Ngoài phạm vi đó thì có nguy cơ xóa nhòa hết mọi thực tại hiển nhiên có thể xét thấy trong các giác quan thông thường chung. Vì cái lý đó nên ta thống nhất quy xét tất cả vào giới hạn trong cột mốc của 4.000 năm để xem xét là đủ để được gọi là hợp tính logic. Từ đây chúng ta sẽ hiểu rằng ta đang khu trú trong một phạm vi đủ thấy mà thôi. Bằng như nới rộng thì sẽ có mô hình như; 40.000 năm, 400.000 năm, hoặc 4 tỉ năm vẫn phản ảnh một nguyên lý có mô hình như thế cả.
Ví dụ: ta đang xem xét trong 360 giây, hoặc 360 phút, 360 ngày. Rồi lại 360 năm, 3.600 năm, 3 tỷ 6 năm vẫn thế. Thế rồi đầy những kẻ nông vội, đang xem xét trong 360 năm, đã bác bỏ đi mô hình phản ảnh của 360 giờ rồi!?
Và tôi giới thiệu dông dài một tí qua mô hình của hệ số 4 như sau:
Nay ta xét tổng thể sơ lược những gì mà tôi vừa nêu ra ở trên. Bởi chúng ta đang là người phương đông. Thế cho nên tôi dẫn ra một tư tưởng của phương đông. Vốn đã được trích từ tinh hoa của Dịch Học, làm thước đo tư duy chung như: "Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba. Ba sinh vạn vật" . Đó chính là câu phát biểu của Lão Tử. Điều này có nghĩa số 4 chính là số thành rồi vậy.
Thế cho nên tại sao ta cứ thấy văn hóa chung cứ phải xét trong hệ thống như: Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Sinh, Trưởng, Liễm, Tàng. Xuân, Hạ, Thu, Đông v.v... Rồi lại; Ngư, Tiều, Canh, Mục. Cầm, Kỳ, Thi, Họa... Thậm chí cho đến tận những tầng thấp hơn cũng xét Cầm, Kỳ, Thi. Tửu. Rồi Cờ, Bạc, Rượu, Chè. Kể cả ti tiện nhất như Ăn, Ngủ,... vân vân và v.v...
Tất nhiên chúng ta cũng đang sống và phát triển giới hạn trong quan điểm của Không - Thời gian 4 chiều mà thôi. Và hiện nay, với quan điểm của tất cả các nhà bác học thì họ đều cho rằng: Chúa tạo dựng vũ trụ chứ không hề là bất kỳ ai khác cho được cả. Vậy ta cùng dựa trên quan điểm khoa học đương đại này, để mô phỏng lại mô hình của không gian vũ trụ ban đầu đó như sau:
... Nghe rằng Chúa Trời đã tạo dựng vũ trụ trong 6 ngày. Vậy 6 ngày này, ta hãy tượng trưng là 6 cõi ban đầu để xem xét toàn diện vậy. Bởi thế giới của miền quá khứ này vốn đã là một thế giới trừu tượng hết cả rồi. Bất kể có là ngày đầu tiên hay cho đến tận thời điểm hiện nay, vẫn phản ảnh trung thành một cách tuyệt đối như thế đối với tư duy của mọi đương đại. Vả lại; Kinh Dịch, Kinh Thánh hoặc Kinh Veda nói chung, cũng đều phản ảnh một cách trừu tượng như thế cả!
Xét trong 6 ngày đó, ta thấy Kinh Thánh ghi chép là Chúa Trời đã tạo dựng những loài động vật trên mặt đất, trong ngày cuối cùng. Theo trật tự đó thì Người đã tạo "Con Rắn" trước tiên và "Con Người" là cuối cùng trong ngày thứ 6 này. Tuy nhiên Người đã tạo con người theo mô phỏng hình dáng của Người. Và trao toàn quyền cho loài người cai quản vạn vật trong vũ trụ mà Chúa đã tạo nên đó.
Vậy ta xét thấy rằng Tổ Thần cội rễ của Ấn Độ Giáo chính là Thần Rắn Naga rồi vậy. Và đây chính là một sự thật mà chúng ta khó có thể phủ nhận trước sự công bình này cho được. Tuy nhiên ta xét thấy trong những hạt giống mà Người đã gieo trong thời điểm của buổi ban đầu đó. Thì "Giống Người" chính là "Hạt Nhân" cơ bản nhất của vũ trụ đi rồi. Và đó cũng chính là "Hạt Của Chúa", mà nền khoa học chúng ta hiện nay đang dò tìm một cách vô vọng, vì lạc cội rễ suốt hàng ngàn năm qua.
Mọi sự khác trong ngày thứ 6 đó, bao gồm cả ngày đầu tiên. Chúng ta tạm thời để xét tới những giá trị chi tiết sau này (tôi sẽ xét tới cùng các bạn). Hiện tại thì chúng ta đang khai thác được một giá trị thực tại của mô hình cơ bản của vũ trụ đang tiềm ẩn trên tay rồi. Chúng ta nhất thiết phải làm rõ giá trị này trước đã. Bởi như những nguyên lý của nền khoa học hiện nay là:
Ta có thể quan sát chỉ riêng một mô hình cơ bản đó thôi. Ta nhất định đã có thể hiểu được toàn bộ tất cả các giá trị khác rồi vậy. Vì thế chớ có vội mà xem xét tiếp những giá trị khác trong cõi thứ 6 đó. Bởi điều đó sẽ dễ khiến ta rơi vào tình huống bỏ hình bắt bóng là một sự thực. Bởi tôi biết rất rõ là thế giới này vốn rất hư ảo, và lẫn lộn thực hư khôn lường.
Vậy chúng ta cùng tham gia quan sát vật bị quan sát này (tôi ký hiệu là "m" cho phù hợp với khoa học hiện nay) xem sao nhé. Điều này cũng có nghĩa là ta đã đồng nhất giữa người quan sát và vật bị quan sát rồi vậy. Lại đáp ứng thêm một nguyên tắc nữa của nền khoa học cho đối tượng vật thể cơ bản của vũ trụ, đã từng được đặt ra làm tiêu chí quan sát.
Với quan điểm của phương đông thì đây chính là một Tiểu Vũ Trụ rồi vậy! Dĩ nhiên là vật bị quan sát này, hội đủ mọi thành phần cấu tạo của một Đại Vũ Trụ mà ta đang sống và cùng vận hành trong đó.
Thế nhưng khi ta quan sát là bằng những giác quan thông thường. Cho nên những giác quan này bị hạn chế phía bên ngoài thực tại của mô hình này mất rồi. Thế cho nên ta nhất định phải huy động luôn cả công cụ của sự thấy, để mà quán xét những cơ cấu nội tại tiềm ẩn phía bên trong đó nữa. Điều này Phật đã từng gọi là Uẩn Giác, và phải dùng cái công cụ đó để mà trực chỉ quy tâm; Kiến Tánh.
Chúng ta thấy sự việc đã thật sự phức tạp trầm trọng đi rồi đấy. Tuy nhiên chúng ta cứ yên tâm. Bởi tôi đã đưa các bạn du hành đến đây rồi. Dĩ nhiên tôi có trang bị sẵn mọi công cụ có thể. Hầu chúng ta có thể sử dụng mà khai thác toàn bộ những giá trị gì tiềm ẩn trong đó để thưởng lãm chung! Và giá trị của công cụ khai thác thế giới của Tiểu Vũ Trụ đó chính là Kinh Dịch. Đồng thời, tôi cũng sẽ dựa trên những gì mà đại đa số trong chúng ta xưa nay đã từng biết qua, để hướng dẫn tham khảo chung.
Ví dụ điển hình như câu: "Kiến Tánh, Quy Căn" của Nhà Phật vậy.
Thế cho nên tôi sẽ trình bày sơ qua cái ý nghĩa của câu "Kiến Tánh, Quy Căn" này của Nhà Phật trong bài viết tiếp đến cùng các bạn vậy.
Tôi tin rằng; Qua bài viết sắp đến đó. Chúng ta mới bắt đầu hiểu được những giá trị gì mà Phật xưa nay đã từng gọi với hai tiếng "vô biên".
Hy vọng qua trang này: Chúng ta sẽ tập quen dần với những điều lạ lẫm của Đạo. Khi đã thích nghi với trạng thái sốc thông thường của thế nhân. Ta mới bắt đầu đủ để bước qua ngưỡng cửa để vào "Thế Giới Đạo"...
Nhớ: Thế Giới Đạo chứ chưa phải là Vũ Trụ Đạo đâu nhé! Dĩ nhiên, từng giai đoạn, ta sẽ có từng phương tiện khác nhau để mà..., Tham Hành.
.
Bạn đọc tự do chia sẻ

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét