📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.28 - GIỌT LỆ NÀO CÓ RƠI! | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Khi Vua Quang trung "đột ngột" dừng Cuộc Thế...

Việc làm tốt nhất cho những kẻ còn lại là: Mở cổng thành và chỉ có thể trải chiếu ra tận vó ngựa, để rước Nguyễn Ánh vào nhanh hơn mà thôi. Sau khi đăng cơ, vỗ về muôn dân. Sử sách chép lại sự kiện Vua Gia Long "trả thù" Nhà Tây Sơn một cách tàn khốc và rất quái đản!?


Thật ra đằng sau những việc làm phi đạo đức đó của cả hai bên do bởi:
Cả đôi bên đều biết và hiểu rất rõ về Phong Thủy Đại Cuộc. Theo như giá trị của bộ mạch Long Hổ Tranh Châu thì: Cứ 500 năm thì Long giành được Châu. 500 năm thì Hổ giành được Châu. Nếu ta táng mộ vào Hổ Huyệt thì cháu đời thứ tư sẽ đoạt Bá! Bằng như táng vào Long Đàm ắt cháu đời thứ tư sẽ đồ Vương!!

Bởi vì cái lý đó, cho nên những mồ mả của dòng tộc Chúa Nguyễn hoặc Vua Quang Trung, đều được yên nghỉ và ngọa tại Long Đàm, hoặc phục nơi Hổ Huyệt cả. Tất nhiên những sự việc này đâu có thể che mắt của đôi bên cho được. Họ bằng bất kỳ giá nào cũng phải quật mồ lên mà cắt cho tuyệt khí di họa về sau. Nếu không, e rằng mai sau mạch phát. Tất phải nối đời mà chuốc đại họa.

Thế cho nên ta mới được thấy sử sách ghi chép lại những sự kiện này mà khó có thể hiểu thấu nổi lý do tại sao!? Ta mãi thắc mắc... Sao những bậc Vua Chúa khi đấy, lại có thể trả thù một cách đê hèn, bỉ ổi làm vậy!?. Ta chỉ có thể kết luận chung chung là..., họ trả thù cho hả căm phẫn mà thôi. Và rồi sự suy diễn đa số vướng vào câu gọi là "suy bụng ta ra bụng người" cho những sự việc này. Thế nhưng ta đã "khéo quên" trong kho tàng văn hóa còn có cả câu; "Không thể lấy dạ kẻ tiểu nhân mà dò lòng người quân tử" cho được" nữa!

Và đương nhiên Vua Gia Long cũng xử luôn cả Ngọc Hân Công Chúa... "ra bã" nữa! Bởi những việc làm của Vua Gia Long tàn độc đến..., phải động đến lòng của Thiên Cơ! Và đó chính là yếu tố "mưa gió phải thì", mà khiến nên đến thời kỳ "Ruộng Tiên" (Tiên Điền), nảy mầm Tố Như!!

Ta thấy khi Nguyễn Du tiếp cận Vua Gia Long. Không biết Tiên Sinh rù rì bên tai Vua Gia Long câu "Thần Chú" gì đấy, không biết nữa!? Ta chỉ có thể biết rằng; Về sau đấy, thấy sử sách cứ nghi nghi, hoặc hoặc... Ngọc Hân được Vua Gia Long "sủng ái"!?...

Ừm...! Ờ....!! Không, Ngọc Bình chứ! .... Mà cũng không phải..., "!!, !?...". Các nhà bình sử, suy không ra, phát nhão cả óc. Thôi! Tạm đóng trang án sử này lại, chờ xử án sau vậy... (Chúng ta đang khảo sử kia mà! Tất nhiên, trong đó phải bỏ qua một vài chi tiết để..., đủ được gọi là khoa học)!

Bởi ta thấy; Vua Gia Long bất chợt tỉnh ngộ khi thấu hiểu được việc làm tuyệt mật mà Ngọc Hân âm thầm cáng đáng. Và Công Chúa Ngọc Hân đã chia chẻ cốt tủy của 3 anh em Nhà Tây Sơn cùng thế lực hùng mạnh đó, ra thành manh mún, rời rạc cả. Để rồi cuối cùng...; "Dứt điểm" một "Mãnh Vương", đang là cả một nỗi khiếp hãi, len lỏi vào tận giấc ngủ hằng đêm của mọi đối thủ đương thời khi đấy!!

Quả! Ngọc Hân Công Chúa (dĩ nhiên cái danh này là phải "Oai" hơn Bắc Cung Hoàng Hậu rồi vậy); Đích thị là một "Thích Khách Mỹ Nhân" ngoại hạng, đối với lịch sử thích khách trên bình diện địa cầu kim cổ, cũng không ngoa cho được. Trên thực tế là trang lịch sử của tận hôm nay, vẫn đang hoàn toàn "mơ hồ" về sự kiện này. Lấy gì, và căn cứ vào đâu? Để mà (vị sử gia nào đó...?), dám cả gan ghi vào trang sử của dân tộc cho được !!!

Nếu không, đã chắc gì Vua Gia Long thu hồi được cơ đồ dễ đến vậy. Khả năng cũng như tài nghệ của Vua Quang trung. Dĩ nhiên Vua Gia Long hiểu quá rõ. Thậm chí, Vương có thể hiểu rõ hơn bất kỳ ai khác. Vua Quang Trung đã từng lấn áp, khuynh đảo Vua Gia Long đến độ...; Không có lấy nổi một tấc diện tích nào, để thiết kế cho chỉ vừa đủ một dấu chân trên đất liền nữa cả! Vua Gia Long đã hết năm lần, lại đến bảy lượt; Phải chấp nhận gậm nhấm và thấm thía câu: ..."ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh"..., trong những tháng ngày lang thang ngoài biển cả...

Lịch sử đã dành một trang vàng trân trọng nhất cho công nghiệp của Vua Quang Trung. Và đó là một sự thật không có thể chối bỏ cho mai sau. Ta vẫn thấy Vua Quang trung chưa hề có ý đồ gì riêng cả !? Tuy nhiên; Vấn đề cần phải thấy ở đây là cơ đồ của cả dân tộc và quốc gia bao gồm sự tồn vong của một giống nòi. Không cho phép những thế hệ (hữu trách) đương thời khi đấy, đặt lòng tin như một trò may rủi cho được. Điều mà ta có thể kiễng chân và nhìn thấy ngay trước mắt, trong một tương lai gần khi đó là: Vị Vương tiếp nối...; Không phải là một Quang Trung (sự sáng trung thực) bao giờ cả... Ta cùng chấm xuống dòng nhé.

Và rồi cũng chẳng một ai có thể biết cho được. Tố Như đã rủ rỉ "Pháp Ngôn" gì bên tai Vua Gia Long, để mà còn ghi vào sử sách cho mai sau chiêm nghiệm!? Sử sách chỉ có thể chép được lại rằng: Vua Gia Long đã giao ngôi Vua lại cho con của mình là Minh Mạng. Và Nguyễn Du theo hầu Người mà cùng bỏ đi... tu !!!

Phải chăng, chí kiêu hãnh cũa một kẻ từng tung hoành ngang dọc, đã tổn thương trước việc làm của một người đàn bà tay yếu chân mềm!? Hay nẻo Đạo Lý bất giác hiển lộ, nên đã khiến Vua Gia Long bỏ cả cơ đồ lẫn ngai vàng, mà đi tìm cõi mặc tưởng sám hối riêng mình?! Tôi cam chắc một điều: Ngày đó, Vua Gia Long đã bất giác thấu triệt... Thiên Cơ. Và Người chỉ còn biết tạ tội cùng Trời Đất. Với tất cả kỳ vọng; Giải oan nghiệp cho giống nòi cùng những thế hệ con cháu nơi... Định xứ vùng địa phương tương lai của dân tộc Việt. Chắc chắn như thế.

Bởi điều đó, đã được Tố Như khẳng định:

"Bất tri tam bách dư niên hậu.
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như".

... Ta lại phải làm rõ vấn đề của câu thơ này nữa rồi... Vậy bạn đọc cùng tôi tiến hành khảo cổ, khai quật di chỉ mà Tố Như..., đã chôn giấu kho tàng văn hóa này dưới mảnh "Ruộng Tiên" (Tiên Điền), xem khai thác được điều gì nhé.

Diện tích được khảo sát trong mảnh Ruộng Tiên đó, có kích thước như sau:

"Tây Hồ hoa uyển tận thành khư
Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như"

Và đây là một trong vô vàn dấu tích khai thác (của... ai đó !?), từ kho tàng văn hóa này:

"Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang
Thưởng thức bên song mảnh giấy tàn
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng".
--------------------
Trước hết, ta phải có nhận định tình hình chung như sau: Ta cũng phải biết rằng, thời gian mà Nguyễn Du sáng tác bài thơ này vào khoảng năm 1804. Là thời điểm mà Vua Gia Long đang "Ngây...Say..." trong cơn xử án, trả thù những gì liên can đến Vua Quang Trung rất tàn khốc đang diễn ra...

Xưa nay các nhà khai thác di chỉ kho tàng văn hóa của dân tộc Việt nơi khu vườn thơ của mảnh Ruộng Tiên này. Thường bị vướng vào bức tường "Đoạn Trường Tân Thanh" che khuất tầm nhìn mất cả đi rồi.

Từ đó, hầu hết các vị đi lạc hướng tư duy vào nhân vật Tiểu Thanh tít mãi..., tận bên Tàu rồi...! Ta xét xem...; Nhân vật Tiểu Thanh chỉ là một chiếc phao gượng bám, làm cứu cánh chung trong cơn chết đuối giữa biển cả ngôn từ u mặc của Nguyễn Du mà thôi!!

Bởi ta thấy; Cỡ như nữ "Dị Sĩ" Hồ Xuân Hương còn chưa đủ để Nguyễn Du để mắt tới. Có đâu một Tiểu Thanh nào đó!? Vốn không đủ để đi vào ngôi đền của thi ca lịch sử dân tộc Việt cho được. Bởi ta không đủ để xét đến cái tiềm ẩn ý của Nguyễn Du giữa một Tiểu Thanh với Đại Thanh lúc đương thời rồi vậy !! Và thêm nữa; Tiểu Thanh ở đây có nghĩa là một "âm thanh" ở vào độ "Tế Vi" (Tố Như), uẩn khúc thời thế lịch sử của dân tộc mà ra. (là tiếng nói tinh thần của văn u mặc)

Những thế hệ cháu con về sau, đã vô tình bôi vết mực gây loang ố..., lên thân thể của Tố Như mất rồi. Vậy nay ta cùng gột rửa những bụi thời gian phủ lấp đó ra như sau;

Thơ văn, ngoài những câu cú, vần điệu, điển tích v.v... ra. Ta còn phải xem xét đến vấn đề của đối đáp nữa. Thế nên ta xem xét thấy thể thơ Bát Cú còn được chia ra thành 4 cặp âm dương tương giao nữa! Điều này tựa như một cặp Long - Quy, Sinh - Thành để đủ được gọi là "Nhất Âm Nhất Dương Chi Vị Đạo" vậy.

Và ta thấy sự hòa duyên đó, có kết quả như sau:

Nếu ta xét và phối hợp hai chữ đầu tiên của câu ở trên với hai chữ đầu của câu tiếp liền bên dưới thì ta thấy: Tây Hồ và Độc Điếu !

Ngay lập tức hiện cảnh mở ra... Một ngư ông đang ngồi câu bên bờ Hồ Tây !! Bởi điếu trong Điếu Đồ vốn là Ngư Ông, còn Đồ thì chính là Tiều Phu rồi vậy. Cho nên có câu: " Cổ lai đồ điếu thành công dị, Sự khứ anh hùng ẩm hận đa", ý là vậy.

Từ đó, ta xét tiếp theo mạch này suốt hai câu đầu. Sẽ nhìn thấy được một giá trị tiềm ẩn phía sau đó như: Hình ảnh của một "ngư ông", đang ngồi câu (thời gian) cạnh vườn hoa (hoa uyển) bên bờ hồ tây!

Và ông câu đó cứ mãi "tận thành khư"...!? Điều này có nghĩa là; Ông câu cứ mãi khư khư mà ở nơi thành đấy, không chịu rời bước đi đâu cả! Để mà... còn chờ đợi nơi (song tiền) cửa sổ... "Nhất Chỉ Thư" !

Thường thì ngày nay ta rất quen với dzỗm ngữ "câu giờ". Vậy ông câu trong bài thơ đấy cũng đang ngồi "câu thời... gian" rồi vậy. Và ông không chịu rời đi đâu cả. Bởi vẫn mãi đang chờ một "Chiếu Chỉ Thư" từ Vua Gia Long hồi âm, gửi tới vậy.

Tuy thoạt xem có vẻ như sự an nhàn của một Ngư Tiên, Đạo Cốt thật đấy. Thế nhưng tâm tư của Nguyễn Du đang trầm tư, mà lặng cùng dòng mặc tưởng:

Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư

Bởi cái nghĩa văn chương xưa nay vốn đã xem tựa như "phấn thổi". Biết có liên lụy gì với thuyết "Mệnh Thần" hay không !? Hầu còn vương, dư lại một chút gì cho những thế hệ mai sau cảm nhận được...

Lại xét, suy đến tận....: "Cổ kim hận sự thiên nan vấn. Phong vận kỳ oan ngã tự cư".

Hơn ai hết. Nguyễn Du biết rằng; Xưa nay, xét lịch sử còn phủ lấp biết bao sự kiện oan khốc, khó có thể hỏi Trời cao để thấu cho được. Trải qua bao thời kỳ, vận luân hồi hàng ngàn Thế Cuộc. Những điều oan khốc đấy vẫn mãi bế (phong) tắc vận, không giải oan cho được. Nay ta lại "ngã tự cư", tự mang vào mình nữa hay sao?

Để rồi Tố Như chỉ còn biết gửi gắm những nỗi tâm tư sánh tợ Thiên Cơ đó. Vào thì tương lai với những thế hệ mai sau là:

"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như".
-----------------
Nguyễn Du không cần đến những giọt nước mắt chưa đủ tuổi khóc! Những dư 300 năm kia mà!! Điều này có nghĩa là phải chờ cho đủ Một Vận là 360 năm sau nữa. Lịch sử mới có thể sinh ra được một tư duy trưởng thành, để mà thấu Thiên Cơ cho được.

Kỳ dư, thì đó chỉ là những giọt nước mắt "khóc mướn, thương vay", dựa trên danh nghĩa của Thi Hào để ký sinh danh đời riêng họ mà thôi. Tố Như không mong chờ gì vào những dạng nước mắt như thế bao giờ cả. Những giọt nước mắt non. Dĩ nhiên nó chưa đủ có được chất đậm "Vị Mặn" của Biển cả, và đượm "Mùi Thanh", của chính khí nơi Trời cao. Là hồn thiêng, là anh linh muôn vạn đời của núi sông dân tộc Việt.

Ta bất giác chợt hốt ngộ... rằng:

Đại Thi Hào Nguyễn Du; Chỉ mong chờ vào một giọt nước mắt của một "Đấng Cứu Chuộc" nào đó mà thôi..."!?".
Bởi:
Sử Tiên của dân tộc Việt. Vốn đã quen chịu nhiều oan khốc ngàn đời qua trong quá khứ cội nguồn rồi. Nay lại hòa thêm một nỗi oan khiên nữa, để sánh cùng Kinh Thánh của dân tộc Do Thái !?
Vì:
Nguyễn Du đã bán cơ đồ của "Chúa" Nguyễn với cái giá dư 300 năm. Quy đổi tỉ giá ra tương đương với; 30 đồng vàng mà ngày xưa Juda đã từng có bán Chúa trong quá khứ sâu của lịch sử Thánh Kinh !, ...!!, ...!?.

Và Chúa trong ngày đó cũng đã từng: Dùng nước mắt của mình mà khóc cho Juda !? Một nỗi oan Thiên Cơ!! Đích thị; Nguyễn Du đang mong chờ một giọt nước mắt này rồi vậy.

Hẳn, ta còn nhớ đến dòng sử mô tả lại sự kiện lúc kẻ "Sĩ Ngông" Nguyễn Công Trứ, chặn đường Vua Gia Long mà dâng sớ dọc đường. Ta thấy sử chép rằng: Vua Gia Long đã dừng lại, cầm lấy sớ đọc qua... Rồi Người... trả lại mà không nói điều gì. Nét mặt của Vua Gia Long lộ vẻ buồn bã. Và Người chỉ lẳng lặng nhìn về phía chân trời xa..., mà ưu tư...

Rất khá nhiều sử gia về sau lên án cho cử chỉ đó của Vua Gia Long! Họ cho rằng: Sớ dâng của Nguyễn Công Trứ trong ngày đó chỉ nói đến ích lợi chung của người dân. Không có ích lợi cho những thế lực phong kiến của Nhà Nguyễn. Nên Vua Gia Long đã bỏ qua. "!?".

Thế nhưng tất cả họ đều đã quên rằng: Chính Vua Gia Long đã dặn dò với Vua Minh Mạng về sự tiến cử đối với Nguyễn Công Trứ. Bởi lúc đó Vua Gia Long biết và rất đau xót trong tâm vì: Việc Thiên Cơ đối với tương lai vận mệnh của dân tộc Việt đã hiển lộ đối với Vương rồi. Nước vẫn đang có rất nhiều kẻ sĩ tài ba. Thế nhưng cỡ tầm như Nguyễn Công Trứ đâu đủ để có thể hiểu thấu điều đấy cho được. Và Người rất ưu tư, buồn bã là bởi cớ như thế đấy.

Và cái nhìn của họ đâu đủ để thấy: Trong thời điểm mà Nguyễn Công Trứ dâng sớ dọc đường đó;
Ở về phía sau lưng của Vua Gia Long, xa xa...
Còn có: Nguyễn Du đang cúi thấp đầu, im lặng và chắp tay; Đứng hầu!

Về hai nhân vật "Du Thiếp" của dân tộc việt trong giai đoạn này. Tôi xin nhường lại cho tư duy của các bạn đọc tự suy diễn... Và nắm bắt tiếp về giống nòi vốn đã là con cháu của "Thần Tiên" nhé.
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.


KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét