📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.81 - NÓN ÁNH SÁNG ĐỦ! | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

 

Ánh sáng là một khái niệm chung cho thực tại giá trị cao quý nhất mà nhân loại luôn khát khao hướng đến. Ví như có thể liệt kê các khái niệm chung chung bao gồm; Ánh sáng tri thức, ánh sáng văn minh v.v… Vân vân cao hơn nữa như ánh sáng của Trí Huệ Phật hay ánh sáng của Chúa Thánh Thần!

Thậm chí, ta có thể xem trong góc độ ánh sáng đơn thuần của một ngọn lửa nơi buổi bình minh khi loài người phát hiện ra nó để ý thức thân phận loài người so với muôn loài. Là biểu tượng khai sinh ra nền khoa học trong tư tưởng của Heraclitus. Cuối cùng, hôm nay. Ánh sáng vẫn đang thể hiện giá trị tuyệt đối vận tốc đối với vạn vật trong vũ trụ đương đại.

Thế nhưng, sau những lời ca tụng như thế nơi mọi góc độ tiếp cận quan điểm quan sát đối với ánh sáng. Những mô tả vừa qua chỉ là ánh sáng của hiện tại và quá khứ từng đã là như thế thật! Bởi xét theo chiều hướng của hiện tại và tương lai. Giá trị ánh sáng vẫn đang còn là một giá trị tương đối mà thôi! Mọi mô hình của tương lai chỉ là những lỗ đen đầy hỗn độn. Rất đáng phải nên sợ cho tương lai đó mà nhân loại của chúng ta đang vận hành dần đến. Chỉ cần trầm tư trong chốc lát. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đủ để thấy ngay một cận cảnh tương lai đầy đen tối trên tổng các quan niệm về ánh sáng nói chung.

Ấy, là bởi sự phát triển của nhân loại của chúng ta, đã lạc giữa đêm trường tư duy bế tắc đủ lâu. Để thắp sáng lên khoảng không – thời gian 10 chiều mà chúng ta vừa khai thác và thiết kế trong các trang vừa qua. Chúng ta nhất định phải xem xét lại đối tượng ánh sáng này vậy. Nói chính xác hơn là xem xét, bố trí lại mô hình của nón ánh sáng. Tìm xem, nguyên do nào mà ánh sáng đó, không đủ giá trị soi sáng đến vùng tương lai chung dù gần. Đã thế, các bạn cùng tôi quay trở lại với mô hình của không – thời gian 4 chiều xem lại… những thảo luận như;

Theo như biểu đồ của không – thời gian 4 chiều mà ta từng đang có xưa nay thì; Ta quan sát lại cách mà các nhà chuyên môn đã bố trí nón ánh sáng trong mô hình của không gian 3 chiều vật lý đó ra sao?

Các bạn quan sát thấy trong các chiều không gian của cả 4 mô hình trên. Mô tả nón ánh sáng được bố trí theo mỗi chiều trong đó. Riêng trong hình thứ 4 là diễn đạt nón ánh sáng được bố trí tại vị trí gốc của không – thời gian (vị trí gốc vừa xác định được thôi). Chúng ta không thể phủ nhận được một sự thật trong đó là tất cả các nón ánh sáng đều có một khiếm khuyết nhất định mà rất khó gọi thành tên cho được!

Đã thế, tôi cũng đưa ra một điển hình ví dụ như sự bố trí nón ánh sáng đó;

Đôi khi…

So sánh trong các biểu đồ này. Ta nhận thấy các nón ánh sáng là không đủ hoàn thiện cho các miền không gian chung của vũ trụ hiện nay. Với hình 1, ta thấy đó là một sự thiết kế, bố trí “ngẫu nhiên” đã quen, mà không hề có một nguyên lý nào làm nền tảng cả! Và hình 2 thể hiện mô hình của không – thời gian 3 chiều. Tất nhiên mô hình của nón ánh sáng tố cáo sự khiếm khuyết rõ ràng hơn cho tư duy chung của chúng ta. Và hình 4 là biểu đồ không – thời gian 4 chiều thì: Đó chính là sự thể hiện của một nữa của nón ánh sáng trong không gian mà thôi.

Tóm lại: Với một cách hiểu nào đó, tùy mỗi cá nhân trong chúng ta. Nón ánh sáng hiện nay; Không che đủ rộng tri thức của nhân loại chúng ta trong miền tối của không gian tương lai. Bởi vì mô hình toàn vùng sáng tối của vũ trụ tương lai đó. Còn đang thể hiện là những hố đen hỗn mang đối với sự sáng tri thức của nhân loại chúng ta hiện nay mà thôi. Thế nên ta không phải lấy làm ngạc nhiên cho mấy, khi: Quan điểm hiện nay của các nhà khoa học đang vẽ nên bức tranh tương lai gần, với… sự hoang mang tổng thể như; Vũ trụ lỗ đen, hành tinh thứ 9, người ngoài hành tinh, người máy chiếm quyền kiểm soát v.v… Và sáng giá nhất với cận cảnh trí tuệ nhân tạo sẽ điều khiển nhân loại chúng ta ngay trong nay mai!!!

Vậy, với mô hình không – thời gian 10 chiều mà chúng ta vừa tham khảo qua đó. Chúng ta cùng nhau xem xét những giá trị của mô hình đó, đối với nón ánh sáng ra sao nhé.

Các bạn quan sát thấy trong hình 1. Ví dù với cách bố trí nón ánh sáng tại gốc của không thời gian đi chăng nữa. Tư duy ta suy sâu hơn tí nữa, sẽ nhận ra mô hình đó chỉ đơn thuần là một nón ánh sáng méo mó và còn nhiều khiếm khuyết. Vậy so sánh với hình thứ 2, các bạn nhận thấy trong mô hình của không – thời gian 10 chiều (tiềm ẩn). Thì mô hình nón ánh sáng của nền khoa học xưa nay. Chỉ phản ảnh một nửa của mô hình nón ánh sáng thực tại cơ bản, hoàn toàn thiếu vắng những giá trị còn đang tiềm ẩn mà thôi. Một nửa của nón ánh sáng, đang nằm bên ở phía bên kia của địa phương mà tôi gọi là vùng tối của tư duy hiện nay. Nơi mà nền khoa học hiện nay gọi với thuật ngữ vùng có những giá trị của năng lượng tối.

Tất nhiên trong hình thứ 3 và 4 là tôi diễn tả mô hình của “nón ánh sáng đủ”, trong vũ trụ với không – thời gian 10 chiều.

Vậy; Bước tiếp liền theo, sẽ hướng sự quan sát của chúng ta cùng xem xét tiếp theo một tiền nghiệm trong mô hình của không – thời gian tương lai dự kiến đó, đối với nón ánh sáng như sau:

Qua hai biểu đồ trình bày như trên. Đối với hình 1 thì tôi mô tả mô hình không – thời gian của thế giới lượng tử. Các bạn quan sát thấy trong mô hình của vũ trụ này thì biên vũ trụ bị giới hạn trong Ma Trận cấp 8x8. Với sự phát triển bị giới hạn trong mô hình đó ( thực trạng hiện nay). Với khả năng của Thuyết Lượng Tử, bao gồm các khả năng cũng như nguyên lý đã có. Chúng ta không thể nào bám kịp vận tốc tương đối của ánh sáng là 300,000km/s cho được. Trên biểu đồ chỉ rõ; Nón ánh sáng cũng như vận tốc của nó, đã vượt qua khỏi phạm vi biên và hoàn toàn nằm ngoài tầm với của Thuyết Lượng Tử. Đây là một thực tại mà các tín đồ lượng tử của chúng ta. Phải chấp nhận, dù rất khó nuốt trôi các thành phần ngôn ngữ giả định bao biện, vốn đã quen trau chuốt và điểm tô cho tòa kiến trúc lượng tử xưa nay.

Rất cay đắng cho Thuyết Lượng Tử, đối với thực tại tiềm ẩn này!

Sự quan sát tiếp đến trong mô hình thứ 2 như ở trên thì sao?! Tất nhiên, cũng suy cùng một nguyên lý như những gì đã xem xét trong hình 1. Đây là mô hình thế giới mà Thuyết Tương Đối ngự trị. Nó được phác thảo và thiết kế “giản biên” vũ trụ với mô hình không - thời gian lên cấp 9x9 (Ma Trận 9x9)! Vào thời điểm của khảo luận này, ý thức chợt tố cáo; Xưa nay, các nhà thiết kế của chúng ta. Luôn trình bày mô hình của không – thời gian là tùy tiện và hoàn toàn không xác định được rằng; Như thế nào, và làm sao mới là một mô hình cơ bản của không gian yêu cầu đủ để thiết kế, mô phỏng phù hợp với thực tại cơ bản của vũ trụ? Không hề!!!

Quay trở lại góc độ quan sát mô hình của không – thời gian vũ trụ cấp 9x9, chúng ta thấy: Vận tốc cũng như nón ánh sáng, đủ bao trùm phạm vi của vũ trụ này. Trong đó, vận tốc của ánh sáng cũng được tính tương đối là 300.000km/s như giai đoạn phát triển giới hạn hiện nay của nhân loại chúng ta. Dĩ nhiên giá trị thực tại vận tốc của ánh sáng còn tiềm ẩn là 60.000km/s ở phía bên kia của không gian chiều thứ tư trở đi nữa!!

Điều này, gợi nhắc cho chúng ta nhớ đến vận tốc tuyệt đối của ánh sáng là 360.000km/s mà trên trang này đã từng giới thiệu cùng các bạn. Chúng ta cùng xem xét điều rất khó chấp nhận đó như sau:

Như thế. Ta xác định được rằng: Trong mô hình phạm vi vũ trụ mà chúng ta đang sống cùng với tầm phát triển giới hạn hiện nay. Vận tốc ánh sáng là không thể vượt qua giới hạn của 300.000km/s cho được. Mọi thí nghiệm với kỳ vọng vượt qua giới hạn của vận tốc ánh sáng đó chỉ có giá trị là vô vọng. Điển hình như sự gia tốc của nhà máy LHC chẳng hạn. Đây chỉ là một dự án dẫn đến sự phá sản của nền khoa học hiện đại hiện nay mà thôi.

Khốn nỗi! Nhà máy LHC lại vốn là mô hình của thế giới Hạt. Một mô hình của vũ trụ hữu hạn trong Ma Trận cấp 8x8 đối với những giá trị vô hạn của Thế giới Ma Trận!!! Thật không may cho Thuyết Lượng Tử. Một học thuyết đã quen xây dựng bằng sự giả định trên những giá trị xác xuất, đong đầy quan điểm cờ bạc cùng Tạo Hóa.

Tất nhiên mô hình tự nhiên của tạo hóa đang phản ảnh nhân loại chúng ta đang vận hành đến miền địa phương tương lai tối trong một vài bước chân nữa…  Một tương lai tối với nguồn năng lượng tối mà các nhà khoa học đang nhắm bàn đến mỗi ngày! Một vũ trụ tối với vô hạn lỗ đen hỗn mang chung mà nhân loại chúng ta hôm nay đang phải rơi vào...

Giữa bối cảnh như thế; Giai đoạn, lại đang còn có đầy rẫy những tri thức tối phát sinh! Và đang kỳ vọng khai thác cũng như nói đến khả năng tối tăm đó mà làm hãnh diện, tự hào cho một mô hình tương lai tối khả dĩ hơn!!!

Thế nên; Quy luật của Tạo Hóa nhất định đào thải và đang bỏ rơi cộng đồng nhân loại chúng ta ở lại…, khá xa lắm rồi. Nếu một mai, khi nhân loại chúng ta bước vào mô hình của một vũ trụ tối như nhận định của các nhà khoa học hiện nay. Ắt hẳn, ánh sáng mặt trời sẽ tắt đầu tiên. Nhân loại chúng ta có 8 phút! Với khoảng thời gian ngắn ngủi đó. Cứu cánh nào cho nhân loại chúng ta sẽ đến?

Nhất định; Trong bài viết tiếp đến. Chúng ta phải xem xét một cách chi tiết khoảng thời gian ngắn ngủi này tìm cứu cánh chung vậy. Biết có sơ suất gì trong khoảng cách thời gian giữa mặt trời và trái đất của chúng ta hay không?

Bởi, như các bạn đã thấy; Vận tốc ánh sáng thực tại đã hiện diện là 360.000km/s rồi. Quỹ vốn của thời gian có còn là 8 phút nữa hay không? Hay cũng đã rơi vào cơn khủng hoảng thời gian mà lạm phát luôn cả đi rồi???


Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

-----------------

Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Ngài có thể giải thích qua cũng như tường tận về khái niệm “Dẫn 1 cực 3 “ hay “ dẫn 1 mà 3 theo” trong thái ất thần kinh dk ko? Thưa ngài?!? Thực sự nó giải thk thì ngắn gọn vô cùng nhưng hiểu nó quá khó..! Cùng lắm tôi chỉ hiểu dc phần nổi còn ý niệm sâu xa về Đạo e rằng kẻ mê muội này ko dám nhắc tới..! Mong ngài bớt chút thời gian khai thị ..! Chờ Phúc đáp của ngài.

Trả lời: Khái niệm “dẫn 1 cực 3” mà Thái Ất Thần Kinh nhắc đến chính là hệ thống Tam Tài bao gồm Thiên – Địa – Nhân. Ta có thể thấy quy luật này ở khắp mọi nơi như; Với Chúa là Ba Ngôi, Phật là Tam Bảo và Khoa Học là 3 Hạt hoặc 3 họ Hạt v.v…

Ta có thể hiểu một cách nôm na thì đó chính là quy luật của Thượng – Trung – Hạ Nguyên. Thế nên khi ta tính và dẫn chứng 1 quy luật vận hành bằng chu kỳ của 60 Hoa Giáp. Thì đó là quy luật của Thượng Nguyên hay còn được gọi là Lý Thiên. Vậy ngay lập tức khái niệm 1 là 3, hoặc 3 là 1 lập tức đồng nhất liền theo đó. Vậy ta buộc phải “dẫn chứng theo” hai quy luật nữa là Lý Địa và Lý Nhân mới đủ một “Thế Cuộc” là 180 năm. Có tính ra như thế, ta mới biết được hiện nay ta đang vận hành trong quy luật cuối của cực thứ 3 là đời Hạ Nguyên. Vậy cho nên phải xét Lý Nhân, và Thế Nhân đang đại loạn là tất yếu.

Trong Bài viết tiếp theo với tiêu đề “Thời Gian Trả Lời”. Tôi ứng dụng quy luật này để tìm ra Ma Trận nào là mô phỏng quy luật của thời gian tiềm ẩn trong đó. Từ đấy, ta mới có thể xác định được mô hình thực tại cơ bản của vũ trụ tự nhiên tuyệt đối trong vũ trụ Ma Trận được. Bằng tất cả nguyên lý của khoa học, với sự sáng của tri thức đó. Ta mới có thể bước vào Đạo một cách chính xác mà không vấp phải sai lầm hay mê tín, dẫn đến lầm lạc cho được.

Lạ thật: Cãi ngang về khoa học thì thiên hạ không dám, thậm chí chỉ góp ý bàn bạc cũng cẩn thận lời. Thế nhưng cãi ngang về Đạo, và giảng thao thao là vô số kể!!! Trong khi khoa học là có thể học, có thể nắm bắt và hiểu được trong giới hạn của một đời người. Đạo lại vốn là không thể nắm bắt trong muôn kiếp cho được.

Quái…!!!

Từ ngày tạo dựng vũ trụ đến nay. Thực tại Đạo đã có ai tìm được đâu? Các mối Đạo như Chúa Jêsu, Phật Thích Ca, Môhamet, Lão tử v.v… Chỉ là các phần riêng của một thể thống nhất Đạo mà thôi. Nếu đã có một ai tìm được thực tại Đạo. Nhân loại chúng ta hôm nay đã không như thế này. Cõi Thiên Đàng hay Cực Lạc đó, vẫn đang còn là một viễn cảnh trong ước mơ chung của nhân loại chúng ta. Và ước mơ đó, hôm nay vẫn hoàn toàn chỉ là mơ ước mà thôi!

Thậm chí…, Nhân loại chúng ta đang ngày càng suy đồi và đại loạn hơn.

Và dùng khoa học để làm sáng tỏ đạo giáo là một cách hiểu tuyệt đối về Đạo. Do khoa học cho đến tận thời điểm hiện nay, vẫn chưa có thể đủ kiện toàn để có thể làm sáng tỏ đạo cho nổi được. Và tôi đang bằng mọi giá phải kiện toàn khoa học. Sau khi đã được kiện toàn thì khoa học mới đủ khả năng để làm sáng tỏ tôn giáo cho được.

Khi đó, cũng đồng nghĩa với ngày tận thế rồi vậy. Cái Thế của xưa nay đã đến lúc tận cùng rồi. Để nhân loại chúng ta bước qua ngưỡng cửa của chốn thiên đàng hay cõi cực lạc. Một xứ sở của Thần Tiên, đúng nghĩa.

Hỏi: Thứ ngài tại sao trong Hà đồ lại quy định trời lấy 1 sinh và đất lấy 6 thành Thuỷ lại đặt phương Bắc ..! Có lý do nào hợp lý hơn việc nó vốn sinh ra đã bị quy định như vậy trong một vài biện luận trên mạng mà con tìm hiểu ko? Kính mong sự khai sáng từ ngài cho kẻ ngu tối này..! Chờ Phúc đáp.

Trả lời: Nếu ta nói quy định thì đây là quy luật của tạo hóa định phải là như thế! Bởi Hà Đồ chính là vị trí của các sao bố trí trên trời. Không phải do con người đặt ra như thế (như đa số người suy diễn). Vậy hướng Bắc là khởi thủy của sự vận hành, ví như vị trí của Sao Bắc Cực vậy. Là nơi định hướng, khởi đầu cho vạn sự việc xuất phát, vận hành và phát triển trong toàn vũ trụ. Ta có thể nhìn thấy quy luật đó trên bình diện sự việc như; Bắc luôn luôn phát triển hướng vào Nam. Thậm chí như sa mạc hay hoang hóa cũng từ Bắc lấn dần vào Nam! Cũng như sự phát triển của một cái cây vậy. Bắc là cội nguồn của nguyên nhân, gốc rễ. Nam là sự phát triển của nhánh ngọn và phát tiết tinh hoa, thành quả. Ta không thể đi ngược quy luật tự nhiên này cho được.

Ta nói sự khởi đầu nào cũng vẫn cứ phải là; Khởi thủy, thoạt kỳ thủy, nguyên thủy, thủy tổ v.v… Và vị trí của nó chính là sao bắc cực tại phương Bắc chứ không thể là bất kỳ phương nào khác cho được. Khí của đầu năm cũng xuất phát tại đấy đấy.

Thế cho nên số 1 đầu tiên phải đặt tại vị trí này làm khởi thủy. Hà Đồ được mặc định đúng như thế trên lưng của Thần Quy là từ tạo hóa. Con người phát kiến và mô phỏng, vận dụng theo mà thôi.

“Người bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự Nhiên”. Tổng các điều đó, ta quen gọi là Tạo Hóa.

Nghiêm túc hơn là: “Đấng Tạo Hóa”.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét