📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.93 - TẢN MẠN VỀ HÓA ĐỘ TÙY DUYÊN?! | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

 

TẢN MẠN VỀ HÓA ĐỘ TÙY DUYÊN?!

Dưới cội thời gian…, có lão Phù Du về neo bến và nghỉ ngơi nơi cuối dòng đời muộn. Đang lim dim đắc chí, nhai lại những tri kiến, kinh nghiệm suốt một đời từng tích lũy đầy bụng. Bất chợt có một gã Đom Đóm, lờ đờ, đi ngang qua trước tầm mắt trong hình thù quái dị lắm!? Lão Phù Du lấy làm ngạc nhiên, gọi vào, bèn hỏi:

Này bác! Thế bác mang cái gì trên lưng trông dị hợm thế?! Gã Đom Đóm chân tình trả lời rằng: Umh… đây là cái đèn, thưa cụ. Để đến khi trời tối, tôi đốt đèn, soi đường mà đi kiếm ăn đấy mà.
Lão Phù Du giận lắm, mắng rằng: Tôi thành thật hỏi bác, bác xem tôi là ai mà lại đi nói dối với tôi như thế? Vì tôi sinh ra, lớn lên và sống trọn một đời mà có thấy trời tối bao giờ đâu. Từ đó, Lão Phù Du đâm lòng oán gã Đom Đóm.
Gã đom Đóm biết nói gì đây. Bởi kiếp Phù Du chưa bao giờ sống được qua đêm cả.
Tôi nhặt được như thế và nhắc lại cùng bạn Lam Hồng trong bài viết này làm chuyện phiếm. Và đồng thời cũng là một trong vô vàn những công cụ mà bạn gọi là hóa độ tùy duyên mà bạn đang muốn cùng bàn đến. Đó là tôi chọn cái duyên trong góc độ thấp nhất ở giữa cộng đồng chứ không chọn những mối duyên tầm cao đại loại như: Cùng với côn trùng mùa hạ, không thể nói đến cái giá lạnh của mùa đông được. Hoặc như…; Loài Én - Sẻ, sao biết được chí bay cao của Hồng Hộc - Chim Bằng”, vân vân và v.v… hơn nữa.
Vậy góc độ bài viết này là để cùng bàn luận với bạn Lam Hồng. Không có ý nền tảng là như thế. Mà là chỉ nêu ra sự kiện, tình huống, khi một Thiền Giả gặp phải miền không gian này trong quá trình Tham Thiền. Do ta đang bàn ở không gian 3 chiều mà thôi nhé (tuyệt đối tránh va chạm. Sợ lắm…).
Lại một câu nói quen thuộc, nằm lòng hầu hết trong mỗi chúng ta xưa nay; “Hóa Độ Tùy Duyên”. Thế nhưng sự việc đâu đơn giản như thế nhân chúng ta thường lướt qua như thế cho được. Bởi đây chính là Pháp Ngôn của Nhà Phật.
Với ngôn ngữ đơn thuần của nhân loại chúng ta nói chung. Các bạn đã biết qua giá trị của Văn U Mặc mà chúng ta đã bàn đến rồi. Hầu hết đều rất lạ lẫm đối với tri thức chung hôm nay. Vậy nếu ta suy xét sâu hơn một tý hai chữ Ngôn Pháp thì sao? Là một dạng ngôn ngữ có tiềm ẩn những giá trị giáo pháp của Nhà Phật đấy các bạn ạ. Chỉ khi nào chúng ta tham thiền, thâm nhập đến với địa phương phi tưởng xứ trong thế giới đó thì sẽ bắt gặp giá trị này ngay thôi. Bởi vì đó chính là công cụ mà Phật Thích Ca đã chuẩn bị sẵn cho thế nhân chúng ta rồi. Thế nên một mai, may mà có Thiền Khách nào du thiền đến miền địa phương này trong xứ Thiền, sẽ đắc sở dụng mà dụng để hóa độ cho mọi người ngay thôi. Ví dụ:
Nếu một Thiền Sư hay bậc Thiền Giả nào đó, hướng dẫn mọi người tham thiền… Đại đa số là họ đi sai, thế nên mới triền miên năm này qua năm khác mà vẫn không thấy thành quả gì hết cả. Và họ vội bám vào cái phao khác trong cơn chết đuối tri thức là phải công phu, tinh tấn v.v…, để trấn an mọi người lẫn chính bản thân họ. Tất nhiên, nếu đã không thấy phúc thì cũng sẽ chẳng thấy họa xảy ra. Những tạp tri kiến đó chỉ âm thầm tích tụ lại như một dạng trầm tích và hóa đá trong quan điểm rất mơ hồ mà không nhận thức ra cho được. Thế rồi sau đó thành định kiến, giảng ra cho người khác là rất nguy. Từ đây khiến các thế hệ nối tiếp theo sau đó rơi vào sự mê muội và sai lạc quan điểm hết đi cả.
Vậy từ đây ta cùng suy diễn về công cụ Hóa Độ Tùy Duyên này có giá trị như mọi suy diễn mà chúng ta có thể nghĩ đến xưa nay tùy mỗi cá nhân mà nó hợp duyên theo. Thế nên ta thấy khi một Thiền Sư dẫn một nhóm các Thiền giả du thiền tham quan thế giới đó. Những cảnh giới hư hư, thực thực được khai phá dần trong suốt cuộc tham quan. Bất chợt, cũng không biết do duyên hay bởi nghiệp mà một trong các thiền khách bước lạc lối hay đúng đường mà rơi vào miền địa phương ẩn xứ trong đó mà vị Thầy không đoán biết trước được.
( Lưu ý; Bắt đầu vào không gian chiều thứ tư).
Tình huống lúc đó diễn ra…; Nếu như vị Thiền Khách này có duyên với Phật Thích Ca thì lúc đó sẽ hóa thị hiện Phật Thích Ca trong miền cảnh giới đó. Bằng như tâm niệm trước đó về Phật A Di Đà thì sẽ găp A Di Đà. Và tùy theo cái duyên tri kiến mà ta tích lũy trước đó là vị nào trong vô vàn những Quán Thế Âm. Diêu Trì Kim Mẫu vân vân mà thị hiện cùng Thiền Khách. Thậm chí kể cả Tề Thiên, Quan Công, lại còn có cả Phạm Nhan, Cốt Đột và vô số kể những Ông Cô, Bà Cậu nữa (tôi không diễn tả là ông cậu, bà cô)! Nếu không có sự cố gì xãy ra tiếp theo. Các thiền khách này trở về thế giới thực tại trong không gian 3 chiều. Thế là họ cứ cho mình là hiện thân của Công chúa, Bà Chúa, Cụ Chúa và thờ lạy, cúng bái tùy theo sự tri thức của mình. Rồi tha hồ tưởng tượng mình mang một sứ mệnh thiên cơ, có quyền ngồi phán bảo tất cả thiên hạ một cách rất ngô nghê đối với trật tự tôn ti xã hội thực tại. Riêng một thực tại làm rối loạn trật tự - tôn ti - xã hội, mà họ còn chưa đủ ý thức nhận ra cho nổi.
Lại còn phải bàn đến bối cảnh lúc này là Thiền Khách không đủ kinh nghiệm để xác định được những diễn biến như thế đang xảy ra và phải xử trí như thế nào. Tất nhiên vị Thầy hướng dẫn du thiền bèn dùng các nhân duyên của bản thân các vị Phật đó mà dẫn dụ, cho thiền khách mà độ cho qua cảnh giới đó trong lúc tham thiền. Ví như chấp, trụ, vào đó mà niệm nhiếp tâm.
Có những cảnh giới mà Thiền Khách hoảng loạn do thiếu cái mà ta quen gọi là bản lĩnh và kinh nghiệm từng trải mà không bình tĩnh được. Vị Thầy cũng không đủ để dẫn dụ hay trấn an được nữa. Họ bèn vội kết luận và gọi vơ đũa là Tẩu Hỏa Nhập Ma. Đa số các vị Thầy lại hoảng loạn theo mà chạy tìm Thầy khác nữa để cúng, trấn, iểm, đọc, tụng loạn hết lên cả thảy. Vô tình lại càng đẩy người đó vào sâu hơn thế giới huyễn cảnh mà không cách gì thoát ra được nữa. Bởi trong lúc hoảng loạn. Hồn, Phách thiền giả (vía) đã bay lạc mất đi, không cách gì tụ lại được nữa. Đến lúc này mới thực sự gọi là Tẩu Hỏa Nhập Ma cho được. Vậy, kẻ tham thiền, tự tẩu hỏa nhập ma thì ít. Thế nhưng các vị Thầy thiếu hiểu biết. Tác động, gây cho họ chìm sâu hơn vào hoảng loạn khiến nên bị tẩu hỏa nhập ma thật sự là rất nhiều.
Tôi lại nêu ra một sự cố nữa để thao khảo như sau:
Ở đây tôi chưa bàn đến những thành phần không có đạo, hoặc loạn đạo do không xác định được gốc của đạo mà người đó đang theo. Mà chỉ giới hạn trong phạm vi của 5 mối đạo chính như:
Nếu trong nhóm Thiền Khách đang tham thiền đó. Tùy theo gốc khởi gieo trước đó của họ là Chúa thì vị này sẽ có duyên gặp Chúa Jesu trong xứ Thiền thị hiện. Bằng như là Phật thì tất nhiên phải gặp Phật Thích Ca rồi. Lại còn Mohamet của Hồi Giáo, Chankara của Hindu v.v… nữa. Thế thì vị Thầy đang hướng dẫn các Thiền Khách này; Biết gì về các vị giáo chủ của các giáo phái đó mà hòng còn tùy duyên mà hóa độ cho Thiền Khách trong lúc họ rơi vào hiện cảnh như thế? Tóm lại; Đại đa số các vị Thiền Sư hiện nay. Có ai đủ để biết được gì về Chúa, để còn tùy vào duyên đó mà hóa độ để dẫn dụ cho Thiền Khách một khi họ rơi vào miền định xứ đó hay không? Không hề.
Đấy là tôi chưa bàn đến các cấp dộ cao hơn nữa như Như Lai, Chúa Trời, Thánh A La, Bhrama, Vishnu, Shiva vô cùng, vô tận nữa.
Các vị Thầy dẫn độ thiền giả. Biết gì về các giáo phái khác đó để mà còn tùy duyên hóa độ cho một thiền giả khi bất chợt ai đó rơi vào các vùng không – thời gian nhiều chiều của thế giới thiền này.
Thế nên, ta chỉ quen biết nói đến thuộc lòng và tùy tiện hóa độ tùy duyên cái công cụ ngôn ngữ này trong không gian 3 chiều hiện nay mà thôi. Thế nhân có quyền tùy duyên mà sử dụng cách hiểu để hóa phù hợp cho tri thức của mình và của mọi người trong thì quá độ hỗn tạp tri kiến hôm nay vậy.
Vì là giai đoạn hỗn tạp tri kiến quá độ. Các bạn cũng toàn quyền cho rằng tri kiến của tôi cũng là một trong những sự hỗn tạp tri kiến chung.
Lại nhặt nhạnh một kết luận:
“Người trí lấy làm bực mình với sự vui thích của kẻ ngu. Song, kẻ ngu cũng lấy làm bực mình với sự vui thích của người trí vậy”.
Lại phải; Tùy duyên thôi…
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)


KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét