📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.52 - QUỸ ĐẠO TƯƠNG TÁC (KINH DỊCH VÀ KHOA HỌC) | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Như tôi đã từng trao đổi cùng các bạn là; Chỉ có khoa học mới có thể làm sáng tỏ tôn giáo cho được. Bằng như mọi hướng tiếp cận khác là không thể.

Vì bất kỳ hướng tiếp cận bằng quan điểm nào khác, đối với nhân loại chúng ta hiện nay, cũng chỉ càng làm rối loạn Đạo lên hết mà thôi. Và điều phải đến là cộng đồng nhân loại chúng ta lại đi vào ngỏ cụt. Gắng thêm nữa, lối mòn đó lại đưa những thế hệ tương lai tiếp nối đi vào sự mê tín. Có muốn bứt phá ra, lập tức sẽ rơi vào hỗn loạn tất cả.

Vì thế, từ ẩn dụ Con Đò sang sông của Phật! Ta hình dung ra con Tàu No-ê của Chúa!! Vậy chúng ta hãy trục vớt con Tàu Lượng Tử, đang đắm chìm giữa biển cả của Kỷ Nguyên mới ngay thôi!!!

Chúng ta cùng khảo sát nhé:

Qua bài viết với tựa đề “Huyệt Chí Tử”. Chúng ta đã điểm trúng huyệt đạo của Biểu đồ Ma Trận S. Đồng thời Biểu đồ đó cũng đã hội đủ cả 3 công cụ khai thác rồi. Vậy chúng ta tìm hiểu xem khả năng của 3 công cụ này ra sao nhé. Để chúng ta còn nhanh chóng du hành vào không gian chiều thứ tư, đang chờ chúng ta giải phẫu nữa. Vậy chúng xem xét lại công cụ đó như sau:

Như biểu đồ trên đây thì chúng ta đã nhận thấy đủ 3 công cụ như: 1, Ngôn ngữ thông thường là ký tự. 2, Ngôn ngữ hình học là (biểu đồ). 3, Ngôn ngữ toán học (số).

Và ta xét thấy cái Lý của Số, chỉ rõ hướng tương tác trong biểu đồ của các hệ số nhất định để bằng tổng là 15, trong hình 1.

Trong hình 2 thì ta đã có thể nhận ra sự tương tác đã diễn ra như thế nào trong biểu đồ không thời gian của Friedmann rồi vậy. Các bạn cứ xem xét theo bên trái của mình, tôi sẽ diễn giải như sau: Tiến trình thứ nhất, thì một electron và positron tiến tới và va chạm với nhau. Tiến trình thứ hai diễn ra là positron sẽ nhả ra một photon, và electron hấp thụ photon đấy. Và cuối cùng thì; Do positron từ bên phải đã nhả ra một nguồn năng lượng là photon, nên thiếu hụt năng lượng và đã biết thành electron, vận hành lên bên trái của biểu đồ. Còn electron bên trái, đã hấp thụ được thêm giá trị năng lượng của photon từ positron nhả ra. Nên đủ năng lượng mà biến thành positron và vận hành sang hướng bên phải, phía trên của biểu đồ. Kết luận; Do positron mang điện tích dương, nên theo lý của Dịch thì dương chủ động phải nhả ra photon. Còn electron vốn là Âm tính, nên thụ động mà hấp thụ. Đó chính là những gì đã từng tương tác qua lại với nhau trong thế giới hạt, mà nền khoa học của chúng ta chưa có thể biết tới cho được.

Thế cho nên trong hình 3: Ta dễ dàng đọc ra trong khoảng không của biểu đồ Ma Trận s (phản ứng) là một proton, va chạm với một anti-proton. Rồi sau đó thì anti-proton nhả ra một pion và biến thành pion âm (bên trái, ở trên) do đã thiếu hụt nguồn năng lượng vốn có ban đầu. Và proton hấp thụ được nguồn năng lượng cung cấp pion của đối tác anti-proton, nên hóa thành pion dương vận hành sang bên phải phía trên của biểu đồ.

Đó chính là những gì đã diễn ra một cách tiềm ẩn, ở phía bên trong khoảng không vô hình của biểu đồ phản ứng Ma Trận S. Nếu các nhà chuyên môn xem xét và quan sát thấy vẫn còn một bất cập nữa, xảy ra giữa sự tương tác của proton - anti-proton, hoặc proton-pion. Là do trong thời lượng tương tác diễn ra chớp nhoáng trong khoảng không gian trống rỗng đó, đã có xảy ra tình huống “phóng thích tự thân của một proton xuất hiện đột ngột” (hoặc phân rã bêta xuất hiện, cực hiếm), mà ra cả thôi nhé.

Vậy chúng ta làm rõ hơn nữa về quỹ đạo tương tác số, của thế giới hạt này qua các biểu đồ như sau:

Qua mẫu biểu đồ của hình 1, ta nhận thấy đó là biểu đồ của Ma Trận số mang âm tính. Hệ thống của số chẵn. Thế cho nên quỹ đạo vận hành cho thấy từ số lớn nhất (8), vận hành nghịch chiều kim đồng hồ, về số nhỏ nhất (2). Và ta có được một quỹ đạo âm với nét biểu thị cho năng lượng đó, kèm theo bên (dạng tia sét).

Trong hình 2 là hệ số của Ma Trận mang dương tính. Hệ thống của số lẻ. Và ta cũng có được một quỹ đạo vận hành theo thuận chiều kim đồng hồ, từ nhỏ (1) lên đến số lớn (9). Từ đó ta cũng có được một biểu thị năng lượng mang tính dương.

Và trong hình 3. Là Ma Trận hợp nhất của cả hệ thống số chẵn (âm) và lẻ (dương) trong đó. Ta vẫn rút ra được hai mẫu biểu thị khác với hai mẫu 2 và 1 trước đó. Theo lý của Dịch thì do hình một là thuần âm, nên ta có một quỹ đạo nghịch hành. Cho nên quỹ đạo thuần dương là thuận hành. Và xét trong quỹ đạo trung hòa cuối cùng là: Bởi hợp nhất nên dương sẽ hành âm và âm thì sẽ hành dương vậy. Đó cũng chính là toàn lý của Dịch.

Ta có thể vận dụng như sau: Nếu ta quan sát thấy tia sét trong không gian (lúc mưa, bão). Nếu có dạng sét ngang và nghịch hành, là tia sét đó mang nguồn năng lượng của điện tích âm. Và nếu là tia sét có dạng thuận hành, là có mang nguồn năng lượng của điện tích dương. Bằng như tia sét đứng mà nghịch hành, thì trong nó đang còn tiềm ẩn một dòng năng lượng mang điện tích âm kèm theo, và ngược lại. Từ đây ta có thể suy ra mà biết được lý tính của mọi nguồn năng lượng trong không – thời gian khắp vũ trụ rồi vậy.

Đến đây, chúng ta sang trang lịch sử của những quỹ đạo năng lượng, hoặc quỹ đạo vận hành của thế giới hạt đầy rắc rối này được rồi nhé.

Lưu ý: Bởi chúng ta ta đang khai thác không gian chiều thứ tư. Là vô hình, nên thuộc sở trường của người Phương Đông. Thế cho nên; Theo tư tưởng của phương đông cũng như cái lý của Dịch thì: Nếu quy chiếu 3 công cụ ngôn ngữ khai thác đó sang tư tưởng của phương đông, thì chúng ta thường gọi là Lý – Tượng – Số.

Xét theo quy trình này thì cái Lý trật tự của mô hình tự nhiên ban đầu trong không gian là xuất hiện cái “Tượng” trước tiên. Kế đến thì hễ đã có Tượng là ắt có Số. Phàm có Số là phải có cái “Lý” tiếp theo để mô tả và diễn giải. Cho nên ta hay nói Tượng Số hoặc Lý Số. Vậy xét theo Tam Tài thì Lý thuộc Thiên, Tượng thuộc Địa, và Số thuộc Nhân là Trung Hòa. Vậy cái lý đầu tiên là ta phải lập mô hình trong không gian vô hình ban đầu như sau:

Tôi cũng dựa trên công cụ biểu đồ không thời gian của Friedmann, để mô tả không gian chiều thứ tư đó như sau:

Chúng ta cùng tham khảo trong hình 1. Đó là biểu đồ không thời gian của Friedmann, mà các bạn cũng đã từng biết qua trên trang này. Và 2 nét bên trong, là tôi mô phỏng một cách trung thành tuyệt đối, theo quy định cũng như nguyên tắc của biểu đồ đó. Chiều đứng là chiều thời gian và chiều ngang là chiều không gian.

Đến hình 2 là: Thể hiện nét vẽ thiết kế theo chiều thời gian vận hành trước. Bởi nếu sự xuất hiện không gian ban đầu thì không gian tự nó là không, là bất động. Nên nhất định phải đứng yên. Trong khi đó, thì thời gian vẫn đang trôi qua…, Thế cho nên ta thấy xuất hiện tuần tự có 4 nét, xuất phát theo chiều thời gian trước tiên, vẽ từ dưới hướng lên. Bởi số 4 là số thành, đồng thời ta cũng đang sống trong không - thời gian 4 chiều. Nên mô hình được trình bày theo quy tắc đó (4 nét vẽ hướng lên).

Rồi tiếp đến hình thứ 3 thể hiện: Bởi không – thời gian vốn là đồng nhất. Thế cho nên ngay sau khi chiều thời gian vừa đủ nguyên lý thành, đủ 4 nét hướng lên. Thì chiều không gian lập tức đồng nhất treo trật tự đó. Cũng phản ảnh quy trình hình thành 4 nét vẽ trật tự như chiều thời gian.

Và rồi trong hình 4 thì: Cũng là nguyên tắc của số thành. Thế cho nên trong hình cuối cùng này, các bạn thấy tôi đã thiết kế xong mẫu không – thời gian 4 chiều đơn thuần ban đầu. Và đó cũng chính là mẫu biểu đồ của mô hình không – thời gian tiêu chuẩn của 4 chiều.

Thế nhưng, chúng ta cần đến một mô hình của không – thời gian 4 chiều đủ. Để chúng ta còn tiến hành khai thác đối tượng không gian chiều thứ tư trong đó nữa. Cho nên tôi lại trình bày mô hình khác, cũng theo quy tắc đó như sau: Và cách trình bày sau đây là tôi thiết kế theo mô hình của không – thời gian đủ của toàn vũ trụ. Trong đó có nguyên tắc của số thành là 4, bao gồm; 4 phương, và 4 quy trình vận hành như sau:

Các bạn quan sát thấy các biểu đồ trên đây là diễn tả về hai tiến trình cấu tạo tự nhiên và hình thành mô hình của không – thời gian ban đầu. Trong hình 1, ta xem xét thấy chiều không gian mới hình thành chỉ 1/2 khoảng cách, đối với chu kỳ vận hành của chiều thời gian! Bởi lý do…;

Trong hình 2; Giữa thời điểm mà chiều thời gian đang vận hành trong chu kỳ của mình. Chiều không gian cũng hình thành theo với tính đồng nhất trong đó. Thế cho nên khi chu kỳ của thời gian vừa đến thời điểm hình thành. Lập tức trật tự tự nhiên phải đồng nhất trong chiều không gian với 4 nét xuất hiện đồng thời, phản ảnh sự mô phỏng ban đầu.

Và hình 3 là tôi muốn giới thiệu rõ hơn cùng các bạn về sự hình thành 4 góc độ của không – thời gian dần hiện ra trong hai tiến trình hình thành mô hình của không – thời gian 4 chiều ban đầu. (Lưu ý: Biểu đồ không thời gian của Friedmann Là 2 chiều).

Vậy qua 2 tiến trình hình thành ban đầu (hình 1 và 2), ta thấy mô hình có 4 góc không – thời gian cho cả 4 miền rõ rệt trong toàn vùng không – thời gian khi đó. Miền không – thời gian gốc, hình thành tại điểm gốc của không gian và thời gian tại A. Miền không gian nơi điểm ngọn (cuối) là B và miền thời gian nơi điểm ngọn là C, đều có một mô hình phản ảnh tương quan cùng nhau. Và miền của D là đối lập cùng miền không – thời gian gốc ban đầu tại A đã hiện tượng. Nên miền D đã được thể hiện có một mô phỏng đối với toàn vùng không – thời gian là như thế. Ta cũng nhận thấy mô hình cũng đã định hình “điểm Tâm” của không – thời gian từ sự giao nhau từ điểm giữa của không gian và thời gian trong biểu đồ này.

Và chúng ta lại theo dõi tiếp 2 tiến trình cuối để hình thành mô hình tự nhiên của không – thời gian 4 chiều như sau:


Quan sát trong hình 1, chúng ta nhận thấy; Tiến trình thứ 3 là chiều không gian tiếp tục lấp đầy theo trật tự của thời gian, do quy tắc đối lập âm dương nên phải hình thành như thế.

Thế cho nên hình 4, trong tiến trình thứ tư thì chiều thời gian sẽ hoàn tất mô hình để hình thành không – thời gian 4 chiều toàn vùng ban đầu.

Vì thế nên ta mới nhìn thấy là tại sao các mẫu hình mô tả về thiên văn, vũ trụ hoặc lỗ đen trong vũ trụ. Cứ phải có các ô kẻ vuông để trình bày liền theo đấy. Có một khiếm khuyết hiện nay đối với đại đa số các nhà chuyên môn thiết kế mô hình không - thời gian là: Khi trình bày về một mô hình của “không – thời gian cho sẵn”, để thiết kế. Các nhà chuyên môn lại không biết là mô hình của không – thời gian dự kiến đó. Với một giới hạn biên của không – thời gian nào, để được gọi là đủ!! Mà họ lại tùy ý một cách không xác định được!!! Bởi chúng ta vẫn đang lệ thuộc trong tính xác xuất của Thuyết Lượng Tử.

Và qua bài viết này: Các bạn vừa tham khảo và chứng kiến tôi trình bày một mô hình theo trật tự tự nhiên của không – thời gian 4 chiều đủ!

Vì dụ: Qua mô hình trình như trên. Ta có thể xác định được trong toàn vùng của không – thời gian 4 chiều đó. Miền không – thời gian nào, sẽ có các trạng thái tụ và tán trường trong mỗi miền của không – thời gian đó. Là bước dẫn cho ta đến được vùng của không gian chân không và thời gian chân như định xứ một cách tiềm ẩn trong vũ trụ hiện nay rồi vậy.

Chúng ta lại xếp lại một trang nữa cho bức phác thảo mô hình không – thời gian 4 chiều. Và tiếp tục trang mới trong bài viết tiếp sau nhé!


Bạn đọc tự do chia sẻ. 

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư).

-----------------

Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Ở chỗ này mong được thầy cùng mọi người chỉ giáo thêm ạ, phải chăng một hạt dương ở vị trí số 9 tương tác với một hạt âm ở vị trí số 2 thì khi đó hạt dương sẽ cho năng lượng để trở thành hạt âm ở vị trí 8 hoặc 6. Còn hạt âm ở vị trí 2 sẽ nhận năng lượng để thành hạt dương ở vị trí số 3 trong lạc thư phải không ạ

Trả lời: Trong bài này, chúng ta chỉ bàn đến quỹ đạo vận hành của Hạt, chứ không phải tương tác. Chính xác hơn là quỹ đạo vận hành của hệ thống số theo trật tự.

Và mô hình chuẩn của không – thời gian. Để qua đó, chúng ta mới bắt đầu khai thác đối tượng không gian chiều thứ tư trong vũ trụ được.

Điều này giống như ta xác định không gian trong tiểu vũ trụ vậy. Và quỹ đạo vận hành đó; Chính là sự trao đổi (tương tác) của các giá trị năng lượng để tạo nguồn trong lúc Thiền.

Qua quy luật này: Ta có thể nắm chính xác được các huyệt mạch cùng thời gian mà Nhâm Thần vận hành trong tiểu vũ trụ. Và khi nào nguồn năng lượng (Điển) tụ và tán ở địa phương hay cơ quan nào trong Kinh Lạc hoặc lục phủ ngũ tạng để Thiền đến đỉnh cao nhất một cách chính xác.

Bởi đó chính là sự hợp nhất giữ khoa học và tôn giáo.

Nếu như các bạn cảm thấy nó rắc rối và khó hiểu như thế nào. Thiền để đắc đạo, rắc rối và khó hiểu hơn thế.

Có như thế, thì khi ta phát biểu câu: Tôn giáo cao hơn khao học là chính xác. Bằng như trước nay là ta chỉ phát biểu một cách vô ý thức, nên không có giá trị gì cho câu phát biểu đó được.

Hỏi: Trước giờ học lý thuyết về thiền thì nhiều mà thực hành thì chẳng được là bao, có lẽ do bản thân chưa tinh tấn nên k được kết quả. Thiết nghĩ Thầy cũng đã sai và thử lại rất nhiều lần trước khi tìm ra được phương pháp phù hợp. Thật hổ thẹn. Cảm ơn thầy rất nhiều.

Trả lời: Thực tế là không sai!

Mà nguyên do bởi thấy khó quá, người ta không thể nào tới cho nổi!!

Thế nên tôi mới phải tìm một hướng nào đơn giản nhất, ít chông gai nhất. Qua đó, mới mong đại cộng đồng có thể đến đích được.

Thực tại Đạo, đối với con người chúng ta là bất khả tư nghì.

Hỏi: Nhân tiện Thầy nói về Kim Tự Tháp của Ai Cập dụng ma trận 4x4 = 16 Cung. Thầy cho con tán ra ngoài đề tài này chút được không ạ? Mục đích họ xây Kim Tự Tháp là để làm gì vậy Thầy? Một số tài liệu con đọc rất là hỗn tạp, họ nói xây để người ta vào đó ngồi Thiền để tiến cho nhanh. Nguồn thanh điển vũ trụ gì đó đi vào từ đỉnh đầu để lan toả dần xuống phía xuống, đến khi rót đầy các ống năng lượng thì sẽ bắt đầu kích hoạt mở luân xa từ dưới lên trên...

Trả lời: Về việc này thì tôi nhất định phải có mặt tận nơi, xem xét qua thì mới có câu trả lời chính xác được. Do mình chưa được biết tận nơi nên chưa hiểu. Cái biết hiện nay cũng chỉ là cái biết vay mượn từ quan điểm của sách vở, là cái biết của người khác, ắt không đủ.

Tuy nhiên tôi biết mục đích của những Kim Tự Tháp đó chỉ là; Giống như các Vua Chúa của ta táng mộ vào long mạch mà thôi. Tất cả không nằm ngoài ý đó.

Còn như phương pháp ngồi Thiền để hấp thụ thanh điển của vũ trụ thì lại thuộc về các công trình như Stonehenge.

Nhân loại đã thật sự lầm to, và đầy tai hại về những vấn đề này xưa nay.

Hỏi: Kính THẦY, Phần này quả thật là khó hiểu đối với cách hiểu thông thường, nhưng nếu để phần này qua đi như những phần khác sẽ là vướng mắc cho quá trình tìm hiểu sau này, vậy nên con xin được hỏi thầy để được thầy giảng thêm, trước khi tìm hiểu để học về DỊCH, con có tham khảo về phong thủy và thấy ở bộ môn này gần với gốc DỊCH nhất, nên khi thầy nói về đường đi của TIA SÉT, con hình dung ra được sự đồng điệu đó là LƯỢNG THIÊN XÍCH được dụng trong phong thủy bấy lâu nay mà những người tìm hiểu về nó đang gần như quay cuồng ở vấn đề này, So với quy luật thầy giảng và việc sử dụng pháp này sai đúng như thế nào nếu ai đã từng khảo qua sẽ thấy… Trước đây thầy đã nói về quy luật này, đó là các quy luật như “Cửu tinh văn xương trực sự” “ Cửu tinh Thiên tôn trực sự” “ Cửu tinh quý thần trực sự” trong đó thầy có giảng về Cửu tinh quý thần vận hành trong quy luật của đồ hình LẠC THƯ, con cũng đã cố tìm hiểu nhưng không dò ra được đầu mối nào từ khi chưa đọc bài viết này, Nay ở bài này thầy nói về gốc của quy luật, Con xin được thầy giảng thêm quy luật về các quy luật của cửu tinh cũng như về quy luật“ Nhân quả thống kê” nói về vận động toàn thể của mọi đơn vị hiện tượng và hình thành nơi BIẾN SỐ của ĐỊA PHƯƠNG BIÊN” cũng như về điểm huyệt địa để dễ hình dung hơn về mô hình không gian – thời gian chiều thứ 4” Con cảm ơn THẦY… Kính THẦY.

Trả lời: Về Lượng Thiên Xích trong Phong Thủy thì ở đây là bộ Cửu Tinh Quý Thần. Về vần đề này thì tôi phải viết riêng ra một bài hướng dẫn thì mới có thể biết và dụng được. Bằng như cách luận và tán xưa này là rối loạn lên hết cả rồi. Bởi vì riêng quy luật của cửu tinh Quý Thần thì không vận hành theo lý của huyền không như 2 bộ Cửu Tinh kia. Thực tế thì chỉ vận hành trong 8 cung quái mà thôi, bởi cung 9 là cung ẩn. Do phép Độn Giáp mà ra.

Vì thế Phong Thủy thuộc về Tiên thiên, là động, linh khí tiềm ẩn luân chuyển trong 8 cung của tiên thiên. Còn hậu Thiên là hình, thuộc tĩnh. Nên bố trí hiện Cửu Tinh ra trên đồ hình Hậu Thiên. Vì thế 8 cung của hai đồ hình là 16 cung Thần (thêm 2 cung ẩn độn ở giữa nữa là đủ 18. Ta có thể kiểm soát toàn cục và biết được lý khí đang tụ kết tinh vào thời điểm cũng như vị trí nào trong đó. Muốn khai thác nó thì cũng phải đủ 3 công cụ là Lý-Tượng-Số mới được. Thiếu một là không xong.

Vậy có lẻ bài sau tôi viết chen ngang, cho các bạn cùng tham khảo một bài về đề tài này vậy.

Hỏi: Thưa admin, mong admin trả lời cháu 1 câu hỏi, trong Lạc Thư có số 10, số đó có thể coi là toàn hình cho toàn bộ được không ạ ?

Trả lời: Mô hình Lạc Thư không hề có số 10! Có 9 cung thì lấy đâu ra số 10 cho được? Do mọi người suy diễn sai nên gán vào như thế. Ta cứ suy hệ thống số đơn chỉ có 9 số hợp với 9 cung thôi. Còn số 0 là tiềm ẩn trong mô hình của Cửu Cung đó.

Cho dù có là Thập Cung đi chăng nữa. Thì số 0 cũng chiếm vị trí đó mất rồi. Không có chổ cho số 10 vốn là Số Kép chứ không phải Số Đơn cho được.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét