📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.77 - TẢN MẠN ĐẦU NĂM MẬU TUẤT | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Chào xuân Mậu Tuất cùng các bạn trên trang Ký Sự Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư. Chúng ta cùng tán gẫu đầu năm làm động lực nhé. Nếu tính theo Ngũ Can Tuất, thì Mậu Tuất thuộc về “con chó đá”!
Thoạt nghe cũng lạ tai! Bởi như Giáp Tuất là chó gỗ (Mộc), Bính Tuất rõ là chó lửa (Hỏa) đi rồi còn gì? Vậy xét tiếp Canh Tuất là chó sắt (Kim) và Nhâm Tuất đành là chó nước (Thủy) thôi vậy. Thế nên Mậu Tuất, ắt chúng ta phải xem là chó đá (Thổ) các bạn nhé!
Nếu như dòng sử thiêng của giống nòi Thần Tiên, trót đã đa mang nặng gánh thiên thư với thiên tượng Hòn Vọng Phu nơi ải bắc Lạng sơn thì; Tại Nam môn quan cũng đáp lại tượng Hòn Phu Tử ở Kiên Giang, cùng ngóng chờ thời khắc giống nòi đoàn viên sau bao ngàn năm chia lìa. Thế nên văn hóa của dân tộc này cũng kịp có một trang huyền tích của Con Chó Đá cho đủ được gọi là đèo bòng vậy!
Một con chó ngóng chủ trong trang sử của dân tộc, suốt bao ngàn năm cũng hóa đá mà trung thành cùng đôi tượng chủ đang mãi lạc nhau!? Mong lắm thay. Con chó đá của năm nay, rũ bụi rêu phong của thời gian từng phủ lấp ký ức dân tộc Việt. Bất chợt vẫy đuôi, mừng chủ về đến đúng thời điểm mà ngàn năm giống nòi đã từng ngóng chờ trong linh cảm của núi sông bao đời qua. Chúng ta cũng đã từng biết được rằng; Con Chó Đá ngóng chủ trong trang sử thiêng của người Việt đó. Chỉ đứng lên vẫy đuôi mừng, khi chủ đã được ghi danh trong sách trời là đỗ Trạng Nguyên mà thôi. Bằng không, chó đá vẫn trơ như tượng phỗng mà ngồi ngóng mãi cùng năm tháng…, một cách trung thành miệt mài theo thiên ý.
Chúng ta cùng nhau dò tìm lại dấu vết xưa kia, kể từ khi giống nòi Bách Việt phải lưu lạc vì chiến tranh do tham vọng của thiên hạ. Vậy thì mấy ai hôm nay, trong nhóm Bách Việt đó. Biết được rằng chúng ta đã từng lạc mất dòng Lang Việt, trong giai đoạn nào đó của quá khứ đầy tang thương vốn đong đầy oan khốc. Từ đó, dẫn đến nhánh rẽ của dòng sử thiêng mà phải lạc mất một trong những tộc đầu dòng như thế?! Bởi tộc Lang Việt vốn lấy linh vật Thiên Lang làm linh hiệu (logo)!!! Nguồn gốc có diễn biến nơi đầu nguồn dòng sử của giống nòi Bách Việt, được tôi mô tả lại cùng các bạn như sau:
Các bạn riêng trên trang này đã biết qua giai đoạn khi Hoàng Đế thôn tính xong Thần Nông và Xi Vưu thì đã thành dân chung một nước. Tôi có nhắc đến việc hai tộc Phục Hy và Xi Vưu kết duyên cùng tộc Hoàng Đế (Hữu Hùng) thì được gọi là Hoa Trung (dẫn đến tên gọi như Trung Hoa ngày nay. Do ý từ chữ Trung Hòa mà ra). Khi Hoàng Đế gả con về với Xi Vưu thì được gọi là Hoa Hạ. Bằng như gả cho Phục Hy thì là Hoa Thượng. Thế nhưng ở đây chúng ta chưa bàn đến chuyện dòng của Phục Hy gả về cho Xi Vưu! Đó chính là dòng mà sử xưa gọi là Lang Việt, Điền Việt. Cho nên cái huyền tích Ngưu Lang Chức Nữ, cũng là để ám chỉ đến sự kiện này mà ra cả!
Để các bạn có thể hình dung sâu hơn nữa về cội nguồn. Tôi lại phải giới thiệu sơ qua cái gốc của sự việc đó, có nguyên nhân như sau:
Trong “Kỷ Tam Nguyên” mà ta quen gọi là Tam Tài ban đầu đó. Ta thấy có 3 dòng là Hữu Hùng, Xi Vưu và Phục Hy. Trong đó, thì họ Hồng Bàng của Xi Vưu mới là Cổ Thiên Tử mà thôi. Khi Hữu Hùng chiếm được thì mới tự lạm xưng là Hoàng Đế như ta đã biết. Thế nhưng trong giai đoạn của dòng sử xa mờ này. Khó có một ai có thể nhận ra được là;
Cha của Hoàng Đế là dòng về Thiếu Điển. Vậy cha của Chiến Thần Xi Vưu chính là dòng thuộc Thái Điển rồi vậy. Thế nhưng cha của Phục Hy là thuộc phả hệ của dòng nào? Giai đoạn mà tôi đang nhắc đến cùng các bạn ở đây chính là giai đoạn của cái gọi là Kỷ Nhị Nguyên phân lập. Cho nên, chưa có sự hiện diện của dòng Phục Hy. Đây là một sự thật mà trong thiên thư ghi chép một cách rất rõ ràng.
Bởi vì ta chỉ biết trong Kỷ Tam Nguyên, có sự hiện diện của Tam Tộc là Xi Vưu, Hoàng Đế, Phục Hy đại diện cho nguyên lý Tam Dương. Về Tam Âm là Kim Mẫu Nương Nương, Cửu Thiên Huyền Nữ và Nữ Oa Nương Nương. Từ đây, ta đều manh nha hiểu được ra rằng; Nữ Oa là vợ của Phục Hy, Tây Vương Mẫu là vợ của Hoàng Đế và Tiên Huyền Nữ là vợ của Xi Vưu. Đó là bộ Tam âm Tam dương của buổi ban đầu khởi nguồn mọi dòng sử của toàn miền quá khứ thuở hồng hoang này.
Ta không biết được rằng Phục Hy vốn lại là một thuộc quyền dưới trướng của Tây Vương Mẫu trong cung Diêu Trì mà ra. Sau khi Kim Mẫu theo về với Hoàng Đế, thì Phục Hy cũng theo mà cùng ngụ trong gò Hiên Viên của Tòa Bắc Đẩu. Chính vì sau đó, trộm tuyệt kỹ Dao Cầm mà xảy ra việc Hoàng Đế phát hiện, phải cất thân chinh phạt Thần Nông. Rồi từ đó kéo theo đến việc thôn tính Xi Vưu. Từ đây khiến dẫn đến loạn lạc ra khắp thiên hạ đến tận hôm nay, khi chúng ta đang cùng tham luận những tản mạn này. Ta không được lầm lẫn giữa Hiên Viên là Phục Hy với Hữu Hùng là Hoàng Đế. Và sau này sử mới gọi chung là Hiên Viên Hoàng Đế, Cộng Chủ, Cộng Công, hoặc Viêm Hoàng tử tôn là một. Đó chính là sự chủ đích lập lờ đánh lận con đen của họ mà ra. Không hề có việc đế Du Võng mãi tận đời thứ 8 nào, thêm thắt để lạc được vào đây cả. Mọi sai lạc này là từ Ngô Sĩ Liên bày ra một cách vô lối.
Việc Nữ Oa từng gieo cả quả núi về phía của Chiến Thần Xi Vưu khi xưa mà sử của họ còn ghi lại. Vậy thì đời của Đế Du Võng, thuộc hàng Chút, Chít đời thứ 8 nào lại dám cả gan hiện diện nơi đây cho được. Lại còn là con của Đế Lai thì càng phải xóa kịch bản này đi nhanh hơn mà thôi. Bởi điều đó thật khôi hài lắm thay. Lại câu Cộng Chủ mà Tư Mã Thiên có nhắc đến đối với Cổ Thiên tử Xi Vưu. Chính là Hoàng Đế và Thần Nông chứ không phải là Du Võng bao giờ cả. Vậy trận Phản Tuyền, chính là trận đánh mà Hoàng Đế đã diệt Thần Nông mà thôi.
Ta thấy, cái gọi là Viễn Đông Bác Cổ của người Pháp đó. Không đủ để lạm bàn đến huyền sử của dòng Bách Việt cho nổi là một sự thật rồi vậy. Bởi vì cái nhìn nông cạn của họ vẫn bị che khuất từ bức màn của Ngô Sĩ Liên là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư mà thôi. Dĩ nhiên lối mòn đó sẽ dẫn tư duy của các học giả lẫn sử gia người Pháp đến với sử ký của Tư Mã Thiên mà thôi. Tóm lại; Người Pháp, không hề đủ khả năng để quan sát cũng như đánh giá đến cội nguồn của dân tộc Việt Nam này cho được. Thật đáng buồn thay cho giống nòi. Bởi không ít những thế hệ trước đây, từng du học bên Pháp. Đã có những quan điểm lai căn về cội nguồn của Dân Tộc Việt Nam hôm nay.
Cho nên ta thấy dòng Lang Việt với linh tượng Thiên Lang đó. Người Trung Quốc đã gọi là dòng Sói Lang! Thế nhưng họ không thể nào che được một sự thật là dòng Hoàng Đế lẫn Xi Vưu vẫn gọi là Thần Nhị Lang. Dĩ nhiên với quan điểm của Tiên Đạo thì Hạo Thiên Khuyển phải là của Nhị Lang Thần mà không khác chủ cho được. Tề Thiên, nhất thiết phải sợ Hạo Thiên Khuyển.
Tản mạn mãi những giềng mối rối loạn, phủ lấp như thế. Chúng ta mới có thể bàn thảo đến con chó đá hôm nay trong huyền sử của dân tộc, trước ngưỡng cửa của năm Mậu Tuất này cho được.
Về tộc Lang Việt trong Bách Việt đó. Xưa kia sử sách từng có ghi chép lại là nước Dạ Lang, Thiên Độc, Tang Kha, Phù Đồ… Vì thế cho nên ta mới thấy nước Phù Tang hay Phù Nam là ý ám chỉ đến dòng Lang Việt của nước Dạ Lang này. Đa số đã bị lạc mất tông tích của dòng tộc này nói chung. Đã từng có rất hiếm những học giả, sử gia cứ ngỡ rằng họ đã bị tuyệt chủng cùng với Nước Điền Việt trong giai đoạn Nhà Hán đô hộ 1000 năm mất đi rồi. Bởi vì khi Nhà Hán thôn tính nước Nam Việt của Triệu Đà. Đã từng có âm mưu liên kết cùng nước Dạ Lang, sau mới có thể đánh úp được nước Nam Việt của Triệu Đà khi xưa.
Ta thấy sử xưa chỉ thoáng nhắc nhớ đến đại loại như Hoài Nam…, Nam Hoa… Người Việt đến nay vẫn nhắc trong sự tiếc thương da diết cho giống nòi này qua những ca điệu Nam Ai, Nam Bình của miền Trung. Hay như khúc Dạ Cổ Hoài Lang của người miền Nam vậy. Thế nhưng có mấy ai hiểu được những lời ca ai oán đó, cốt là để thương nhớ về dòng Lang Việt này, đã từng thất lạc giống nòi trong quá khứ khi xưa bởi chiến tranh. Ta có thể xét thấy sự kiện dẫn đến loạn lạc vì chiến tranh, không phải từ trận Trác Lộc. Mà là từ giai đoạn Nhà Thương vượt qua sông Dương Tử. Đánh vào nước Xích Quỹ của Kinh Dương Vương nơi Hồ Động Đình và Hồ Phiên Dương mà ra.
Tiếp đến là sự loạn lạc thứ hai xảy ra là khi Tần Thủy Hoàng đánh vào vùng Ngũ Lĩnh. Khi đó các tộc bao gồm Kinh Việt, Dương Việt, Thường Việt, Mân Việt, Lang Việt, Điền Việt, Tây Âu, Âu Việt, Lạc Việt… đang sinh sống toàn vùng phía bờ nam sông Dương Tử. Chính giai đoạn này mà dòng Bách Việt với địa phận của Nước Điền Việt, giáp với Miến Điện và Ai Lao. Họ đã di tản ra các nước quanh vùng, kể cả Ấn Độ. Do dòng Thường Việt, Dương Việt là chủ đạo từ dòng Mẹ (Tiên Huyền Nữ). Thế nên dòng này đã hòa huyết với toàn vùng khi đấy.
Khảo luận nơi đây, buộc chúng ta phải xem xét kỹ càng hơn giai đoạn ly tán này của giống nòi Bách Việt như sau: Giai đoạn này chính là giai đoạn Xuân Thu, thuộc Đông Chu. Đồng thời cũng chính là lúc Phật Thích Ca tại thế ở Ấn Độ. Với dòng Thường Việt, dòng có và hiểu rất rõ về di ấn của Quy Tàng Dịch đang lưu cư bên đó (di tản từ chiến tranh Nhà Thương). Và việc Đề Bà Đạt Đa cùng với Kiều Trần Như tức tốc dò tìm sang Việt Nam như tôi từng có nhắc đến là hoàn toàn hợp logic. Bởi dò theo dấu chân của Kiều Trần Như, thì sẽ thấy trước khi đến nước Phù Nam trong giai đoạn đó. Kiều Trần Như đã từng đi qua nước Dạ Lang (Phù Đồ) của dòng Lang Việt. Không phải ngẫu nhiên mà thiên ý định cho A Nan khi mất đi, đã nguyện hóa thành giống Quạ. Một loài chim chỉ chờ ngày 7 tháng 7 hằng năm. Chỉ một lòng đội đá, bắc cầu cho sự chia cắt của Ngưu Lang và Chức Nữ đâu các bạn ạ!
Lại một nhóm Thường Việt khác, vốn có nguồn gốc từ Âu Cơ (Âu Việt). Từ nước Chiêm Thành, Phù Nam, hòa huyết ra các nước Cát Miệt (Cao Miên, Campuchia), Thái Lan, Malaysia… Nói chung họ là dòng Thường Việt, Dương Việt, Âu Việt mà ngày nay ta gọi là Thái, Tráng (Choang)… Về người Thái Lan, vốn được hòa huyết cùng người bản xứ là Cát Miệt với Thái của dòng Thường Việt, Dương Việt này mà ra. Thế nên ta không lấy làm ngạc nhiên gì cho mấy, khi biết các nước này có chung gen di truyền và cùng một tiếng nói cội nguồn của người Thái, Tráng tại Việt Nam.
Vấn đề là Nước Dạ Lang, sau khi bị Nhà Hán xóa mất trong quá khứ lịch sử. Dòng Lang Việt này hiện nay, đang lưu lạc nơi đâu? Bởi xét tượng trời theo Thiên Thư thì con Chó Đá, vẫn đang ngóng chủ một cách trung thành trong văn hóa của người Việt Nam hôm nay. Theo thiên tượng đó, thì dòng Lang Việt chưa hề tuyệt chủng bao giờ cả!!! Vậy nếu ta xét kể từ khi Bà Âu Cơ dẫn 50 con định cư từ Chiêm Thành trở vào. Trong giống nòi lúc đó bao gồm các dòng như; Thường Việt, Dương Việt, Âu Việt…, thuộc hệ Mẹ (Cửu Lê). Và các dòng Lang Việt, Kinh Việt, Lạc Việt…, thuộc hệ Cha (Tam Miêu). Vậy Lang Việt đang lẫn lộn trong Miêu Việt, thuộc dân tộc Kinh ngày nay.
Thế nên dòng Thiên Lang đó. Vẫn mãi trung thành mà ngóng chủ, đến nỗi hóa đá trong văn hóa của người Việt! Năm nay cũng đã đúng là năm của Chó Đá (Mậu Tuất)!! Không biết chó đá có vẫy đuôi mừng chủ về kịp thời điểm hay không? Mà cũng không biết chủ đã về đến hay chưa? Hay còn phải chịu nhiều oan khuất nào nữa? Khiến cho sự ngóng chờ cơ nghiệp ngàn năm của dân tộc, vẫn mãi mỏi mòn ngóng trông…
Bởi cái gương xưa còn đó; Chủ nay e chăng việc “chưa đỗ ông nghè, đã đe làng tổng”, mà phải lặng tiếng giữa thời tao loạn… Khiến nên dân tộc vẫn mãi mong chờ trong khắc khoải từng ngày qua đi…, qua đi…, qua đi…
Mong lắm thay!
Bởi Dậu đã thủng, rào đã thưa…, Chó có sủa dồn… chăng?!
Vẫn, nén tiếng..., thở dài… ngao ngán…
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: tác giả dụng rất hay có tam âm tam dương . xin tác giả cho hỏi sao lại là chó đá 2018 . chó sắt chó thủy thì rất đúng nhưng bính tuất chó lửa giáp tuất chó mộc và mậu tuất chó đá có sự nhầm lẫn sao ấy xin tác giả cho một lời dụng ý ạ.

Trả lời: Tôi có nói tính theo ngũ can…
Vậy thì can Giáp thuộc Mộc, Bính thuộc Hỏa, Mậu thuộc Thổ, Canh thuộc Kim và Nhâm thuộc Thủy.

Hỏi: Thưa Cụ....có một miền Đất cổ..di chỉ 10 ngàn năm ...Người đứng đầu Tộc luôn được gọi có chữ Lang...dẫu có 4 họ chính đổi nhau Trị Vì liệu có liên quan đến Bài viết này ko ạ...kính Cụ dc mạn phép hỏi ạ...!

Trả lời: Về câu hỏi của bạn Đỗ Thanh Ngọc thì tôi không biết cũng như hiểu được bạn muốn nhắc đến di chỉ khai quật nào!? Vì thế, tôi không có câu trả lời cụ thể cùng bạn được.
Tôi đang bàn về những nguyên nhân cội nguồn. Cho dù các cuộc khai quật thì họ cũng chỉ đang đi tìm về quá khứ mà thôi. Họ vẫn chưa có thể biết được những sai lạc của cội nguồn cho được. Vì thế, những thông tin mà các cuộc khảo cổ khai quật được đó. Chỉ có tính chứng minh cho những điều tôi nói là sự thật. Không hề có việc tôi dựa vào những bằng chứng đó làm nền tảng cho tư liệu trên trang này.
Vả lại: Nền khoa học vẫn đang thiếu vắng giá trị nguyên nhân làm nền tảng. Vì thế; Phương pháp đồng vị phóng xạ đó. Hẳn là còn nhiều khiếm khuyết. Bởi lệ thuộc tính xác xuất và giả định của Thuyết Lượng Tử nữa.

Hỏi: Dạ thưa Tiên sinh.!
Vậy tổ tiên của Phật Thích Ca là từ dòng nào ạ?

Trả lời: Tổ tiên của Phật Thích Ca vốn thuộc tộc người Dradivian, thờ thần bò. 3.500 năm trước, sống tại thượng nguồn của sông Hằng. 1000 năm sau mới sinh ra Phật Thích Ca.

Hỏi:Có một con vật chẳng có thật hình trong 12 con giáp. Ấy thế mà, từ xưa tới nay, loài người vẫn tôn thờ và ngưỡng vọng nó, ấy là con Rồng. Con Rồng Việt hữu hình ở các kiến trúc tôn giáo, vẫn có hình. Tôi có thắc mắc hơi buồn cười, đó là trước đó, Rồng Việt ở đâu? Như thế nào? " Con Rồng cháu Tiên" cơ mà. Tôi thi thoảng vẫn nghe " đầu Ngô mình Sở", song không có kiến thức gì về sử học để biết câu đó nghĩa là gì. Thời gian vừa qua tôi không có điều kiện theo dõi page, thôi thì bây giờ bắt đầu từ Xuân vậy thôi! Đôi dòng cảm xúc gọi là! Sở dĩ có vài dòng, là do cảm khái với lời văn đầy ẩn ý lại rất nhịp nhàng của Ai đó. Tôi không gọi Ai đó là Thầy, là một cái đích danh, khi tôi chưa thực biết mặt biết lòng. Con Vật không có thật Bằng Đá này, cũng đang tự hỏi mình thuộc về đâu, như con chó đá trong lòng dân tộc. Phải, câu chuyện chó đá mừng chủ, tôi nhớ đã được lướt qua... Văn hiến văn hoá dân tộc này đang cần siết lại. Mong gì được như Chó đá, càng không mong là con Rồng trên các kiến trúc tâm linh.

Trả lời: Câu trả lời dài nên cũng có tính liên quan đến đại cuộc, nên được đăng thành một bài riêng biệt ở phần 3.87. 

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét