📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.38 - GÓC QUAN SÁT CÔNG BÌNH | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư



Trước hết, ta phải xác định được điều căn bản đầu tiên để thái tử Tất Đạt Đa quyết ra đi tìm Đạo là: Không chấp nhận Đạo Balamon mà người đang theo đó, có tục hiến tế người sống hàng năm! Thứ đến mới là phá bỏ đẳng cấp đang được duy trì một cách phi lý giữa đẳng cấp Balamon và các tầng lớp tín dân. Cuối cùng mới đến sự việc mong giải thoát vòng luân hồi sinh - lão - bệnh - tử của thế nhân.


Ta xem xét tổng thể những mắc xích từ cội nguồn nguyên nhân, cho tới thành quả từ các chi nhánh phát triển tóm lược như sau:

Người Ấn Độ xem dãy Himalaya ở bắc Ấn, chính là cõi trời. Từ dãy núi này phát sinh ra hai dòng sông chảy ngược hướng với nhau. Một dòng là sông Ấn, chảy theo hướng bên phải của Himalaya, đổ ra vịnh Oman với chủng tộc Naga sinh sống. Bộ tộc này vốn thờ thần rắn Naga. Theo tiếng Sanscrit thì sông gọi là shindus. Khi các giống dân Ba Tư tràn vào thì họ gọi thành ra là Hindu. Có nghĩa là miền của các dòng sông.

Hai là sông Hằng chảy theo hướng bên trái của Himalaya, đổ ra vịnh Bengal. Chủng tộc Dravidian định cư theo dòng sông này thì thờ Thần Bò. Từ đó ta xét thấy sử thi Rig-Veda đã xuất hiện tại vùng gốc rễ chung của cả hai chủng tộc này là miền thung lũng Indus dưới chân Himalaya. Và tộc Naga đã phát huy sử thi Rig-Veda mà phát triển thành ra đạo Balamon đầu tiên vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.

Thái tử Tất Đạt Đa tuy lệ thuộc đạo Balamon đương thời, nhưng Người lại vốn có nguồn gốc theo tộc Dravidian thờ Thần Bò. Và Người nảy mầm tư tưởng rồi phân nhánh, khai sáng ra đạo Phật vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Tuy nhiên ta thấy đến thế kỷ thứ 1 trước công nguyên thì lại xuất hiện Chankara. Người phát huy học thuyết Vedanta và nâng tầm đạo Balamon lên cao hơn và phát triển thành Đạo Hindu đến nay với Kinh Veda nói chung (thay tế người bằng súc vật). Quan niệm của Đạo Hindu là thờ "Tam Thần Nhất Thể". Bao gồm Thần Brahma - Thần Shiva - Thần Vishnu. (lý Tam Tài).

Vậy Đạo Hindu và tộc người Naga ở miền Indus cũng chính là định hướng cội rễ gốc của Ấn Độ Giáo. Ta xét thấy trong giai đoạn sử thi Ri-Veda thì tại Ấn Độ đã chia ra thành 6 trường phái trong đó rồi. Đến khi đạo Hindu phát huy thì cũng gọi Đạo Phật là trong nhóm "Lục Sư" (6 nhóm) ngoại đạo. Thế nên quan điểm tại Ấn Độ cho rằng Đạo Hindu thuộc truyền thống và Đạo Phật là phi truyền thống.

Phật đi tìm đạo Từ năm 29 tuổi đến năm 35 tuổi cũng có tất cả là 6 năm! Và cuối cùng khi truyền bá sang Trung Quốc cũng đến đời của Lục Tổ Huệ Năng là dứt (Tổ thứ 6)!! Ta vẫn thấy hệ thống quy luật của số 6, cứ luân hồi mãi từ trong cội nguồn rồi mà vẫn chưa có thể thoát ra cho được! Điều đó, tôi gọi là định số của Tạo hóa đã an bài. Bởi Tạo Hóa tạo dựng vũ trụ thuở ban đầu cũng chỉ có trong 6 ngày mà thôi, dĩ nhiên ngày thứ 7 là nghỉ ngơi rồi. Ta khó có thể chối bỏ sự thật hiển nhiên này cho được. Và dĩ nhiên Phật cũng chưa đạt đến "lục thông" trong giai đoạn đó như lời Phật đã từng nói là một sự thật.

Điển hình như việc A Nan nằm mộng thấy 7 sự việc mà Phật không biết được. Và sau đó Phật hỏi cụ thể A Nan từng điềm mộng và chiêm đoán tương lai của từng giấc một cùng A Nan. Ta thấy khi A Nan kể từng điềm một thì Phật tỏ vẻ rất lạ lùng và ngạc nhiên. Tuy nhiên điềm báo cuối cùng thì Phật đã biến sắc mặt!

Vậy, tất cả vì chân lý cũng như sự công bình. Ta khảo xét lại xem có nguyên cớ cũng như nỗi oan khốc nào bị vùi lấp trong quá khứ lịch sử của Nhà Phật hay không? Bởi cho tới mãi tận ngày hôm nay. Thế nhân chúng ta vẫn đang còn mãi ngụp lặn, đắm chìm trong biển khổ ngày càng trầm trọng hơn. Thậm chí những khái niệm như sinh - lão - bệnh - tử xem ra...; Thời điểm này không đáng sợ hơn muôn vàn những hệ lụy tác hại khác đang hoành hành nữa!

Thái tử Tất Đạt Đa đầu tiên vào rừng học phép Thiền với hai vị ẩn sĩ Già Lam trong đó. Sau cùng là với 5 anh em Kiều Trần Như. Sử Kinh chép rằng sau đó Người bỏ đi và cuối cùng tự tu theo trung đạo mà mình đã liễu ngộ và đắc đạo!

Tuy nhiên nếu ta dõi theo dấu chân của Phật Thích Ca ở vào thời điểm... Trước khi Người đắc đạo dưới cội bồ đề, ta cùng xem xét những diễn biến có tính bước ngoặc như sau:

... Trong một lần, Người đang làm hành giả tại một địa phương bất định xứ, hẻo lánh... 
Người rơi vào hoàn cảnh là không nhìn thấy một làng hoặc xóm nào để ghé vào khất thực mà độ thân cho qua thời điểm cả. Người chỉ bắt gặp một dòng sông, bèn ghé lại giải khát và nghĩ ngơi. Tuy nhiên, bởi do đói nên Người kiệt sức dần đi, rồi bất tỉnh.

Ta không nghe sử sách tả lại là Người bất tỉnh trong bao lâu cả. Chỉ biết rằng bất chợt có một bé gái chăn bò, độ chừng 11 - 12 tuổi đi ngang qua. Bé gái này bắt gặp vị hành giả nằm ngất sỉu bên bờ sông. Bé gái đó biết là vị hành giả này do đói và kiệt sức, liền vắt sữa bò cho uống.

Người hồi sức dần...

Ta hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh lúc đấy xem sao? Dĩ nhiên, lương tâm sẽ cảm thấy bất mãn và thất vọng đến..., vô cùng. Bởi bản thân là một thái tử. Vì đã bỏ cả ngai vàng trong tương lai mà đi tìm đạo với hy vọng cứu độ chúng sinh. Thế nhưng chưa cứu được ai, trước mắt lại xảy ra cảnh trớ trêu là bé gái chưa đủ tuổi khôn lớn, ở một nơi hẻo lánh đã phải cứu độ cho mình rồi?! Chúng ta không thể phủ nhận sự thật này cho được.

Tạo Hóa đã khéo đặt để cho Người một hoàn cảnh không thế éo le hơn thế được nữa. Từ đấy suy nguyên nhân gây ra hoàn cảnh này chính bởi tại miếng ăn mà ra cả thôi! Người đã từ bỏ tất cả rồi, kể cả ngai vàng. Thế nhưng cái nợ cơm áo đời thường nhất, lại chưa có thể buông tha cho Người được!! Tất cả cũng chỉ tại vì có mỗi miếng ăn mà thôi. Và đó cũng chính là dòng tư duy của Người đang thấm đẫm tất cả nỗi cay đắng ê chề đó.

Và ta xét thấy sự thất vọng lên đến đỉnh điểm khi Người đứng dậy vất cái bình bát thẳng xuống sông với câu nguyền: "Nếu ngươi chảy xuôi theo dòng nước thì ta sẽ từ bỏ tất cả và trở về. Bằng như ngươi trôi ngược dòng, thì ta mới tiếp tục tìm đạo".

Ta thấy đây chính là câu nguyền mà Người thề nhất định phải quay trở về! Bởi xưa nay làm gì có vật nào đã trôi ngược dòng sông bao giờ!! Tóm lại, ta thấy Người đã nhất quyết trở về và không đi tìm đạo nữa rồi. Ta có thể xét thấy điều này qua hành động cũng như lời thề nguyền đó.

Thế nhưng, sự việc lại trớ trêu hơn nữa đã diễn ra lúc đấy. Bởi cái bình bát mà Người đã ném xuống đó..., đang trôi ngược dòng sông!? Điều này có nghĩa là Người đã vất bỏ luôn cả cái nợ cơm áo đeo bám cuối cùng. Bởi tấm cà sa khoác trên thân của Người, không phải là chiếc áo từ đã rất lâu rồi.

Thế rồi Người ngồi tại đó mà suy tư... về sự việc vừa xảy ra. Nhất định không đi đâu nữa. Gần đấy, phía bên bìa rừng. Người nhìn thấy có bóng mát của cội bồ đề. Và Người liền đi vào gốc cây bồ đề đó mà ngồi trầm tư mặc tưởng suốt 49 ngày và; Đắc Đạo.

Ta thấy Kinh sử còn mô tả về linh tượng của một Bạch Tượng cùng với Phật Thích ca! Ẩn khuất rất kín phía sau những trang Kinh Sử đó còn có hai linh vật nữa là: Thần Rắn Naga và Thần Bò, thậm chí kể cả bóng dáng của Thần Khỉ Hanuman lẫn khuất quanh Phật nữa!!

Ví như trước lúc Phật ngồi tĩnh tâm tại gốc bồ đề đó. Hoàn cảnh đã ứng hiện Phật uống sữa Bò (khải thị) để hồi tỉnh lại trong lúc kiệt sức. Trong khoảng thời gian 49 ngày ngồi trầm tư mặc tưởng dưới cội bồ đề đó; Thần Rắn Naga 7 đầu đã từng hiện ra, cuộn quanh thân sưởi ấm và xòe 7 đầu mà che mưa cho Người!! Cuối cùng, khi Người cảm thấy đói. Thần Khỉ cũng thể hiện như việc hái trái cây mà đưa cho Người. Người cầm lấy rồi vất đi, Thần Khỉ lại hái trái cây khác đưa thì Người mới nhận lấy!!! Đặc biệt là trái và cây của hai loại cây này rất giống nhau như hai anh em sinh đôi vậy, nhưng lại không phải là một "!?".

Ta thấy sau đó Phật Thích Ca liền đi giáo hóa khắp nơi. Thuyết giảng và mô tả về một cõi cực lạc đang tồn tại song song cùng cõi nhân thế đầy đau khổ này. Thế nhưng thiên hạ vẫn cứ mãi đắm chìm, lầm lạc trong biển mê, không cách gì thoát ra cho được cả! Phật giảng một đường, thế nhân lại hiểu một ngả! Ngôn ngữ không đủ, Phật dùng phương tiện để ẩn dụ. Thế nhân lại cứ nghĩ đó là thật!! Thế nhưng khi Phật nói thật, thì thế nhân lại cứ ngỡ là ẩn dụ!!!

Tôi có thể đơn cử điển hình như A Nan. Chúng ta đều biết A Nan vốn có quan hệ anh em chú bác cùng với Phật Thích Ca. Khả năng của trí tuệ cũng như sự học hỏi là xuất chúng. Một lần Phật hỏi A Nan: Do nguyên cớ gì mà người theo ta? A Nan bèn đáp: Bởi thấy Phật có 32 tướng tốt. Nên cầu mong đắc được 32 tướng tốt đó.

Chúng ta lại không ai hiểu được rằng Phật đã thất vọng vô cùng đối với A Nan. Vì mục đích chính của A Nan là thích cái sắc tướng đó mà cầu đạo thôi. Trong khi bản thể của đạo Phật phải xuất phát từ lòng từ bi với sự mong cầu là giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi cảnh lầm than của thế tục. Ngay cả như A Nan còn như thế, huống hồ chi nói đến khắp thế nhân cho được.

Thế nhân chỉ mãi vọng cầu cho sở thị vốn là nhu cầu của cá nhân họ mà thôi. Và họ mong được Phật cứu độ cho họ bằng tha lực, chứ không tự lực họ mà hành đạo. Cuối cùng rồi Phật quyết định nhập Niết Bàn. Tôi biết Niết Bàn mà Phật nói đến trong ngày đó, không hề là Niết Bàn như thế nhân chúng ta đã biết và nghĩ như từ xưa cho đến hôm nay như vậy bao giờ cả!

Niết Bàn ngày đó có nghĩa là Phật đã quyết nhập để đạt tới đỉnh của thực tại Đạo. Qua đó mới có thể làm tỉnh ngộ đối với sự mê lầm của thế gian được. Bởi Phật thấy không thể khai ngộ bằng pháp ngôn cùng thế nhân cho được rồi. Thế nhưng cái điều đáng phải sợ nhất của thế gian xưa nay, không phải là những thế lực phản đối, chống phá, tham vọng bất kể âm thầm hay ra mặt. Mà là cái sự chân thành một cách mê muội ngay từ bên trong của giáo đồ. Và ngày đó Phật Thích Ca đã vấp phải sự cố u mê này của thế nhân, khiến nên cái chân thể của Đạo Lý đã bị vùi lấp mất chân lý cho đến tận hôm nay!

Ta cũng phải nên biết trước lúc Phật quyết định nhập Niết Bàn, đã từng xảy ra hai sự kiện như: Vị đệ tử có khả năng thần thông đệ nhất là Mục Kiền Liên, bất ngờ nhập niết bàn! Khi nghe được tin đó. Phật liền nói cùng Xá Lợi Phất, một đệ tử được liệt vào hàng đệ nhất trí tuệ rằng: Khoảng 3 tháng sau ta sẽ nhập niết bàn. Ta xét thấy ngay hôm sau, Xá Lợi Phất liền tạ từ Phật để về quê thăm mẹ. Và liền sau đó Phật cũng nghe được tin Xá Lợi Phất cũng đã nhập niết bàn!! Ta thấy có sự việc bất thường là lại có hai đệ tử xuất sắc nhất, nhập niết bàn trước khi Phật nhập!!!

Sự kiện oan khiên này, tôi chỉ có thể đưa ra trước công luận khi mọi hướng lịch sử đã hội về đến trước ngưỡng cửa của sự vô hạn. Bởi Đạo vốn là vô biên. Chỉ khi nào ta đắc đạo mới có thể hiểu được cái giá trị vô biên đó. Bằng không, ta có xuất sắc mấy đi nữa thì cũng chỉ có thể cảm nhận được là; Ta đang bị giới hạn cùng với sự hiểu biết chung của thế nhân mọi đương đại mà thôi.

Tôi có thể đưa ra một sự kiện dị sử điển hình như sau:

Nghe rằng...; Trong những vị đồ đệ đương thời Phật Thích Ca. Riêng có A Nan là trong thâm tâm vẫn chưa thực sự chịu khuất phục Phật! Bởi A Nan tự biết mình là người xuất sắc nhất, chân thành nhất. Trong khi Ca Diếp đã lén lấy cắp bảo vật mà Phật lại còn chọn làm đại đệ tử thứ nhất của Phật. Còn A Nan thì Phật vẫn không chọn!?

Lại còn trước khi Phật nhập Niết Bàn. Phật đã "sai" A Nan đi khất thực ở những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất. Sau đó, Phật tụ các đồ đệ lại truyền bảo pháp mà không có mặt A Nan!

Để rồi khi Phật nhập Niết Bàn thì Ca Diếp nghiễm nhiên là đại đồ đệ thứ nhất!?

Ngay cả như vị đại đồ đệ thứ nhất là Ca Diếp. Đã âm thầm, lén lút lấy cắp bảo vật (cũng có Kinh chép là ngọc xá lợi, tuy nhiên tôi biết và gọi đó là sở pháp) của Phật, mà giấu làm của riêng hòng tu luyện đắc đạo!? Để đến đỗi trước khi chết khoảng 3 ngày. Ca Diếp vẫn cứ chống gậy lập cập đi qua lại quanh sân mà mồm lẫm bẩm như người phát rồ, mãi một câu: "Tại sao cùng một Pháp mà các Pháp lại không đồng!?". Đó là do Ca Diếp đã ra sức tu luyện mãi mà không đắc Đạo dù có pháp!? Ta chợt giật mình khi so sánh với tình cảnh của Khổng Tử trước khi chết! Hai vị này không biết ai là bản sao của ai nữa cả?!. Bởi họ vốn sinh cùng thời (Khổng Tử nhỏ hơn Phật Thích Ca khoảng 42 tuổi!).

A Nan muốn bỏ đi. Cuối cùng A Nan chấp nhận chịu phục Ca Diếp để nhận diệt độ, hòng vào lạy Phật lần cuối. Do Phật có dặn Ca Diếp là khi nào A Nan chịu thuần phục thì mới diệt độ cho. Ta cũng có được nghe lại rằng: Khi A Nan vừa lách cửa bước vào bên trong. Trong sát na, A Nan chợt hốt ngộ... Thì ra Phật đã trao bảo pháp lại cho A Nan chứ không phải Ca Diếp!!!

Ta phải xem xét kỹ càng lắm mới có thể nhận ra được là: Ngay sau khi Phật nhập niết bàn. Ca Diếp liền tụ chúng mà kết tập kinh điển. A Nan không được có mặt. Thế nhưng A Nan vốn lại là đa văn nên là người duy nhất mới có thể kết tập được Kinh Điển từ thuyết ngôn của Phật mà thôi. Vì thế bắt buộc A Nan phải có mặt trong cuộc họp. Và Ca Diếp mới là người có toàn quyền quyết định chép gì và không nên chép điều gì.

Vì Phật Thích Ca cũng như chân lý của Người, từ đây tôi suy ra một nghi án: Vậy những cuốn Kinh Phật mà hiện nay thế nhân chúng ta đã từng và đang đọc đó. Những sự thật nào đã không được chép vào, và những điều gì hoàn toàn không phải là sự thật?

Ta thấy ngay trong lúc đương thời tại thế của Phật Thích Ca. Các đại đệ tử của Người đã nổi loạn cả rồi. Tiêu biểu là Đề Bà Đạt Đa, đã bao phen mưu sát Phật không thành. Đến nỗi lúc Phật đang đi ngoài đường mà chợt nhìn thấy Đề Bà Đạt Đa ở xa xa là Người liền tránh ngay. Ca Diếp thì lén giấu bảo pháp. Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất thì nhập niết bàn trước!!! Lại còn một số năm ba vị khác mà tôi chưa tiện kể ra đây nữa. Và Phật cũng đã từng khẳng định: Chính các đệ tử Phật làm nát đạo pháp của Phật chứ không phải người ngoại đạo bao giờ cả "!!!".

Và ta thấy sứ mệnh cũng như trách nhiệm của A Nan là nhắc lại lời Phật dạy để mọi người chép lại thành Kinh Phật mà truyền thế đến hôm nay. Bởi A Nan là người duy nhất thuộc lòng 82.000 lời kinh của nội giáo và 2.000 lời kinh ngoại giáo. Tổng cộng lên đến 84.000 kinh như chúng ta đã nghe hôm nay. Khi hoàn tất sứ mệnh ấy. A Nan đã bơi xuồng ra giữa dòng sông Hằng và hóa ở đấy.

Tôi khẳng định không phải A Nan nhập niết bàn như kinh đã chép! Bởi đó là tượng trời, là Thiên Thư. Phàm, tướng tinh của Phật Thích Ca vốn là "Bạch Tượng"!! Nhất định ta phải biết cách chiêm tượng trời..., để còn sắp xếp và xem xét thế đất nữa. Có như thế, nhân loại chúng ta mới có hy vọng hiểu thấu bản thể chân lý của Đạo cho được.

Bởi tượng trời còn treo vô vàn những điều oan khốc của Phật còn bị vùi lấp. Ví như A Nan khi mất đi, hóa thành Quạ! Ca Diếp thành Cá Chép!! Anh em Kiều Trần Như người thành Chim thành Chuột v.v... Thậm chí, mãi về sau này khi đạo đã truyền sang Trung Quốc. Khi chết, Bồ Đề Đạt Ma cũng hóa thành Rùa Vàng và Lục Tổ Huệ Năng thành Đại Bàng!!!

Mỗi chúng ta hãy tự vấn lương tâm xem. Ta có tận tâm tìm đạo thật sự hay chưa? Đạo là không sai một. Thế nhưng tại sao đã hơn 2,500 năm qua rồi. Nhân loại chúng ta vẫn chưa một ai có thể tự giải thoát bản thân của mình được, nói gì đến người thứ hai trong tổng thể nhân loại. Bởi có ai biết được. Đang còn đầy rẫy những điều oan khốc bị chôn vùi như thế mà chưa được làm sáng tỏ trước ánh sáng của chân lý.

Không phải ngẫu nhiên mà Đạo Hindu lại được xem là Ấn Độ Giáo bao giờ cả. Ở đây các bạn thấy tại sao tôi lại chọn Phật giáo đại diện chứ không chọn cái nền tảng gốc của Ấn Độ là Hindu, đều có nguyên do cả. Cũng giống như đại diện cho Chúa lại không chọn từ gốc là Do Thái Giáo mà lại chọn Thiên Chúa Giáo! Mặc dù tại nước Do Thái thì đạo Do Thái Giáo chiếm đến 70%.

Tuy nhiên trong thời kỳ cuối này. Tất cả đều phải được phơi bày ra trước ánh sáng của Kỷ Nguyên Mới. Và ta cũng đừng vội quên: Bàn tay có 5 ngón. Vì thế nên quan điểm của chúng ta đang xem xét những đề tài này chớ vội đứng ở một góc độ của một tôn giáo riêng mà vội đả phá. Bởi còn 4 góc độ khác đang cùng tham gia quan sát những thực tại này nữa.

Điều có thể làm sáng tỏ chân lý của tôn giáo. Chỉ duy nhất được làm sáng tỏ khi ta dùng tư duy khoa học mà xem xét. Và tôi quả quyết: Chúa, Phật, hoặc bất kỳ tôn giáo nào cũng rất mong nhân loại chúng ta đến với Đạo bằng một tư duy sáng suốt nhất mà thôi.

Được vậy; Đạo hiển hiện ngay tức khắc và không sai một bao giờ. Chúa, Phật. Đều giảng về Đạo chính xác một cách tuyệt đối và vô cùng. Thế nhưng những điều mà cả Chúa và Phật từng nói đó. Mãi cho đến tận hôm nay vẫn chưa có thể xảy ra!? Chắc chắn bởi tại đã có rất nhiều những khuất tất bị vùi lấp một cách đầy oan uổng tiềm ẩn trong đó.

Tôi tạm sơ lược qua như thế. Dần đến, chúng ta sẽ đi sâu vào từng chi tiết một, trong những bài sắp đến. Tuy nhiên, do nguyên lý của Thuyết Tương Đối cũng như Thuyết Lượng Tử là: Tổng các vị trí quan sát và tổng các lịch sử. Thế cho nên tuân thủ nguyên lý đó. Tôi sẽ trình bày xen kẽ cho mọi lĩnh vực tham gia bao gồm các lịch sử trong những bài viết tiếp theo.

Các bạn tùy theo quan điểm của mình mà chọn lấy một vị trí để tham khảo. Dĩ nhiên, ai đủ công bình; Người đó sẽ có toàn diện tri thức cũng như tầm nhìn đủ bao quát toàn cục.
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.


Trả lời câu hỏi bạn đọc:


Hỏi: 
Kính thưa tác giả. Tôi có nghe nói thời đại hiện tại thì có thiền sư Osho của ấn độ đã gần tìm về được với Đạo nhất. Ý kiến của tác giả về điều này là thế nào ạ. Cảm ơn bài viết mới của tác giả.

Trả lời: Tôi cũng đã viết lên quan điểm trong những bài trước rồi:
Tôi chỉ chọn theo tiêu chí đủ đáp ứng mô hình trật tự tự nhiên của vũ trụ thôi. Đó là những tôn giáo đã tồn tại trên hàng ngàn năm. Kinh Điển là tư tưởng đỉnh cao của triết học và đã được toàn c
ầu chấp nhận. Bởi điều gì đúng thì sẽ tồn tại mãi cùng thời gian. Bằng sai, sẽ tự đào thải cùng thời gian.
Tôi nghe rằng; Giai đoạn này Tiên tri giả đầy rẫy cả! Quan điểm của tôi là ai có đạo là rất quý lắm. Đạo của ai nấy giữ. Không khuyến khích theo đạo này hay kia. Càng không chê bai hay ca tụng đạo này hay kia. Tôi nói rồi, bàn tay có 5 ngón. Sao tôi lại có thể gắn thêm các ngón khác vào cho được! Và nhân loại trên Thế giới này đang tồn tại chỉ 5 Châu mà thôi.

Tôi chỉ vạch trần những oan khốc bị vùi lấp khiến nên sai lạc Đạo.
Tóm lại: Nền khoa học của nhân loại đang cần một học thuyết mới để thiết kế lại mô hình vũ trụ trong tương lai, để chúng ta cùng vận hành trong đó.

Hỏi: Người phàm ai dám chắc hiểu được tâm các bậc chứng đấc mà suy luận vậy ? Rất nguy hiểm.

Trả lời: Không hề gì cả. Để công bình, thì đây là góc nhìn của cá nhân bạn. Phải, ... "rất nguy hiểm".
Bởi đã ai biết được ai chứng, ai đắc đâu? Vả, Đạo vốn bất khả đắc. Từ đó suy ra: Kẻ đắc đạo cao nhất chính là..."không đắc gì cả" !!!

Hỏi: Kính thưa tác giả, hôm nay xem được tới bài này tôi tê tái hết cõi lòng, Phật đắc đạo rồi vẫn không đủ lục thông? sự ngạc nhiên của Phật, các vị đại đệ tử tại sao vẫn còn những ngã chấp và hoá thân hay là còn chuyển kiếp đầu thai như vậy ?

Trả lời: Tôi chân thành mà trao đổi như thế này cùng bạn:
Đó là sự thật bị vùi lấp. Phật rất mong có được những đồ đệ thấu những oan khốc này thì mới có thể làm sáng tỏ đạo pháp được. Sự thật là Phật Thích Ca ngày đó chưa muốn hưởng Niết Bàn một mình. Người muốn cả thế gian cùng hưởng, nên mới chưa đắc một mình đó thôi (Sự hy sinh này của Phật mới là cao cả nhất). Niết Bàn là cực lạc chứ không phải mất đi như mọi người lầm tưởng xưa nay.
Còn về các đồ đệ chuyển kiếp đó. Người thì do tham vọng mà bị hóa thân. Người thì nguyện hóa thân cho những giá trị tương lai mà đạo nhất định phát triển đến đó.
Tất cả, đều là Thiên ý cả.


Hỏi: Nhân có nhắc đến Bà La Môn, vậy tôi xin thắc mắc, nói về các hình tượng của đạo này trong Phật giáo. Tôi chưa vào miền trong, không rõ hình chim Kinari, chim thần Garuda có dạng như thế nào. Ở miền bắc, Luy Lâu (Bắc Ninh) là điểm giao thoa của kinh tế, văn hoá, đạo từ nhiều phương. Di vật không còn nhiều, nhưng cũng đủ để tái hiện khung cảnh nhuốm màu Đạo của Luy Lâu xưa. 

Hôm trước tôi có qua chùa Bối Khê, Thanh Oai, nơi con sông Đỗ Động huyền thoại đã chảy qua, đã biến mất. Ở đó có nhiều giai đoạn văn hoá chồng lấp, từ Đinh tới Nguyễn. Có thắc mắc là, trước đó chùa là Miếu thờ thần, sau có thờ Quán Âm, sau lại có gian thờ Thánh, Thánh được tả lại là thân Nam nhưng tượng Thánh lại mang thân Nữ. Có quá nhiều uẩn khúc trong sự hoà hợp Phật đạo với Thánh linh đất Việt. Nhiều học giả có tiếng cũng có nghiên cứu về vấn đề này, song chưa tới. 

Do thời, hay do người, hay thực ra chỉ là vô thường thôi. Con tạo xoay vần, bãi bể nương dâu, lòng người vẫn thế - quẩn quanh với tham vọng ích kỉ, chẳng chịu chấp nhận cái lẽ vô thường. Liệu rằng, những kẻ Lạc thời có gặp nhau bàn chuyện đi tìm lẽ Chân như hay không? Phải đợi thôi ư, như chữ Nhẫn, như quả tim nằm dưới mũi dao. Vậy là hoà hợp? Có cửa nào về Đạo cho kẻ phàm phu như mình hay không? À, tôi đang tập hành thiền theo cách của Đại sư Mahasi, tôi không rõ có cần phải phân biệt rõ Thiền với Đời hay không, vì tôi thấy mỗi việc ta làm, lời ta nói, mắt ta nhìn, tai ta nghe, xúc ta cảm, tư duy vận động - đã là một dạng chuẩn bị đủ cho một chuyến du hành rồi vậy. (khi đặt lưng xuống, nhắm mắt lại, và quên đi một ngày dài ghê).

Trả lời: Câu hỏi của bạn thuộc..., kén độc giả rồi. Vấn đề này nhất thiết phải bàn riêng ít nhất cũng là một nhóm, hoặc là một hội thảo mới có thể đi đến kết cục được. Tôi chỉ có thể đáp ứng sơ lược như thế này:


Về những thắc mắc của bạn thì tôi chia làm 3 ý.


1- Thật ra cội rễ của dân tộc Việt là Tiên Đạo. Vì thế nên mới có Đình-Đền, để thờ Thần (Tiên), sau nữa là Thánh (bản sắc gốc của dân tộc). Khi Đề Bà Đạt Đa vào Bắc, Kiều Trần Như vào Nam (tính theo ngày nay). Thì Thần Chim Garuda hiện nay ở một số Tỉnh miền tây nam bộ (đặc biệt là Trà Vinh) và Campuchia (Thần Campu) vẫn có một dạng từa tựa như thế cả. Nam hay nữ là do ở tư duy đương thời khi đó do thời âm hay dương cuộc, mà hóa nam hoặc nữ trong tư tưởng mà tượng hình ra như thế. Riêng về Thần chim Kinari thì ý thiên tượng ám chỉ là huyệt só 1 (hội âm) trong 7 luân xa để Thiền mà ra cả thôi. Điều này thuộc Thiên Cơ rồi. Tôi cảnh báo chung là những bộ huyệt mạch này đã có sai lạc mất rồi!!! Đó là do Thiên Ý! Trong bài Pháp Hoa Hội (cuộc thi thứ 2), đề thi đó là đòi hỏi giải ra những sai sót của những bộ huyệt này cũng như hệ thống sai lầm của 28 sao xưa nay. "Tạm ngưng vì..., sốc".


2- Tất cả là do bởi yếu tố "con Người" (hạt nhân), tác động mà gây ảnh hưởng lên "cái Thời". Khiến nên chu kỳ thời gian vận hành trôi qua thời điểm, rồi chồng lấp hóa ra có tính "vô thường" trong đó. Tuy nhiên tính Vô Thường còn tiềm ẩn tính Thường Hằng trong đó nữa. Phải, ta đang lạc Thời... (6 năm nữa thôi... Thời đang vận hành về đúng Gian của nó!).


3- Nẻo đạo vốn rộng cửa cho tất cả. Ta nhất thiết phải xác định tư duy ở một trong giới hạn; Phàm Trần-Phàm Phu- Phàm Tục! Khi ta liễu ngộ cái ranh giới "tưởng như không mà lại có" này, ắt là ta đã đang đứng trước ngưỡng cửa Đạo rồi vậy. Xưa nay, tất cả mọi phép Thiền đều thiếu sót, chưa đủ đúng như quy luật vận hành của vũ trụ. Đó là chưa kể đến những cách thiền sai lạc trầm trọng nữa. Tôi chân thành có lời khuyên chung đến những ai đang Thiền là: "Nhất thiết phải cẩn thận tuyệt đối".

Tóm lại:

Gốc Balamon là Đa Thần. Thế nhưng gốc Tiên đạo (Kinh Dịch) thể hiện đó chỉ là hiện tượng của tự nhiên như tám quẻ Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài mà ra cả thôi. Khi phát triển cao hơn là Hindu thì Tam Thần Nhất Thể đó cũng là mô phỏng hệ thống của Tam Tài vậy.

Tôi đã có nói rồi. Trang này dần sẽ bàn đến đó, để chúng ta cùng thưởng lãm chung.
Tất nhiên, thời gian sẽ kết thúc. Một khi con người biết tìm đến với nhau. Do yếu tố hạt nhân này có tính quyết định gây ảnh hưởng lên toàn cục. Thế nhưng, đối với người Việt thì rất khó. Vì ta quen chia rẽ và nghi kỵ lẫn nhau hơn là hòa hợp.
Tạo Hóa hay thật! Rất trớ trêu!? Một thử thách nơi kỳ cuối đối với dân tộc Việt Nam.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét