📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.78 - HOÀI CỔ VỀ NƯỚC DẠ LANG! | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

 


Xem ra, tôi nhất thiết phải viết về nước Dạ Lang cũng như tộc Lang Việt cùng những thế hệ hôm nay rồi vậy. Một dòng tộc bị thất lạc trong nhóm Bách Việt khi xưa! Mong sao, qua đó. Chúng ta hôm nay biết được gốc rễ, nguồn cội của dân tộc Việt, từng đã lưu lạc trong quá khứ của dòng sử Thiêng.

Về nước Dạ Lang này. Ngay cả các nhà khảo cổ, sử gia, học giả trên thế giới, không ngoại trừ cả Trung Quốc. Đến nay vẫn còn rất mơ hồ về tông tích của một nước cổ Dạ Lang này. Tung tích của họ vẫn mãi biệt vô âm tín, suốt hàng ngàn năm qua cho đến tận ngày hôm nay. Qua những khảo cổ, di chỉ khai quật được hiện nay. Càng phát biểu cho những thế hệ hôm nay được biết rằng; Đã từng có một nước cổ Dạ Lang, tồn tại trong một giai đoạn của vùng không – thời gian xác định được, trong toàn miền quá khứ đầy miên viễn, xa xưa đó. Thế nhưng những gì mà tư liệu hiện tại thu nhập được thông tin về giá trị của nước cổ này. Hầu như chỉ là những chuỗi dấu chấm hỏi và chấm than, thi nhau tiếp nối cùng những cuộc tranh cãi vô hồi kết mà thôi !?...
Chúng ta nói chung thì thấy rất bình thường đối với bài viết chào xuân Mậu Tuất vừa qua trên trang này. Thế nhưng đối với các nhà khảo cổ, sử học thì rất lấy làm sửng sốt! Bởi đó chính là ánh sáng vừa được thắp lên giữa đêm trường của vùng địa phương Dạ Lang, đã mãi chìm trong dạ sử của tư duy. Vậy, nhân tiện. Tôi tháo dần một mối rối, từng bị loạn lạc của giống nòi Bách Việt. Vì thế bài viết sau đây, sẽ được các bạn xem xét ở một tầm cao của quan điểm, một tầng sâu của tư duy. Không nên vội lướt qua những giá trị nông cạn làm lạc mất những giá trị thực tại của nó.
Chúng ta tiếp tục nhé:
Tạm tính từ giai đoạn Lạc Long Quân mang 50 con ra Phong Châu mở nước. Mục đích chính là bảo tồn giống nòi Tiên Rồng cùng với non sông oai linh mà tổ tiên ngàn năm trước để lại.
Ta phải được biết và hiểu một cách rõ ràng về cội nguồn rằng; Trong thời nhà nước Văn Lang. Văn hóa của dân tộc Việt đã được thể hiện rõ ở các Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc bộ theo họ của Lạc Long. Do nước là Văn Lang, ý ở các đời con cháu theo đó mà nối dõi. Thế nên hoàng tử thì lấy theo tên Lang, công chúa thì lấy tên Mỵ (Mỵ còn có nghĩa là Hùng nữa). Và đó cũng chính là tông chỉ truyền đời, biệt riêng cho giống nòi Thần Tiên này mãi đến tương lai mai sau. Ta thấy ngay từ thuở xa xưa của buổi đầu dựng nước đó. Văn hóa của người Lạc Việt đã chứa đựng thể loại Văn U Mặc rồi vậy. Trong khi văn u mặc lại là đỉnh cao của triết học, tư tưởng của nhân loại. Với sự phát triển của nền văn minh cũng như văn hóa hiện nay. Ta đã thấy cũng khó có thể vươn đến để thẩm thấu tư tưởng tuyệt học này cho được. Bởi nó vốn sánh cùng thiên cơ.
Chúng ta suốt hơn 500 năm qua, với sự vẽ vời của Ngô Sĩ Liên trong giai đoạn này từ Đế Minh, đến Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ. Rồi kết thúc rằng: “Đó há không phải là cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt hay sao” !!!. Tôi trả lời rằng; “Không”. Đó không hề là lịch sử cội nguồn của nòi giống Tiên Rồng này bao giờ cả. Mà rằng;
Trong giai đoạn của dòng sử Thiêng của dân tộc Việt khi này. Chúng ta chỉ biết loáng thoáng với vị Vua Hùng đầu tiên là Lạc Long với tên gọi Hùng Hiền. Thế nhưng không một ai biết được rằng người con cả đầu dòng là Lang Việt vốn có tên Hùng Thục, đã bị thất lạc nơi đầu dòng nguồn sử thiêng của dân tộc Việt đi rồi! Hùng Thục mà trong một vài trang sử hiếm hoi xưa đã từng gọi với các tên khác như Hùng Dục, Hùng Huyệt!
Khi Hùng Thục trưởng thành. Ông cũng có chí ngao du như dòng máu của chiến Thần Xi Vưu khi xưa. Một con người lỗi lạc của dòng Âu Lạc . Và Lạc Long Quân đã giao cho Hùng Thục một sứ mệnh bất khả thi trong buổi đầu định quốc Văn Lang khi đấy là:
Ông đã quay trở về quê hương nội ngoại nơi vùng Ngũ Lĩnh, thuộc đất Tương dạ, Quế lâm… Khi này, đất Kinh và đất Dương nơi động đình hồ, vẫn đang trong giai đoạn giao tranh cùng Nhà Thương với nhà nước Xích Quỹ rất khốc liệt. Hùng Thục đã ở lại tại miền Quế lâm, là nơi có núi Thiên đài sơn mà Lộc tục từng tế lễ trời đất, xưng vương lập quốc khi xưa. Vốn cũng sở hữu tiêu khúc của giống nòi, thế nên ông đã chọn vùng sông tương, dừng chân xem xét, điều nghi thế cuộc. Thế rồi, do bởi sự tàn phá của Nhà Thương đối với quê cha đất tổ. Hùng Thục đã nhận Chu Văn Vương làm học trò, dạy dỗ, nuôi chí thôn tính nhà Thương từ trong nội bộ. Thế cho nên sử sách Nhà Chu đã nhắc đến ông với tên gọi là Huyệt Hùng.
Chính Huyệt Hùng đã truyền cho Văn Vương phép bói Tiên Thiên, vốn là Liên Sơn Dịch, thuộc di chỉ sở hữu từ giống nòi Chiến Thần Xi Vưu khi xưa. Sự việc dẫn đến việc Trụ Vương nghi ngờ Văn Vương đang có di ấn, mới có việc giam giữ. Vấn đề tấn công nước Văn Lang ngay sau khi được mãn hạn tù ở Dữu Lý là do riêng ý của riêng Văn Vương mà thôi. Bởi khi đó thì Văn Vương vừa ra tù mà chưa về đến nước mình nữa. Ta xét thấy, nguyên do mà Văn Vương biết được Kinh Dịch ở bên nước Văn Lang, là cũng từ nguyên cớ ở Huyệt Hùng mà ra cả thôi. Đến khi mượn Nhà Chu tiêu diệt được Nhà Thương. Bắt buộc Nhà Chu phải chia đất cho Dục Hùng và mở ra Nước Sở. Từ đây, ông lấy lại họ Hùng như cũ. Thế nên Hùng Dục là tổ tiên mở ra nước Sở theo sử Tàu đã chép. Đến đời Chu Thành Vương, Cháu đời thứ tư của Hùng Dục là Hùng Dịch! Đòi nhà Chu phải phong đất tổ khi xưa cho nước Sở là vùng đất Kinh ở phía nam sông trường giang. Sau đó nước Sở hùng mạnh lên và dần thôn tính các nước bên bờ bắc trường giang. Khi đó, Chu Công đã từng gọi nước Sở là “nước Kinh Thư”! Điều này càng minh chứng cho Kinh Dịch vốn là của dân tộc Việt.
Về vấn đề phả hệ của Hùng Dục, vốn có xuất phát cội nguồn như thế. Không hề là từ Quý Liên theo dòng Đế Cốc, như sử sách của người Trung Quốc đã ghi như xưa nay bao giờ cả. Văn hóa của họ từ ngàn xưa nay, vốn dĩ là dạng văn hóa vay mượn, chiếm đoạt mà có. Thế nên họ vẫn lầm lẫn về cội nguồn mà chưa có thể phân định rành rẽ ra cho được. Bởi Đế Khốc vốn là dòng thuộc về Hoàng Đế, được nối ngôi từ Xuyên Húc mà ra (Xuyên Húc chứ không phải Chuyên Húc). Còn xét về Ông Cốc, lại là dòng Bách Việt, chỉ là một viên quan trông coi về việc thủy lợi trong thời Đế Nghiêu thôi. Do Đại Vũ là cháu nội của Ông Cốc, nên trong thời Nhà Hạ đã được phong Hầu. Thế nên khi Nhà Thương diệt Nhà Hạ, diệt luôn cả hai chư hầu, vốn là họ hàng là Côn Ngô và Bành tổ. Do Quý Liên lại là em ruột của hai vị đó. Thế nên tránh Nhà Thương truy sát, mới đổi theo họ Mỵ, vốn là Hùng để tị nạn. Từ đó, khiến nên người trung Quốc lầm tưởng Hùng Dục, tổ tiên của nước Sở. Có cội nguồn từ Quý Liên, Đế Khốc mà ra!!! Nếu như khả năng phát triển của hôm nay, tôi chỉ định thẩm định ADN là xong.
Vậy, ta mới có thể mục kích cũng như hiểu một cách tường tận về toàn bộ sự kiện mà Sở Trang Vương Hùng Lữ. Đã dám cả gan “vấn đỉnh” Chu Định Vương ngày đó trên bờ sông Lạc thủy, để nhắc khéo lại cơ đồ của Bách Việt rồi đấy. Tôi cũng lưu ý thêm cùng các bạn và thế hệ hôm nay là:
Lại xem xét kỹ càng hơn trong giai đoạn lịch sử này thì; Như tôi đã từng nói là dòng Lang Việt hay Thiên Lang, Dạ Lang này, vốn là sự hòa huyết giữa tộc Xi Vưu và Phục Hy. Xảy khi đó, cũng được phân chia cơ đồ từ Nhà Chu. Nên dòng Ngoại là Phục Hy mở ra Nước Ba với họ Khương, thay vì họ Hồng Bàng từ Xi Vưu là họ nội. Riêng dòng không chia rẽ ra thì lập Nước Thục với Đỗ Vũ. Trong các bộ tộc của Nước Thục thì có Nước Dạ Lang tại vùng Tương Dạ, trong dãy Quế Lâm là hùng mạnh nhất. Như thế, nếu ta tính chung là Lang Việt thì Nước Sở thuộc Nhất Lang, Vậy nước Dạ Lang là Nhị Lang. Trong đó thì nước Dạ Lang ở đất Tương Dạ. Vùng này lại có sông Tương với loại trúc đặc biệt là Tiêu khúc. Thế nên ta thấy cũng có một số tộc lấy chữ Trúc làm họ, để tưởng nhớ Tiêu Khúc từ Chiến thần khi xưa. Và đây cũng chính là dòng mà sử gọi với danh hiệu là Thiên Trúc, Thiên Lang. Cùng với nước Dạ Lang lại còn có nước Điền Lang nữa. Vậy Điền Lang ở đây có nghĩa là Tam Lang vậy. Thế nên ta thấy trong giai đoạn đó, Nước Sở thường cất quân đáng dẹp hai “kẻ nổi loạn” này. Và sử khi đấy gọi chung họ là dòng của nhóm tộc “Miêu – Khương”!, là những bộ tộc Nhiễm Man!! Dòng Việt Lang với nước Dạ Lang này thường sống tách biệt giữa nước Sở và nước Nam Văn Lang, Âu lạc v.v… nói chung. Thế nên họ còn có danh gọi chung chung của sử xưa là nước Thân Độc!
Khảo luận này lại cho thấy; Ngay cả các nhà sử học xưa nay tại Trung Quốc cũng rất còn lơ mơ về nước Dạ Lang này. Bởi xét như câu thành ngữ “Dạ Lang Tự Đại” trong văn hóa chung của họ cho thấy; Nhà Hán không hề biết gì đến nước Dạ Lang này cả. Họ thường gọi chung chung là các nước vùng Đông Di hoặc man di mà thôi. Chỉ có Đường Mông là biết rất rõ. Là do Đường Mông làm huyện lệnh của vùng Phiên Dương. Đây chính là khu vực của Hồ Phiên Dương khi xưa của Dương Việt hay Thường Việt cư ngụ trong thời Kinh Dương Vương. Thế nên Đường Mông thường xuyên qua lại mà buôn bán với nước Cổ Dạ Lang này.
Đến lúc xảy ra sự kiện thôn tính nước Nam Việt của Triệu Đà. Đường Mông xin Nhà Hán cấp quân liên kết với nước Dạ Lang để thôn tính Nam Việt. Khi Đường Mông đến hỏi thăm thì vua Dạ Lang khi đó là Đa Đồng đã hỏi dò: Nước Hán và Dạ Lang thì ai mạnh hơn? Từ đó câu thành ngữ Dạ Lang Tự Đại ra đời. Họ không biết rằng ý của Vua Dạ Lang khi đó là do; Bởi trước đó đã tách biệt với nước Sở từ lâu và bị cấm vận đối với các nước đương thời khi đó. Dạ Lang cứ nghĩ rằng nước Sở thời Nhà Chu là rất mạnh. Đến khi Nhà Hán nổi lên đánh Tần thì Sở vẫn mạnh, nên mới phải có sự kiện Hán phải rút qua sạn đạo đấy thôi. Đến khi Nhà Hán bình định trung nguyên thì Dạ Lang chưa nắm được thông tin. Thế nên mới có câu hỏi dò là Hán mạnh hay Dạ Lang mạnh vậy. Nhà Hán lại không hiểu nguyên do, lại cho là nước Dạ Lang Tự Đại! Và rồi sử liệu mất dấu nước cổ Dạ Lang này vào thời Nhà Hán, Đường trong giai đoạn 1000 năm đô hộ dân tộc Bách Việt sau đó. Nước cổ Dạ Lang không còn hiện diện, và sử sách xem như đã tuyệt chủng trong giai đoạn đó mất đi rồi.
Lại nữa; Xuất phát hai tên gọi Thiên Trúc và Thân Độc là bởi từ Ấn Độ. Do những nhóm người tản lạc từ chiến tranh Nhà Thương và Xích Quỹ. Không loại trừ giai đoạn nhà Tần về sau đó nữa. Thế nên nhóm người Bách Việt đang tị nạn tại Ấn Độ khi đó, đã lọt vào tầm Huệ Nhãn của Phật Thích Ca! Thế là sứ mạng mà Đề Bà Đạt Đa cùng với Kiều Trần Như tức tốc sang Việt Nam tìm Kinh Dịch trong giai đoạn huyền sử xa mờ là từ nguyên cớ này vậy. Và cái tên nước Thiên Trúc để ám chỉ nước Dạ Lang khi đó. Ắt là chốn mà có Như Lai hiện diện theo quan niệm của Nhà Phật. Do nước Dạ Lang được đồn đoán khi đó là nước có mang theo Phù Đồ (di chỉ của giống nòi; Kinh Dịch). Dĩ nhiên ta thấy bước chân của Kiều Trần Như trong giai đoạn đó in dấu trên nước Phù Nam là hoàn toàn không phủ nhận được. Lại còn; Nước Dạ Lang khi này từng ở vùng đất được sử gọi là Tang Kha. Là do có một đặc sản từ cây Tang (rất giống cây Dâu) nức tiếng khi đó. Thế nên mới có việc xuất hiện những thành ngữ như Giấc Nam Kha, Phù Tang v.v… để ám chỉ đến nước Dạ lang này nói chung.
Ta lại cũng cần phải biết, làm tư liệu bổ sung hoàn thiện cho các nhà ngôn ngữ học thêm nữa rằng: Cái tên China để ám chỉ đến vùng khu vực này. Chính là do người Ấn, gọi theo dấu của Kiều Trần Như khi đó mà ra cả thôi! Bởi Kiều Trần Như trước khi về với Phật Thích Ca, ông vốn lại có gốc đạo từ Mahavira của Kỳ Na giáo. Thế nên đạo Phật mà Kiều Trần Như đã phát triển cho khu vực này. Vốn có hình ảnh của Kỳ Na giáo lẫn với Phật giáo là rất nhiều. Từ đó cái tên “China” chính là gọi trại âm từ “Kỳ Na” mà ra. Đó là từ cổ thuộc Ấn Độ chứ không phải từ ngôn ngữ của người Trung Quốc khi xưa. Bởi China còn có ẩn nghĩa là Kinh của người Kinh với Kinh Dịch nữa!!! Ta xét thấy một cách rõ ràng là cả toàn vùng khu vực có tên vùng biển China đó. Chính là toàn vùng của nước Xích Quỹ khi xưa, phía bờ nam sông Dương Tử cả mà thôi. Đó cũng là từ mà người Ấn Độ dùng để chỉ khu vực có nước Phù Đồ và Phù Nam của dân tộc Kinh Việt nói chung.
Và Tạo Hóa đã dựng kịch bản của Nhà Phật nơi trang cuối qua ý; A Nan cuối đời đã lẳng lặng bơi thuyền ra giữa dòng sông Hằng mà hóa ở đấy. Với sở nguyện hóa thành loài quạ, nối nhịp cầu ô thước cho Chàng Ngưu Lang tìm về với Chức Nữ nơi thời kỳ cuối cho đạo trời viên mãn.
Vấn đề hôm nay, với bài viết này, nhân dịp tết Mậu Tuất. Dòng Lang Việt nói chung khi xưa. Đã từng trở thành dấu chân hoang trong dòng sử thuở hồng hoang. Cho đến tận hôm nay, vẫn còn là dấu chân đi hoang của giống nòi Chiến Thần và Tiên Huyền Nữ. Một loài “sói đơn độc”, dễ quen cùng “tiếng gọi nơi hoang dã”. Loài sói khi xưa đã thuần chủng mà thành chó nhà, là bạn trung thành cùng loài người. Không khéo, đi hoang lại trở thành kiếp sói, dễ quên giống nòi bầy đàn. Bởi nơi thời kỳ cuối này. Tôi nhắc lại nguồn gốc vốn đã bị gây lạc loài khi xưa từ chiến tranh, tham vọng nơi nơi của nhân loại. Mong thay, giống nòi Lang Việt trong Bách Việt còn lưu lạc tổ tiên chung. Tưởng đến cội nguồn mà tìm về, chờ ngày phán xét trước tòa công luận của Tạo Hóa.
Trước bối cảnh của một tương lai gần như thế. Thật đáng trách thay, khi lại có một số ít, từ dòng máu Lang Việt hôm nay. Đang có xu hướng “hóa đá” lương tri giống nòi, nghe theo tiếng gọi nơi hoang dã…
Một loài Chó Đá!
Nguy hơn!!; Cận giao thừa năm MậuTuất. Hiện tượng Trăng Xanh, Trăng Máu đã xuất hiện như một dấu hiệu thiên cơ cho thời kỳ cuối. Không chắc được rằng; Con Chó Đá trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt, có kịp vẫy đuôi mừng chủ. Hay lại nghe theo tiếng gọi nơi hoang dã mà trở thành Ma Sói theo mỗi thời kỳ Trăng Máu?
Dòng Lang Việt nói riêng trong Bách Việt, biết đâu nguồn cội. Để chọn tiếng gọi của Trăng Máu hay Trăng Xanh?!
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Ở vùng Thạch Thất các nhà cổ hay có 2 con chó đá trước cửa nhà không biết có liên quan gì đến tộc Dạ Lang không các bạn nhỉ ?

Trả lời: Đó chính xác là dòng Thường Việt rồi bạn ạ. Dòng này đã di tản trong giai đoạn Nhà Hán. Sau khi đã liên kết cùng Dạ Lang thống tính xong nước Nam Việt thuộc Triệu Đà. Nhóm này thuộc nước Điền Việt đấy. Thời điểm đó đã tách từ nước Dạ Lang ra và ở giáp biên giới Myanma, Lào. Khiến nên dòng sử khi đó đã viết là xóa mất nước Điền Lang. Ta có thể xét thấy Nhà Hán có cớ chiêu dụ Dạ Lang là bởi nguyên do:
Dạ lang vốn là dòng Lang Việt, từ nước Văn Lang của thời Hùng Vương mà ra. Còn Triệu Đà lại là tướng của Nhà Tần, lật lọng mà chiếm đoạt. Thục Phán, nếu xét cho cùng thì cũng từ Nước Sở lúc trước tách ra cả thôi. Một cái cớ mà khiến Dạ Lang liên minh với Nhà Hán đánh tan nước Nam Việt của Triệu Đà.

Hỏi: thưa thầy tại sao Mỵ còn có nghĩa là Hùng ạ?

Trả lời: Mỵ có nghĩa là Hùng. Điều này cũng tương tự như Hùng có nghĩa là Gấu vậy. Lang có nghĩa là Chó rừng (sói), Chó nhà v.v…

Hỏi: Một câu hỏi không liên quan gì đến bài viết nhưng thực sự tò mò vô cùng...đã cố tìm hiểu và tìm lời khuyên trên nhiều tranh tử vi và kinh dịch nhưnh kết quả rất mơ hồ...! Đành nghĩ tới bậc trí Huệ như ngài may ra tìm được chút manh mối ! Theo tôi biết mọi thứ trên thế gian này xảy ra đều có nguyên do của nó, đều Tuỳ theo nhân duyên và nhân quả mà biến hiện hay mất đi..! Nếu ai giỏi thì có thể nhìn vào sự kiện đó mà đoán được vận mệnh cũng như quá trình phát triển của sự kiện nào đó..! Cụ thể như con người bản mệnh! Tôi thấy có những người rất rất đặc biệt... sinh vào những giờ khắc rất đặc biệt và tình cách cũng rất dị ..! Đó là Người ta bảo trai Đinh, Nhâm, Quý, Giáp thì tài... vậy mà tôi gặp một người sinh giờ Đinh, Ngày Giáp, Tháng Quý, năm Nhân thì mệnh họ ra sao Lạ quá lạ quá thưa ngài..! Người này tính cách rất dị mà cũng khá giỏi ...! Cơ bản nhất là rất đặc biệt về tính cách ..! Đi đâu cũng là tâm điểm bàn luận và chú ý của người khác..! Mong sự phúc đáp cho kẻ ngu muội cần khai sáng này.

Trả lời: Về vấn đề này thì rất khó lĩnh hội một cách đơn giản cho được. Bởi nó phức tạp vô cùng. Như ta biết, những gì quá phức tạp thì chỉ có thể dụng đến thuật toán mới có thể giải nổi thôi. Không thể bàn bằng lý thuyết suông được bao giờ cả.
Vậy ta cố gắng liên tưởng đến những sự tính toán đơn thuần nhất, và dựa trên đó lập luận quan niệm theo như: Can vốn là Vận, là Ngũ Hành. Là 5 yếu tố, vận động theo chu kỳ của nó, tương tác với nhau mà sinh ra năng lực của vũ trụ vạn vật trong đó. Đã thế, một chu kỳ vận hành của nó phải mất 360 năm mới được gọi là đủ. Xưa nay mọi người chỉ tính và xem xét trong nhất thời của một chu Hoa Giáp chỉ có 60 năm thôi, không đủ để nhìn thấy nguyên nhân sự việc cho được. Từ đó, những gì ta kết luận chỉ là sự thấy trong giới hạn của một đời người thôi, ắt không đủ thuyết phục cũng như thỏa mãn những nhu cầu thắc mắc chung được.
Vậy ta phải biết tạm chấp nhận trong giới hạn là: Đồng ý là có một vài con Giáp, có ảnh hưởng đặc biệt, tác động lên hệ thống toàn cục. Thế nhưng để nhận diện ra nó là hầu như không thể. Vì ta phải tính từ chu kỳ của Hội, Vận, Thế, Thời… Trùng vào đúng với Năm, Tháng, Ngày, Giờ của con giáp đó. Lúc này thì nguồn năng lượng được sinh ra từ sự tương tác toàn cục, là năng lực tạo nên tính, mệnh của người đó là tất yếu vậy.
Đó là ta tính theo Thời điểm (thời gian), chứ chưa tính vị trí nữa (không gian). Bởi tuy là một thời điểm đấy. Nhưng không gian của vùng này, trường tụ khí, tán khí, hoặc ít hay nhiều nữa.
Thế nên không cứ hễ vào đúng tuổi đó sinh ra, là tất giỏi hết cả thảy cho được. Ngay trên trang này các bạn cũng đã biết rồi đấy. Khác tháng thôi, là đã khác rồi. Ví như vòng trường sinh… Vượng, Tướng, Thai, Mất, Tù, Tử Hưu, Phế là Tháng, Ngày trong cả năm có giá trị khác nhau cho toàn vùng không - thời gian trong năm rồi.
Bằng như thời gian trùng hết, lại còn vị trí mà người đó đang sinh sống nữa (không gian). Phức tạp lắm.
Tuy nhiên, bạn cũng đã hình dung được phần nào của giá trị cũng như nguyên nhân dẫn đến sự việc bạn đã nêu.

Hỏi: Cho tôi hỏi a câu này mong a giải đáp giúp. Trên trống đồng nó thể hiện có 28 Vũ Trụ hình Nón, tuy nhiên Có người lại nói với tôi là chỉ có 24 vũ trụ đồng tâm. Vậy thì dấu tích trên hình trống đồng đó đúng hay ko hay có chút sai lệch Và liệu có phải Lịch xây dựng 12 Tháng có cần phải đổi lại là 14 tháng không?

Trả lời: Do chúng ta không phân biệt được hệ thống vận hành của Âm và Dương thôi. Điều này cũng giống như Nam là Nam, Nữ là Nữ vậy. Cứ tranh cãi, bác bỏ nhau khôi hài như chê bai Anh ấy không có đôi Gò Bồng Đảo, hoặc Chị ấy không có Râu vậy!!!
Ví dụ:
Hệ Dương diễn số: 7x2=14, 7x4=28, hoặc 7x7=49, (10⁻49), v.v…
Hệ Âm diễn số : 6x2=12, 6x4=24, hoặc 6x6=36, (360=0), v.v…
Thời gian diễn số ra Lịch Pháp vốn bản thể là như thế. Không hề suy diễn sai lạc như thế được. Do ta không biết cái gốc căn bản là ở đâu cả, nên dẫn đến suy diễn loạn lạc như thế.
Chỉ có 12 tháng mà thôi, nếu muốn đào sâu hơn nữa thì tháng sai số dự trữ là tháng nhuận thứ 13 là tận. Số tháng thứ 14 là cái quái gì vậy nhỉ?,…!!! Tôi không thể suy diễn cũng như gọi thành tên cho được.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét