📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

Người Việt có kém thiên văn? - Dân tộc King



Dạo này nhiều bạn share bài của Pín trong đó kêu rằng: người Việt không biết quan sát thiên văn + tính lịch ==> 3 năm người Việt phải sang Tàu xin lịch (sóc) 1 lần để biết thời gian mà cúng lễ, gieo trồng (?!)

Thời trước khi bị người Hán đô hộ thì chưa có sử liệu chứng minh nhưng suy luận logic là thấy: người Việt thời Đông Sơn đã đạt trình độ thâm canh lúa nước khá cao ==> nếu người Việt dốt quan sát thiên văn và tính lịch gieo trồng thì không thể có nền nông nghiệp phát triển đến vậy. Hiện nay một số học giả cho rằng trống đồng chính là 1 bộ lịch cổ của người Việt, dựa trên việc quan sát thiên văn, khí tượng, tuy nhiên nghiên cứu này cần được đào sâu và mở rộng hơn.

Đến thời phong kiến thì đã có nhiều sử liệu chứng minh rằng ông cha ta đã biết quan sát thiên văn và tiên đoán nhật thực, nguyệt thực khá chuẩn xác! Lấy một ví dụ nhé, một đoạn trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, thời vua Lê Cung Hoàng: "Tháng 5, ngày mồng 1, Tư Thiên tâu báo có nhật thực nhưng bất nghiệm". (Hình 1)

Nhưng theo lịch sử thiên văn châu Âu cũng như tính toán thiên văn ngày nay (tính ngược lại) thì đúng là có Nhật Thực diễn ra vào ngày tháng năm ghi trong Đại Việt Sử Ký thật - mỗi tội là ở Đại Việt thì sẽ không quan sát được thôi. (Hình 2)

Ví dụ trên cho thấy ông cha ta tiên đoán chuẩn xác Nhật Thực, có ngày tháng cụ thể chứ không phải qua loa như mọi người thường nghĩ. Các cụ không những tính toán mà còn ghi chép cụ thể về sự kiện, cái nào đúng với tính toán, cái nào không. Họ chỉ chưa giải thích được tại sao lại có những trường hợp không thể quan sát được từ nước Việt.

Edit từ bài của bạn Nguyễn Leonardo (Thiên thần than khóc).

Dân tộc King 





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét