📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.74 - TAM KỲ LỤC NGHI | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

 

(Theo câu hỏi của bạn đọc Tuấn Nguyễn)

… “Có khúc mắc một chút trong ‚’’ biểu đồ thế cục của tam kỳ lục nghi ( trong Kỳ môn độn giáp) là, đối với cung Khảm thì hiện nay đang bố trí là các tiết khí là Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn là hết cung Khảm, nhưng trên đồ hình của thầy đưa lên thì cung Khảm lại bắt đầu từ Tý là tiết Đông chí, đến Tiểu hàn, Đại hàn thì lại chuyển sang vị trí của Sửu thuộc cung Cấn một cung là tiết Đại hàn, Thầy có thể giảng về sự khác nhau đó được không ạh".

Trước hết, chúng ta cùng nhau tham luận những ý mà tôi sẽ nêu ra như sau:

Đầu tiên trên trang này bàn đến việc chúng ta lạc mất cội nguồn bao gồm lịch sử, văn hóa và giống nòi Thần Tiên. Quan sát rộng ra…, Nền khoa học cũng đang lạc mất nguyên nhân! Rồi tôn giáo cũng lạc luôn cả chân lý của đạo từ thuở tạo thiên lập địa mà các giáo chủ thay nhau chuyển kiếp…, mong vãn hồi trật tự đã mãi rối loạn theo năm tháng. Từ đó khiến nên quy luật của vũ trụ phải đến hồi phải đào thải, tận diệt.

Tuy nhiên, đến thời điểm này. Chúng ta đã cùng nhau xác định được 2 vị trí thực tại, tiềm ẩn trong mô hình trật tự tự nhiên của vũ trụ rồi. Đó là một thành quả nhất định đã đạt được cho quan điểm cũng như tư duy chung của chúng ta. Các bạn nhớ bước chân đầu tiên chúng ta tìm hiểu ở chốn mà tôi gọi là Thiên nhai Hải giác. Vậy Thiên Nhai có nghĩa là Chân Trời và Hải Giác là Góc Biển rồi vậy.

Thế nên từ đây suy ra…; Nếu liên tưởng đến đồ hình của mô hình không – thời gian đơn thuần, cơ bản nhất có mẫu tương quan với biểu đồ của Cửu Cung trong Dịch Lý nói chung. Và ta quan sát thấy đối với vùng chân trời thì sự kiện chất điểm phải xuất hiện tại vị trí của Sao Bắc Đẩu. Thuộc về vị trí của cung Khảm (khởi thủy) phía trên của biểu đồ là tuyệt đối. Tất nhiên để đối lập với trật tự tự nhiên đó, miền hải phận phải có định xứ nguyên nhân tại vị trí gốc của không – thời gian là ở vào hướng Tây Nam của đồ hình. Ta có thể tham lược lại biểu đồ đó như sau:

Vậy căn cứ vào nền tảng cơ sở này. Tôi sẽ bố trí cùng các bạn, mô hình của Kỳ Môn Độn Giáp vào biểu đồ đó với trật tự tự nhiên như sau: 

Các bạn còn nhớ tôi thường nói câu “định phương, lập hướng” trong những bài viết trước đây! Cho nên quan sát biểu đồ trên đây thì trong hình thứ nhất vốn là âm tính. Thế nên ta bố trí trật tự của Tứ Lập theo 4 Tiết Chính trong năm, phải ở vào vị trí của 4 góc này. Tất nhiên các bạn thấy trong hình hai là Tứ Phương với vị trí của 4 Tiết chính khác nữa, vốn thuộc dương tính nên phải có vị trí như thế mà không thể sai lạc cho được. Tất nhiên đó là 8 tiết chính trong 24 Tiết của một năm mà ta quen nghe gọi là Bát Tiết. Dĩ nhiên chúng ta đều đã biết trong Bát Tiết này thì Tiết Đông Chí thuộc khởi sơ khí của đầu năm. Đồng thời vị trí đó phải là Cung Khảm, nên cũng gọi là Khởi Thủy vậy.

Do mỗi Tiết, ứng với các Cung và số như; Khảm=1, Khôn=2, Chấn=3, Tốn=4, Kiền=6, Đoài=7, Cấn=8, Ly=9. Phù hợp với Bát Quái của Lạc Thư. Trong quy luật của Bát Tiết thì cứ mỗi Tiết chính lại kiêm hai Tiết phụ trong cùng một cung đó như sau:

Qua sự bố trí theo trật tự ở trên. Ta thấy cứ một trong 8 tiết chính thì đều kiêm 2 tiết phụ trong đó. Và cứ 3 tiết (tam tài) là cơ cấu hình thành bên trong của một Cung Quái như Kiền, Khảm v.v… Ta không có thể bố trí một cách tùy tiện, mất trật tự của mô hình tự nhiên cho được. Về nguyên tắc này, tôi cũng đã có bố trí trong hình “Thái Cực Tượng Đồ của Nước Việt Nam Trong Kỷ Nguyên Mới” ở trang các bài trước đấy. Cung Khảm nhất định kiêm 3 tiết Đông Chí – Tiểu Hàn – Đại Hàn không khác được. Bằng không, ta không có thể nào mà lập Kỳ Môn Độn Giáp cho được. Nếu cố lập nữa, ắt cũng không thể nào dụng cho được cả. Bởi nó đã sai với mô hình vốn có của vũ trụ vận hành từ cội rễ rồi.

Ta nắm được cái gốc nguyên nhân cũng như nền tảng cơ sở của trật tự quy luật này. Tác giả nào viết sai trật tự của mô hình tự nhiên này là ta nhất định biết là sai ngay tức khắc. Bằng như họ cố cãi nữa! Ta đủ biết phải làm sao rồi vậy. Thế nên; Sách không còn đủ giá trị để minh chứng đúng sai nữa rồi vậy. Do ta đã biết cũng như hiểu thấu sự việc từ nguyên nhân của những sự việc đó, vốn là như thế rồi.

Khi ta bố trí một đồ bàn Bát Quái hay Bát Môn như xưa nay. Thì những giá trị này là hoàn toàn không có chữ. Vậy ta phải biết đọc cả chỗ không có chữ này trong sự tưởng tượng của tư duy nữa. Thế nên mới có sự việc như: Cùng một đồ hình, mà tại sao người này nhìn vào lại “thấy” nhiều giá trị thông tin hơn người khác là chính ổ chỗ “không có chữ” này mà ra cả. Vậy kết quả là cùng nhìn như nhau, thế nhưng giá trị lại lệ thuộc vào cái vốn tri thức mà mỗi người đã tích lũy trước đó, khiến nên có khác thành quả đạt được.

Cái sự học này mới gọi là “tư tưởng học thuật”. Mắt nhìn không thể nào thấu cho được rồi. Bởi những giá trị ngôn ngữ đó là hoàn toàn vô hình cả thảy. Thế nên mới gọi là Thiên Cơ. Không phải che hay giấu đi giống như cái học của thế nhân. Cứ phơi bày ra trước mắt cả đấy, chẳng ai có thể học hay lấy đi đâu cho được cả. Bởi có chữ nào đâu mà phải che với giấu!? Đó là ta đã Lĩnh Hội được tư tưởng của học thuật này.

Dĩ nhiên, nếu ta bố trí những trật tự như trên sai lạc quy luật đi. Tất nhiên ta không có thể vận dụng nó cho được. Bằng như cố khai thác, ta phải mất công sức đến hết cả một đời mà vẫn chưa có thể biết cũng như lĩnh hội nổi học thuật này cho được. Những tình trạng như thế, đã xảy ra không biết bao nhiêu cho thế nhân chúng ta xưa nay, một khi ai đó khai thác đề tài này.

Và sau đây, tôi mới có thể ứng dụng mà khai thác cùng các bạn tham khảo như sau.

Tính từ khởi thủy là tại Cung Khảm. Bởi khí đầu năm vận hành tại vị trí của Tiết Đông Chí. Vốn là dương khí, nên vận hành hết nửa vòng là đến hết tiết mang chủng thuộc thuận hành. Ta cũng biết đó thuộc là phần dương, theo mô hình lưỡng nghi của Thái Cực. Rồi từ tiết Hạ chí đến hết tiết Đại Tuyết thuộc âm, nên vận hành theo chiều nghịch.

Thế nên căn cứ vào số 1 tại cung Khảm làm thế cuộc đầu tiên. Từ đó ta tính đi… và kết hợp những giá trị của nơi không chữ trong tư duy như: Một năm có 24 Tiết. Cứ 2 tiết vào 1 tháng là hợp với 12 tháng trong năm. Lại 2 tháng vào 1 Khí, thành ra 6 Khí cả thảy. Lại 1 Tiết có 3 Hậu, 1 Hậu có 5 ngày. Vậy 72 Hậu x 5 ngày = 360 ngày trong 1 năm trọn. Vậy ta tính nữa năm đầu, tính từ tiết đông chí là có 36 thế cuộc vận hành theo dương thế. Cho nên:

Vậy dương thì hành âm nên ta lấy số 1 của Cung Khảm làm kỳ thứ nhất là thượng nguyên, Thiên lý, Ất kỳ, v.v… những giá trị có liên quan. Cộng với số của Lão âm là 6. Thế nên ta có cuộc thứ hai là số 7, vận hành theo quy luật của trung nguyên thế. Và cuối cùng thì lại 7 + 6 nữa là được 13. Ta lại lấy đó trừ cho số 9 là Lão Dương, ta sẽ được 13-9=4. Đó chính là số của cuộc thế hạ nguyên mà ta đã thấy như 1 – 7 – 4 trên biểu đồ của Tam Kỳ Lục Nghi.

Một ví dụ điển hình như; Nếu các bạn đang đọc bài này vào từ ngày thứ 20 đến hết ngày 25 tháng này (âl). Là ta phải căn cứ vào số của Tam Kỳ Lục nghi của Tiết Đại Hàn mà lập thế cuộc kỳ môn số 9 (thuộc vận hành theo thế cuộc trung nguyên) trong tất cả 72 thế trận Kỳ Môn Độn Giáp. Ta có thể theo thế cục đó mà tính tùy theo là 5 ngày , 5 tháng, 5 năm v.v…, cho từng sự kiện muốn ứng dụng mà xem xét. Đó là lệ chung. Tuy nhiên cũng tránh gặp phải các bạn khác lại thắc mắc, vội đả kích. Nên tôi lưu ý rằng: Năm nay là năm Nhuận, nên Kỳ Môn rất khó tính. Thế nên ta phải dụng đến phép Siêu Thần, Tiếp Khí mới bố trận chính xác được. Là học thuật khó nhất trong Kỳ Môn Độn Giáp. Bởi ngày 19 trở đi đã là chuyển ra thế cục khác mất rồi. Do tháng nhuận tác động mà ra lạc Tiết, Khí đi hết. Thế nên thay vì cục số 9 như thường lệ đó. Ta phải lập cục thế số 8 mới chính xác được! Phức tạp vô cùng. Tôi tạm lưu ý như thế, kẻo lại làm rối các bạn lên hết mà không nắm bắt được. Chu Du ngày xưa thua Khổng Minh chính là bởi yếu tố này mà tính không ra Gió đổi hướng trong trận Xích Bích đấy.

Từ đây ta mới có thể hiểu ra được rằng: Cái đàn mà Khổng Minh lập ngày đó để hú gió gọi mưa chỉ là đòn hỏa mù mà thôi. Bởi không ai có thể hiểu nguyên cớ này cho nổi, cứ hồ nghi. E họ trễ nải việc binh, nên phải giả lập cái đàn như thế để mọi người không dám xem thường mà trễ nải việc binh. Người đời không hiểu thấu cơ sự, nên lại cho rằng Khổng Minh có khả năng khiến cả quỷ thần mà điều cả gió, khiển lẫn mưa! Lại dìu dắt nhau vào sự mê tín cả một lượt. Từ đây mới dẫn đến những sự việc học đòi theo mà lập đàn, cắm cờ xanh đỏ, rồi bấm độn, đọc thần chú, đốt bùa mà gây rối loạn hết cả thiên hạ đi hết một lượt. Tôi mà kể đến chuyện “sái đậu thành binh” ra đây nữa là… Các bạn phải lăn quay ra mà ôm bụng, cười lau nước mắt không kịp với các vở diễn hề đối với thiên cơ luôn đấy. Nói sao hết việc thế nhân đại loạn mà gây rối trật tự xã hội mãi xưa nay.

Tôi nhắc thêm về Tam Kỳ Lục Nghi có nghĩa là: Kỳ Môn là chu kỳ của thời gian vận hành qua 8 Cửa. Trong đó thì Can Giáp phải độn trong mô hình của Cửu Cung đó. Và Tam Kỳ cũng có nghĩa như thế. Là 3 chu kỳ của thời gian vận hành mà vạn vật đều nhất loạt chịu sự tác động chung trong cùng một quy luật đó mà biến hóa theo. Đó là Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên. Ý nghĩa của thuật này phối vào với ý của Thập Thiên Can như sau:

Do Giáp đã độn (Độn Giáp), cho hợp với 9 cung. Vậy ta tính từ 1 là Ất, 2 Bính, 3 Đinh. Ta gọi đây là Tam Kỳ. Chu kỳ thứ nhất thì gọi là Ất Kỳ, thuộc thượng nguyên cuộc thế. Chu kỳ thứ hai là Bính Kỳ, là trung nguyên cuộc. Và chu kỳ thứ ba là Đinh kỳ với hạ nguyên vậy. Số can còn lại, được tính từ Mậu đến Quý là 6 Can cả thảy. Ta gọi đó là Lục Nghi. Nghi ở đây có nghĩa là Ngôi, là chỉ vị trí của Can đó. Đấy là ý nghĩa của thuật ngữ Tam Kỳ Lục Nghi mà học thuật Kỳ Môn Độn Giáp sử dụng.

Vậy ta thấy, trong một Tiết, đã có tất cả 3 sự vận hành theo tam lý trong đó rồi. Vậy tính chi tiết ra thì ta có 1 kỳ là 5 ngày bằng 1 Hậu. Thời gian tính như ngày xưa thì 12 giờ là 1 ngày. Ta có 12 giờ x 5 ngày = 60 giờ! Điều này có nghĩa là Một nguyên với 60 năm, tương ứng với chu kỳ vận hành của 60 Hoa Giáp là trọn đủ 1 vòng. Mô hình đó đã phản ảnh một cách chi ly trong khoảng thời gian của 1 Hậu với 60 giờ rồi. Như thế, ta có thể nắm diễn biến sự việc trong có thể nói được là từng phút rồi vậy. Thậm chí, có thể tính đến từng sát na như lời phật từng có nói đến. Những giá trị của cái gọi là sát na đó. Hôm nay nhân loại chúng ta mới có thể bám kịp cùng vận tốc của ánh sáng mà có thể chi phối được tốc độ của một đầu đạn hạt nhân đã rời bệ phóng, vốn mang đầy tham vọng của loài người.

Tất nhiên; Ta biết được lúc nào mà đầu đạn đó đang đi vào vùng mà chu kỳ của không - thời gian thuộc Cửa Tử. Thiên La đang đợi sẵn… Lưới trời lồng lộng mà thế nhân khó có thể thoát cho được rồi vậy.


Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

-----------------------

Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Dạ kẻ hậu học này có đôi lời thỉnh giáo. Xin Tiên Sinh vui lòng chỉ giáo. Trước tiên xin hỏi về cội nguồn dân tộc. Mẹ Âu Cơ đả mang giống Rồng Tiên vào miền Trung là định cư ở đâu,có phải là Huế hay Quảng Nam không và sao cùng giống nòi mà người Chiêm Thành tóc xoăn da ngăm khác người Việt. Hay người Chiêm Thành lai với người Nam Đảo Mã Lai In Đô? Dẫu biết rằng người như là hoa thị(ung thị, trà thị, chế thị...vv) vua Chiêm đánh Thăng Long tan tác nhưng không chiếm nước Việt.?

Trả lời: Kể từ khi chia tay Lạc Long tại vùng Nghĩa Lĩnh. Âu Cơ đã dẫn 50 người con vượt qua dòng Sông Lam và định ranh giới tại Quảng Bình và Hà Tĩnh hiện nay. Hai người anh em đầu dòng là Khu Liên đứng trấn ải từ khu vực Quảng Bình đến Bắc núi Bạch Mã, Đèo Hải Vân. Khu Túc kiểm soát từ phía nam Bạch Mã đến Cổng Trời là đèo Phụng Hoàng thuộc Khánh Hòa. Đô định tại khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi với tên là Đồng Dương. Sau khi Lê Hoàn phá tan thành này. Kinh Đô được dời về Bình Định, tại Quy Nhơn là thành Đồ Bàn (Phật Thệ). Cố Đô Huế là do Nhà Nguyễn lập chứ không phải người Chiêm Thành. Sau đó lại chia ra hai thế lực là Nam Chiêm và Bắc Chiêm. Nam Chiêm kiểm soát từ Khánh Hòa vào đến Ninh Thuận, Đắc Lắc, Lâm Đồng hiện nay (chiếm được của nước Phù Nam). Từ Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước là của nước Phù Nam. Vốn tách ra trước đó từ Vua Phạm Hùng tại Khu Túc xưa kia mà mở nước là Vua Phạm Mạn và Phạm Kinh Sinh. Đô đặt tại Sài Côn (sài gòn) là Đặc Mục. Nước Phù Nam kiểm soát đến bờ bắc sông Cửu Long. Vĩnh Long là ranh giới với Chân Lạp. Sau này lại chia ra Thủy Chân Lạp kiểm soát từ bờ nam sông Cửu Long là Hậu Giang đến Cao Miên.

Thật ra, gen từ cội nguồn thì bên dòng Âu Cơ đa phần là da ngăm đen rồi. Do thích nghi phong thổ tự nhiên ở miền núi (giống Huyền Vũ).

Sở dĩ hai dòng lạc gốc cội nguồn mà ra anh em một nhà lại đánh nhau như thế (người Việt xưa nay cũng vậy, cứ gà một mẹ mà đá nhau mãi đấy thôi). Hiện nay, lại càng đang bôi mặt đá nhau cật lực hơn nữa!!!

Xem xét kỹ càng lại thì thấy được rằng: Hễ cứ dòng Mẹ đứng đầu là loạn lạc. Tính từ An Dương Vương, Bởi là Mẹ nên giai đoạn đó nước Chiêm thường liên trợ thủ cùng nhau. Hễ lúc nào dòng Cha trị vì thì dòng Mẹ lại đánh! Trải dài suốt lịch sử qua tất cả các tiều đại, đều diễn ra như thế cả.

Tóm lại: Kho tàng văn hóa dân tộc Việt có câu răn mà cháu con không lĩnh hội nổi; “Con không Cha như nhà không nóc” mà ra như thế cả đấy?!

Thế hệ hôm nay chớ có mê lầm mãi nữa nữa. Hãy tỉnh ngộ giống nòi cho kịp kỳ cuối mà trời đã an định.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét