📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.99 - DỊ DUNG CỦA KIM DUNG! | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


DỊ DUNG CỦA KIM DUNG!

Điều tôi muốn nói đó chính là những nội dung dị thường, tiềm ẩn, tận đáy ý thức của mọi miền tư duy chung trong hầu hết chúng ta xưa nay! Trong một giới hạn những gì tôi có thể quan sát thấy trên các diễn đàn về Kim Dung xưa nay nói chung. Chưa hề bắt gặp một ai có thể khai thác được những giá trị thực tại trầm tích ấy cả!?

Miền tài nguyên không gian sâu lắng này, những giá trị tri thức vẫn đang ngủ yên cùng thời gian, quên thức. Và hôm nay, tôi đã quyết lấy miền địa phương này làm thao trường. Qua đó, chúng ta thao dợt ngôn ngữ u mặc dần quen, hầu làm kinh nghiệm cho những cuộc du hành vào xứ Thiền mà thực luận những gì sắp phải đến. Thế hệ hôm nay, nhất định phải vượt vũ môn để hóa rồng mà mặc sức vẫy vùng nơi biển cả ngôn ngữ dân tộc.
Cái xưa nay gọi là; “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp việt nam” đó. Chỉ đơn thuần là dạng ngôn ngữ lạch sông trong bến bờ mà thôi. Giống Rồng Tiên nay mai, nhất định rồi sẽ ngậm ngọc, nhả châu u mặc, một khi đã ra đến biển cả. Một nơi vốn là thủ phủ cội nguồn nguyên thủy.
Biển Đông ư? Hãy chờ đấy, nay mai ta về…
Đó, chính là tinh hoa của văn u mặc. Gợi ý, nhắc lại: Chữ Việt, có căn nguyên cội nghĩa từ chữ Búa Sấm mà hóa ra. Vậy hoàn nguyên bản thể đó cũng có nghĩa như; Việt Ngữ = Sấm Ngôn vậy. Mặc ai U hay Minh. Vì đâu nên nỗi trớ trêu gây ra phản tác dụng bởi câu đạo cùng tắc biến như: Gốc xưa từ U Việt, nhánh vừa đâm ra Việt Minh, nay lại lạc mất tinh hoa vừa hé nhụy!? Nào ai biết nơi đâu đã Minh hay U mà đảo điên giá trị cội rễ dân tộc anh linh này. Dẫu sao thì Tòa Công Luận đã lập rồi. Không một ai có thể không đứng trước vành móng ngựa trước khi bước qua phía bên kia không gian chiều thứ tư cho được cả.
Kiệm lời:
Vậy người anh cả của dân tộc Việt hôm nay vẫn đang giữ một di ngôn như: “Thao trường đổ mồi hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Các bạn đừng ngại mà cùng thao lược, trao đổi nhé. Vì chúng ta còn lấy đó làm hành trang cho cuộc du hành trong xứ Thiền đang đợi chờ phía trước. Và sau đây, tôi đưa ra một vài gợi ý chung. Gợi ý làm điển hình nội dung một vài phân cảnh trong thao trường Tiếu Ngạo Giang Hồ đang được khai thác những giá trị tiềm năng ngôn ngữ u mặc. Các bạn dựa trên điểm tựa đó, suy ra mà khai thác tiếp nhé. Vì đang còn quá nhiều những tài nguyên chờ các bạn khai quật để còn tự đắc ý nữa. Vậy, miền địa phương mà tôi đưa nhát cuốc đầu tiên khai quật kho tàng tri thức. Chính là bối cảnh chung liên quan đến sự việc giam cầm và giải thoát Nhậm Ngã Hành. Kim Dung đã che giấu ý gì trong nội dung đó.
Các bạn cùng tham gia quan sát cũng như theo dõi điển hình thứ nhất nhé;
Nếu dựa theo ý của cái tên Nhậm Ngã Hành như tôi và các bạn đã từng bàn qua. Và đọc tiếp thì nhân vật này còn có dị hiệu khác nữa là; Vọng Phong Nhi Đào! Vì theo như giang hồ truyền tai bí kíp đệ nhất thiên hạ thuộc về Quỳ Hoa Bảo Điển. Thế nên cái “bút hiệu” đó có nghĩa là Ngóng chờ một ngọn gió Đông của mùa Xuân, mang đến sắc Hoa Đào rồi vậy. Té ngửa nghĩa ra thành ý là Nhậm Ngã Hành trông mong một ngọn gió Đông Hoàng để mà xưng đế võ lâm kia. Bá mộng như thiên hạ từng nghĩ ư? Chẳng là cái đinh gỉ gì trong mắt của Đại Ma đầu này hết cả. Vì ông ta đã vất bỏ cả Quỳ Hoa lẫn Tịch Tà vào quá khứ quên lãng hết đi rồi. Bởi cái tính cố chấp (Ngã Hành=Bất Thối Chuyển), khiến Đông Phương Bất Bại âm thầm luyện Quỳ Hoa sau lưng mà soán ngôi đi mất.
Cái siêu dị vượt ngoài mọi tri kiến của mọi người mà Kim Dung đã dụng chính là cách giam cầm được Giáo Chủ của Ma Đạo ở chỗ dĩ độc trị độc như; Nhậm Ngã Hành vốn không ưa các loài hoa nói chung. Thế nhưng ông vẫn mong ngóng một cánh Hoa Đào vốn là chúa xuân nguyên thủy nơi đất Bắc làm cội rễ. Biết điểm yếu đấy, cho nên ta thấy Đông Phương Bất Bại đã dùng sự đối lập với Hao Đào đất Bắc bằng Hoa Mai tận Trời Nam mà giam giữ Nhậm Ngã Hành.
Vì nơi đó có tên là “Cô Mai Trang”!!! Tất nhiên, nếu như mong Hoa Đào nơi đất Bắc, thì sự cô độc trong trang trại Hoa Mai là phong tỏa hoàn toàn Nhậm Ngã Hành mất đi rồi vậy. Bởi là Đông Phương Bất Bại, thế nên ông ta mới biết Đông Phong có đến hai chúa xuân là Hoa Đào và cả Hoa Mai nữa. Mà Nhậm Ngã Hành vốn rất dị ứng với các loài Hoa nói chung.
Nào đã thôi đâu. Còn bắt 4 cao thủ bao gồm Cầm, Kỳ, Thi, Họa. Làm đại diện cho bốn mùa Hoa để canh gác nữa chứ! Điều đó phải gọi thành tên là Giang Nam Tứ Hữu đi rồi. Nhậm Ngã Hành đành phải thúc thủ tận đáy tây hồ suốt 12 năm là tất yếu rồi vậy. Mà nữa; Con số 12 này đại diện cho một chu kỳ của một tuần giáp. Và cũng là đại diện cho 12 tháng trong một năm vậy. Vì nhất định phải qua đủ 4 mùa hoa thì sau đó mới lại đến Mùa Xuân mà mong Vọng Phong Nhi Đào tiếp cho được.
Lại bàn ở một phân cảnh khác, cùng thời điểm đang thảo luận thì ta thấy; Hứa Vấn Thiên Tả Sứ. Có nghĩa là kẻ đã Hỏi Trời (đọc được Thiên Thư) và trời Hứa đúng quy luật cũng như thời hạn đó là “lỏng then Tạo”. Còn Tả Sứ thì theo như nghĩa mà trong trang này tôi đã có từng bàn qua cùng các bạn rồi đấy. Vậy ở đây tôi gọi là Tả Xứ theo nghĩa riêng độc lập nhé (vì chung, sẽ lại thành ra Tả Sứ).
Nếu chiếu theo quy luật đồ hình của Lạc Thư nói chung thì: Từ Tiết Hạ Chí đến Tiết Đại Tuyết là Nghịch hành, là hành tả xứ. Vì hành theo hữu xứ thì tính từ Tiết Đông Chí đến Mang Chủng. Vậy ta quan sát theo bản thân là Tả hành qua các Xứ đó để về lại quy trình Đón Gió Đông mà ra. Thế nên nhân vật này có tên là Tả sứ Hứa Vấn Thiên. Là người duy nhất có khả năng tìm ra và giải cứu Nhậm Ngã Hành mà thôi.
Thế cho nên khi gặp Lệnh Hồ Xung. “Vấn Thiên” liền đọc được tượng trời trong Khúc Quảng Lăng Tán mà Lệnh Hồ Xung đang mang trên mình. Tất nhiên, việc mà hai kẻ giang hồ đểu khách này, mang khúc Quảng Lăng Tán ra dụ khị 4 anh em Cầm, Kỳ, Thi, Họa, là không bàn cãi đến để làm gì nữa rồi các bạn nhé.
Dĩ nhiên, ta thấy Lệnh Hồ Xung có kỵ Hoa bao giờ đâu mà Cô Mai Trang giam cầm cho được. Các bạn thấy đấy, tay giang hồ lãng tử này cứ nốc rượu bí tỷ như thế. Mọi hoa cũng phải nát hết chứ mơ tưởng gì đến việc giam với cầm cho được. Ví như có đến tứ Hoa tuyệt sắc, từng vây quanh tỏa hương như Nhậm Doanh Doanh, Nghi Lâm, Nhạc Linh San và Lam Phụng Hoàng cũng đành chịu.
Vấn đề là khi nào diễn viên này thoát ra, thì đạo diễn chỉ việc sắp xếp cho hợp cảnh nữa mà thôi (gớm Kim Dung thật đấy).
Riêng tôi thì thấy rằng; Bức tranh mà Kim Dung vẽ ra cảnh Lệnh Hồ Xung luyện Hấp Tinh Đại Pháp trong lồng sắt, dưới đáy Cô Mai Trang dạng “da cọp” là có hơi thô rồi vậy (không cười ngạo cả thiên hạ được đâu ngài Kim Dung nhé).
Và tiếp đến, với điển hình gợi ý thứ hai cùng các bạn nữa là:
Vậy chúng ta xét thấy cho đến tận lúc này. Cuốn nhạc phổ mà Lệnh Hồ Xung mang trên người đó chỉ là khúc Quảng Lăng Tán mà thôi. Ta chưa có thể gọi là khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ cho được. Dò trở lại quá khứ các cảnh trước đó. Ta phát giác việc Khúc Dương dẫn Lệnh Hồ Xung vào Bãi Sậy? (lại cây sậy?! vấn đề này, tôi e rằng các bạn tham thiền qua 49 ngày thì mới có thể bàn tiếp rồi vậy. Thứ cho là hiện nay không lĩnh hội nỗi khi bàn đến. Tôi khất lại và dồn chung với việc còn thiếu nợ các bạn về lịch sử trong giai đoạn Đinh Tiên Hoàng với việc Cờ Lau tập trận khi trước trên Trang Ký Sự này).
Nguyên do cũng bởi không bàn đến Phật giáo được, vì nhiều các bạn thuộc hệ thiên hạ các chúng phật tử tại việt nam hiện nay, phủ chụp quan điểm. Dẫn đến thiếu nền tảng tri thức, làm chiếc phao để bám vào mà có thể bơi đến vùng biển cả tri kiến này được.
Rồi Khúc Dương đã bất chợt hốt ngộ, phát hiện ra Khúc Quảng Lăng Tán thất lạc suốt bao lâu. Và ông đã nhờ Lệnh Hồ Xung mang tin đến cho kẻ thổi Tiêu là Lưu Chính Phong. Lưu Chính phong ngộ thiên cơ. Vậy là lập tức vất hết tất cả danh vọng cũng như gia đình mà rửa tay trước võ lâm quần hùng, bất kể chính tà. Và hai vị đã hoàn tất khúc Quảng Lăng Tán bất hủ rồi giao lại cho Lệnh Hồ Xung mà mãn nguyện, phủi tay rửa luôn đời cho xong.
Vậy trong chúng ta, đã có huệ nhãn nào đủ nhìn thấy và lắng nghe được tiếng cười ngạo giang hồ đó xuất hiện ở đâu hay không vậy? Độc chiêu của Kim Dung trong tác phẩm này chính là Vô chiêu thắng hữu chiêu đấy các bạn ạ. Vậy thì tôi sẽ lột trần tiếng cười ngạo đó mà Kim Dung đã cố tình giấu ở… cận cảnh cuối khi;
Các phái giang hồ quyết định thống lĩnh quần hùng để độc bá võ lâm trong trận chiến cuối cùng. Một rừng nhất định không thể chấp nhận việc có hai hổ cho được. Ta thấy trong giai đoạn này, cớ gì mà khiến cho Nhậm Ngã Hành cười đến chết đi vậy?!
Là bởi:
Ông chợt nhìn thấy tất cả thiên hạ trong giang hồ đang hóa thành mộng du quan điểm về một đường lối duy nhất, đã mãi ủ mộng xưa nay. Vì chính ông đã vất bỏ Quỳ Hoa Bảo Điển lẫn Tịch Tà Kiếm Phổ, do biết bí kíp đó chỉ dẫn đến kẻ lai cái trong thiên hạ mà thôi. Trong khi thiên hạ cứ mãi tranh nhau đi tìm nó bằng mọi giá, để làm minh chủ!? Ngay cả như Đông Phương Bất Bại, vốn là đệ nhất thì cũng đã bị ông tiêu diệt mất rồi. Nay lại còn hai kẻ thi nhau luyện thành tuyệt kỹ lai cái tiếp theo để giành nữa là Nhạc Bất Quần và Lâm Bình Chi nữa! Trong khi hai phái tinh hoa của võ lâm là Thiếu Lâm và Võ Đang cũng đã theo Lệnh Hồ Xung rồi. Mà Lệnh Hồ Xung lại đang là con rể của mình!! Thế mà thiên hạ khắp giang hồ lại còn ôm mộng đánh lên Hắc Mộc Nhai nữa mới khiến cho thoát đỉnh khôi hài đi!!!
Chính vì điều này mà khiến cho Nhậm Ngã Hành cười đến đột quỵ mà chết đi vậy. Đó chính là tiếng cười xứng danh gọi là Tiếu ngạo Giang Hồ thành tên như tác phẩm mà ta thiên hạ chúng ta đã biết qua.
Và rồi khúc Tiếu Ngạo đó, chỉ xuất hiện khi Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh từ bỏ mọi ảo mộng của thiên hạ, mặc giang hồ mãi trong mộng du mà cùng tấu khúc Tiêu Dao. Vì thế, khi khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ thật sự hình thành. Chính là lúc kết thúc tác phẩm này mà thôi vậy.
Tôi lưu ý cuối: Cô Mai Trang là nơi giam cầm Nhậm Ngã Hành. Trong khi đó, Cô Mai Trang cũng lại chính là nơi mà Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh thành thân đấy các bạn ạ.
Mời các bạn lại tiếp tục cùng bàn thảo… mà không sợ phải cái gọi là lộng ngôn bao giờ.
Đó cũng là Đạo.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Xin mạn phép được nêu ra ý kiến! Khi ngài nhắc đến Biệt Hiệu của Nhậm Ngã Hành là Vọng Phong Nhi Đào(Ngóng chờ một ngọn gió Đông của Mùa Xuân) và chuyện ông ta bị Đông Phương Bất Bại giam cầm ở Cô Mai Trang suốt 12 năm(12 tháng trong năm) và giao cho 4 kẻ là Cầm, Kỳ, Thi, Họa canh giữ(Tượng Trưng cho 4 mùa). và Hình ảnh Tả Xứ Hướng Vấn Thiên (Đọc được Thiên Thư) cùng Lệnh Hồ Xung giải cứu ông ta thì trong đầu tôi lại nhớ đến một bài viết của ngài cách đây không lâu nói về việc: Mỗi người phải tự xét bản mệnh trời sinh là hành gì trong ngũ hành "Kim, Mộc, thủy, Hỏa, Thổ" và từ 24 Tiết khí trong năm phải chọn đúng tiết khí ứng với bản mệnh của mình là Mùa Xuân, Mùa Hạ, Mùa Thu, Hay Mùa Đông mà đặt tâm tại đâu giữa Thượng, trung, hạ Đan Điền tìm về chân Nguyên bản thể của mình...Tôi xin được đoán như này: (Đúng sai mong mọi người cùng tác giả thông cảm nhé) Nhậm ngã hành tượng Trưng cho một kẻ có bản mệnh là mệnh mộc, đang ngóng chờ Tiết khí mùa Xuân, để hòng Tham Thiền tìm về đúng chân Nguyên bản thể của mình. Nhưng vì nhậm ngã hành là một kẻ bất thối chuyển cứ khư khư cho mình là đúng và bỏ qua ngoài tai tất cả những cao kiến khác (Quỳ Hoa Bảo Điển) cuối cùng do trí huệ không đủ, kiến thức chắp vá và kết quả ông ta đã phải trả giá là 12 năm giam cầm trong đau khổ vì lỡ thời...Đành phải uất hận chờ 12 tháng của một năm trôi qua để tiếp tục chờ gió đông của mùa xuân hòng làm lại những ấp ủ của bản thân, Rõ ràng một điều là Đông Phương Bất Bại cao tay hơn Nhậm Ngã Hành 1 level... nhưng những Hiểu Biết của Ông ta cùng trí huệ vượt bậc hơn hẳn Nhậm Ngã Hành kia cũng chỉ Biến ông ta thành kẻ "lai Cái" mà thôi. Và Cuối cùng lại Bị Nhậm Ngã Hành tiêu diệt...cũng chính là ông ta đã ngộ ra và phá bỏ con đường duy nhất "Quỳ Hoa Bảo ĐIển" vì biết rằng đó cũng chỉ dấn ta đến ma Đạo... Trong khi cả thiên hạ vẫn U Mê đi tìm bất chấp mọi giá.....mong muốn biến mình thành Lai Cái nên đã khiến Nhậm Ngã Hành cười đến đột quỵ. Tiếng cười của Nhậm Ngã Hành đã cười Thay cho Kim Dung rồi. Trong khi cao thủ võ lâm Thực sự là LỆNH HỒ XUNG thì không mà nào thèm để ý... Đúng là NẾU GẦN THÌ GẦN NGAY TRƯỚC MẮT, NẾU XA QUẢ LÀ XA TẬN CHÂN TRỜI..nhưng nó chỉ xa với kẻ bất hữu duyên mà thôi. Vậy xin hỏi tác giả: Thứ Nhất Tại sao Kim Dung lại coi trọng Mùa Xuân như vậy, mà không phải là mùa khác như mùa Thu chẳng hạn...? tỉ dụ như đặt cho Nhậm Ngã Hành cái biệt Danh "Vọng Phong abc CÚC " đi? và đặt Tả Xứ Hướng Vẫn Thiên thành Hữu Xứ Hướng Vấn Thiên đi? Thứ 2: Tại sao Lệnh Hồ Xung lại không kỵ hoa? mà cũng chẳng ngóng gió? mà cuối cùng lại thành đệ nhất thiên hạ? mà bao kẻ khác ngóng gió?? yêu hoa lại không thể ? Thứ 3: 4 tuyệt sắc giai nhân vây quanh Lệnh Hồ Xung có ý nghĩa truyền tải gì ko thưa ngài ?

Trả lời: Quả thật là bạn Người Lạ có tri kiến rất rõ về vấn đề này rồi đấy. Về ý trao đổi của bạn thì:
Thứ nhất, Mùa Xuân vốn là mùa khởi đầu của một năm. Và Chúa Xuân mới là chúa của muôn Hoa. Bạn chỉ có nghe nói đến Hội Hoa Xuân thôi nhé, làm gì có hội hoa hạ, hội hoa thu hay hội hoa đông bao giờ đâu. Nó trái với tự nhiên. Đó là Đạo, là quy luật của tự nhiên vận hành vốn là như thế. Và Ngóng Gió Đông chính là ý nói ngóng một Thiên Tử, Chúa Xuân như nói đến một vận hội mới vậy. Chúng ta chỉ đón tết vào mùa xuân mà thôi, không đón tết vào các mùa khác được đâu. Mà cũng chẳng có Mai hay Đào nở vào các thời vận khác được.
Còn Tả xứ mới về đến chu kỳ được. Hữu xứ là không. Ví như đầu năm, khí khởi ở tiết Đông Chí là tháng 11 âl. Hành theo chiều thuận, gọi là Hữu Xứ. Đến Tiết Mang Chủng vào tháng 5 là mùa Hè, là nữa năm chỉ mới có 6 tháng thôi. Vậy từ Tiết Hạ Chí, vận hành theo chiều nghịch, gọi là Tả Xứ. Lúc này mới có thể vận hành về lại Đông Chí đủ 12 tháng mà đón năm mới được. Nếu không thế, sao có thể gọi là đủ chu kỳ khởi đầu và kết thúc trong một năm để còn Vọng Phong Nhi Đào?
Thứ hai ư?; Thật ra Lệnh Hồ Xung vốn là số “Đào Hoa” rồi. Lại là khách “Phong Lưu” chính hiệu nữa. “Mai Hoa số” cũng không thể bàn khác được. Ta sẽ bàn sau trong bài tiếp theo. Mà hễ Đào Hoa thì Bướm tự vờn theo Hoa. Bằng như Phong Lưu thì Gió Trăng cùng lay động (gió mát trăng thanh). Tóm lại, Lệnh Hồ Xung thiền đúng lối nên đắc. Còn bao kẻ khác cứ mãi lạc lối nên cứ ngóng gió mãi thôi. Cũng như ta cứ ăn chay, tụng kinh, nằm đất, tham thiền cả một đời mà vẫn hoài vọng.
Và cuối cùng là 4 giai nhân đó đại diện cho Hoa của bốn mùa mà ra. Như Nhậm Doanh Doanh là Mùa Xuân. Nghi Lâm là mùa Hạ. Lam Phụng Hoàng là Mùa Thu và Nhạc Linh San là Mùa Đông. Bạn cứ chiêm nghiệm thử xem.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét