📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.25 - NẶC ẢNH TỊ HÌNH | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Là dòng sử liệu, trong trang sử đính kèm...

Ở đây, tôi không bàn ở một tầng sâu hơn của vấn đề này. Chúng ta chỉ tham khảo qua bề mặt của sự kiện để đủ có một tầm nhìn toàn cảnh về cõi trời Nam khi Nhà Nguyễn mở cõi. Mọi việc sắp đến, còn đang ở trong thì tương lai bất khả diễn đối với giới hạn thời gian phát triển của thì hiện tại.


Ta còn nhớ trong thời kỳ 1000 năm chịu sự đô hộ của Nhà Hán khi xưa. Lúc Mã Viện dò Long mạch để trấn Cột Đồng. Và khu vực phía bên kia của Tượng Lâm là dòng sông Lam, vốn được gọi là Khu Lâm Ấp như tôi đã dẫn. Đó là vùng đất của nước Chiêm Bà!

Nhà Hán trong giai đoạn này thường xuyên bị vị Thủ Lĩnh của Khu Lâm Ấp là Khu Liên chống cự rất quyết liệt! Ta phải được biết rằng cháu nội của Khu Liên chính là Phạm Hùng!! Vua của nước Chiêm Bà được đặt phía bên kia của ngọn Bạch Mã vốn được gọi là Khu Túc. Từ Liên của Khu Liên có nghĩa là liên kết với Khu Túc là tay chân "anh em" một nhà mà ra!

Từ danh xưng Phạm Hùng lấy ý gốc ở Hùng Vương và Phạm có nghĩa với mô phạm. Tiềm ẩn đồng nghĩa với Xích Quỹ (Một xích, thước, quy củ mẫu mực theo một quỹ đạo phát triển). Điều này chính là di chỉ để giống nòi ngày sau nhìn ra nhau từ trăm con của Âu Cơ và Lạc Long, thất lạc.

Thế rồi trong tình hình chưa đủ yên cho sự bảo tồn giống nòi mà Âu Cơ đã cố duy trì mai sau. Vua Phạm Hùng lại giao cho một dòng con tiếp tục mở hướng sâu hơn nữa về Phương Nam, vốn là tượng của Chiến Thần Xi Vưu khi xưa. Và người con đó không ai khác hơn chính là Phạm Mạn.

Phạm Mạn ngày đó nhắm hướng Cổng Trời Nam mà đưa giống nòi tiếp tục vượt qua khu vực hiểm trở bậc nhất lúc bấy giờ chính là Đèo Phụng Hoàng. Nơi giáp ranh giữa Khánh Hòa và Đắc Lắc ngày nay. Và Người nương theo dãy núi Trường Sơn, đối lập với dòng sông Trường Giang (Dương Tử) mà vượt qua khu vực Tây Nguyên cuối cùng mà bỏ lại thiên tượng Núi Ông và Núi Bà nơi Langbiang sau lưng. Lại dò theo nguồn mạch thủy khê của Núi Ông và Núi Bà mà xuôi đến cửa biển Sài Rạp (Soài Rạp).

Và đó cũng chính là Nước của Phù Nam khi xưa với Vua kế tục Phạm Mạn là Phạm Kinh Sinh!! Ta thấy "Tổ Tiên" với 50 con của dòng Âu Cơ ngày đó; Cũng đã để di chỉ cho dòng "Tổ Rồng" Lạc Long nhận diện mai sau ở ý:

Nước Phù Nam có nghĩa là; Gìn giữ (Phò) nòi giống dân Nam mà ra cả thôi. Vua thì là Phạm Kinh Sinh có tiềm ẩn ý là dòng Kinh Việt theo cùng nhóm 50 con của Dương Việt bên mẹ Âu Cơ vậy. Và Kinh Đô là "Đặc Mục" với ý; quan sát, nhìn dõi theo mà Chiêm Tượng trời mà nhận nòi giống về sau. Đó cũng chính là lý do tại sao trong thời Nhà Đường. Có phái người qua bàn kế phối hợp để đánh Chiêm Thành mà Nước Phù Nam từ chối một cách tuyệt đối vậy.

Ta phải biết; Nước Phù Nam ngày đó, do tính thuận tiện của Hải Lộ vào cửa Sài Rạp dẫn đến xứ Sài Côn (Sài Gòn). Cho nên các nơi trong toàn khu vực Đông Nam thường tụ xứ đến. Văn hóa nước Phù Nam ảnh hưởng rất lớn với Kinh Vê Đa bên Ấn Độ bởi Kiều Trần Như (anh em Kiều Trần Như thời Phật Thích Ca) từng mang sang đây! Nước Ấn Độ cũng từng xâm chiếm Phù Nam từ dấu chân của Kiều Trần Như đã từng sang truyền đạo và chấp chính tại đây khi xưa!

Bởi nguyên do đó mà ta thấy văn hóa của toàn khu vực Đông Nam Á đều có mặt tại Nước Phù Nam này vậy. Điều đặc biệt nhất là khi nhóm người theo Kiều Trần Như đã hòa huyết với cư dân khu vực Đông Nam á này. Thế cho nên ta mới thấy văn hóa Naga hiện diện đều khắp vùng trũng trong khu vực. Cho nên lịch sử của Campuchia có ghi lại sự tích của Thần CamPu lấy Thần Naga mà thành ra nước Campuchia ngày nay. Cốt là ám chỉ đến sự kiện này vậy.

Thế rồi trong giai đoạn mà Triệu Việt Vương nơi dòng Cha bên Nước Vạn Xuân bị Lý Phật Tử truy sát đến cửa biển Đại Ác nơi cửa sông Đáy là Người bị tuyệt diệt. Đồng thời bên này với nước Phù Nam của dòng Mẹ cũng mô phỏng sự bị xóa mất cơ đồ cùng một giai đoạn !!

Và Nước Chân Lạp ra đời.

Nước Chân Lạp khi xưa vốn là một nước thuộc chư hầu của nước Phù Nam. Bản sắc của người dân vốn là các du dân khắp toàn vùng, tụ xứ mà thành. (Ta vẫn nhận ra điều đó tại Sài Gòn hiện nay). Bởi tính phong thủy của vùng này chung đúc mà nên như thế. Cũng chính bởi cái bản sắc đa tạp đó mà Chân Lạp nhanh chóng bị chia rẽ thành nhiều thế lực. Và một trong những thế lực đấy hình thành Thủy Chân Lạp.

Thế nên ta thấy khi Nhà Nguyễn mở cõi vào khu vực này. Giai đoạn mà ta cần xem xét đến chính là giai đoạn thứ 6 của quy luật định hình. Đó chính là Chúa Nguyễn Phúc Chu.

Tuy nhiên, trong giai đoạn Chúa Nguyễn đời thứ 4 là Chúa Hiền. Trịnh - Nguyễn lại tiếp tục đánh nhau triền miên. Một nhóm người Việt (Mân Việt) bèn di cư tị nạn qua tận vùng Sài Mô (Bà Rịa - Vũng Tàu) của Chân Lạp định cư. Vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân truy đuổi đánh giết tận cùng. Chúa Hiền bèn cử binh can thiệp và bắt được Nặc Ông Chân mang về giam vài năm rồi tha cho về. Với điều kiện để cho dân Việt yên ổn sinh sống.

Vài năm sau nữa. Hai thế lực của Chân Lạp tranh giành nội bộ lại đánh nhau giữa Nặc Ông Đài và Nặc Ông Nộn. Nặc Ông Đài chạy sang cầu nước Xiêm La về đánh. Nặc Ông Nộn vội qua cầu Chúa Hiền ứng cứu. Chúa Hiền truy đuổi Nặc Ông Đài tận Nam Vang, rồi trốn và chết ở trong rừng. Chúa Hiền lại giao cho Nặc Ông Thu là con của Nặc Ông Đài đứng ở Nam Vang, và Nặc Ông Nộn cai quản vùng Sài Côn cùng với dân Man Côn (Mân Việt).

Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu, Nặc Ông Thu lại Nổi loạn. Nguyễn Hữu Hào cầm binh đánh sang tận nước Cao Miên, Bắt được Vua Nặc Ông Thu giải về Sài Côn. Kể từ đây mới định yên được thế lực tại Cao Miên cứ nổi lên quấy phá suốt bao lâu nay.

Liền sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh tấn công Nước Chiêm Thành. Bắt được vị Vua cuối cùng của Nước Chiêm Bà là Bà Tranh giải về Phú Xuân: Trong lúc Nguyễn Hữu Cảnh lập Thành Gia Định ở xứ Sài Côn thì con của Bà Tranh là Bà Tử nổi loạn không xong cũng chịu đầu hàng. Đến con là "Bà Yêm", chấp nhận thuần phục Chúa Nguyễn Phúc Chu vĩnh viễn.

Ta nhắc đến việc khi Nặc Ông Thu, vua của Cao Miên ở Sài Côn phát bệnh chết thì tiếp đời Nặc Ông Non, rồi cũng mất theo. Đến đời con tiếp theo là Nặc Ông yêm...

Lịch sử có sự lầm lẫn ở đây là: Nặc Ông Yêm vốn là con của Nặc Ông Nộn tại Sài Côn. Còn con của dòng Nặc Ông Thu là Nặc Ông Tha. Trong lúc Nặc Ông Thu bị giam giữ bên này thì Nặc Ông Thâm (Cậu) nổi lên. Thế cho nên ta mới thấy Nặc Ông Thâm và Nặc Ông Yêm đánh nhau qua lại triền miên tại khu vực cũng như giai đoạn lịch sử này.

Cao Miên khi đấy không có Vua. Nên Nặc Ông Yêm được trả về và chỉ định cai quản tại vùng đất Thủy Chân Lạp, sau sự kiện Chúa Nguyễn đánh đuổi Nặc Ông Tha, kế tục Nặc Ông Thâm đã chạy sang tận Xiêm La.

Qua đến đời Nhà Chúa Thứ 7 là Nguyễn Phúc Trú, là nghỉ ngơi...

Thế nhưng trong lúc "Chúa Nghỉ"... Có một nhóm thế lực của Chân Lạp lại kết bè nổi loạn cùng nhóm người gốc của Ai Lao và giết hết tất cả Người Việt tại xứ Bà Nam. Sau đó tấn công vào thành Gia Định. Chúa Nguyễn Phúc Trú liền cử binh vào đánh tan quân Chân Lạp. Cho nên Vua Chân Lạp là Nặc Ông Tha, thuộc dòng của Nặc Ông Thu, hoảng sợ, liền giao kẻ dấy loạn ra mà cầu cống.

Sang đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, Quân Chân Lạp lại nổi loạn truy giết người Côn Man triền miên. Chúa Khoát cử Thống Suất Nguyễn Cư Trinh vào dẹp loạn. Nguyễn Cư Trinh đánh tan quân Chân Lạp. Vua Chân Lạp lúc đấy là Nặc Ông Nguyên chạy đến nhờ lực lượng của đô đốc Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên can thiệp và xin nộp đất triều cống.

Sau khi Nặc Ông Nguyên mất, Vua Nặc Ông Nhuận tiếp tục nối ngôi, rồi lại truyền cho con là Nặc Ông Tôn. Xảy khi đó thì Nặc Hinh nổi loạn trong nước Chân Lạp. Nặc Ông Tôn lại cầu cứu Thống Suất nguyễn Cư Trinh dẹp loạn giúp. Khi Nguyễn Cư Trinh đánh tan quân của Nặc Hinh thì giao cho Mạc Thiên Tứ đưa Nặc Tôn về Cao Miên. Nặc Tôn lại cắt đất giao cho Chúa Nguyễn đến tận vùng Sài Mạt (Tây Ninh) để tạ ơn.

Kể trong giai đoạn của Chúa Nguyễn Phúc Khoát, xem như toàn vùng Chân Lạp đã định xong.

Tuy nhiên, Ta xét thấy trong dòng họ Nặc của Chân Lạp cứ nổi loạn mà nằng nặc quấy phá triền miên không dứt, gây rối loạn cả trang sử khi đấy. Nó rối mù sử liệu, điển hình như nhưng những rắc rối mô tả ở những dòng trên vậy. Những rối ren lịch sử này che lấp luôn cả một tình tiết khó ai nhận thấy trong giai đoạn đó như sau:

Đó chính là nhân vật Nặc Ông Yêm! Sử liệu cũng quen gọi là Nặc Yêm. Như ta thấy; Nặc Yêm vốn là con của Nặc Nộn định cư tại Sài Côn dưới sự bảo trợ trực tiếp từ Nhà Nguyễn. Và thế lực này mới "Nặc Danh" giữa "Nặc Yêm" với Vị Vua "Bà Yêm" của Nước Chiêm Bà đã thuần phục trước đấy mà gây loạn. Ta gọi chung là "Nặc Ảnh" để ám chỉ đến sự kiện lịch sử này.

Và Nặc Yêm mới "Tị Hình" theo danh nghĩa của Bà Yêm mà kích động nổi loạn chống phá về sau cho tham vọng đen tối đó. Thế nhưng họ đã quên rằng:

Khi xưa, lãnh thổ này thuộc về nước Phù Nam của họ Phạm dòng Âu Lạc, mà họ đã từng cướp đoạt. Nước Phù Nam khi xưa đã từng bị sự chia xé của các nước Gupta (ấn độ), Java (Indo...) Chà và (Mã Lai) Ai Lao, Cao Miên.

Thế nhưng...

Mọi người trong giai đoạn này lại càng không thể biết được rằng; Ngoài cuộc bể dâu của hơn 500 năm về trước nữa. Nước Phù Nam đã từng diễn ra vở kịch "Nặc Ảnh Tị Hình" của thiên cơ rồi vậy! Và giai đoạn Nặc Yêm và Bà Yêm đó, chẳng qua là mô phỏng mà diễn lại vở kịch của quá khứ mà thôi. Và ta thấy sự ràng buộc nhập nhằng giữa vua Bà Yêm của Nước Chiêm Bà cùng với Vua Nặc Yêm của Nước Chân Lạp: Càng tố cáo nguồn gốc của giống nòi Âu Cơ khi xưa trong lúc loạn lạc trong toàn xứ mà ra cả thôi.

Điều này cũng giống như kịch bản của Bách Việt 6000 năm trước được tái diễn ra Bách Bộc của 4000 năm sau. Hoặc là tích Trọng Thủy - Mỵ Châu của thời Triệu Đà và An Dương Vương cùng với phiên bản sau 500 năm là Nhã Lang - Cảo Nương trong kỳ lý Phật Tử và Triệu Quang Phục vậy.
Tóm lại:
Đó chính là giai đoạn vương triều Maurya (Ấn độ) đang chinh phục các lân bang. Và Kiều Trần Như, một nhân vật trong phái Kỳ Na Giáo đã từng tị nạn sang Phù Nam. Kiều Trần Như đã từng "Nặc Ảnh" Phật Thích Ca để mà "Tị Hình" đứng đầu trên nước Phù Nam trong cội nguồn của quá khứ đầy huyền mị khi đó!

Và vùng địa phương của xứ Phù Nam đó, khi đương thời tại thế; Phật từng có nhắc đến là " Vùng Trời Phạm Thiên Vương đó vậy !!,...!!!.

Quả Thật! Tôi không thể đưa các bạn du hành sâu thêm được nữa rồi vậy. Bởi như các bạn đã thấy đấy; Tôi không thể diễn đạt điều này khác hơn hai chữ:

"Điên loạn".

Tôi bắt buộc phải lập lại câu: " Bởi vì đó chính là những gì còn đang ở... "Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư" đó vậy.

Mọi hướng du hành tới ngưỡng cửa này đều nhất định phải:

Dừng Lại!

Và ta phải chấp nhận quay trở lại với câu đầu dòng của bài viết này: "Là dòng sử liệu, trong trang sử đính kèm..." vậy.

Thế nhưng: Ta vẫn thổn thức..., Ít ra bài viết kỳ này cũng cho ta có được một tầm nhìn toàn ảnh về quá khứ miên viễn của giống nòi Việt tộc. Nơi mà Mẹ Âu Cơ đã từng dẫn 50 con đi mở cõi trong vô vàn gian khổ, không thua gì 50 con của dòng Cha Lạc Long bên nước Văn Lang.

Và dòng 50 con theo mẹ ngày ấy lên non. Cũng lại phải cam chịu số phận xóa mất lịch sử cội nguồn như dòng của Cha vậy "!?".

Tạo Hóa đang che giấu điều gì đối với giống nòi thần Tiên này nói riêng và cả cộng đồng nhân loại nói chung như thế !? Bởi ta vẫn xét thấy quy luật số 9 vẫn theo trật tự mà phản ảnh qua 9 đời của Chúa Nguyễn một cách rất dị huyền, không sai lạc!?

Vậy ta nhất thiết phải xem xét tận chu trình của 9.000 năm mới có hy vọng tìm ra toàn diện sự thật cho được. Bởi đó chính là một chu trình vận hành được đủ gọi là "Khởi đầu và Kết thúc".
Và đó cũng là nguyên nhân mà tôi gọi dòng sử thiêng của Dân Tộc Việt là:
"SỬ TIÊN".
Cũng không có gì gọi là cường điệu.
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.



Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét