📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.72 - CỬU TINH THIÊN TÔN VÀ CỬU TINH VĂN XƯƠNG | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Qua bài viết của Ma Trận cấp 9x9, chúng ta có cơ sở để chuyển góc quan sát sang mô hình của Cửu Tinh là rất hợp thời điểm. Thế nên các bạn cũng biết được rằng; Trước đó, chúng ta đã quan sát bài Cửu Tinh Quý Thần là rất sớm vội. Vì điều đó nói lên chúng ta đã quan sát trước thời điểm mà điều kiện chưa hội đủ. Vì thế những quan sát đó rất thiếu những giá trị thông tin cần phải có.

Đến bài này, yếu tố của thông tin làm dữ liệu khai thác vẫn chưa hội đủ! Ví như chúng ta chưa biết cũng như cách xác định vị trí điểm thứ 3 phải xuất hiện ở đâu trong vũ trụ làm vị trí cơ bản để một quan sát viên cần phải đứng vào để quan sát cả. Quan trong nhất lại là mô hình không – thời gian phải biết được đủ 10 chiều nữa! Vì thế bài viết này cũng có tính đáp ứng thị hiếu chung của các bạn là thích đề tài này mà thôi. Ta cứ tạm biết trước như thế làm dữ liệu dự trữ, sau này xem xét lại nhé. Bởi e đề tài khoa học gây sự nhàm chán quan điểm chung hiện nay.

Tuy nhiên ít nhất chúng ta cũng đã có được nền tảng ý thức là mô hình cửu cung cũng chính là mô hình của không – thời gian cơ bản và đơn thuần nhất trong lĩnh vực khoa học vật lý rồi (có 3 ô vuông thay vì 4). Vì thế ta được phép xem cung giữa là cung tiềm ẩn của chiều thời gian mà quan điểm phương đông, ta quen gọi là cung độn vậy. Bởi vì theo như quan điểm của học thuật này nói chung thì chỉ xem 8 cung là Bát Quái hoặc là Bát Môn mà thôi. Chính vì lẽ đó cho nên ta thấy khuyết mất 2 điều kiện nữa mới đủ 10 cho hợp với quy luật điều hành cả vũ trụ tiềm ẩn. Bởi xưa nay xem đó là lĩnh vực của Quỷ, Thần. Thế nên cách dụng Bát Quái hoặc Bát Môn xưa nay vẫn chưa có thể hiểu biết đến hành tung của Quỷ, Thần cho được. Lấy đâu để còn có thể “xuất quỷ nhập thần” mà xét thấu Dịch Lý hầu Dụng Dịch nữa.

Đó là việc hoàn toàn nằm ngoài khả năng của loài người chúng ta. Vậy chúng ta chỉ nên tham khảo để biết về hệ thống của Cửu Tinh này như sau:

Ta vẫn thống nhất lấy số của vòng kỷ dư của năm 2017 là 334 như bài Cửu Tinh (quý thần) trước đó để dễ dẫn nhập theo lệ chung nhé. Vậy sau đây là hệ thống của bộ Cửu Tinh Thiên Tôn ở trạng thái ban đầu khi chưa chuyển vận;

Các bạn quan sát thấy mô hình Cửu Cung như trên là phản ảnh mô hình không – thời gian mà nền khoa học gọi là phương pháp Đối Ngẫu trong thế giới lượng tử! Dĩ nhiên trong trang Ký Sự Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư này. Đã cung cấp cho các bạn sự thấy biết mô hình đó chính là mô tả sự tương tác của thế giới hạt không sai lạc cho được. Vì thế, mọi tư duy lẫn quan điểm suy diễn, hay Tán Dịch xưa nay là rất khiếm khuyết và hoàn toàn sai lạc do thiếu nền tảng tri thức của khoa học này.

Những nền tảng thông tin này. Chỉ cung cấp cho các bạn sự logic chung chung thế thôi. Chỉ có những nhà chuyên môn trong lĩnh vực thực nghiệm những va chạm (phóng xạ) trong thế giới hạt với những biểu đồ được ghi lại mới có thể xác thực và chứng minh được những thực tại này mà thôi. Vì thế; mọi sự tán, luận xưa nay trong lĩnh vực Kinh Dịch nói chung chỉ mang tính phỏng đoán mơ hồ chung mà thôi nhé. Những vị nào càng mang nặng cái Danh, khiến thiên hạ càng phải “Chấp Danh” đó mà tin vào sự sai lầm lớn hơn nữa cho Dịch Học nói chung (danh của Khổng Tử chẳng hạn). Đó cũng chính là sự sai lầm điển hình đầy tai hại của tôn giáo (tâm lý), một khi thiếu vắng nền tảng của khoa học (vật lý). Thế nên ta mới thấy tại sao Thái Ất Thần Kinh thì mô hình của hệ thống số lại có bố trí khác với mô hình số của Lạc Thư xưa nay là bởi nguyên cớ này. Một nền tảng mô hình mà ngay cả các nhà bác học lừng lẫy nhất của nền khoa học hiện đại trên thế giới cũng đành chịu thúc thủ suốt 100 năm qua. Thế nên ta có thể hình dung và quan sát sự vận hành này đồng bộ cho tất cả những ai đang ở trong lẫn ngoài chuyên môn như sau: Một nguyên tử cơ bản có 3 Hạt phản ảnh cho Tam Tài. Vậy thì Hạt electron chính là sự vận hành của Lý Thiên, thuộc thượng nguyên cuộc, là thời gian. Hạt phroton thuộc về Lý Địa, là trung nguyên cuộc, thế vận hành trong không gian. Và cuối cùng là neutron với hạ nguyên cuộc. Là lý Nhân, chiếm vị trí trọng tâm để dung hòa quy luật quỹ đạo chung nhất. Vậy từ đây ta suy ra: Thượng nguyên với 3 thế thượng trung hạ. Trung nguyên thành ra 6, và hạ nguyên là 9. Tổng số 369 là toàn số vận hành của Ma trận cấp 9x9 trong mô hình toàn ảnh của vũ trụ được xem xét trong hệ thống Cửu Tinh này vậy.

Chúng ta tiếp tục tham khảo:

Do một chu trình vận hành có tiềm ẩn ý trong chữ “Tuần” (văn u mặc)! Thế nên một Tuần ở đây không có nghĩa là 7 ngày, mà phải được hiểu là một Tuần Giáp của Thiên Can bao gồm 10 ngày. Và Giáp phải độn đi, bởi cửu cung chỉ có 9. Điều này cũng như trong hệ mặt trời phải có đủ 9 hành tinh vận hành vậy. Và hiện nay ta vẫn chưa có khả năng để nhận ra hành tinh thứ 9 này (hành tinh x) trong hệ mặt trời. Thế nên ta mới thấy là Cửu Tinh có 9 sao vận hành trong 10 năm cả thảy. Vì thế nên phép tính cửu tinh thiên tôn sẽ chỉ rõ; Điều này tố cáo rõ rằng là sự phát triển của nền khoa học hiện nay đang giới hạn trong mô hình của Ma Trận cấp 8x8 mà thôi. Hành tinh thứ 9 (Nibiru) đang còn là một giá trị xác xuất, và hoàn toàn không xác định được.

Phép tính được thể hiện như sau:

Bước 1;

Ta lấy vòng kỷ dư của năm 2017 là 334 chia cho 90, do một sao vận hành là 10 năm. Vậy 10 x 9 = 90. Thế nên ta lấy số 334:90= được 3, dư 64. Lại tiếp tục lấy số dư là 64 chia tiếp cho 10 năm của vòng chu kỳ 1 tuần sao thì sẽ được; 64:10= được 6, dư 4.

Có nghĩa là hệ thống Cửu Tinh Thiên Tôn đã vận hành hết 6 vòng rồi (1 vòng = 10 năm). Dư 4 năm có nghĩa là đã vào sao thứ 7 theo trật tự của bảng liệt kê ở trên. Hiện nay đang vận hành ở vòng thứ 7 được 4 năm. Vậy là sao Thiên Trụ trực phù đã được 4 năm.

Bước 2:

Ta xét thấy năm 2017 là Đinh Dậu, theo thứ tự thì ứng với Thiên Trụ Lục Đinh.

Lưu Ý: Năm nay (2017) thì phép tính Cửu Tinh Thiên Tôn này có sự trùng hợp ở đây! E rằng sau này các bạn sẽ lại vướng phải sai lạc khi tính cho các năm khác như: Số thứ tự của sao chưa chuyển là tương ứng với số cung trong Cửu Cung. Còn sao Trực Phù thì lại căn cứ vào số năm của Lục Tuần Giáp. Thế nên các bạn so sánh với cách bố trí của hệ Cửu Tinh Văn Xương là được. Bởi nó cùng một quy luật và phương pháp tính như nhau.

Bước thứ 3:

Sao Trực Phù Thiên Trụ đứng khởi đầu suốt Tuần giáp ngọ này là 10 năm. Nay đã vào cung Khôn được 4 năm rồi. Còn 6 năm nữa là vào cung Khảm. Và ta bố trí vào đồ bàn của Cửu Cung Lạc Thư như sau:

Như thế: Với đồ hình trên đây, chúng ta đã có được rất nhiều thông tin tiềm ẩn trong đó với cục diện của thế cuộc trong Tuần Giáp Ngọ này rồi vậy.

Tôi gợi ý cách đọc thông tin như sau:

Hội này là Hội Ngọ của Đất Trời. Bảng Cửu Tinh trên đây cũng đang bố trí sao theo Tuần của Giáp Ngọ là 9 năm, độn giáp mất 1 rồi. Sao Thiên Trụ đang trực phù tại cung Khôn đã 4 năm. Vậy sẽ khớp với chuyện Tiêu Sương Mã đã tuần một nước đại trong độ mông hạn ảnh rồi. Còn 6 năm nữa là sẽ vào cung Khảm, đúng năm 2023….

Ta tạm xét đến thế cuộc trong chiều tương lai… Bằng như quan sát ở thì hiện tại ta thấy; Sao Thiên Trụ vốn là Trụ cột của trời. Có nghĩa là trụ cột của nước nhà, ví dụ có ra đời cũng đang bị rơi hãm vào cửa Tử và nhập mô tại cung Khôn. Sáu năm nữa mới có thể đến được cung Khảm khởi thủy của Thiên Nhậm. Ý nghĩa của Thiên Nhậm, ngoài nghĩa đơn thuần còn có nghĩa là gánh vác nữa. Nếu ta không tác động cho sớm hơn thì vận trời vẫn cứ đến đó mới có thể lộ diện mà không một ai có thể cản trở hay che đậy được. Cuộc này là Thiên Nhân Hợp Phát. Vì thế con người có thể tác động vào mà gây ảnh hưởng đến toàn cục hy vọng sớm tránh tai ách. Bằng như dửng dưng, tai trời, ách nước phải gánh chuốc lấy hạn cho dân tộc là rất đắt.

Bằng như quán chiếu trở về thông tin của quá khứ thì: Ta sẽ xét thấy Mã Viện thời Hán (ngôn tượng Mã viện là Ngọ) Trấn Trụ đồng là vận theo ý sao Thiên Trụ tại vị trí này. Bởi đó chính là cung Khôn, cửa Tử, Với quẻ Địa Trạch Lâm của Tượng Lâm. Thuộc khu vực Tổ Rồng của Ngũ Lĩnh. Do núi Hồng Lĩnh có đầy đủ tên của các ngọn có tên đủ như bộ Cửu Tinh này như: Thiên Bồng, Thiên Nhuế, Thiên Trụ v.v… Đó chính là pháp Dụng Cửu, Dụng Lục trong Dịch rồi vậy. Hiện nay, chúng ta không ai có thể biết đến Hào thứ 7 của Kinh Dịch nổi. Nói gì đến phép Dụng Cửu hay Dụng Lục mà nói ngông trong Bói Dịch cho được. Thế cho nên ta mới thấy Hào thứ 7 của Dụng Cửu có câu: “Quần Long Vô Thủ”. Cốt là văn Vương nói đến bầy rồng mất đầu để ám chỉ đến dân Việt lạc mất tổ tiên cũng như Kinh Dịch rồi vậy. Bách Việt hay Trăm trứng của người Việt đó. Thật sự chỉ là một bầy rồng bị mất đầu mà thôi.

Vậy thì đến thời điểm của luận giải này. Các nhà bói Dịch nói chung xưa nay, đã đủ ý thức được điều này chưa vậy? Chúng ta chỉ nên mang sở học bói dịch hoặc tri kiến dịch học lên trang này để trao đổi, mài dũa cùng nhau chứ chớ có nên công kích hay ra vẻ cao thủ về Dịch mà phải ngượng cùng bạn đọc chung đấy nhé. Chúng ta hãy bình đẳng và chân thành trong tham luận, ắt không phải ngại ngùng gì cho dù có thất thố các bạn nhé.

Chúng ta lại tiếp tục tham khảo với hệ thống của Cửu Tinh Văn Xương bố trí cùng môt quy luật chung như sau:

Riêng vòng sao Văn Xương thì phải 30 năm mới chuyển một cung. Do xử 10 năm Lý Thiên, 10 năm lý địa và 10 năm lý nhân theo thượng trung và hạ nguyên. Vì thế nên có tất cả là 9 sao x cho 30 thì được 270.

Bước 1, thì ta lấy số của vòng kỷ dư là 334 chia cho 270 thì có; Được 1, dư 64. Lại lấy 64 chia cho 30 thì được 2, dư 4.

Bước 2, Ta so sánh theo trật tự bảng cửu tinh thì thấy ứng số 2 là Huyền Phượng. Thế nhưng dư 4 có nghĩa là đã vào cung 3 của Minh Duy hết 4 năm rồi. Lại xét năm Đinh Dậu 2017 ứng với chữ Đinh là cung số thứ 5. Thế nên ta lấy sao Trực Phù là Minh Duy xếp vào cung 5 làm trực Phù. Từ đó tính mà bố trí theo thứ tự các sao vận hành đi tiếp. Bố trí lên đồ bàn thì ta sẽ có:

Như thế thì Sao Minh Duy trực phù cung giữa đã 4 năm rồi. Còn 26 năm nữa mới chuyển cung.

Tóm lại: Ta thường quen nghe câu “nền tảng cơ sở”. Vậy mà ta lại không xem xét cũng như hiểu thấu đáo hai chữ “cơ sở” này rồi. Bởi nó vốn có nghĩa rất đơn thuần như Cơ là Số. Và Sở là Sở Hữu hoặc Sở Dụng.

Vậy nền tảng của mọi sự chính là dựa trên hệ thống của Số rồi vậy. Thế nên ta mới thấy trong lĩnh vực khoa học; Toán Học là mang tính quyết định và vô hiệu hóa mọi bàn cãi. Nếu một khi công cụ ngôn ngữ đơn thuần của Lý Thuyết (Lý) và công cụ ngôn ngữ của Hình học (Tượng) đã tỏ ra bất lực khi mô tả.

Bằng như ta vẫn cứ tranh luận. Đó là ta chưa đủ ý thức để lĩnh hội nổi điều đơn giản này mà thôi.

Từ đây suy ra: Những diễn đàn tranh luận trong lĩnh vực khoa học vật lý hiện nay. Là hoàn toàn không đủ khả năng để nói lên mô hình thực tại tiềm ẩn trong vũ trụ tự nhiên cho được.


Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

---------------------

Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Có hai điều muốn hỏi ngài mong ngài khai sáng cho kẻ mù này: một, ngồi thiền đặt tâm vào Đản Trung..(tôi mệnh kim) ngồi quay hướng về phương Tây ...! Xuất hiện hiện tượng đau nhức Đản Trung và khó thở..! Chắc tôi đã sai điều chi và sửa ra sao thưa ngài ? Hai, tại sao tôi lại gặp một hiện tượng là lùng là: có những lúc ngồi Thiền thì cảm giác mới ngồi dc mấy phút mà thực ra nhìn đồng hồ thì đã qua rất nhanh, nhưng lại có những lúc cảm giác ngồi rất lâu nhưng thực ra nhìn đồng hồ lại chỉ qua được mười mấy phút là sao thưa ngài ?? Mong ngài bớt chút thời gian khai sáng ..! Kính chờ phúc đáp.

Trả lời: Như tôi có nói rất rõ là; Tốt nhất thì không nên tập trung vào đâu hết, cứ thả lõng và buông xả tất cả. Do các bạn đang thiền, e làm phân tán tư tưởng nên mới phân ra các vị trí tương ứng cho tường Mệnh một cách hợp logic của Đạo. Vì chữ Đạo với nghĩa đen là Đường, Lối... Vả lại, đó là quy luật cũng như trật tự nhất định. Ta chỉ dụng nó khi nào đã nắm được đúng pháp (quy tắc, quy luật) mà thôi. Cho dù bây giờ các bạn có cố tâm cũng không thể được. Vì ta không biết rằng còn thiếu quá nhiều yếu tố cần phải đủ nữa.

Vậy, hiện tượng đau nhức Đản Trung và khó thở là do bạn đã cố tập trung vào vị trí đấy rồi. Rất không nên như thế. Đản Trung chỉ mở, khi nào các tinh khí đã tụ đủ mà thôi. Bằng như các bạn muốn định tâm để trụ vào đấy thì chỉ nên định tại Đan Điền cho tất cả các Mệnh là tốt nhất. Khi nào chọn riêng cho từng bản Mệnh, là do ta đã nắm được tất cả điều kiện yêu cầu mới cần như thế.

Ví dụ: Đan Điền vốn là Khí Hải, là biển khí, là khởi thủy. Trăm sông cũng phải đổ về biển thôi. Vì thế, ta định tâm ý tại vị trí này là dễ tập thở cũng như dễ tụ khí nhất rồi. Vậy khi ta hít vào bằng mũi, từ từ, chậm, sâu… ý và tâm định tại đan điền và phình bụng ra hết cỡ. Sau đó thở ra bằng miệng, cũng từ từ, chậm và hóp bụng vào hết cỡ. Dần sẽ quen thôi. Nhớ chỉ định tâm và ý tại vị trí này thôi nhé. Đừng để cho tâm hay ý theo hơi thở chạy lên hoặc xuống trong quá trình thở như thế là được. Khi đã quen rồi. Ta thả lỏng tâm ý tại đan điền luôn đi. Lúc đó, tự nó cũng vận hành như thế một cách quán tính theo tự nhiên thôi.

Tóm lại; Các bạn đừng cố làm gì. Chỉ nên thả lỏng toàn bộ mà thôi. Chớ nên vội.

Còn khi có cảm giác mới ngồi mà thời gian đã trôi qua rất nhanh là do bạn đã nhập được định trong lúc thiền rồi, nên thời gian không tồn tại nữa, nó trôi qua rất nhanh. Là do ý thức lúc mới tham thiền của bạn không vướng điều gì cả. Nếu như cảm thấy ngồi đã lâu mà thời gian vẫn mới chỉ có 5, 10 phút là do bạn không định được tâm thức mà thôi. Mới đầu thì ai cũng gặp hiện tượng này cả. Trạng thái này là không sao hết, dần rồi sẽ quen và hết thôi. Nếu những lúc gặp phải trạng thái cứ lâu như thế, tốt hơn hết là ta xả thiền và nghỉ ngơi thôi. Đừng cố gắng ngồi thêm cho đủ giờ làm gì. Quy luật bù trừ tự nhiên trong suốt quá trình Thiền, cũng sẽ tự cân bằng và lấp đầy khoảng thời gian đó thôi.

Tuy nhiên không phải vì thế mà cứ bỏ nghỉ thường xuyên là không được.

Mệnh gì thì Mệnh, nhất nhất cứ phải quay về hướng Đông. Vì buổi sớm mai quay về hướng đông là đón mặt trời mọc, chiều quay về hướng tây là tiễn mặt trời lặn. Cứ đổi mặt, e các bạn sẽ không quen, khó định tâm. Ta chỉ cần một hướng đông là đủ.

Vì hướng Đông và Tây là trao đổi nguồn năng lượng điện trường. Còn hướng nam và bắc là trao đổi nguồn năng lượng của từ trường. Trong pháp thiền, ta cần tích năng lượng của điện chứ không phải từ. Sau đó, “Điện” sẽ sinh ra “Từ” thôi. Vì nó cùng một “Trường” trao đổi.

Vạn vật đồng nhất lý. Trước hết, ta cứ theo nguyên lý thứ nhất của Maxwell và Faraday là đơn giản và dễ nhất thôi. Khoan bàn đến nguyên lý thứ hai nhé. Vì nó phức tạp hơn thế nhiều lắm.

Khi hết đề tài khoa học rồi thì tôi sẽ bàn chi tiết đến phép thiền cụ thể nhất. Lúc đó các bạn có toàn quyền nêu thắc mắt cũng như thảo luận, phản biện để tìm ra chân lý chung nhất mà không còn lay động tư duy được nữa.

Mà đề tài chuyên sâu về khoa học cũng sắp hết rồi. Sau đó chỉ có thể viết những điều có tính hợp nhất với tôn giáo và khoa học mà thôi. Vì nó là một, không thể tách riêng ra được nữa.

Một lần cuối; Tôi chân thành khuyên các bạn đừng cố làm gì cả. Nếu đang thiền, chỉ nên thả lỏng tất cả là tốt nhất thôi. Khi nào ngộ được chân lý, hẵng định riêng cho mình được.

Hỏi: Thưa thầy, kiến thức này hay quá nhưng con chưa lĩnh hội hết ạ. Vì sao mặt mình quay về hướng nào lại quan trọng, vì nếu năng lượng rót từ luân xa trên đỉnh đầu xuống luân xa 1 thì cơ thể mình ở hướng nào cũng nhân được năng lượng điện từ như nhau, hay là vì mặt mình có thể thu năng lượng tốt hơn ? Con xin cảm ơn thầy khai sáng cho con ạ !

Trả lời: Câu hỏi này, bạn đọc kỹ lại thông tin trên câu trả lời ở trên cũng gần đủ rồi. Ta chỉ tạm suy như thế này nhé: Cửa không phải có ở khắp nơi trong không gian. Nó phải có vị trí nhất định của nó. Thường thì hướng mặt trời là để đo lường thời gian. Ta không thể căn cứ vào các hướng bất kỳ nào cho được. Thời gian theo sát ta từng giây sống thường hằng. Ta không thể rời nó đi được. Ta phải dõi theo, để còn phải biết được thời khắc nào cửa mở nữa chứ.

Về tôn giáo thì: Chúa nói vườn địa đàng ở phương đông! Phật bảo cõi cực lạc tại phương Tây!!

Thế nhân thì cứ rối loạn khắp cõi ta bà… vậy thôi.

Cứ dõi theo…, bạn Lê Hoàng Thi nhé…

Hỏi: Thưa Thầy, theo hướng dẫn của Thầy khi ngồi thiền hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng - con thấy cách này cơ thể thả lỏng rất tốt, tuy nhiên khi thở ra bằng miệng thì hay bị tiết nước bọt dẫn đến bị mất tập trung, liệu có kỹ thuật nào khắc phục được điểm này để có thể vừa thả lỏng vừa không bị mất tập trung không ah? Con xin cảm ơn Thầy!

Trả lời: Đó là một cái tật xấu mà thôi. Từ từ sẽ hết. Khi thiền, ai ai cũng sẽ có một cái tật xấu riêng xuất hiện. Ta đừng để nó thành thói quen là được. Điển hình như đã từng có một vị thiền sư. Khi tham thiền, bị một thói quen là cứ nuốt nước bọt trong miệng. Đó là thói quen xấu. Vị này không suy thấu, cứ tưởng tượng rồi nghĩ là nước cam lồ trong miệng! Lại viết thành cuốn Kinh Bạch y… mà lan truyền trong xã hội. Khiến nên vô tình gieo rắc sự u mê, lầm lạc cho xã hội nói chung mà không biết được.

Cứ mỗi lần chuẩn bị thiền, bạn cứ tự ý thức xả bỏ cái tật đó là được. Dần rồi sẽ tự mất đi thôi. Nói chung, nó không tác hại hay ảnh hưởng gì cả.

Hỏi: Đệ tử xin Thầy hãy nói rõ thêm cũng như có vài lời chỉ dẫn hữu ích Tối thượng ở điểm này để mọi người có thể hiểu rõ hơn được không ạ

:"" Cuộc này là Thiên Nhân Hợp Phát. Vì thế con người có thể tác động vào mà gây ảnh hưởng đến toàn cục hy vọng sớm tránh tai ách. Bằng như dửng dưng, tai trời, ách nước phải gánh chuốc lấy hạn cho dân tộc là rất đắt. "" ???? Đệ tử xin Cảm ơn Thầy rất nhiều !!!

Trả lời: Cũng theo nguyên lý mà thuyết lượng tử đã chỉ rõ là: Thành phần độc lập cũng có khả năng tác động mà gây ảnh hưởng đến toàn thể.

Điều này phải đến dứt đề tài khoa học thì mới sáng tỏ ra được. Tôi cũng rất muốn nêu ra trước. Nhưng vẫn chưa được.

Vậy bạn cố gắng thêm một vài bài nữa thôi, là chúng ta đã vượt qua được cái sa mạc khoa học đầy khô cằn này rồi. Ánh sáng chỉ có thể nhìn thấy nơi cuối đường hầm mà thôi. Cái đề tài khoa học nó làm tối tăm, hỗn độn tư duy chung hết rồi. Thế nhưng nó lại là yếu tố duy nhất có thể mang lại ánh sáng của chân lý mà không vướng vào sự mê tín bạn Huỳnh Thai Hoa ạ.

Tôi vẫn biết và lưu ý là riêng bạn đang nóng lòng lắm lắm.

Làm sao để các bạn cũng biết rằng quả đúng là như thế thật. Chứ không phải chỉ thấy tôi nói có vẻ chí lý mà các bạn phải cứ tin là như thế.

Hỏi: Thưa Thầy, em đọc nhiều vị tên tuổi nói 2023 là vận ly, thời của điện, chữ giáp cốt, tín hiệu, trí tuệ nhân tạo ... ở đây Thầy viết cung khảm , vậy em hiểu sai chỗ nào, mong Thầy bớt chút thời gian giải thích giùm ạ.

Trả lời: Nếu đúng như những gì bạn đã nêu trong câu hỏi thì: Đó là do các vị có thấy trong sách nói như thế mà nhắc lại thôi. Và cũng chưa có thể nhận rõ đúng sai ở chỗ: Hội Ngọ chứ không phải là Vận. Bởi Hội Ngọ nên nó là Ly. Vận lại thuộc là Kim Cuộc.

Thế nhưng Kim Cuộc là Tàn Cuộc, là cuộc cuối của đất Trời. Vì nó tàn cuộc nên kết thúc cũng như khởi thời mới tại Cung Khảm. Ở trang này bạn cũng thấy tôi đã phối hợp và dụng theo cách tính của mọi quỹ đạo rồi. Điều này có nhĩa là Tổng Các Lịch Sử, không đơn thuần là của một Sách riêng đơn lẻ nào nữa.

Ví dụ như:

Ta sẽ lập một Đại Hội (SEA Game) nào đó…, có tên như là Hội Ngọ chẳng hạn. Thế nhưng ta lại đặt vị trí tại nước Kim (hàn quốc đăng cai) là Vận Kim. Và Thời gian khai hội là mùa Đông thuộc Thời của Thủy vốn là Cung Khảm vậy.

Và ta gọi bao gồm chung chung tổng các nghĩa đó là; “Thế Vận Hội - Mùa Đông. Cứ thế mà thiên hạ Tụ Hội. Tất nhiên ta phải biết vị trí tổ chức cũng như thời gian nữa mới có thể biết để tụ hội được.

Hỏi: Có một vấn đề đặt ra làm tôi thấy thắc mắc khá lâu mà không tìm được lời giải đáp! Khi đọc về cửu tinh phép tôn hay 9 sao thuộc thái ất!Thì cách tính sao và an sao trên bầu trời thái ất khi sao dịch chuyển có sự khác biệt với nhau ở hai cuốn sách: Thái ất thần kinh( tg: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) và Thái Ất Diễn Quái Yếu Giải! Nhìn chung cách tính và an cửu tinh của ngài trùng với cuốn Thái ất thần kinh (Nbk), còn cuốn Thái ất diễn quái yếu giải lại đưa ra ví dụ minh chứng cho cách tính của họ mà tôi ko tìm được căn cứ cũng như tại sao như vậy, cụ thể là:

Trả lời: Chào bạn! Tôi chưa đọc cuốn “Thái Ất Diễn Quái Yếu Giải” như bạn nêu, nên không có câu trả lời cụ thể cho bạn được. Tuy nhiên cho dù là tác giả nào, tôi cũng đã có lời khuyên chung trên trang này cho tất cả các nhà đang dụng và tán Dịch rằng: “Hãy tuyệt đối cẩn thận lại”.

Nếu thế xét: chỉ hai từ “… Diễn Quái…” thôi. Điều này có nghĩa là các vị đấy đang “tán giải”…

Quả thật…, rất nguy hiểm.

Bởi vì tôi chắc chắn một điều rằng: Tất cả họ chưa đủ để biết được nguồn gốc Kinh Dịch có xuất xứ cội nguồn như trên trang này đã từng trình bày trong các bài trước đây. Và điều cơ bản của Dịch được dựa trên nền tảng nào để vận hành. Nguyên nhân đã như thế. Không khéo sẽ tự làm rối mình rồi tự đi vào lối cụt, lại còn gây rối loạn và hoang mang cho người khác là kết quả.

Tôi tin chắc rằng; Họ chỉ lý giải về quy luật vận hành của Ma Trận cấp 3x3 thôi (Cửu cung Lạc Thư), đã là bất khả diễn rồi. Nói gì đến khả “diễn quái” cho được nữa. Tôi đã từng chỉ thẳng ra những khiếm khuyết, sai lầm của các vị bao gồm; Chu Hy, Trình Di, Thiệu Khang Tiết, Khổng Tử, Văn Vương… Thậm chí kể cả Phục Hy, Hoàng Đế. Bạn có thể tham khảo các bài đầu trên trang này.

Chắc chắn, các vị viết Thái Ất Diễn Quái Yếu Giải đó. Đang tôn sùng danh sách mà tôi vừa liệt kê một cách tuyệt đối và bất khả mạo phạm đó đi rồi. Bạn có thể so sánh mà tự suy nhé.

Về học thuật của Thái Ất Thần Kinh nói chung. Ta phải ý thức được là: Diễn Số chứ không phải Diễn Quái. Ngay cả hệ thống của Cửu Tinh này thôi. Bạn ngẫm xem… Là diễn số vận hành của các sao hay là diễn quái của các sao? Cho dù bạn suy trong chừng mực của chi tiết hay là tổng thể cũng không là một ngoại lệ.

Tìm Trực phù năm 2000 (năm Canh Thìn, nguyên Nhâm Tý dương hạ nguyên), số tích niên đến năm 2000 là 10.155.917 năm. Chia cho vòng tiểu chu được số dư là 47, chia tiếp cho 10 thì được 4 dư 7=> ta có trực phù đóng cung 5 tương ứng vs lục Nhâm...Lại lấy số dư 47 chia cho 9, được số dư là 2. Vậy Trực phù là Thiên Nhuế 2 đóng cung 5 ổi họ đưa ra một kết luận là: Năm Canh Thìn thuộc nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên, tính thuận, Thiên Bồng, tại Giáp Tý Mậu đóng cung 5 T (năm thứ 7)

????

Không hiểu và không trùng vs cách tính của Thái ất thần kinh(NbK) và cách tính của ngài !!! Chẳng lẽ họ tính sai ? Vậy thực sự ỹ nghĩa của việc lấy số dư (47) chia cho 9 là gì ? Và vì sao lại như vậy? Mong ngài khai thị ! Vì cách tính này được quyển sách này dùng để tính rất nhiều sao khác trong đó có : Tứ thần, Thiên ất, trực phù, địa ất, quân cơ, dân cơ.... và kết quả đều khác với Thái ất Thần Kinh(NBK) ... nên tin sách nào thưa ngài? Kẻ hậu bối kiến thức thô thiển ko phân biệt được lại làm phiền ngài Phúc Đáp.

Hỏi: Hào thứ 7: Dụng cửu của thuần càn: Kiến quần Long vô thủ, cát ... ngài có giải thk tiềm ẩn ý là nói tới dân tộc lạc Việt bị lạc mất tổ tiên, cũng như Kinh Dịch vậy? Vậy tại sao khi gặp hào thứ 7, dụng cửu tức dụng tới nó là Kiến Quần Long Vô Thủ lại Cát tức là lại tốt ko? Tôi thấy nhiều học giả cãi nhau rất nhiều mà cũng chả có sách nào thống nhất quan điểm cả ! Mong ngài khai thị cho kẻ dốt nát này ?!

Trả lời: Các vị tranh cãi này họ không ý thức được là:

1. Ta phải biết cách đọc văn u mặc đã. Vì Kinh Dịch vốn được viết bằng thể loại văn u mặc này.

2. Cội nguồn Kinh Dịch vốn là của Người Việt. Trung Quốc đã lấy cắp. Và họ cũng chưa có thể hiểu thấu Kinh Dịch mà chỉ làm rối loạn và sai lạc sự thật thêm mà thôi.

3. Ta phải sử dụng đủ 3 công cụ ngôn ngữ để khai thác mới được. Ngay cả ngôn ngữ mà họ dùng để tranh cãi đó. Cũng chỉ là dạng ngôn ngữ đơn thuần chứ chưa phải là văn u mặc. Làm sao có thể đưa chân lý thực tại ra trước ánh sáng của tri thức chung cho được.

Họ còn chưa biết cách Dụng Cửu ra làm sao nữa. Lấy gì để tranh cãi. Ta chỉ quen nói đến những điều mà mình chưa bao giờ được biết tới cho nổi. Ví như câu “Quần Long Vô Thủ, Cát”. Là bởi câu này là của Văn Vương. Dĩ nhiên nếu Văn Vương mà gặp phải một bầy rồng đang bị lạc mất đầu là rất tốt đối với Văn Vương rồi vậy. Đã không đầu thì chỉ bằng như là một đám mù rờ voi thôi.

Nếu như gặp phải chỉ mỗi một con rồng có đầu thôi. Ắt là đại Hung cho Văn Vương và cội nguồn văn hóa của người Trung Quốc nói chung rồi. Nói chi đến cả một bầy rồng có đủ 9 đầu nữa.

Vậy nếu như: “Quần Long Hữu Thủ…” thì mới là Cát được. Sao có thể “Quần Long Vô Thủ” mà lại Cát cho được. Nó chỉ Cát cho kẻ trộm thôi. Là Đại Hung cho gia chủ đấy. Dĩ nhiên, phàm đã là kẻ mù thì không thể nhìn thấy cho được.

Điển hình:

Ngày xưa Mã Viện đã dụng phép Dụng Cửu để trấn Đầu Rồng của nước Việt. Các bạn thử xem với câu “Quần Long Vô Thủ” đấy: Ai Cát, ai Hung? Tưởng tôi cũng không phải diễn giải nữa mà các bạn cũng dư hiểu thấu sự việc rồi vậy.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét