📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.27 - (U Mặc) AI VÃN CHUNG VỚI AI TƯ VÃN | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Thiết nghĩ...

Đã đến lúc thế hệ của chúng ta hôm nay, nhất định phải làm sáng tỏ những oan khốc tồn đọng trong quá khứ của lịch sử dân tộc. Qua đó, phần nào để nỗi thổn thức vơi nhẹ thân Thần Quy. Đã cõng "Bia..." biết bao thế hệ, dường đã oằn lưng cùng năm tháng... mỏi mòn.
Gió mưa, bụi nắng... như hòa chính khí ngàn năm mà thổi hồn lên thân Thần Quy cùng bia đá. Tượng vẫn trưng, trơ mãi ra mà song hành với thời gian... cô tủi !

Thế nên trong phạm vi của bài viết này. Tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ giá trị của thể loại văn u mặc mà tôi thường nhắc đến. Mong rằng qua đó, chúng ta cùng chiêm và nghiệm tượng trời! Hy vọng những bài viết sắp đến, chúng ta cùng nắm sâu hơn ý tứ trong đó. Bởi những giá trị của những bài viết trong nay mai, sẽ ở vào một tầng sâu hơn nữa, rất khó mà nắm bắt cho được.

Tôi cũng xin đính chính lại rằng: Qua những bài viết vừa rồi, một số bạn đọc nghĩ rằng tôi có vẻ như ( !? ), đã làm tổn thương đến lòng tự trọng chung. Kỳ thực, không hề có ý như thế bao giờ cả. Để chứng minh điều đó. Trong bài này tôi sẽ cùng các bạn bàn đến cách đọc văn u mặc.

Bởi trong bài Long Hổ Tranh Châu vừa rồi. Tôi có trích đoạn bài Ai Tư Vãn của Công Chúa Ngọc Hân. Tôi xét thấy đây cũng là một thể loại văn u mặc, tương đối dễ thâm nhập. Vậy chúng ta cùng nhau tham khảo về cách đọc cũng như những giá trị tiềm ẩn trong đó. Hầu khai thác kho tàng văn hóa của dân tộc Việt vẫn còn vẹn toàn trinh nguyên!

Nhân đây tôi cũng sẽ chứng minh rằng: Bài Ai Tư Vãn đã có tuổi thọ hơn 200 năm qua rồi. Những giá trị cũng như nỗi lòng u uất còn tiềm ẩn trong đó, mà chưa được thời gian giải bày cho vơi. Mong rằng qua đây, chúng ta sẽ dần quen và đọc được văn u mặc ở một cấp độ cao hơn nữa. Lúc đó ta mới hiểu được: Biển học vốn vô bờ vậy. Tuy nhiên, ta vẫn còn có được những chiếc phao ngôn ngữ riêng, làm cứu cánh mỗi khi chết đuối trong mớ ngôn ngữ vụng trộm của thói thường.

Chúng ta cùng tham khảo lại trích đoạn của bài Ai Tư Vãn, mà ta vừa biết cũng như đã từng biết qua trước đây:

"Dạ thường quanh quất, mắt thường ngóng trông.
Trông mái Đông; Lá buồm xuôi ngược.
Thấy mênh mông những nước cùng mây!
Đông rồi thì lại trông Tây;
Thấy non ngân ngất, thấy cây rườm rà!
Trông Nam; Thấy Nhạn sa lác đác!
Trông Bắc; Thấy nhàn nhạt màu sương!
Nọ trông trời đất bốn phương.
Cõi Tiên khơi thẳm biết đường nào đi!
Cậy ai có phép gì tới đó, dâng vật thường xin ngỏ lòng trung
Này gương là của Hán cung,
Ơn trên xưa đã soi chung đòi ngày.".

Đoạn trích trên đây... Đang diễn tả lại trạng thái cũng như tâm trạng của một "Thích Khách", vừa hoàn thành sứ mệnh trọng đại mà quốc gia và dân tộc giao phó. Cho nên...; "Dạ thường quanh quất, (âu lo) mắt thường ngóng trông" (viện binh) vậy.

Bởi xưa nay ta không xem và xét bài Ai Tư Vãn dưới góc độ của một "Thích Khách Mỹ Nhân". Thế cho nên ta không hề nhìn ra được những ý tứ như:

"Trông mái Đông; Lá buồm xuôi ngược.
Thấy mênh mông những nước cùng mây...!"

Bởi tình cảnh mà ngày đó Ngọc Hân đang rơi vào rất hiểm nghèo. Nguy cơ bại lộ tung tích, gây tan theo tro bụi những dị công bất kỳ lúc nào. Nên ta thấy Ngọc Hân mắt thường ngóng trông... "Trông mái Đông": Ý tứ ẩn phía bên trong của cái áo nghĩa đó, chính là ở tận mãi... ngoài Biển Đông rồi vậy! Và "Lá buồm xuôi ngược"... !?.

Ta xét thấy Ngọc Hân không dùng từ cánh buồm. Vì cánh buồm là nói đến một yếu tố đầy đủ, một lực lượng hùng hậu rồi. Lá buồm mới đặc tả được sự lẻ loi tơi tả. Vậy, đó nếu không phải là lá buồm Nguyễn Ánh, từng bị Vua Quang Trung xoay cho tơi tả, thì còn là của ai ở đây cho được nữa?

Bởi ta biết Nguyễn Ánh trong thời điểm của giai đoạn này. Đang mãi ngược xuôi ngoài biển đông, để mà tìm mọi phương sách, phục hồi đất nước lại. Ngọc Hân đang khắc khoải ngóng chờ viện binh, mong về cho kịp thời điểm ngàn năm một thuở khi đấy.

Thế nhưng..., Ngọc Hân chỉ "Thấy mênh mông những nước cùng mây...!" mà thôi !?.

Và rồi...
"Đông rồi thì lại trông Tây;
Thấy non ngân ngất, thấy cây rườm rà!".

Ngọc Hân trong lúc trông viện binh đến mỏi mòn... Vẫn còn phải trông chừng những diễn biến ở hướng Tây nữa! Điều tiềm ẩn ở đây là Tây Sơn. Đối lập với biển Đông là Nguyễn Ánh mà thoát ra ý nghĩa đó.

Tuy nhiên, tình hình lúc này làm Ngọc Hân càng thêm "quanh quất trong lòng" bởi: Cả khu vực của xứ Tây Sơn đang còn mải lo than khóc, lịm ngất, vật vưỡng với cái chết của Vua Quang trung. Tướng sĩ, binh mã chỉ lo tang lễ, nghi thức rườm rà mà chểnh mảng việc quân phòng. Thời khắc của cơ hội, e sẽ trôi qua mất...

Tâm trạng của Ngọc Hân như ngồi trên lửa, được thể hiện ở câu:

"Trông Nam; Thấy Nhạn sa lác đác!".

Trong khi lực lượng viện binh chưa thấy tăm hơi. Lại trông đến những thế lực manh mún còn lại ở phương Nam của Nguyễn Ánh. Hy vọng may ra có thể tận dụng được thời cơ. Tuy nhiên, Tin Nhạn không thấy báo vui, chỉ toàn gieo tin xấu? Vì những nhóm nhạn lạc đó, đang bị những đoàn thợ săn của Vua Quang Trung, tỉa cánh dần... Cứ đều đều thi thoảng, nối nhau mà lác đác... rụng rơi.

Còn nhìn về hướng Bắc, nơi Vua Lê và Chúa Trịnh lúc đấy... Ngọc Hân thấy toàn cõi, chỉ có một màn sương phủ khuất kỳ vọng mà thôi. Bởi Lê Chiêu Thống, đang lưu vong và định xứ ở nơi đất khách luôn rồi. Điều này diễn tả ở:

"Trông Bắc; Thấy nhàn nhạt màu sương!".

Để rồi... lại:
"Nọ trông trời đất bốn phương.
Cõi Tiên khơi thẳm biết đường nào đi!
Cậy ai có phép gì tới đó, dâng vật thường xin ngỏ lòng trung"

Điều này có nghĩa là:
Ngọc Hân sau khi trông khắp Đông, Tây, Nam, Bắc. Ngóng hết bốn phương tám hướng cả rồi. Dường có vẻ nhuốm muộn các nẻo! Ngọc Hân chỉ còn biết trông cậy vào nẻo "Nọ" !! Là Trời Đất mà thôi. Trông đến Cõi Tiên tận cao lĩnh, ngóng nơi Phủ Rồng mãi khơi thẳm...

Dù biết rằng những cội nguồn đó, ở tận mãi xứ sở Thần Tiên xa mờ... nơi quá khứ. Ngọc Hân vẫn mong...;
... "Cậy ai có phép gì tới đó, dâng vật thường xin ngỏ lòng trung". "!?"
"Này gương là của Hán cung,
Ơn trên xưa đã soi chung đòi ngày.".

Vâng! "Cái Gương nô lệ" (ngoại bang) ngàn năm của Nhà Hán mà "người xưa" (!?), đã "soi kỹ" cho Ngọc Hân trước lúc "theo chồng về nơi xứ xa...". Vẫn "đòi ngày..." vậy.

Tóm lại:
Những nỗi lòng tâm tư của chỉ riêng Ngọc Hân than vãn (Ai Tư Vãn) + ... ai oán (Nghĩa Phu Thê). Được tôi lược ý như sau:

Tấm lòng trung quân ái quốc của Ngọc Hân, buộc Công Chúa phải "xẻ tim" mà dâng cho núi sông của dân tộc Việt. Điều đó được thể hiện ở sự trong ngóng kể cả Nguyễn Ánh chứ không riêng gì Nhà Lê hay Chúa Trịnh nữa. Miễn không phải là ngoại bang Chiêm Thành lúc đấy.

Thêm một giọt mực nữa, nhỏ xuống..., lưu đọng, nhòe đẫm trang sử của giai đoạn này. Khóc cho dòng sử dân tộc Việt, vốn mãi đong đầy oan khốc.

Thế nhưng, Tạo Hóa đã đưa ngọn thác bi ai lên cao trào đến đỉnh điểm khi:

Một trong hai người con của Vua Quang Trung và Công Chúa Ngọc Hân khi đó... Đang đối diện trước thảm cảnh mà mình bắt buộc phải mục kích. Và phải chọn một trong hai định hướng tư duy là:

Nếu bênh Cha, ắt là cướp nước của Mẹ! Bằng như theo Mẹ, thì lại hóa ra chiếm đoạt nước của Cha!! Thế nhưng, Mẹ Cha còn xuống tay "hạ độc" lẫn nhau nữa !!... ?! Và rồi... Hoàng Tử đã chọn con đường thứ ba là... Ôm cả khối oan khiên đó mà bỏ tất cả tham vọng của thói tục lụy, ở lại cùng với thiên hạ mà ra đi... Ẩn Tu!

Đó chính là Hoàng Tử Nguyễn Quang Đức.

Nghe đâu...; Về sau đó: ...

Vùng Tây An, bất chợt xuất hiện một kẻ "Cuồng Thế"... !? Hồ như tựa dở dại ! Tựa dở dường Tiên Cốt !!: Xuất thế !!!

Kẻ Cuồng Thế này chỉ lang thang, ngược xuôi khắp chợ đời mà ca kệ, khóc răn, về đạo lý, nhân tình thế thái cùng bụi đời tục lụy...

Cũng nghe đâu... Thiên hạ nơi địa phương xứ đó, truyền tai nhau về những giai thoại của một "Kẻ Khùng Bán Khoai" !!. Nhưng cũng có một vài tư duy có vẻ khá hơn thì gọi là "Sư Vãi bán khoai" !!!.

Và lại còn nghe... nữa rằng: Có một nhóm "kẻ sĩ ... nhiều chuyện"! Mách nhỏ cho nhau nghe về những tác phẩm có tên gọi: "Sấm Kệ của Sư Vãi Bán Khoai" !? Rồi họ tự kết luận với hai câu thơ:

"Tòng Sơn xuất cổ Phật.
Tây An ngộ giác Sư".

Thế rồi cả xứ của vùng địa phương đương thời khi đấy. Họ suy tôn thành: Phật Thầy Tây An.
Riêng tôi thì khẳng định: Đó chính là Hoàng Tử Nguyễn Quang Đức. Con của Vua Quang Trung và Ngọc Hân đó vậy. Và giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương ra đời. Tôi cũng đã từng khảo sát qua "Kệ Sấm" bất hủ này trong quá khứ. Và tôi vẫn mãi lưu lại trong tâm tư bốn câu thơ của họ là:

"Chi Lan mọc lẫn với cỏ thường
Không để mũi gần không biết hương.
Hiền ngỏ lỡ sanh đời bạo ngược.
Dù cho Thánh Đức cũng ra thường,".

Âu, đó cũng là hồn thiêng của dân tộc Việt. Tán khí, chuyển về linh mạch của vùng Thất Sơn vậy. Một địa mạch của dòng Bảo Giang (Cửu Long Giang).

Tuy nhiên, những sự kiện tiếp theo của giai đoạn đó, chỉ mới là thời điểm tụ linh khí mà hiển lộ thế thôi. Thiên Cơ vốn lại là điều mà Thiên Hạ muôn thuở, không có thể suy tới cho được bao giờ.

Những sự kiện đó, bổ sung sử liệu cho cuốn "Sử Thánh" của dân tộc Việt; Hiển rõ khí thiêng, muôn đời bất diệt vậy.

Riêng Vua Gia Long. Sau khi đã thu về cơ đồ của Tiên Tổ và định yên trật tự vừa vãng hồi. Ta thấy trong sử liệu có chép lại sự kiện Vua Gia Long xét xử Công Chúa Ngọc Hân...

Thế nhưng những bi cảnh trớ trêu của dòng sử Việt, đâu đã chịu hạ màn trong phân cảnh này cho được! Hóa Công lại Tạo Tác "Diễn Đạo" đến phân cảnh thêm "Tố Như" nhập vai diễn!?

Một đồ đệ của La Sơn Phu Tử... !?
Một Du một Thiếp !!!
Ta đón xem lịch sử của giống nòi Thần Tiên muốn "du thiếp" điều gì trong.... Bài viết sau vậy.
Quả! Đúng là một... "Dị Sử" !. ... !! ... !?.
.
Bạn đọc tư do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.

------



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Xin hỏi văn u mặc có đặc điểm gì để nhận dạng giữa hằng trăm ngàn bài thơ, văn cổ ?

Trả lời: Về vấn đề này thì tôi đã có dẫn giải ớ các bài trước rồi. Tuy nhiên dễ nhận ra nhất thì ta có thể xem những câu thơ có dẫn điển tích. Từ đó mà quen dần.

Ví dụ như Truyện Kiều:
Câu: "Ấy ai thả lá Doành Châu ghẹo người". Thì ta phải biết điển tích lá do
ành châu để cảm nhận điều gọi là ý tại ngôn ngoại.
Hoặc sâu hơn như: "Hải đường lả ngọn đông lân".
Có nghĩa là: Ta phải đủ để hiểu được rằng...


Hoa hải đường có vẻ e ấp, bởi cánh hoa luôn ấp vào ngụy, chứ không đua nở như các loại hoa khác. Và nở vào mùa xuân. Từ đó mới tượng trưng cho người thiếu nữ tuổi xuân thì còn e ấp... Thế nên ta thấy tác giả tả... Hải đường lả ngọn... Là ý người thiếu nữ tuy e thẹn, nhưng đã muốn "lả lơi"... Mà chọc ghẹo "kín" rồi vậy. Tuy nhiên ... "đông lân". Thì ta phải hiểu là chàng thiếu niên ở... (bên kia)!


Bởi: Vốn kiến thức để hiểu câu này bắt buộc ta phải hiểu Dịch Lý. Do ngày xưa, Xem Dịch Kinh là tiêu chí cao nhất của văn hóa. Thế cho nên các vua chúa hoặc nhà trâm anh thế gia thường: Hễ con trai thì cho ở phòng phía Đông, thuộc cung Chấn, vốn là tượng Thiếu Niên theo Dịch Lý. Nên còn gọi là Đông Sàng (giường phía đông). Riêng gái thì phải ở bên phương Đoài. Là tượng của Thiếu Nữ, là Khuê Đoài, khuê phòng, hoặc Đoài Các (Đài Các) ở theo phương Tây (trong nhà) để mà thể hiện gia thế, tầng lớp cũng như trình độ văn hóa trong xã hội.

Từ đó ông bà cứ muốn kén "Rể đông sàng" hoặc chọn "Dâu xứ Đoài" là vậy. Còn chữ lân có nghĩa là lân cận (lân bang), là hàng xóm.
Cho nên câu thơ đó có ý tả nàng thiếu nữ (Thúy Kiều) đã "lẻ ngọn" theo chàng (Kim Trọng) hàng xóm nào đó...(?!), đang ở phía bên kia tường đông rồi vậy.


Chỉ tả những ý tiềm ẩn nơi không chữ của 1 câu 6 chữ này thôi. Đã hết bút mực như thế rồi.

Đó là giá trị của văn U mặc.


Cảm thán: Tìm trên anh "gúc" thì thấy giải thích "u mặc" = "trào lộng" mới đau người. Thật là xúc phạm cái nghĩa nội hàm của văn U Mặc. Tuy vậy, thời nay, để tiếp xúc với văn U Mặc thật khó vì lối hành văn đã lai anh Phương Tây mất rồi. Những giá trị văn U Mặc trên thực tế đã dần mất tương đương với tuyệt chủng. Ad đã làm sống dậy cả một nền văn hoá.

Trả lời: Cảm ơn bạn Truong Xuan đã cảm nhận được tinh thần của văn u mặc. Triết học phương Tây vốn là hiện thực. Triết học phương Đông lại là huyền bí, thế mới gọi là văn u mặc được. Như thời hiện đại gần đây là Thuyết Lượng Tử. Ta thấy mới bắt đầu tập nói đến câu Mặc Định. Hoặc ngôn ngữ mặc định.

Cho nên ta thấy triết học phương Tây bị giới hạn ở phía bên này của không gian 3 chiều. Nếu nói đến không gian phía bên kia của chiều thứ tư vốn là huyền bí, là sở trường của Phương Đông. Còn phương Tây là sở đoản mất rồi.

Ngôn ngữ mặc định mới chỉ là tập... đánh vần so với bản thể của văn u mặc mà thôi. Bởi văn u mặc vượt trên cả triết học nữa.

Tóm lại: Văn u mặc bao gồm cả trào lộng. Trào lộng chỉ là một thành phần nhỏ bé đó mà thôi. Cho nên văn u mặc đưa người ta đến rất gần với Đạo. Trong khi...

Đạo, không hề là trào lộng bao giờ. Nếu có, đó ắt phải là "Đạo Mạo" rồi vậy.



KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN






- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét