📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.46 - VŨ TRỤ TRONG MỘT VI TRẦN | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Nếu ta xem xét đối tượng của một vi trần (m') trong cả vũ trụ. Thì đó chính là góc quan sát thuộc về quan điểm của Nhà Chúa và Thuyết Tương Đối.

Bằng như ta xem xét cả vũ trụ trong một vi trần. Ắt điều đó có nghĩa là vị trí và tư duy của Nhà Phật lẫn Thuyết Lượng Tử rồi vậy. Điều này cũng giống như hai mặt của một đồng xu thôi.
Thế cho nên Nhà Phật có mô tả đến dụ ngôn về một thế giới mà trong đó đầy rẫy những hạt châu. Và trong mỗi hạt châu đó, lại còn chứa cả một thế giới khác nữa! Thuyết Lượng Tử cũng mô tả giống như thế không sai! Điều đó chính là cả một thế giới hạ nguyên tử nằm trong một nguyên tử.
Kinh Dịch thì luôn luôn đứng giữa hai quan điểm đó với sự đối lập âm dương bao gồm Đại vũ trụ và Tiểu vũ trụ. Vì thế chúng ta cũng luôn là yếu tố hạt Nhân để dung hòa giữa Thiên, Địa trong hệ thống Tam Tài mà không thể vắng sự hiện diện cho được.
Chúng ta cũng nhớ trong loạt bài ký sự này. Tôi thường trình bày giới thiệu tổng thể lướt qua trước, để chúng ta có một khái niệm tổng thể. Sau đó rồi mới dần đi vào chi tiết và mổ xẻ đến sự việc cụ thể sau. Vậy nên bài viết này cũng mang tính giới thiệu tổng thể qua để các bạn nắm bắt trước như một nền móng, để chuẩn bị thiết kế những cơ cấu của mô hình, được xây dựng trên nền móng này.
Chúng ta cùng làm quen với những "dữ liệu" thi công để tạo nên công trình vũ trụ trong một vi trần ( m' ):
Trước hết, nếu muốn bàn về Thiền. Chúng ta phải biết được rằng: Bên Đạo Chúa cũng có phép Thiền! Thế nhưng bên giáo phái này biết phương pháp này rất cao siêu và khó lĩnh hội vô cùng. Với tư duy của người dân bình thường là tuyệt đối không thể lĩnh hội nổi. Từ đó sẽ xảy ra làm loạn hết chân lý của Đạo. Thế cho nên giáo dân là không được phổ biến mà biết tới cho được. Chỉ dành riêng cho các vị đã được đào tạo làm Cha tham thiền mà thôi. Bằng như vị Cha nào mà chưa nắm được phép thiền đó. Cũng nên tự nghiền ngẫm mà xét lại bản thân. Bởi vì điều này trong đạo Chúa được tiềm ẩn trong "7 phép bí tích". Cũng như "7 pháp liên hoa" của đạo Phật vậy. Bí tích được hiểu như là; Những bí mật của Chúa, được tích lũy và tiềm ẩn trong 7 phép (phương pháp) đó!!!
Bởi vì trước khi muốn đào tạo để được tuyển chọn vào vị trí đó. Ít nhất, họ phải đạt đủ 3 bằng cấp đã. Ví như thứ nhất là bằng đại học. Thứ hai là bằng ngoại ngữ. Thứ ba là bằng chuyên môn nào đó của riêng họ. Ta thấy đó là một con người với một tư duy đã đầy đủ tri kiến thức rồi. Rất khó có thể bị rơi vào sự mê tín mà lầm lạc sự việc cho được. Và khi các vị Cha cầu nguyện cũng chính là lúc họ tham thiền.
Về cách xử sự như thế, nên ta thấy Nhà của Chúa không rối loạn, mất trật tự và dễ rơi vào mê tín như bên Nhà của Phật. Do bên Nhà Phật là phát huy pháp Thiền ra cho cả bàn dân thiên hạ biết đến. Thậm chí kẻ chán đời, không bám được với cuộc sống. Thất tình, đổ nợ v.v... cũng tìm đến nương nhờ với cửa Chùa được. Dần rồi họ tiếp cận Kinh, thâm nhập thiền với một tư duy đầy khiếm khuyết như thế, khiến nên gây rối loạn hết cả đạo pháp của Nhà Phật đi. Đa số lại có nguyên nhân như thế cả. Đại đa số thứ dân thì lại không đủ tri thức. Đại loạn tất phải đến đối với Phật Pháp là tất yếu.
Đơn giản thôi. Tôi nói rồi; Ta xem Chúa như Cha, Phật như Mẹ. Hễ nhà nào còn Cha thì có trật tự. Mất Cha, còn Mẹ thì con cái dễ rơi vào cảnh rối loạn tôn ti ngay. Ai mến Cha hơn cũng được, ai thích Mẹ hơn cũng tốt. Tuy nhiên phận làm con thì thương yêu cả Cha lẫn Mẹ mới là chu toàn vậy. Ý thức qua như thế, chúng ta tiếp tục bàn thảo nhé:
Khi Bồ Đề Đạt Ma hướng Đạo sang Trung Quốc. Đạt Ma vốn có nhân thân là một Võ Sư trước khi là Thiền Sư rồi. Với phương pháp Thiền nói chung. Yêu cầu chính, cốt là phải giữ xương sống lưng cho thẳng đứng. Mục đích là phân khoảng cách, vị trí các huyệt mạch trên cơ thể thẳng hàng và đối xứng với nhau để khí vận hành đúng phân, độ hành vận hợp với chu trình.
Trong quá trình tham thiền, sẽ có tình huống mà thiền giả bị ngủ quên và rơi vào cảnh hôn trầm. Lúc đó, thì xương sống rất dễ bị cong gập lại (do ngủ gục trong lúc thiền). Đã có rất nhiều vị bị rơi vào hôn trầm, mà cứ ngỡ là mình nhập định đến độ đã quên hết tất cả mọi sự việc xung quanh!
Thường thì họ không đi đến đâu được cả, nên khi ngủ quên và thức dậy là xong. Bằng như khá hơn, hoặc tình cờ gặp phải lúc tụ khí thì khi giật mình tỉnh lại là rơi vào trạng thái hoảng loạn ngay thôi. Vì thế nên hôn trầm là rất nguy hiểm. Nhất định không được sai lầm cho được.
Để tránh tình huống ngủ gục trong lúc tham thiền sẽ làm cho xương sống bị gục xuống. Đạt Ma đã lập ra thế ngồi Kiết Già! Mục đích chính của thế ngồi này trong võ học là khóa xương sống đứng thẳng và không thể gục cong xuống được. Bảo đảm là trong lúc thiền mà có lỡ ngủ quên, thì xương sống vẫn thẳng, không thể cong gục lại được.
Thế rồi lại xảy ra sự việc là: Một số ít các "vị cao thủ", biết được nguyên do đó của thế kiết già. Trong khi tập ngồi kiết già là rất lâu mới quen. Thế nên họ ngồi bán già cũng được, miễn sao giữ thẳng lưng là đủ đáp ứng theo yêu cầu đòi hỏi của pháp thiền. Rồi lại dẫn đến đứng, rồi đứng một chân, thậm chí nằm lăn ra luôn!!! Lại loạn.
Hỏng hết cả rồi! Đạo nào mà lại thiếu trang nghiêm rồi ra loạn trật tự như thế cho được. Phàm, Đạo mà thiếu sự tôn nghiêm là hỏng. Ngắn gọn thế thôi. Vả lại sự thâm sâu của đạo pháp nói chung là ta không suy xét thấu tới được. Điều tưởng chừng như đơn giản nhất như chiếc áo khoác trên mình nữa. Chúng ta xem kỹ lại đi. Cả Chúa và Phật đâu có mặc áo! Chiếc... khoác trên người đó là một tấm vải đơn thuần mà thôi.
Về Chúa thì ta phải tìm ra cái lý đó khó hơn ở chỗ: Khi quân dữ thấy Chúa đã chết trên cây thánh giá rồi. Bèn xúm lại mà tranh giành đồ của Người. Bất chợt có ai đó la lên: "Cái áo" của người này không có đường chỉ may nào thì làm sao mà xẻ ra để chia cho được "!". Ta phải đủ để hiểu rằng; Không có đường chỉ nào thì điều đó có nghĩa là một tấm vải còn nguyên vẹn rồi vậy. Đó là một trong vô cùng những điều gọi là nhiệm mầu.
Phàm đã nợ là phải trả. Ngay cả cái nợ tầm thường nhất của con người là cơm, áo. Hễ còn nợ cơm là cơm còn đòi, hễ còn nợ áo là áo phải xiết. Thế cho nên ta mới thấy Phật đến khi Người vất luôn cả cái nợ cuối cùng là chén cơm (bình bát) xuống sông là Người đắc đạo! Bởi thế nên những cái áo mà mọi tín đồ của bất kỳ giáo phái nào cũng đều phải là vải thô. Mục đích chính của nó là không có sợi nilon để cản (cách điện, newtrino) trở nguồn năng lượng tương tác và lưu chuyển trên người. Ngay cả lưng quần như hiện nay là cũng đủ xiết ngang hệ thống Kinh Lạc rồi. lấy đâu để khí vận hành cho được nữa. Vậy nếu ta nằm, hệ thống Kinh Lạc là không thể nào vận hành cho được. Đó chính là những gì được gọi là sự vi diệu vô biên của đạo được.
Bởi chúng ta không thể nào biết được rằng: Tất cả mọi pháp thiền với mọi phương pháp tưởng là vận khí hành đạo xưa nay, đều khiếm khuyết cả! Bởi xét theo trục dọc thân thể, kể cả bao gồm trước sau luôn đó. Chỉ mới là hệ thống của Lạc thôi! Đó không phải là hệ thống của Kinh bao giờ cả!! Tôi có nói rồi; Chúng ta mới có Vĩ Tuyến, chưa có Kinh Tuyến thì lấy gì mà xác định vị trí cho được. Và càng không thể nào biết được là mình đang đi lạc ở đâu nữa cả!!! Hay thật.
Bằng như chúng ta cứ xem các phương pháp đó với mục đích là để nghỉ ngơi, hoặc thư giãn thì được. Thậm chí dùng để điều trị một số bệnh cũng được. Tôi không có ý kiến gì, cho dù ai đó có chổng ngược đầu. Ở đây chúng ta đang cùng thảo luận về Đạo. Vì thế, ta xác định được và yêu cầu thống nhất chung là phải giữ thẳng xương sống trong suốt quá trình tham thiền là được. Các bạn cứ tùy ý mà chọn cho mình một cách ngồi nào mà tự cảm thấy dễ chịu mà thoải mái nhất. Cái lý khó mà dễ, dễ mà khó vốn là như thế. Tạm như thế trước nhé.
Ta lại bàn đến cách thở. Thường thì ta vẫn cứ hay xem xét chi tiết đến những điều dư thừa. Và thường bỏ qua những chi tiết nhỏ quan trọng đến độ bất ngờ làm thay đổi toàn bộ cục diện như:
Xét cái nghĩa đơn thuần nhất của hai từ "Hô Hấp" thôi. Hấp, có nghĩa là hít vào bằng mũi! (để hấp thụ khí). Vậy Hô, phải được hiểu chính xác là thở ra bằng miệng!! Như ta lấy hơi để..., hô lên... Vậy thì làm sao mà ta có thể hô lên bằng mũi cho được!!! Thú vị thật!
Cái lý của hệ tuần hoàn và chu lưu của cái khí của đạo trong vũ trụ tự nhiên vốn là như thế cơ mà?! Thế sao chúng ta lại cứ phải ngậm miệng lại mà thở chỉ vào ra có mỗi bằng mũi trong lúc thiền như vậy?! Do ta cứ nghĩ (chấp vào) phải ngậm miệng để nối liền Nhâm - Đốc mà giữ khí. Đạo vốn là hễ cố giữ là mất, bỏ đi là được kia mà?! Vậy thì ta cứ hấp thụ khí trong sạch vào, đào thải cái khí cặn tích tụ trong người ra. Các vị cứ giữ lấy cả khí trong lẫn đục mà dẫn vào các huyệt vị khắp cơ thể làm gì!? Tôi thảo luận gợi ý như thế thôi, tùy các bạn tham khảo và quyết định chọn cho mình một định hướng. Tạm như thế nhé.
Vấn đề tính mệnh và gốc rễ của tiểu vũ trụ và đại vũ trụ thì chúng ta đã biết qua rồi. Hãy xác định và chọn cho mình một vị trí trong guồng máy của tạo hóa đó để cùng vận hành. Như lần đầu tiên thì nhất định là ta phải quay về đúng với bản thể gốc đã. Sau đó mới có thể tùy tiện mà ra vào bất cứ thời mùa nào trong năm cũng được.
Ta phải biết: Không gian vốn là chân không. Là nơi để Trường (khí) tụ xứ và tán xứ trong đó. Vì thế nên khi (cái) Trường tụ xứ vào trong phạm vi của không gian đó, thì ta gọi là "nhiễm trường". Khi Trường tán xứ đi thì ta gọi là chân không. Vậy khi ta nói lên câu "môi trường", thì điều đấy có nghĩa là không gian đó đã bị "nhiễm trường" mất đi rồi vậy.
Từ đây suy ra...: Các môi trường của thành phố hiện nay là đã bị ô nhiễm hết cả rồi! Toàn là khí thải của công nhiệp hết cả, lấy đâu để mà trong sạch cho được. Tổng các thành phần đó, tôi gọi là tạp khí, mang đầy ô nhiễm, cặn bã. Đạo vốn trong sạch, thậm chí tôi gọi là "Thánh Khiết". Kết luận; Ta không thể tìm thấy đạo một khi đang tham thiền tại môi trường của mọi thành phố trên bình diện địa cầu cho được.
Phật Thích Ca thường nói; Mười Phương, Tam Thế tất cả các Phật đều phải quán bằng tai. Tuyệt đối, không có lối mòn nào khác.
Ta xem xét tiếp câu này như sau:
Năm giác quan thông thường đó, Phật gọi là Ngũ Tặc. Do ngũ Tặc này làm tác động, gây loạn mà che mờ Ngũ Uẩn đi. Vậy Ngũ Uẩn chính là những chức năng tiềm ẩn phía sau của năm giác quan thông thường của chúng ta. Ta phải kiến, ngộ và liễu cái uẩn giác này như sau:
Phật đã chỉ định thẳng ra là quán bằng Tai. Vậy xét trên Kinh Dịch thì Tai thuộc Thủy. Ta Khởi Thủy tại chức năng của Thính Giác để xem xét là chính xác rồi vậy. Bởi gốc tại mùa đông, mệnh thủy, tính trầm lắng. Khí thuộc hàn, Vận hành trong Kinh Thái Dương, vào ngũ tạng định xứ tại Thận, huyệt mệnh môn, Dinh khí khởi thuận chiều. Tương ứng ra Lục Phủ trú quán ở Bàng Quang, huyệt Đan Điền, Vệ khí phát nghịch chiều. Thông dẫn ra khai khiếu ở Tai. (thủ pháp điểm huyệt người) Tạm như thế.
Ta đã nhìn thấu tướng tinh của nó rồi, có biến hóa thế nào cũng khó thoát ra khỏi sự quản thúc của ta cho được. Từ đó suy ra; Vậy là Phật đã ưu tiên cho những ai thuộc mệnh số an bài là Thủy để khởi động và có thể dễ nắm bắt nhất. (chúng ta chớ vội tiu nghỉu, vì mỗi mệnh là có một trọng trách của từng giai đoạn trong suốt cuộc hành trình). Vì thế, Mệnh Thủy được chúng ta thống nhất chỉ định lãnh ấn Tiên Phong nhé.
Chí ít thì khảo luận này cũng đã chỉ rõ cho chúng ta biết người mệnh Thủy khi tham thiền thì định tâm tại vị trí của Huyệt Đan Điền là sở trụ đắc địa của họ (thủ pháp định tâm). Tuy nhiên tất cả cũng đều phải quán bằng Tai chứ không hề có lối mòn nào khác hơn được nữa.
Bởi tại:
Trong cuộc sống hàng ngày. Ta đã quen nghe tất cả mọi hỗn tạp âm thanh của mọi tiếng động xung quanh tác động đến Tai. Điều này khiến gây nên việc che mất cái chức năng "Lắng" của Tai đi mất. Lắng, không phải là Nghe. Chỉ khi nào ta ở một nơi mà không gian xung quanh hoàn toàn không có tiếng động nữa. Thì lúc này tự nhiên Tai sẽ phát huy chức năng đó để Lắng.... nghe động tĩnh. Tại mọi phố thị, ta không có đâu một nơi yên ắng để Tai lắng tiếng động ra cho được cả.
Để đáp ứng được hai yếu tố Khí trong sạch và cái Lắng của Tai. Buộc chúng ta phải tìm nơi hoang vắng như... Núi rừng chẳng hạn. Đó chính là lý do tại sao các vị cứ phải tìm vào rừng hoang, đồng vắng để mà ngồi thiền.
Ta đang bàn đến Phật. Thế cho nên nếu ta ở một nơi hoang vắng trong rừng của mùa hè. Mọi âm thanh không tác động đến được. Lúc đấy chức năng của Tai sẽ phát huy khả năng để lắng được. Và lạ lùng thay! Âm thanh giữa rừng mùa hè chỉ duy nhất có tiếng ve sầu mà thôi. Tôi có giới thiệu rồi. Ve Sầu còn có tên khác nữa là Thiền! Bởi nó là Thiền nên tượng trời ký gửi ý trong đó là "Thoát Xác"!!
Thế nhưng khi ta đã quen với tiếng Ve đó rồi thì Tai lại dẫn ta tiếp tục lắng... đến tiếng côn trùng là... Dế!!! Đặc biệt hai loại âm thanh này lại có một cường độ sóng âm rất cao! Nó có cùng tầng số với tầng sóng âm ba của vũ trụ. Vì thế nó sẽ dẫn chúng ta bắt được tầng số của âm ba vũ trụ đó rất nhanh!
Đại khái nó có âm gần nhất mà nhân loại có thể mô tả như câu: Úm ma ni pát mê hùm!!! Nó có nhịp điệu trầm bổng, và rền vang như thế. Các vị Lạt Ma Tây Tạng hoặc Hindu thường dụng nó trong lúc tham thiền cốt là để dẫn thiền giả đồng nhất mà nhập vào cửa ngõ của âm thanh này được. Đó là việc làm của các Lạt Ma hòng để dìu dắt thiền giả còn đang trong vô minh. Mọi người không biết được, chỉ tin câu niệm chú như thế mà nhiếp trụ thôi. Chắc chắn sẽ liễu ngộ rất nhanh trong quá trình Tham Thiền. Rồi Thầy, Bà lại tán thêm đến đỗi xem như đó cũng là một câu thần chú mà trị bệnh nữa!!!
Khi du nhập sang đây, hóa tam sao thất bổn. Thành ra Án ma ni bát mê hồng! Rồi lại gặp phải những thiền sư mê lầm, tán ra ý nghĩa đó là; Ngọc báu trong hoa sen!! Rồi ngạo nghễ mà giảng bất kể thiên hạ khắp cõi ta bà mà giáo hóa chúng sanh!!! Để giải thoát !!, ? Vậy câu niệm lục tự di đà của có tác dụng dẫn ta nhập vào cõi đạo đó được. Tuy có hơi khó khăn là rất xa với ngữ âm của âm ba thực tại của vũ trụ.
Tuy cái nhịp điệu của vũ trụ vẫn còn đó. Thế như cái âm ba là có giảm mất giá trị nguyên thủy đi rồi vậy.
Quán vũ trụ bên ngoài đến độ bão hòa (có thể nghe được tiếng nụ hoa tách nở nhụy hoặc tiếng mây cuộn ở tận thinh không) rồi, Tai ta tự nhiên lại bắt đầu quán đến trong thân. Đến lúc này thì ta mới bắt đầu có thể liễu ngộ ra là tại sao Phật lại gọi là Ngũ Tặc. Và đồng thời cũng kiến ngộ Ngũ Tặc đó hoành hành ra sao. Bởi vì ta không thể nào định yên Ngũ Tặc đó cho được cả! Chỉ đến khi nào ta phát giác ra được chức năng Lắng của Tai mới có đủ khả năng để định yên được Ngũ Tặc đó. Vì thế nên Tai mới lãnh ấn tiên phong để dẹp giặc được. Các chức năng khác là bất khả quán..., xuyến.
Công việc của Tai là dẹp loạn, trả tất cả các Tặc đó về với gốc rễ định quán của chính nó. Sau rồi Tai cũng giải giáp và trầm lắng với chính bản tính của mình luôn thì; Tai được Tạo Hóa trả công ngay lập tức là ta nghe vẳng được tiếng Nhạc Trời, tấu khúc khải hoàn!
Tiếng nhạc trời đó, như báo hiệu cho thiền giả biết đã chính thức nhập định và bắt đầu đi vào cõi thiền. Ta có thể nghe âm ba của tiếng nhạc đó vang rền khắp vũ trụ. Tựa hồ như hằng muôn muôn, vạn vạn tiếng cầu kinh của khắp cõi Tam Giới đồng rền xướng một lượt vậy. Lạ một điều là không chỉ khi ta tham thiền. Ngay cả khi ta đã bước ra khỏi nẻo thiền rồi. Bên Tai vẫn cứ nghe tiếng nhạc đó du dương mãi. Nhất là khi đêm về, càng vang rền một cách rõ rệt. Ta lắng tai kỹ lại, vẫn nghe được một cách rõ ràng chứ không hề mơ hồ gì ở đây nữa cả.
Nếu tôi cứ nói mãi. Thì sẽ không cùng mà dứt ra cho được. Không có một trật tự nào ở đây cả. Các bạn sẽ dễ hoang mang. Vậy tôi tạm kết luận như sau:
Quy trình của 49 ngày đó, có những diễn biến theo một trật tự nhất định như sau (với điều kiện là ta đi đúng hướng):
Tuần thứ Nhất; Khí Trời đủ chu lưu và thanh lọc khắp cơ thể.
Tuần thứ Hai: Khí Đất cũng hoàn thành một quy luật như thế.
Tuần thứ Ba: Khí Người dung hòa giữa hai khí Trời và Đất mà vận hành khắp một lượt trong thân.
Tuần thứ Tư: Số 4 cũng là số thành. Cho nên ta nhất định sẽ nghe được Nhạc Trời.
Tuần thứ Năm: Tinh tích đủ và Tụ kết thành chất trong người. Lúc này ta sẽ nghe được mùi của Tinh hoa của trời đất đó thoát ra bên ngoài như mùi Trầm Hương vậy. Điều này cũng báo hiệu cho ta biết là trong thân đã trong sạch và hóa Thánh. Vì sự trong sạch đến độ Thánh Khiết mới phát trầm ra được. Như mọi sự thường nhật của chúng ta, nếu xông Trầm Hương là đã khử sạch mọi uế, tạp khí và thể hiện sự tôn nghiêm rồi.
Tuần Thứ Sáu: Thần xuất. Bởi mùi Hương Trầm của Tinh khí kết tụ từ anh linh trời đất, giống như "mồi nhử" thì Thần mới xuất ra được. Chưa có mồi của Tinh, Trầm anh linh đó. Nhất định Thần không thể xuất hiện cho được. Lưu ý: Mùi trầm này không phải chỉ lúc ngồi thiền mới phát. Mà cả khi ta xả thiền, mùi Trầm đó vẫn phát ra khắp cả nhà suốt ngày vậy.
Tuần thứ Bảy: Khi đã hội đầy đủ Tinh, Thần, Khí rồi hẵng nói đến chuyện vận khí mà mở Luân Xa cho được. Lúc này mở Luân Xa nào. Ắt đắc sở dụng ngay công năng đó, không sai được.
Luân Xa là rất khó mở: Đại đa số hiện nay cũng chỉ là tưởng tượng về nó mà thôi. Không hề có chuyện khai mở như hiện nay nghĩ như thế cho được. Ví dụ cho có may phúc mà tự nhiên mở được. Ta còn phải biết là: Cái khí mà ta đang nạp theo Luân Xa vào đấy. Nó là dạng khí nào trong nguyên, chính, tà, tạp..., khí?
Điều quan trọng nhất là: Trong thân của ta đã có dược liệu gì chưa (Tinh, Thần) để còn hòa dược liệu mà khai huyệt, đón rước đạo nữa. Hầu hết đều là những cái bình rỗng và cũng chỉ đón loạn khí mà thôi. Vô Phúc, rước phải Tà Khí ắt là hại thân, hại đời luôn rồi vậy. Có luân hồi chuyển kiếp, cũng khó mà trả dứt nghiệp đã trót gieo trong mê muội cho hết trong một kiếp được.
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: 
Kính Ad.
Xin Ad chỉ giúp cho người mệnh mộc thì nên tập thế nào ạ ? Đối chiếu với khởi Thủy thì tôi tạm xác định được 1 số yếu tố cho mệnh Mộc, tuy nhiên không dám chắc lắm.
Người mệnh Mộc, khởi tại Thị giác, gốc tại mùa Xuân , tính ưa vận động, khí thuộc .... (ấm), vận hành trong kinh Thiếu Dương, vào ngũ tạng định xứ tại Gan (Can), huyệt ... , dinh khí khởi ...., tương ứng ra lục phủ trú quán ở Đởm, huyệt ..., vệ khí phát ..., khai khiếu ở mắt. Hì hì thực sự là khó quá !

Trả lời: Quả bạn Nguyễn Ngọc Hùng đã nhìn ra nẻo rồi! Ta cứ phát huy và dò theo sẽ đắc ngộ thôi...
Tôi chỉ bổ sung mà đẩy thêm một tí là bạn đi tiếp nhé (cơ bản là đúng rồi): Tính vận động là Hỏa. Tính Mộc là khúc - trực, co - duỗi...( không sao, chỉ là tiểu tiết).
Kinh Thiếu Dương cũng là Hỏa. Kinh Quyết Âm mới là Mộc.
Bởi sợ làm gián đoạn việc đang thiền của các bạn nói chung. Nên tôi chỉ lưu ý thêm một tí là: Ta cứ thả lỏng toàn thân, kể cả tư duy cũng thả luôn, không trụ vào đâu hết cả. Dĩ nhiên cũng không nên cố vận (khí) lung tung. Thật ra đó chỉ là dùng ý chuyển (điều) khí mà thôi. Không phải vận khí đâu. Bởi cái Lý của Khí, sẽ theo cái ý, tác động, mà bị chuyển đi tản lạc trong thân thôi. Tuyệt đối không phải vận hành bao giờ cả.
Dần đến đã... sẽ có một sát na nào đó, ta sẽ hốt ngộ... toàn diện. Cứ khoan thai, chớ vội bạn nhé.

Hỏi: Tôi chưa bjo ngồi thiền, và ko biết thiền. Nhưng khi tập trung tôi luôn nghe được tiếng ve sầu, và thậm chí tiếng dế át tất cả mọi âm thanh đường phố hay máy móc xây dựng xung quoanh. Tại sao lại như vậy ??

Trả lời: Thường thường thì mọi người sẽ bảo rằng bạn có căn (tu). Thoạt nghe có vẻ vô thưởng vô phạt. Thế nhưng nghẫm kỹ cũng rất đúng. Tuy nhiên ta phải khám bệnh thử xem, bởi bệnh nổi mụn hoặc sưng tai trong (mọc nhánh) cũng có hiện tượng này. Nếu không có thì mới kết luận rằng: Bạn có duyên với nẻo đạo (không có nghĩa là đi tu như xưa nay nghĩ, đi vào rừng thiền cũng có nghĩa là đã tu (sửa) rồi). Nếu thiền, bạn rất dễ nhập định. Nhớ: Ta đi tìm nơi thiền 7, 21 ngày cũng đã là tự tu rồi vậy. Không nhất thiết phải vào Chùa mới là tu.

Hỏi: Cảm ơn bài viết mới của tác giả. Hiện nay tôi muốn đọc về kinh dịch và tìm hiểu. Tác giả có thể vui lòng giới thiệu giúp tôi một số sách hay giúp nhé. Một lần nữa xin cảm ơn.

Trả lời: Điều này rất khó. Tuy nhiên, trước tiên ta phải xác định là tìm đúng cuốn sách mà trong đó đủ cung cấp cho ta những kiến thức cần tìm, tương đối đủ. Đối với Kinh Dịch khi tiếp cận.
Vậy thì đó chính là cuốn: Kinh Dịch với Dự Đoán Học của tác giả Thiệu Vĩ Hoa.
Cái khó là ta đừng quan sát ở góc độ bói Dịch. Thì cuốn này sẽ cung cấp đủ thông tin về Dịch. Tất nhiên ta cũng chỉ nên tham khảo sơ qua các phương pháp bói trong đó để nắm nữa, không nên theo đuổi. Đó là lời khuyên phiến diện của tôi, quyền quyết định là ở bạn nhé.
Qua cuốn này, bạn đã đủ nắm cơ bản về Dịch rồi.

Hỏi: "Ta phải biết: Không gian vốn là chân không". Chân không (ở đây) có nghĩa là gì? Có vật hay không có vật trong đó? Rất mong 
Ký Sự Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư
 giải thích thêm.

Trả lời: Không gian, thì bạn cứ hình dung là không gian đơn thuần xung quanh ta vậy. Trường, là một khái niệm khoa học, để chỉ một dạng vật chất rất bé nhỏ trong không gian. Khi Trường tụ lại trong không gian đó, ta gọi là "nhiễm trường" (tụ xứ) . Khi Trường tán ra khỏi phạm vi của khoảng không gian đó, thì ta gọi là chân không (không có gì).
Ta phải biết Trường lại là (đồng một thể với) ở trong Khí. Nó gồm có 6 loại khí là : Hàn, Nhiệt, Thử. Thấp, Táo, Phong. Vậy 6 loại khí đó đều có mang 6 dạng Trường cơ bản khác nhau. Nó thay nhau luân chuyển mà tụ, tán trong xứ không gian đó quanh năm không ngừng nghỉ.
Thế cho nên ta hầu như không có được một không gian chân không tuyệt đối trong vũ trụ này được.
Các vị chuyên môn vẫn thường lầm lẫn khái niệm này ở chỗ: "Môi trường không gian chân không" !!! Là hỏng rồi! Vì câu "môi trường" đó cũng có nghĩa là đã bị "nhiễm trường" rồi vậy. Hoặc họ nói "trường không gian chân không liên tục" là cũng sai luôn nữa!
Vì họ không đủ để hiểu rằng: Hễ có Trường..., là đã có nhiễm rồi, không phải là chân không trong không gian đó được nữa.
Nếu ai đó giải thích về không gian chân không mà còn chưa phân biệt được điều này nữa thì: Đó là họ đang nói về điều mà ngay chính bản thân họ còn chưa hiểu. Ta làm sao nghe cho được.

Hỏi tiếp: "Khi Trường tán ra khỏi phạm vi của khoảng không gian đó, thì ta gọi là chân không (không có gì)". Chân không là không có gì. Nếu Chân không không có gì, tại sao Lão Tử nói: "Sở dĩ cái nhà dùng được, vì nó có cái trống không bên trong, cái chén dùng được vì cũng trống rỗng bên trong để đựng nước"; hoặc tại sao khoảng không gian đó (không có gì) lại chứa được Trường. Hoặc không có gì sao lại có không gian.

Trả lời: Trước hết, tôi mong bạn Hoàng Lạc đừng buồn. Tôi sẽ có lời chân thành như sau:
Bạn đang lạc lối tư duy, ai đó nếu không khéo sẽ lại lạc theo bạn rồi ra tranh cãi không dứt ra được.
1-Bởi vì Lão Tử không hề ví dụ đó là không gian chân không! Mà là cái không gian trống bên trong của căn nhà thôi. (dấu chân lạc thứ nhất).
2- Ta đổi cái Hoặc sau của bạn lại cái Hoặc trước nhé. Trật tự hơn, bạn dễ nhận diện hơn: "Hoặc không có gì sao lại có không gian"; Bạn phải hiểu không gian là khác và không có hay có gì, lại là khác nữa. Ví dụ; Giống như một căn nhà có 3 gian. Gian trái, gian phải và gian giữa vậy. Gian nào cũng đã có hình thành một khoảng không của riêng nó. Không gian cũng như thế, ta đang bàn giới hạn trong 3 chiều thôi. (dấu chân lạc thứ hai).
3- Trường tụ vào gian (không gian) bên trái, ta gọi là nhiễm Trường. Dĩ nhiên là nó chứa được Trường. Khi Trường tán ra khỏi gian (không gian) đó, thì nó là không gian chân không. Nó không có gì, có nghĩa là gian không gian đó, không có trường.
Cho dù có hay không có (trường). Tự nó đã là không gian sẵn rồi.

Hỏi: Đây là quả thật là những gì đệ tử mong tìm thấy bấy lâu. Đệ tử xin ngàn lần cảm ơn Thầy rất rất nhiều về bài viết này cho mọi người cùng xem .Một bài viết quá quý báu. vì đó là con đường là chìa khóa để đi đến mọi ngóc ngách của sự sống !!! Qua bài viết này của Thầy mà đệ tử đến bây giờ mới hiểu ra rằng : Rất đông người theo đạo -hành đạo -hành thiền nhưng để đắc được Thiền và Đạo thì quá hiếm hoi. Vì hình như đa phần đều đi sai con đường, sai phương pháp cho nên mãi không đến đích được. Nhân tiện còn đôi chổ đệ tử còn chưa thông mong thầy giải thích thêm rằng :
1. Với những người sống và làm việc tại các thành phố liệu có chọn cho mình 1 không gian nào theo đúng chuẩn không gian thanh tịnh , thánh khiết để hành và quán thiền?
2. với thời gian 7x7 : 49 này ấy : chúng ta chọn ơi thanh vắng để thực hành thiền suốt 24 tiếng/ 1 ngày liên tục trong 49 ngày ???
3. về Tinh khí thần : điều kiện đầu tiên là hội đủ TINH , thì với những ai có gia đình rồi ( có quan hệ vợ chồng ) liệu có thực hiện việc Tích Tinh này ko thưa Thầy ??
Đệ tử mong Thầy nhín chút thời giờ khai giảng cho đệ tử cũng như mọi người cùng cảnh ngộ được sáng tỏ đôi điều . Đệ tử xi cảm ơn Thầy rất nhiều !!!!

Trả lời: 1- Mọi môi trường thành phố là bất khả. Bởi ngoài tiếng động, Tai không thể phát huy chức năng Lắng để dẹp Ngũ Tặc và Lắng tư duy xuống được. Phật nói rồi: Không có lối mòn nào khác. Riêng chúng ta cũng đủ ý thức là môi trường thành phố đã đậm đặc khí thải của công nghiệp rồi. Khí trong lành thôi đã không có, tìm đâu ra khí thanh khiết cho được nữa. Bởi các đấng vốn là thanh khí, nếu ta đã đồng thanh khí là các vị cảm ngay tức khắc không sai. Các vị vốn là Thanh khí, chúng ta lại đầy Trọc khí. Các vị có muốn, cũng không đồng được.
2- Trong 49 ngày đó. Ta chỉ tham thiền có 2 tiếng thôi. Buổi sáng 1 tiếng, buổi chiều 1 tiếng. 20 tiếng còn lại trong ngày, tha hồ mà đọc sách, ngâm thơ... viếng cảnh...
3- Đây quả là một sự hiểu lầm đầy tai hại cho thế nhân chúng ta xưa nay. Không hề ảnh hưởng gì việc có hay không có gia đình gì ở đây cả. Tinh linh của trời đất ban cho tất cả. Tạo Hóa đã thể hiện ý đó ở tất cả vạn vật rồi. Muôn loài, cầm thú, cỏ cây đều phải giao hợp như thế cả. Thậm chí kể cả đá, cả khí cũng giao hợp. Sao ta lại có thể có ý nghĩ khác đi với quy luật tự nhiên đó cho được.
Tuy nhiên ta không nhất thiết là cứ phải vào núi (có là tốt). Miễn là điều kiện đủ đáp ứng những tiêu chí trên. Ví như Phật vào rừng, Chúa vào đồng vắng, Mohammed vào sa mạc. Tiên vào núi (Chankara hoặc bất kỳ vị nào của Ấn Giáo cũng vào núi)...
Tóm lại: Đạo là Đồng. Cho tất cả Nam, Phụ, Lão... (duy Ấu do còn bé nhỏ, nên được ưu tiên). Nếu Dị (biệt), đó không phải là Đạo.

Hỏi: Hiện nay có nhiều tác giả Việt Nam đang chứng minh kinh dịch là của người Việt, hệ quả là thay đổi trật tự hậu thiên bát quái và thay đổi hệ thống lục thập hoa giáp. Vậy xin hỏi tác giả là ta nên theo bảng lục thập hoa giáp truyền thống hay là bảng lục thập hoa giáp sửa đổi ( lạc thư hoa giáp) để xác định mệnh của mình ạ

Trả lời: Có nhiều người góp gió thành bão là rất tốt. Tuy nhiên không thể làm loạn mà cãi ngang được.
Đa số các vị này, ai thay đổi là hỏng mất rồi. Không đủ để tranh luận cùng quốc tế nổi đâu. Bởi chỉ cần mang toán học ra là các vị rớt hết rồi, cãi nữa là xong. Các vị còn chưa biết đến văn U Mặc, nói gì đến Thiên Thư nữa mà dám sửa đổi.
Có bao giờ các vị đó lường được sẽ tranh luận bằng U Mặc, Thiên Thư trên diễn đàn quốc tế về bản quyền của Kinh Dịch chưa. Điều này còn chưa có trong ý niệm của các vị đó nữa.
Về Lục Thập Hoa Giáp, ta cứ theo như truyền thống. Tôi có thể chứng minh bằng cách; Dựa vào hệ thống của Lục Thập Hoa Giáp, quy đổi ra hệ số toán mà trình bày đúng như bảng: Tý Ngọ Lưu Chú Huyệt mà Đông Y đang dựa theo đó để châm cứu huyệt số mà trị bệnh từ xưa đến nay. Mặc dù hiện nay bên đông y không hề biết được lý do cũng như căn cứ vào đâu để lập ra bảng lưu chú này.
Còn nữa: Quy luật Lục Thập Hoa Giáp đó, cũng chính là quy luật của nhịp điệu để tấu khúc Dao Cầm, Tiêu Khúc. Là nhạc Trời, nhịp điệu của Hóa Công. Tôi chân thành nhắn chung là hãy luôn thân trọng và tự lượng sức đối với Kinh Dịch.
Các vị này luôn vấp phải một dấu chân hằn vết xưa nay là: Khi luận sâu vào Dịch, lạc mất gốc rễ ban đầu. Rồi lầm lẫn giữa Tam Tài và Lưỡng Nghi, không phân định được. Do đã bị trộn lẫn vào nhau mất rồi. Tổng các lịch sử thì không đủ để biết tới, hòng còn đối chứng mà xem xét đúng sai nữa.

Tiếp: với kiến thức ít ỏi về kinh dịch như tôi khi đứng giữa một rừng kiến thức quả thực rất dễ dàng lạc hướng. Cảm ơn tác giả đã chỉ giáo

Trả lời: Trần Trực Tuyến Tôi chưa đọc tác phẩm này nên chưa dám có lời gì cùng bạn. Tôi đã từng có gặp cuốn này trong nhà sách. Có lướt qua, nhưng không thấy dữ liệu cần tìm nên không để ý đến. Nếu tác giả Hoàng Tuấn phát hiện hệ toán nhị phân trong Kinh Dịch là chính xác rồi. Tuy nhiên điều này thì người lập ra hệ nhị phân là giáo sư Leibniz đã phát hiện điều này tương đồng với Kinh Dịch từ thế kỷ thứ 17 rồi. Và hiện nay nó cũng đang ứng dụng trong hệ thống kỹ thuật số, nền móng chính là Ma Trận Phân Tán, mà phần cứng của máy vi tính đang thiết kế trên đó. Liên quan mật thiết với các mẫu Ma Trận các cấp 3,5,7,9 mà tôi đã có giới thiệu cùng các bạn trong trang này rồi.

Hỏi: Người mang mệnh Thuỷ thì nhất khí ở Đan Điền, vậy mệnh kim ta nhất tâm an định tại đâu thi tốt nhất thưa ngài?!? Mong ngài khai thị

Trả lời: Chào bạn: Tôi có nói rồi là bất kỳ mệnh nào, ta nên thả lỏng toàn bộ là tốt nhất. Lỡ sai, không sao cả. May phúc của tổ tiên thì vẫn có được. Như Lục Tổ Huệ Năng là "Ưng vô sở trụ". Điều này có nghĩa là không (trụ) ở đâu là nhà cả. Thế nhưng bất cứ nơi đâu cũng là nhà.
Bỏ hết, sẽ còn. Cố nắm, sẽ mất.
Bởi nó còn rất nhiều, đến vô biên. Ta chỉ cần biết đủ là được. Từ từ rồi ta sẽ biết những gì cần phải đủ. Như hiện nay là chưa đủ. Còn lại tất cả, ta xả bỏ hết. Trước hết là xả trụ quan niệm nhất sở trụ.

Hỏi: Tuyệt vời quá..! Tôi sẽ theo những gì ngài dạy bảo?!? Nhưng còn chút thắc mắc là hiện tại tôi an định tâm vào Đan điền quán hơi thở rất an lạc..! Bây giờ nếu như xả bỏ không trụ tâm vào đâu cả thì lúc đó tâm trí tôi lại tập trung lên đầu ...! Liệu có sợ tiềm lực chạy lên mà ảnh hưởng gì ko? Xin lỗi mạo muội hỏi những câu như vậy nhưng tôi còn tài hèn sức mọn chưa hiểu hết được ... mong ngài thông cảm ..! Vì tôi cũng nghe thầy Thích Chân Quang nói như vậy ...! Nhưng ko biết gì nhiều ngoài nghe theo và cảm nhận thôi.

Trả lời: Vậy nếu bạn đã quen như thế thì cứ như thế, không sao cả. Cốt là an tâm không hoang mang. Dĩ nhiên nó an nhàn, thanh thản, vẫn có thể trị được bệnh. Đừng lầm với ở đây là ta đang bàn về nẻo đạo. Điều quan trọng là phải tìm về gốc cho đúng mùa hợp với mình và; Tránh 2 tiết Tiểu và Đại Thử là cần thiết. Nhân đây tôi cũng nên bàn thêm, các bạn đang thiền cùng tham khảo nhé: "Rất quan trọng".
Tiềm lực chạy lên đỉnh đầu là phản ảnh do bạn chưa dẹp được Ngũ Tặc. Nó đang hoàng hành đấy! Thế nhưng xưa nay mọi người không đủ biết rằng; Nó chạy lên đầu thì cứ "chấp cho nó chạy"!!, không sao cả!!! Cứ thuận theo tự nhiên kia mà! Mọi người cứ quen câu "tẩu hỏa nhập ma" tối nghĩa. Nguyễn Đình Chiểu dùng câu rất chính xác là: "Khí mệnh môn hỏa xông lên đỉnh đầu", để diễn tả tình huống này.
Chỉ đừng để cái khí của Hỏa Xà xông lên thôi. Bởi ta phải biết được cái khí này chính là Dục Khí. Nó sẽ khiến ta trở nên dâm dục không cách nào cầm lại được cả. Điển hình như bậc đã cao như Thanh Hải Vô Thượng Sư. Khai mở đến nó là cũng không thoát khỏi, khiến nên tan đạo đi vậy. Đó là lý do tại sao không được đụng đến luân xa số 1.
Còn vô biên, dần dần tôi sẽ bàn đến. Bây giờ bàn sớm là gây loạn cãi ngay thôi. Đá sỏi sẽ bay đầy vào trang này ngay tức khắc bạn Hiểu Thấu ạ.
Phật nói rồi, đấy là: "Biển Mê". Ta không say sóng (sốc) nữa, mới có thể bắt đầu vượt biển được. Mong bạn đã an tâm, tự do, "tự tại" với chính mình.

Hỏi: “Hồi trước đọc sách thấy nói quẻ càn ở đỉnh đầu, chắc mệnh kim an định tâm ở đây, không biết đúng hay sai. Chờ Ad giải đáp vậy”

Trả lời: Thú thật. Bạn Lãng Tổ và Trần Trực Tuyến luôn có những lời bàn rất sâu và vững về khoa học.
Thế nhưng tốt nhất là ta nên thả tất cả. Chỉ khi nào nắm vững về nó thôi. Lúc đó thì vẫn thả cũng được, định cũng được. Đều có công dụng cả. Chỉ khi nào mở luân xa mới quyết phải định.
Vậy ta chỉ chọn 1 trong 3 vị trí cơ bản này thôi nhé.
1- Đại đa số đề chọn Đan Điền. Đan Điền bàn riêng thì Thuộc thủy, và Thủy cũng sinh Mộc. Nên hai mệnh này đều được.
2- Kế đến là Ấn Đường, đối lập với đan điền là thuộc Hỏa. Vậy Hỏa cũng sinh Thổ.
3- Vậy vị trí thứ 3 là Đản Trung. Dĩ nhiên thuộc Kim rồi vậy.
Chỉ cần một Huyệt mở, các huyệt đều theo thôi. Tôi sở dĩ xét như thế là chiều theo ý của mọi người đã chấp xưa nay.
Riêng tôi là xả hết. Hoặc muốn thì trụ đâu cũng được. Chỉ khuyên các bạn hãytránh một cách tuyệt đối là Tiết tiểu đại Thử và Hỏa Xà thôi.
Chúng ta sẽ tham khảo dần đến.

Hỏi: Thưa Ad!
Đệ tử xin mạn phép hỏi Ad vài câu hỏi, mong Ad hồi đáp!
_Ở ký sự trước Ad có nói rằng "...Nên Tây Y phải ý thức và chỉ giới hạn ở những chứng bệnh nào thuộc về hình thôi. Ví như những bệnh hay vết thương ở xương, thịt v.v..." Như vậy đối với 1 người bị vẹo cột sống bẫm sinh thì chỉ có thể chữa trị bằng Tây y hiệu quả hơn ? Hay còn cách chữa trị theo hướng nào khác ? Hoặc không thể chữa được ?
_Trong ký sự lần này, có đoạn "...Với phương pháp Thiền nói chung. Yêu cầu chính, cốt là phải giữ xương sống lưng cho thẳng đứng..." như vậy người bị cong vẹo xương sống có thể tham thiền được không khi bẩm sinh xương sống đã không được thẳng ?
Đệ tử rất xin lỗi vì đã hỏi những câu hỏi quá cá nhân, nhưng đệ tử rất muốn được khai sáng, để chí ít đệ tử thấy được 1 con đường nào đó để dấn bước, mong Ad hồi đáp, khai sáng cho đệ tử!

Trả lời: Tôi bàn luận cùng bạn lời buồn trước, lời vui sau và lời công bình cuối cùng nhé.
1- Vấn đề này cực khó rồi. Bởi mọi chứng bẩm sinh thì kể cả Đông, Tây Y hiện nay là đều bất khả. Tuy nhiên ta còn phải chuẩn được tận gốc rễ đã. Biết vẹo do xương cột sống hay do đĩa đệm gay ra? Mới hòng nói đến kết luận bệnh mà điều trị. Nếu người biết kết hợp đông, tây, nam, bắc y và dịch lý là có thể. Thế nhưng hiện nay không có được con người đủ khả năng đó cho được.
2- Tin vui là: Mọi chứng bệnh bẩm sinh là ý Tạo Hóa để giai đoạn này, đạo phát dương ra mà trị dứt hầu làm sáng danh của đạo cùng thiên hạ. Ví dụ: Thiền theo đúng như tôi đang trình bày trong trang này. Người có Mệnh Kim, thì khi đắc sẽ khai khiếu ra ở xúc giác. Sở trường của họ là trị bách bệnh. Chắc chắn là họ sẽ trị hết. Điều này ta thường có từng nghe nói như nhân điện vậy. Thật ra câu nhân điện là không đủ để mô tả đến khả năng này. Tôi chỉ mượn làm ví dụ để mọi người dễ nắm bắt thôi.
3- Công bình mà nói: Tôi cũng chưa nghĩ đến tình huống của bệnh này mà ứng dụng thiền cho người bệnh tự trị bao giờ cả. Bởi xương sống đã vẹo rồi, thì khí chạy rất khó thông được. Vậy thời gian sẽ chậm hơn, nhất định phải kết hợp ý chí và lòng tin của người bệnh mới là tiên quyết.
Tuy nhiên bạn hãy yên tâm. Bởi nếu muộn thì khoảng 4 năm nữa thôi. Đã có nhiều người đắc pháp này mà trị được rồi. Bằng như sau năm 2023, mọi bệnh bẩm sinh không thể ký sinh cùng nhân loại được nữa rồi.

Hỏi: "...Vậy là Phật đã ưu tiên cho những ai thuộc mệnh số an bài là Thủy để khởi động và có thể dễ nắm bắt nhất. (chúng ta chớ vội tiu nghỉu, vì mỗi mệnh là có một trọng trách của từng giai đoạn trong suốt cuộc hành trình). Vì thế, Mệnh Thủy được chúng ta thống nhất chỉ định lãnh ấn Tiên Phong nhé..."
Đệ tử có một vài điều chưa thông, mong sư phụ chỉ cho con con đường sáng...
Việc trước tiên là đệ tử sinh năm 1982 - thấy người ta để là Mệnh Đại Hải Thuỷ, vậy theo như sư phụ nói là con có thể dễ nắm bắt với Đạo hơn đúng không ạ. Sư phụ cũng có nói là Mệnh Kim sở trường là chữa bệnh bằng Nhân Điện, vậy Mệnh Thuỷ như con thì sở trường của nó là gì? Với thủ pháp Điểm Huyệt thì đệ tử (nếu có may mắn đắc) dùng thủ pháp này để làm gì vậy sư phụ?
Việc thứ 2 là đệ tử hỏi ngoài đề tài này chút: Con có đọc qua các bài viết của sư phụ về sử của giống nòi Rồng Tiên, và con rất thích khi đọc. Nhưng hồi trước con có đọc bên trang Thông Thiên Học, thì họ chia ra làm các giống dân và việc di chuyển của các giống dân trên mặt địa cầu. Con đọc qua nhưng vẫn chưa thể xác định được là dân Việt thuộc giống dân nào?
Việc thứ 3: Con muốn tìm hiểu về Kinh Lạc thì con nên đọc sách nào là chuẩn nhất? Về Phong Thuỷ con cũng có xem qua nhưng chưa đi đến nơi đến chốn, trong hàng núi sách viết về Phong Thuỷ thầy có thể chỉ cho con quyển nào chuẩn nhất không ạ?

Trả lời: 1- Không phải riêng Phật. Xưa nay bất kỳ lĩnh vực nào, bắt đầu họ cũng đều nói Thủy là đầu tiên! Kể cả kẻ vô thức, ví như: Mở đầu là..., Khởi Thủy, thoạt kỳ Thủy, nguyên Thủy, Thủy tổ v.v... Bạn thấy đấy. Dẫn chứng điều gì xa xưa, đầu tiên nhất, họ đều nói như thế cả. Ở đây tôi bàn với bạn chỉ từ cái nguồn (nguyên nhân) dẫn phát ra (thành quả) thôi nhé.
Bản mệnh là Thủy thì khai khiếu sẽ phát ra ở Tai, là thính giác. Tùy theo tính mệnh nào mà phát theo chức năng đó. Vậy ta suy ra..., Mộc phát ra Mắt, thuộc thị giác. Hỏa sẽ ra Lưỡi là Vị giác. Thổ thì dẫn ra Mũi thành khứu giác. Và Kim phải ra theo xúc giác vậy. Tại cái Mệnh của ta Tạo Hóa đã an bài như thế rồi. Có muốn khác cũng không được. Cho nên tùy theo tính chất cấu tạo thành mệnh số đó mà công năng đắc được sẽ là sở trường từ bản chất gốc của mình. Còn các khả năng khác chỉ là sở đoản mà thôi. Ví như kim ra xúc giác thì có công năng trị bách bệnh chẳng hạn. Mộc ra Mắt thì nhìn xuyên mộ, Hỏa ra vị lưỡi thì xuất khẩu thành thơ, diễn thuyết cỡ như... Huỳnh Giáo Chủ của đạo Hòa Hảo chẳng hạn. Vậy thì Thủy là Tai nghe được xa vạn dặm như... nhân vật "hô phong nhĩ" chẳng hạn. Tôi tạm dẫn như thế, bạn cứ tự suy nhé. Tôi lay sốc bạn một tí là; phát huy cao khả năng lên... Tôi đang bàn chuyện bí mật ở đâu, ngồi nhà bạn vẫn nghe được đấy. Bạn suy vừa vừa thôi nhé, quá lên là..., người khác nói "không được bình thường" đấy!!! Nói ra không được là gần đạo rồi.
2- Về vấn đề này thì thế giới vẫn chưa thống nhất dù tạm chất nhận 3 chủng cơ bản. Thì thôi ta xét theo tiêu chí cơ bản của trang này là hệ thống Tam Tài vậy. Và cũng dựa theo lịch sử dân tộc mình mà xét cũng ra thôi. Bởi bạn thấy tôi đã phân tích tới cội nguồn luôn rồi, Sử Tiên và Kinh Thánh vẫn cân bằng nền tảng cùng nhau.
Và mô hình cơ bản đó như 3 hạt trong nguyên tử. 3 quakr hạ nguyên tử... lớn thì 3 hành tinh trong thái dương hệ là mặt trời, mặt trăng, trái đất mới hình thành sự sống vân vân, và v.v...
Vậy trong 3 chủng tộc. Châu á thuộc chủng Mongoloid. Và chủng này di dân xuống phương nam, gặp chủng Autraloid từ biển lên. Họ hòa huyết và sinh ra người Việt Nam. Vậy người Việt Nam thuộc sự kết tinh của chủng Mongoloid (Tiên huyền nữ, âu cơ, rùa, miền núi) và Autraluid (Xi Vưu, Lạc Long Quân, Rồng, Miền biển). Đó là Thiên thư. (nhân loại còn đang còn lạc gốc cội nguồn, nghe họ được mấy? Tự ta suy gẫm lấy.).
3- Sách nói chung đang loạn. Không khéo là lạc theo luôn. Vậy bạn nên tìm cuốn Hoàng Đế Nội Kinh để tham khảo sơ qua mà làm quen và nắm tổng quát trước đã. Sau mới biết ta đã hiểu gì và cần hỏi thắc mắc điều gì được. Về sách phong thủy hiện nay là đã rơi vào đại loạn rồi. Tìm ra được cuốn cơ bản trong đó là cả một vấn đề nan giải đấy. Ta lại phải đòi hỏi đến một tư duy..., "tổng các lịch sử" để xem xét mà thôi.

Tiếp: Con cảm ơn sư phụ nhiều ạ... Hoá ra, mệnh Thuỷ chỉ là sở trường đi nghe lén thôi...chày ay...

Trả lời: Bạn Phạm Truyền đừng nghĩ như thế, sai rồi! Đạo hoặc Kinh xưa nay cũng gặp phải tình trạng này. Ví dụ một cách, ta lại hiểu theo cách khác. Rồi suy diễn như thế là hỏng.
Khả năng đó là quán xuyến vạn sự đấy. Ví như ta nghe thấy được ở Trời như gió mưa, bão lốc, thiên văn... Đất thì nghe thấy được sóng thần, động đất, địa lý bao gồm phong thủy... Người thì nghe được chiến tranh, bệnh tật... để mà lập kế hoạch xử sự và sử dụng. Đó là những điều xấu, tôi chưa kể đến việc tốt.
Cố gắng mài dũa tư duy cho tinh nhuệ lên. Không khéo là bỏ thực mà theo hư ngay đấy. Ví như câu nói này của bạn, tôi không kịp chỉnh lý là người khác thấy được. Người sáng thì không sao, người thiếu sáng suốt sẽ gây hoang mang cho tư duy của họ mất. Dẫn đến hình thành quan điểm không đúng về khả năng của Thủy Mệnh.
Tướng lãnh ấn tiên phong mà như thế là khởi cuộc đã hỏng mất rồi. Ấn Trời đã trao là không hề đơn giản bao giờ cả. Bảo Kiếm phải ở trong tay Anh Hùng mới phát huy được. Nhằm anh thợ rừng, mang ra chặt củi là hỏng mất.
Đùa vui cùng bạn một tí vậy thôi nhé.

Hỏi: theo giáo sư Oshawa thì cuốn Hoàng Đế nội kinh cổ nhất hiện nay đang ở Nhật Bản do Từ Phúc đưa sang, còn các cuốn khác không rõ có đúng nguyên gốc k ạ, xin ad chỉ giáo

Trả lời:  Tôi nói là đọc để biết và làm quen, nắm cơ bản tổng thể thôi. Cuốn bên Nhật thì tôi chưa được biết tới. Thế nhưng những cuốn hiện nay, kể cả cuốn gốc vẫn có khiếm khuyết nhất định. Không loại trừ cuốn bên Nhật vẫn như thế cả! Chỉ có dân tộc nào thuộc sở hữu di chỉ này thì mới có thể biết được. Không thuộc của họ, nên họ không thể nào hiểu nổi. Bởi đó là do Thiên Ý. Thế nên tôi mới tự tin và khẳng định; Kinh Dịch là của người Việt Nam.

Hỏi: Thưa Ad! Ad có thể nói rõ hơn việc làm thế nào để rèn luyện các giác quan để phát triển từng mệnh không ạ?

Trả lời: Chắc chắn là có phương pháp. Từ từ tôi mới có thể trình bày ra và ứng dụng sau. Do chưa đủ các yếu tố để trình bày thôi (không phải tôi cố giấu hay kéo dài làm gì cả). Tuy nhiên xưa nay mọi người vẫn phải công phu, cũng từ từ mới được.
Nhân đây tôi cũng lưu ý chung luôn. Do e rằng các bạn suy diễn lầm, dẫn đến không tốt cho quan điểm chung. Khả năng sở trường là theo mệnh. Còn các khả năng khác là sở đoản. Điều này có nghĩa là: Người mệnh Kim thì 100% là giỏi trị bệnh, tất nhiên họ cũng có những khả năng khác nữa (không phải chỉ riêng khả năng này không thôi). Tuy nhiên những khả năng khác thì có khoảng 70%, 50%, 30% chứ không bằng người đúng tính của Mệnh. Do đó có 2 vị cùng trị được bệnh, ta phải biết vị kia sẽ giỏi hơn ta, do chính mệnh là của họ. Từ đó sẽ tránh được tranh cãi nhau, không ai chịu ai cả. Đó là tôn ti trật tự của Đạo. Tránh được hiểu lầm rồi hiềm khích với nhau.

Hỏi: Kính Ad,
Ad cho tôi xin hỏi một câu nữa: trong khi Thiền dễ rơi vào ma cảnh hoặc một số người nói là bị chiếm xác... Vậy người Thiền nên có những chuẩn bị như thế nào để có thể an toàn khi Thiền ?

Trả lời: Không hề có chuyện “chiếm xác” ở đây. Ai phát biểu câu này thì lầm lẫn giữa hư cảnh và thực cảnh rồi vậy. Vấn đề này thì sắp đến tôi cũng có cả một bài mới diễn đạt hết được. Ta phải đi qua khoa học rồi mới có thể đến đây được. Bằng không thì cứ hoang mang mãi. Những câu hỏi lẫn thắc mắc cùng những câu trả lời cứ thế mà diễn ra cho đến vô hạn.
Tôi tạm giải thích như thế này trước cùng bạn nhé:
Hiện nay thì chỉ số IQ của ta rất thấp, không đáp ứng với yêu cầu của không gian chiều thứ tư trở đi. Ví như các neuron thần kinh chỉ hoạt động rất ít. Đại đa phần thì vẫn đang co lại và nằm im trong trung khu (tuyến tùng) của não bộ. Khi Thiền sẽ kích hoạt thêm số lượng neuron này thức dậy và hoạt động. Khi đó ta mới có thể đủ khả năng nắm bắt cũng như hiểu những gì trong thế giới đó. Hiện nay là bất khả. Điều này Phật gọi là “lục thông” Thần thức, hay huệ nhãn. Chúng ta chưa có thể đến đó cho được. Phải thiền đúng nẻo mới tới được. Thiền lạc là ma cảnh, hư cảnh, huyễn cảnh… tất cả.

Hỏi: XIn Thầy hãy khai thị thêm về giá trị của chữ m trong công thức E=m.t - và ứng dụng của m này như thế trong việc Thiền định cho mọi người cùng nghe được không ạ ? Xin Cám ơn Thầy rất nhiều !

Trả lời: Về vấn đề này thì cứ nhất thiết phải qua lĩnh vực của khoa học rồi mới có thể khai thác đối tượng m’ này cho được. Nếu không thì ta vẫn cứ mơ hồ về nó mà không nắm bắt được gì cả. Do lĩnh vực khoa học cứ nhùng nhằng mãi mà chưa vượt qua được, vì ta cứ phải chen thêm các bài khác cho đỡ nhàm chán, nên chưa lướt qua được đó thôi.
Nếu bây giờ mà cứ bàn đến đối tượng m’ này thì những ai có lòng tin hoặc sáng trí thì được. Thế nhưng đại đa số là vẫn không dứt nghi ra được. Dần dần sẽ đến đấy thôi bạn ạ.

Hỏi: Kính thưa thầy, con muốn hỏi rằng trong một ngày thi giờ nào là giờ âm dương giao, giờ nào là thái âm, giờ nào là thái dương ?

Trả lời: Thái dương là từ 11h00 đến hết 12h59. Thái âm là 23h00 đến hết 24h59. Về âm dương giao thì phải hiểu cho rõ là: Nếu như “giao thời” thì đó là từ không giờ (24h60) chuyển giao qua 1h00 sáng. Còn như “giao hòa” thì đó là từ 5h00 đến 6h59. Và 17h00 đến 19h59.
Theo mọi cách thiền xưa nay, người ta chỉ quen chọn điểm giao hòa chứ không quen chọn điểm giao thời.
Thế nên vẫn gọi chung chung không được rõ ràng và rất tối nghĩa là tứ thời bao gồm! Các buổi sáng, trưa, chiều, tối vậy.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét