📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.95 - CỬU CỬU CÀN KHÔN DĨ ĐỊNH | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


CỬU CỬU CÀN KHÔN DĨ ĐỊNH?!

(99…).
Thế nhưng câu nói truyền đời ấy, có “dĩ định” được hay không? Điều này cũng vẫn chưa được chúng ta xem xét đến một cách chi tiết nhất! Như chúng ta đã cùng bàn trên trang Ký Sự này từ trước. Là tổng lược qua các bài viết trước đây, giống như chúng ta đã phác thảo được một bức tranh toàn đồ lịch sử của dân tộc Việt, vốn có mô hình cấu tạo như thế. Sau đến, chúng ta mới có thể xem xét và gia cố, mài dũa tinh xảo lên thành kiệt tác cho dòng Sử Thiêng của giống nòi.
Rằng xưa, thay vì…; Cảo Thơm lần giở trước đèn…
Ngày nay, chúng ta lại lần giở trang mạng sau phím gõ…; Những thông tin giá trị lịch sử hiện ra như một bức tranh đa tạp sắc, đầy trừu tượng, đầy hơn nữa các giá trị rối loạn không mong muốn và càng khó phân đâu là hư, đâu là thực cho được.
Để xâu những móc xích vùi lấp đó thành một chuỗi dây chuyền có tính logic, xuyên suốt các giai đoạn lịch sử là điều khó khăn vô cùng rồi vậy. Lại còn phải tính đến giá trị của chuỗi dây chuyền đó, có tiềm ẩn những lượng thông tin bổ ích tinh thần nào, hầu cung cấp cho nguồn tri thức chung hay không nữa? Qua trang Ký Sự này. Các bạn đã từng biết có quá nhiều những giá trị thực tại còn tiềm ẩn trong quá khứ lịch sử của dân tộc. Vậy trong bài viết này, chúng ta thử tiếp tục khai thác chi tiết thêm ở tầng sâu hơn tí nữa xem sao nhé. Qua đó, chúng ta ôn cố, hòng tri tân. Xem lịch sử có lập lại hoặc nhắn nhủ điều gì cho giai đoạn tương lai này hay không?
Vì có một thực tại không thể chối bỏ được là; Lịch Sử của Xứ Sở Thần Tiên đã từng thất lạc trong quá khứ miên viễn đó. Vốn là một kho tàng vô giá đối với nhân loại chúng ta hôm nay, nếu một khi khai thác được. Là giống nòi của dòng Sử Thiêng này. Thế hệ hôm nay nhất định phải khai thác những di chỉ mà tổ tiên đã từng tích lũy đó. Làm nguồn vốn tri thức, đầu tư cho hôm nay và tương lai đang cạn nguồn vốn tri thức chung trước các tai hại chực chờ thoái hóa mỗi ngày. Chúng ta cùng du hành;
Giống Lạc Hồng ngàn năm, quyết theo dấu Chim Việt ngàn xưa kia, về lại nơi Tổ Rồng khảo sát dấu xưa…; Nơi khuất nẻo thời gian. Giữa đêm trường ý thức, ta nhác thấy bóng Chim Việt còn lưu dấu ngang qua trang Sử Thiêng, khi mô tả có đàn chim đậu xuống khu vực núi Hồng Lĩnh!
Như các bạn đã từng biết qua rằng Sử Việt do hoàn cảnh rơi vào Thế cuộc, nên phải Xử Thế trong giai đoạn khi ấy là truyền lại bằng cách tạc qua Bia Miệng, ngay từ thuở thế hệ tương lai còn nằm ngửa trong võng, nôi kia! Thế nên cái “thiêng liêng tính” của nòi giống Thần Tiên này, không cách gì mất đi cho được bao giờ cả.
Và hiện cảnh sân khấu nơi quá khứ của vùng Tổ Rồng này đã diễn tích 99 ngọn làm nền móng cho đàn Chim Việt đậu xuống!! Là loài Chim Việt xây tổ nơi đầu nguồn Sử hẳn hoi chứ không phải dạng Én, Sẻ, hay Cú, Diều nào khác cho được. Và ta cũng không đủ để biết từ đó Lịch Sử dân tộc Việt đã lạc dấu chim xưa mất rồi!!! Họa hoằn và may mắn lắm, mới có khá hiếm những nhãn quang dõi theo bóng chim, đến ngọn Nghĩa Lĩnh nơi Phong Châu mà định cơ đồ với tên Bạch Hạc.
Nguyên do bởi vùng Hồng Lĩnh chỉ có 99 ngọn mà thôi. Còn thiếu 1 ngọn nữa cho đủ 100. Có một điều rất đáng nên trách cho các thế hệ nối dòng tiếp theo sau ở chỗ: Di chỉ của dòng Thần Tiên này vốn đã được Tạo Hóa định mệnh theo số trời là 100 trứng tại thời điểm Âu - Lạc hợp duyên này. Định mệnh đó chẳng qua lại là mô phỏng của Bách Việt từ cội nguồn Tiên Tổ với Thiên Duyên tiền định cho Thần Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ thuở Tạo Hóa mới gây hình vũ trụ kia. Và Thiên Thư mà giống nòi này mang theo làm di ấn chính là Kinh Dịch. Thế nên ta mới thấy trong đó có thể hiện số Đại Diễn của Vũ Trụ là 100 mới đủ tròn số mà Tạo Hóa đã gửi gắm cho giống nòi Thần Tiên này được.
Lại đến khi Thần Sơn Tinh dời đô vào Tản Viên. Là bởi Người cũng từng khảo sát và bỏ qua khu vực Tam Đảo với 99 ngọn mà vào đến tận Tản Viên mới chịu định đô (do Ba Vì đối lập với Tam Đảo). Thế nên ngày mà tôi đặt chân lên Phú Quốc, để Điểm Hải Huyệt nơi vị trí của Mắt Rồng này. Tôi đã ngỡ ngàng khi phát hiện vùng Phú Quốc cũng có 99 ngọn cả thảy!!! Và rồi tôi lại bỏ vùng Đảo này mà tiếp tục lênh đênh, miệt mài nơi giác hải… mà tìm rốn biển.
“Đầu sóng chân mây tìm vận mệnh.
Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh.
Con thuyền cô độc dò dòng sử.
Một bến tầm nguyên mãi gập ghềnh”.
Hồn thiêng, anh linh ngàn đời của Tổ Tiên có nhắc nhở con cháu là thế hệ chúng ta hôm nay điều gì hay không, qua con số 99 đó?! Bởi không phải dòng máu đào của giống nòi oai linh, nên mới có thể dửng dưng với giá trị định số của giống nòi thuần chủng này được. (không thể đồng hóa chủng tộc thuần chủng Thần Tiên này được bao giờ).
Thế nên trước hồi nguy cơ nghiêng đổ này. Tôi nhất định phải định sử nền móng của dòng Sử Thiêng này lại ngay từ bây giờ như sau:
Xét theo nguyên tắc của nền khoa học thì:
1. Nếu có Mô Hình. Thì ta dựa trên Mô Hình đó để xây dựng Lý Thuyết.
2. Nếu không có Mô Hình. Ta lập giả thuyết. Rồi dựa trên giả thuyết đó mà xây dựng Mô Hình.
Lịch Sử của dân tộc Việt. Vốn đã có Mô Hình của Hóa Công định sẵn từ thuở Người mới bắt tay gây hình vũ trụ ban đầu rồi kìa. Bởi chúng ta đã bị vùi lấp mô hình thực tại của lịch sử đó từ hàng ngàn năm trước đi rồi. Thế nên ngày nay không còn có ai đủ để nhìn ra cho được những thực tại sánh cùng Thiên Cơ đó nữa. Vậy tôi cũng chiều theo cái tri kiến thấp nhất của đại đa số chúng ta hôm nay mà lập giả thiết cho dòng Sử Thiêng như sau:
Và nền móng thiết kế cho tòa kiến trúc Sử Thiêng của Xứ Sở Thần Tiên đó, có những nét phác họa ban đầu gồm:
Nét Thần Thoại Thuyết;
Vị Cửu Thiên Huyền Nữ mà ta còn gọi là Tiên Huyền Nữ đó. Chính là Tiên Nga, sống trong Cung Quảng Hàn. Danh xưng Cửu Thiên Huyền Nữ đó vốn có nguyên do bởi tướng tinh của Người chính là Huyền Vũ. Một loài Thần Quy mà Thợ Tạo đã chạm bức đồ Quy Tàng lên lưng, làm Định Mệnh theo Thiên Ý. Bởi bức đồ này thể hiện gồm có Cửu Cung, hợp với 9 số của ngôi cao 9 tầng trời. Thế nên mới gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ vậy. Tất nhiên phả hệ đó sẽ được gọi theo là Tộc Cửu Lê.
Nơi Xứ Sở Thần Tiên của buổi ban sơ đó. Vị Tiên Nga này còn sở hữu một vật cưỡi mà ta quen nghe truyền lại một cách đầy mơ hồ đối với tri thức hôm nay là giống Chim Việt. Vì các thế hệ con cháu bị lạc mất cội nguồn, thế nên không dò đâu ra bóng Chim Việt ngày đó cho được nữa, ngoài những dáng chim còn rơi rớt lại trên Trống Đồng cũng như trong vài trang sử khuất tất. Loài Chim Việt nơi Cõi Tiên khi xưa đó chính là loài Hồng Hạc. Bởi loài Chim này chỉ sống trong Cung Quảng Hàn cùng Tiên Nga nên cũng được gọi chung là dòng thuộc về hệ Thiên Nga (một loài Chim Trời nơi Tiên Cõi).
Vì thế nên; Thường khi những đêm Trăng Thanh. Vị Tiên Nga này thường Cưỡi Hồng Hạc xuống tắm trên Hồ Phiên Dương và Hồ Động Đình nơi trần giới. Bởi nguồn Thanh Khí nơi ánh trăng hóa thân thành Thủy Mạch, tưới khắp vũ trụ và tụ lại nơi các Hồ, Đầm nơi hạ giới. Cung Quảng Hàn nơi Thiên Giới cũng là Cung Đoài nơi Hạ Giới phản ảnh mà Kinh Dịch đã “thể - hiện - tượng” ra đấy các bạn ạ. (Hồ=Đầm= Đoài=Thiếu Nữ v.v..). Thế nên thủy triều luôn chịu lực hấp dẫn tác động nhất định từ Mặt Trăng là tất yếu thôi.
Thần Thoại của thuở ban sơ nơi chốn Thần Tiên đó, lại còn mang kịch tính đong đầy tính sử thi như thế này nữa chứ:
Khi Tạo Hóa đã “đặt” cho Vị Tiên Nga nơi Tiên Cõi như thế rồi. Trước đấy, Người đã khéo “bày” cho chốn Thần Xứ có vị Chiến Thần là Xi Vưu làm Thiên Tử mà sử xưa từng phát hiện và còn lưu giữ cách kín đáo bằng danh gọi là; “Cổ Thiên Tử Xi Vưu”! Tuy nhiên danh xưng này là đối với cõi Hạ Giới nên như thế. Bằng theo như cõi Thiên Giới thì lại gọi là Thiên Bồng Nguyên Soái.
Bởi tại Trời lại khắc trên lưng của vị Chiến Thần này bức đồ diễn về nguồn linh khí của núi, chuyển hóa không ngừng khắp vũ trụ, nên có tên là Liên Sơn. Và trách nhiệm của vị Thần này là điều tiết, chuyển hóa nguồn khí đó mà điều hòa, sinh dục muôn loài khắp trong vũ trụ. Và bộ tộc này thuộc tộc Tam Miêu. Nguyên nhân của danh gọi Tam Miêu lại mang tính Thần Thoại cao hơn nữa đối với nhận thức của chúng ta hôm nay. Chỉ khi thời điểm cho phép, tôi mới có thể dần đưa các bạn vào toàn diện thực tại này được. Hẹn khất lại các bạn vào thời điểm đã hội đủ điều kiện. Khi đó, tôi sẽ bàn sâu và thấu tình đáo lý hơn về tộc Tam Miêu này.
Hiện tại, chúng ta tiếp tục khảo xét trong chừng mực giới hạn mà phạm vi cho phép đến như;
Vị Thần này vốn có tướng tinh là loài Rồng, thường cưỡi loài Ngựa của cõi trời mà tuần hành khắp vòng trời, đủ hai lượt sớm tối đi, về như các bạn đã từng nghe qua trên trang này rồi. Vậy cũng có tên gọi nhập nhằng của thế nhân chúng ta là “Long Mã”. Thế cho nên ta có thấy rằng bức đồ Long Mã là nói lên tính động không ngừng khắp vũ trụ vậy. Vị Chiến Thần này lại còn có một loài vật nuôi, thường theo những bộ tộc Di Canh săn bắt nữa. Đó chính là loài Chim Bằng (Đại Bàng). Thường mỗi khi tuần hành, loài Chim Bằng này hay đi tiên phong để săn… mọi động tĩnh trước vó ngựa của Chiến Thần.
Như chúng ta đã biết bức tranh của Hóa Công trong một họa cảnh của buổi bình minh trong quá khứ đó. Người hứng ý, đã vẽ thêm nét trăng thanh nơi cuối buổi hoàng hôn khi…; Tiên nữ đang xuống tắm trên Hồ Động Đình!!!
Ấy! Chết!! Chúng ta không nên bàn sâu vào tình tiết này được đâu các bạn nhé. Mà chỉ nên bàn sự kiện cùng lúc xảy ra bên Hồ Phiên Dương, cận giới khi đấy mà thôi. Là lúc mà “Chú Chim Bằng” của Chiến Thần và “Cô Hồng Hộc” của Tiên Nga đang; Vỗ cánh, đập nước hồ dâng cao muôn trượng, cùng giỡn nước, rồi lại bay lên đến tận chín tầng mây mà phỉ chí. Thế nên mới có câu tả lại là “Hồng Bàng Chí” đấy thôi. Loài Én, Sẻ sao có thể biết đến cái chí bay cao chín tầng ấy của giống thuộc họ Hồng - Bàng cho được.
Và rồi sau sự kiện đấy. Họ “Hồng – Bàng” được gọi thành tên. Là mượn chuyện của Hồng Hộc và Chim Bằng để ẩn ý chỉ đến mối lương duyên của hai vị Thần – Tiên mà sinh ra giống nòi Bách Việt về sau. Thế cho nên ta mới thấy tại sao Chim Bằng cứ phải vỗ cánh lên đến tận 9 tầng mây cho đắc sở ý, rồi mới xoãi cánh, nhắm duy nhất Hướng Nam mà tìm Chủ cũ. Chim Việt cũng đậu duy nhất Cành Nam, để ngóng theo dấu Chim Bằng mà Thôi.
Vậy từ đây suy ra: Hồ Phiên Dương vốn là nơi sinh sống của loài Chim Việt khi xưa mà sử sách thường hay nhắc đến rồi vậy.
Chim Việt đó, vốn có xuất xứ tại Cung Quảng Hàn của Tiên Huyền Nữ. Là họ Thiên Nga, thuộc dòng Hồng Hạc (Hồng Hộc). Đó chính là Loài Chim Việt của giống nòi Thần Tiên, từng thất lạc trong cội nguồn đầy gập ghềnh, oan khốc của dòng Sử Thiêng. Ta thấy hiển nhiên dòng Dương Việt bên Hồ Phiên Dương với Bà Âu Cơ là cốt chỉ ý đến Loài Chim Hồng Hạc của Tiên Huyền Nữ khi xưa mà ra cả thôi.
Cũng chính vì thế. Cho nên khi Lạc Long Quân Và Âu Cơ về đến khu vực Hồng Lĩnh.
Thực tại là khi hai ông bà hạ sinh được 100 con. Tượng là 99 con Chim Hồng đậu trên 99 ngọn núi này nên mới gọi theo mà đặt tên thành Hồng Lĩnh. Là đỉnh núi có Chim Hồng đậu nơi đầu nguồn Sử giống nòi Lạc Hồng. Khi Lạc Long dẫn 50 con bay ra Nghĩa Lĩnh thì đã hóa thành tên là Bạch Hạc là theo Cha rồi vậy. Điều này có nghĩa là 50 con còn lại theo Mẹ Âu Cơ ngày đó chính là Hồng Hạc. Và Lạc Long Quân cũng lấy tên dòng họ từ lúc này là Lạc - Hồng. Ý là Hồng từ Hồng Hạc (Âu Cơ) có cội gốc từ bên Hồ Phiên Dương, từ thuở Tiên Huyền Nữ kia. Sau này An Dương Vương không lấy là Hồng - Lạc mà lại là Âu - Lạc cũng tại ý này cả mà thôi. Âu Việt cũng đồng nghĩa là Chim Việt (Hồng Hạc) mà ra.
Mà đồng thời cũng từ tên gọi Thường Nga mà thành dòng Thường Việt rồi Âu Việt với loài Chim Việt nơi Hồ Phiên Dương, nối liền Hồ Động Đình của thuở huyền sử Thần Tiên xa xưa đó.
Và Nhân Thoại Thuyết hôm nay chợt giật mình sững sờ khi đàm thoại rằng:
Qua những giá trị ôn cố ở trên. Chúng ta chợt tri tân có hiện tượng phản ảnh con số 99 hôm nay mà không khỏi giật mình toát mồ hôi sốc khắp thân tâm mà linh cảm hồn thiêng núi sông tỏ ngộ; Đảo Phú Quốc với 99 ngọn hôm nay trong Ba Đảo. Có ẩn thiên ý gì chăng từ bản gốc Tam Đảo khi xưa với 99 ngọn mà Thần Tản Viên từng bỏ qua khi định đô.
Lại con số 99 năm so với 99 đỉnh mà đàn Chim Việt xưa kia đã chia đàn, lạc dấu mãi đến hôm nay chưa có cơ hội tìm về cội nguồn giống nòi ngàn năm chia ly. Ta cũng phải nên được biết rằng: Khu Tam Đảo vốn hình thành từ sau cuộc tận diệt của Hành Tinh thứ 9 trong hệ mặt trời mà ta nghe gọi với Kỷ Tam Điệp cách đây 250 triệu năm! Vậy cuộc 2.500 năm này với Ba Đảo có hệ đồng giá trị âm bản 99 và 9 năm của Độ Mông Hạn Ảnh nói lên điều gì?! (2.500 năm lấy chung giai đoạn mà Phật giáo và nền Khoa Học ra đời đến nay).
Bởi tính thời cuộc tác động những sai lầm trước kỳ hạn cuối.
Tôi không xá ngại gì mà vén tỏ ít bóng mây mù che khuất gương Hằng Nga như thế cùng giống nòi Thần Tiên vốn đã chịu muôn vàn oan khốc muôn đời qua.
Trên đây là nền móng của công trình kiến trúc tòa Sử Thiêng của Xứ Sở Thần Tiên trong Kỷ Nguyên Mới. Các bạn hãy săn tay và cùng gia công đi nhé… Hỡi những thế hệ hôm nay của giống nòi Tiên Rồng. Đấy mới đích thị là thực tại Thiên Mệnh.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Có một vài Thông tin em nghĩ Thầy kiểm tra kỹ lưỡng lại ah.
Kinh Đô Phong Châu xưa k phải có 99 ngon núi tất thẩy có 100 ngọn núi tượng hình con voi có 99 con qay đầu về Núi ( Kinh đô xưa) còn một con quay về phương Bắc nên bị chặt đầu ah. Nếu đứng trên đình Đên Hung( Đền thượng ) khi thời tiết trong xanh thì nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường và con Voi bị chặt đầu vẫn thấy ngân lệ trên mắt ah.
Bạch hạc là nơi giao nhau của 3 con sông lớn nhất phía Bắc ah( sông ĐÀ . sông Hồng , sông Lô ah).
Thầy tường về phong thủy, nên khi Thần Sơn Tinh rời về Ba Vi ( Tản Viên) đó là điều hiển nhiên về địa thế đắc lợi ah. Tản Viên cũng là khởi nguồn đúng vậy không thưa Thầy?

Trả lời: Rất cảm ơn bạn Vô Không! Một “Thợ Xây” đã ra tay chỉnh viên gạch đầu tiên cho nền móng tòa kiến trúc Sử Thiêng trong tương lai của dân tộc cho hoàn chỉnh thêm. Tôi lấy làm vui vô cùng và rất mong được nhiều hơn thế từ các bạn chung tay.
Tôi đang phác thảo nền móng qua những tri kiến còn giới hạn nhất định. Chỉ khi nào có điều kiện Định Sử thì nhất thiết phải đi khảo sát tận nơi mới được. VÌ đó là việc rất hệ trọng. Vậy các bạn nào ở nơi mà mình biết, hãy bổ sung để cùng nhau thiết kế cho hoàn chỉnh dần nhé. Vì Lịch Sử là của cả Dân Tộc chúng ta chứ không của chỉ riêng ai cả.
Thế nhưng bạn có hiểu lầm về ý ở trên mất rồi!
Thứ nhất là tôi nói Núi Hồng Lĩnh ở khu vực Tổ Rồng có 99 ngọn nên mới bỏ đi chứ không phải núi Nghĩa Lĩnh ở Phong Châu. Mà là ra Phong Châu định đô. (Sự việc 99 con và 1 con bị chặt đầu, tôi sẽ viết tiếp trong các bài khác sắp đến).
Thứ đến là nói khu vực núi Tam Đảo với 99 ngọn chứ không phải núi Ba Vì thuộc khu vực Tản Viên. Đang bàn đến con số 99 thôi, chưa bàn đến số 100.
Tản Viên không phải khởi nguồn mà là kết thúc chu kỳ. Thế nên Sơn Tinh là vị Vua Hùng cuối cùng trong 18 đời, rồi giao qua cho An Dương Vương đấy thôi.

Hỏi: Thưa Thầy có một điều này em vẫn chưa tường mong được Thầy chỉ giảng ah.
Trên quan điểm cá nhân em thiết nghĩ Người có vận Người, Nước có vận Nước nhưng luôn tuân Quy Luật Bất Biến của Tự nhiên đó Sinh Lão Bệnh Tử, nên việc dựng nghiệp rồi suy vong của một thời cuộc Âu có phải đó cũng là lẽ Thường ah.
Trong chiều dài lịch sử thăng Trầm của nước Việt ta Ngoài Thời Hùng Vương là được kéo dài duy Nhất là 18 Đời, sau đó các chiều đại rất ngắn và lại bị đô hộ bởi phương Bắc, mãi cho đến đời nhà Ly khi Vua Ly Công Uẩn Định Đô Thăng Long theo lời của THiền sư Vạn Hạnh thì nước Việt trường tồn nhưng cũng không dài ah ( nhà Ly 8 đời, nhà Trần 7 Đời, nhà Hậu Lê 7 đời...).
Nên khi Thần Sơn Tinh rời đô Có phải đó là sự tính Bên lâu, em k đồng quan điểm vời Thầy về việc Tan Viên là nơi kết thúc ah.
Mong Thầy chỉ giảng cho em được thấu tường ah.

Trả lời: Bạn 
Vô Không
 cứ giữ quan điểm của bạn. Không có gì phải e ngại cả. Ta cứ trao đổi.
Xét theo thắc mắc của bạn là khó phân giải rồi, e rằng rất khó lĩnh hội. Trước hết, ta phải biết xét theo Thế, Vận, hay Thời Cuộc nữa. Vì câu hỏi của bạn không phân ra được các yếu tố này cùng với cơ nghiệp lại là yếu tố khác xa đi nữa, đang còn lẫn lộn trong đó. Tạm xét…
1. Quan điểm định hình tri kiến của bạn về quy luật bất biến cũng còn thiếu sót nhiều lắm. Vì bất biến là Tĩnh, còn biến là Động và yếu tố nhất Động nhất Tĩnh là Trung Hòa nữa. Mà trong quan niệm Sinh - Lão - Bệnh - Tử chẳng qua là tư tưởng thân tứ đại Thủy - Thổ - Hỏa - Phong của Nhà Phật mà suy ra thôi. Đồng thời còn có tư tưởng khoa học của Heraclitus với Đất – Nước – Gió – Lửa nữa kia. Vậy so sánh ra vẫn còn thiếu yếu tố thứ 5 là Hành Kim của tư tưởng Dịch Kinh nữa. Vậy kết luận quan điểm đó là lẽ “Bất Thường” chứ không phải là lẽ “Thường” rồi. Mới thế thôi, đã “nhức đầu” lắm rồi.
2. Vậy ý thứ hai nhất định phải biết xét quan điểm theo các Thời Kỳ nào của Chu – Thế - Vận – Hội – Nguyên nữa mới được. Và Cơ Nghiệp của các triều đại là thành phần khác, so với các Thời Kỳ mà quy luật định số và vận hành trong bộ máy tổng thế đó mới được. Lại còn phải biết đến cách chia ra Thời, Nguyên, Chu, Thế, Vận, Hội lớn hay nhỏ nữa. Phức tạp lắm đấy bạn Vô Không ạ. Thế cho nên, Ta có thể gọi là Thời Kỳ để bao quát toàn Cuộc chứ không gọi là Chu Kỳ cho được đâu. Vì Chu Kỳ là để chỉ đến chi tiết của Số Vận Hành trong đó mà thôi. Từ đấy, ta mới có thể nắm được cái Khí Số nó đang khởi hay đã tận trong một Thời, Nguyên, Thế, Chu, Vận, Hội đó mà hòng luận đến cho được. Tôi hay nói chúng ta đang lạm bàn là vì thế. Vậy;
1.Các Vua Hùng với Lạc Long Quân là mở ra chế độ Phụ Hệ, thuộc Thời của Dương cuộc. Đến Thần Sơn tinh lại là tượng của Mẹ chứ không phải Cha. Vì thế Lạc Long là Khởi cuộc và Thần Sơn Tinh là kết thúc chu kỳ của Thời dương cuộc. Thường thì ta gọi là Thiên Cơ. Vậy “Thiên =Trời, Cơ=Số”. Là Số Trời đã định là như thế. Vậy khái niệm Thời Cơ có nghĩa là cái Thời Định Số là 9x9=18 Đời Hùng Vương là chuyển vận hết Số đó. Vì số 9 cũng là Lão Dương mà ra cả. Hoặc xét Lão âm thì 6x3=18 là hết. Vậy Lạc Long là Khởi Số vận hành đến Thần Sơn Tinh là Tận Số đã định theo quy luật đấy. Thế cho nên An Dương Vương mới mở ra Thời của chế độ Mẫu Hệ chính thức, tiếp theo là Thời của âm cuộc vận hành. Đó là ta tính về Cơ Nghiệp, là Số dựng nghiệp của Nhân Cơ. Bằng về Thiên Cơ lại thuộc về Số vận của Trời. nên tính theo Thời, Vận, Thế Cuộc v.v… Vậy một Thời Cơ có số vận hành suốt Thời Kỳ tính bằng Nguyên lớn là 1000 năm trở lên. Còn về Địa Cơ thì lại là do Thế Cuộc của Long Mạch đó thuộc về Âm Cơ hay Dương Cơ đanh định Số để vận hành mà Định Đô nữa. Nhất định không phải chổ để chúng ta bàn đến cho nổi rồi vậy. Chỉ có thể biết qua loa rằng:
2.Từ An Duong Vương ta phải tính theo Thời Cuộc thuộc về Âm Vận. Tuy nhiên kể từ giai đoạn này thì đã bị Nhà Hán trấn yểm hết toàn bộ linh khí và thủy mạch núi sông mất rồi. Thế nên các triều đại không được kéo dài đủ một Vận. Chỉ tồn tại được một Thế cuộc thôi là tuyệt khí số. Tuy nhiên ta có thể khéo xem xét thì vẫn thấy được Nhà Nguyễn đã trụ được một Vận trong cuộc bể dâu cuối cùng.
Nếu xét xa hơn thì ta không nhìn đến nổi được. Và lại càng không nên mang ra bàn luận lung tung trên trang mạng như thế này được. Bởi kẻ có cái nhìn nông cạn thì cứ mãi cãi cố theo tính phản xạ. Người tinh ý thì đã tranh thủ mà vận dụng mất rồi. Lại càng mệt hơn nữa cho các việc thao thủ trong tương lai của non sông.

Hỏi: Nếu đã tự hào về nguồn gốc của mình thì không nên dùng thứ tiếng Việt sặc mùi Hán ngữ như vậy để diễn đạt.

Trả lời: Bạn Vô… Danh, sao vậy!? Cuộc cuối đang sàng lọc mà! Thế nên trong cả muôn đời qua với tạp loạn ngôn ngữ rác phủ lấp chân giá trị thực tại mất cả đi rồi. Ta không bới trong đống rác đó để sàng lọc dấu xưa thì còn cách gì cho được nữa đây.
Mà ai dám chắc gì Hán Ngữ không sặc mùi vay mượn từ Việt Ngữ xưa? Tôi lại cứ phải chép lại mãi câu mà không muốn chép một cách ngô nghê, bởi có quá nhiều kẻ mãi ngô nghê mà không tỉnh; Rằng; “… Hãy tự xét mình một cách nghiêm túc và thật sự nghiêm túc, trước khi đặt câu hỏi có tính chất vấn…”. Chứ không thì nó sẽ trở thành “Vô… Nghĩa”. Bởi mình đã tự tố cáo mình trước tòa công luận một cách “Vô Ý Thức” thêm thôi.
Là biển tạp loạn ngôn ngữ chứ không phải là biển đầy vàng ngôn ngữ bạn ạ. Ta phải đãi cát tìm vàng, chứ không phải đãi vàng để loại cát, sỏi. Bằng như dụng thuần U Mặc của giá trị Việt Ngữ thì xem như xong.
Ví như chữ:
Vô Danh còn có tiềm ẩn giá trị Vô Nghĩa lẫn Vô Ý Thức nữa đấy bạn ạ. Kẻ dụng nó, tùy theo bản chất mà bị lột trần giá trị tiềm ẩn của nó sau chiếc Áo Ngữ khoác tạm bên ngoài ra đấy. Một dạng “Nặc Ảnh Tị Hình” đây mà. Thử nghiền ngẫm xem sao nhé.
Cứ vay mượn tạp loạn là như thế đấy. Tích lũy Thau, ngỡ là Vàng. Lỡ mai thi thố…, rất tai hại.
Nếu bạn đang lênh đênh mà tắp ngang vào trang này thì tôi khuyên không nên. Bằng như đã từng cố bám qua vài bài hay nhiều hơn nữa thì lại càng không nên hơn nữa. Vì quả thật, nó dị ứng đối với bạn (không cùng nhóm máu, hoặc có thì cũng đã lai tạp mà ra ô nhiễm mất đi rồi).

Hỏi: Vừa đọc hết ...cảm ơn Chú!
Tuy không hiểu lắm nhưng cũng có cái nhìn sơ bộ và hình thành giàn giáo tâm linh mới cho bản thân.
Cháu xin góp chút ý kiến (thắc mắc) của bản thân khi đọc bài định luật điểm tựa. Trong mô hình chuyển động của ánh sáng từ mặt trời tới sao anpha thì sao alpha có quỹ đạo dọc theo trục thời gian và sống song với mặt trời, ánh sáng từ mặt trời đến sao luôn là 4 năm như hình biểu kiến 4 năm. Còn như các hình sau đó thì sao alpha đã di chuyển ra xa mặt trời đúng bằng vận tốc ánh sáng vậy sao này tồn tại thế nào được. Hướng đi chuyển đó chỉ là đường đi của ánh sáng từ mặt trời tại thời điểm bắt đầu quan sát thôi.

Trả lời: Vì do ta đang sống trong mô hình của không – thời gian 4 chiều. Thế nên tôi mới mượn tạm mô hình của mặt trời và sao alpha cho dễ hình dung.
Từ phương tiện ví dụ này. Ta mới suy mà nắm bắt những diễn biến tương lai trong mô hình đó ra sao và có những thông tin gì. Vậy ta phải xem đồng nhất quan điểm mô hình của vũ trụ giãn nở trong mô hình của không – thời gian tương lai đang tiềm ẩn nữa.
Ví dụ: Vậy thì tương lai trong mô hình của không – thời gian 5 chều. Do vũ trụ giãn nở. Thế nên mô hình biểu kiến của Mặt Trời và Sao Alpha, tất phải ở vào vị trí đó trong mô hình vũ trụ thực tại tự nhiên tiềm ẩn cơ bản.
1. Giai đoạn mà vũ trụ ta đang phát triển và sống hiện tại, có biểu kiến như số 4 trong biểu đồ.
2. Giai đoạn phát triển tiếp đến được mô tả là số 5. Tất nhiên ta chưa phát triển đến đấy, là giai đoạn của tương lai chuyển tiếp.
3. Tất nhiên, thời điểm này thì đường đi của ánh sáng cũng như khoảng cách của nó trong không – thời gian cũng phải phát triển theo đồng bộ như thế thôi.





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét