📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.100 - TINH HOA KIM DUNG | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


TINH HOA KIM DUNG (TINH HOA CUỐI)

Không còn gọi là gượng suy gì nữa về ý tứ trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ của tác giả Kim Dung qua hai bài lột áo nghĩa vừa rồi trên trang Ký Sự này. Chúng ta đều thấy rất rõ, ông đã mượn cái cười không thành tiếng để mỉa mai cả thiên hạ tranh cãi về Thiền! Và xem đó chỉ là những thành phần trong chốn giang hồ không hơn không kém.
Ắt hẳn Kim Dung không khỏi mặc thán trong cô đơn không người chia sẻ câu; Ôi! ta biết tìm đâu ra kẻ biết quên cười để cùng Mặc Tiếu?

Tuy nhiên, chúng ta cùng xem xét trong cõi Thiền mà Kim Dung từng tung hoành với ý Cầu Bại một cách Cô Độc trong suốt trường thiên tiểu thuyết của mình. Qua các luận giải này, Ta vẫn thấy level của Kim Dung cũng chỉ có thể đạt đến miền Tiêu Dao trong xứ Thiền mà thôi. Là khúc Nhạc Trời mà tôi đã từng có giới thiệu qua cùng các bạn trong các bài trước. Đó, không gì khác hơn chính là miền Không Gian Chiều Thứ Tư!
Các bạn còn nhớ tôi từng trình bày rằng; Khi ta du Thiền trong tuần thứ tư là phải nghe được nhạc trời rồi vậy. Đến tuần thứ năm, khi khí trời đất đã tích tụ đủ thì sẽ phát ra mùi Hương Trầm trong thân Thiền giả. Đó chính là Tinh Hoa của trời đất hội tụ. Đó chính là mùi hương Chiên Đàn mà Nhà Phật đã từng nhắc đến! Là mùi Thơm Rượu Nho mà Nhà Chúa nhắc qua!! Và trong các truyền thuyết rải rác trong dân gian chung thì diễn giải là mùi Xạ Hương!!! Thế nhưng những Tinh Hoa trong tuần thứ năm này thì Kim Dung lại bỏ mồi bắt bóng trong thế giới như hư như thực này là Lai Cái mất đi rồi vậy!!!
Để cùng tôi làm rõ hơn nữa về nhận định này. Chúng ta lại tiếp tục giải phẫu một cách trần trụi hơn nữa về tác phẩm Tiếu Ngạo này như sau;
Riêng về Tinh Hoa trong xứ Thiền thôi, Kim Dung đã xem là Hư Ảo và buông tiếng cười ngạo giang hồ rồi. Xem ra Đắc Thành Quả là điều Hư Vọng đối với quan điểm của riêng ông trên lối Đạo. Điều này được chúng ta thấy rõ hơn khi:
Nhạc Linh San chính là một địa thế Núi non, đắc Linh khí hội tụ để tham thiền đủ nghe được khúc Tiêu Dao là đắc ý Kim Dung đủ cười ngạo. Kim Dung đã vướng chấp vào tiếng tiếu ngạo này đồng thời cho rằng còn cao hơn cả pháp môn Sư Tử Hống của Nhà Phật nữa kia! Nó được mô tả qua giọng cười của Nhậm Ngã Hành. Cho dù đó có là Ma Giáo Đạo hay Nhật Nguyệt Thần Giáo gì đi chăng nữa trong quan điểm của ông. Vì xuyên suốt tác phẩm ta có thể bắt gặp nguồn mạch làm nền tảng như;
Linh San vốn có nghĩa là Núi tụ Linh khí rồi. Chúng ta miễn bàn thêm. Mà điều bàn tiếp chính là Hoa Sơn! Mà một khi ngọn núi với muôn Hoa hội tụ đó, nó phải có gốc tại tất cả các loài cỏ cây mọc trên đó mà ra. Thế nên, để diễn tả điều này, thiết nghĩ Kim Dung nặn ra nhân vật có tên là Lâm Bình Chi, ắt khả dĩ nhất! Vì (Lâm) ý chỉ tất cả loài cây thân cổ thụ cho chí loài cỏ (Bình Chi). Đã thế thì Nhạc Linh San là vợ của Lâm Bình Chi chứ nào có thể làm vợ của Lệnh Hồ Xung cho được. Cây cỏ phải gắn liền với Núi mới đủ là chân lý được chứ. Mà cho dù có là Núi Trọc đi chăng nữa, thì cũng chưa đến phần của Lệnh Hồ Xung làm bạn diễn đâu các bạn nhé.
Những kết cấu tư duy làm nên tác phẩm này, được Kim Dung xây dựng trên nền tảng của cái gọi là Tinh Hoa mà thôi. Phàm, Tinh hoa vốn được chiết xuất từ các loài Hoa nói chung. Mà cho dù là cây nào từ cổ thụ cho đến loài cỏ, cho dù có quả hay không quả thì vẫn cứ có Hoa. Thế nên đệ nhất danh hoa làm nên lai cái vốn được suy tôn là Quỳ Hoa Bảo Điển rồi. Tất nhiên đệ nhị tinh hoa Lai Cái phải được chiết xuất từ mọi loài cây cỏ (mà Lâm Bình Chi sở hữu) là Tịch Tà Kiếm Phổ đi rồi còn gì.
Vấn đề gây rắc rối cho mọi tư duy bao gồm tri thức xem xét chung là ở chỗ:
Do đa số thiên hạ vốn mù đối với Thiền. Vì vậy hầu như các cao thủ đều bị thất thủ dưới dị chiêu bị mù mắt trong tác phẩm này là đều khắp! Đặc biệt có Nhậm Ngã Hành chỉ bị Chột thôi. Vì nhân vật này có nhìn thấy một phần nào đó về đỉnh cao thiên hạ đang tranh nhau xưng bá đó, chỉ là tuyệt kỹ Lai Cái mà thôi. Và ta sẽ thấy sự chí lý tuyệt đối khi Đông Phương Bất Bại phải nhất định đâm mù một mắt của Nhậm Ngã Hành là tất yếu. Nhạc Bất Quần đâm mù mắt Tả Lãnh Thiền. Lệnh Hồ Xung một đường kiếm làm mù mắt nhiều thành phần thiên hạ trong giang hồ một lượt. Và quái dị nhất là cái mù của Lâm Bình Chi dưới tay của nhân vật có tên là Mộc Cao Phong!?
Điều quái dị là đạo diễn Kim Dung đã đắp thêm một cục bướu trên lưng của nhân vật Mộc Cao Phong này cho thành kẻ gù với ẩn ý gì mới được cơ chứ?! Và cũng chính cục bướu này phọt ra làm mù mắt của Lâm Bình Chi mới thoát đỉnh của kỳ dị tuyệt kỹ của đạo diễn này đi các bạn đọc xưa nay ạ!?
Cung kính, xin thưa:
Cái cục Bướu có tên là Mộc Cao Phong mà Kim Dung muốn ám chỉ đến chính là những loài cây Chùm Gửi, chuyên sống bám trên lưng các thân cây trong rừng đấy các bạn đọc ạ. Đó chính là Hoa Phong Lan! Như đa số các loại Phong Lan ngày nay, chỉ quen sống bám trên các thân cây mục mà thôi! Tôi lại phải bàn rõ thêm về quan điểm này qua câu nói “Chơi Hoa đã dễ mấy người biết hoa” của Nguyễn Du:
Để đạt đến nghệ thuật chơi hoa thì Hoa Phong Lan nhất định chỉ chọn và đón mỗi Gió Đông mới chịu nở! Ngóng gió đông như ngóng một đấng Đông Hoàng vậy. Phải là loại chỉ bám trên các vách đá kia. Loài Lan này chỉ sống bằng sương khí từ các đỉnh núi cao chứ không phải trên các thân cây mục quen theo thói tục. Hoa trổ màu trắng, thường có dáng của một con Hạc, rung cánh ngậm sương sớm! Tượng theo Thần Tiên, hấp thụ sương khí của cõi Thiền mà sống. Ta còn nghe gọi là Lan Dã Hạc.
Nhân nhiều chuyện, tôi tri hô cùng các bạn rằng: Trong những tháng năm điểm huyệt nơi vùng đảo Phú Quốc. Tôi đã từng bắt gặp loài Lan này tận đâu đó ở một trong 99 ngọn trên các đỉnh núi cheo leo hoang vắng nơi hòn đảo này đấy. Ai có ý tìm cầu Phong Lan theo đúng nghĩa, thì truy lùng cho đúng dáng Hoa Tiên còn đang vắng dấu chân đời chen đến trên hòn đảo này. Có đâu bon chen theo những hạng Lan chỉ biết sống kiếp tầm gửi trên sự khổ đau của kẻ khác đầy rẫy hiện nay như thế. Chỉ là hạng “Tạp Lan” quen nhiễm đầy thói tục lụy đua đòi, đâu đủ xếp vào Danh Hoa Tứ Thời như vốn có trong kho tàng nghệ thuật thưởng hoa bao giờ.
Mãi nhiều chuyện, ta lạc đề mất. Vậy cùng trở lại với “nhân vật” Mộc Cao Phong của Kim Dung các bạn nhé;
Thế cho nên ta mới xét thấy rằng cho dù có là loài cây nào đi chăng nữa (Lâm Bình Chi). Nhất định phải bị Mộc Cao Phong làm cho mù mắt đi rồi đấy nhé. Mà đã thế thôi đâu. Kim Dung lại còn cho còn có một loài hương Hoa thoát đỉnh nữa cơ! Đó chính là Hắc Mộc Nhai!? Loài mộc hương này trong khắp thiên hạ, chỉ có trên sào huyệt của Đại Ma Giáo thôi đấy các bạn ạ. Vậy Hắc Mộc Nhai mà Kim Dung nói đến chính là loài Trầm Kỳ tỏng đi rồi còn gì. Là loài cây duy nhất trong muôn loài có Tinh Hoa là Trầm Hương. Là cõi Thiền ở cấp thứ 5 như tôi đã dẫn trong xứ Thiền.
Đáng tiếc thay! Kim Dung lại cứ ngỡ và đã cho đó chỉ là Lai Cái bí kíp mà thôi. Vì tác phẩm này chỉ rơi vào quan điểm của cấp độ thứ tư là tấu Nhạc Trời với Khúc Tiêu Dao mang tên Tiếu Ngạo Giang Hồ đã đặt thành tên. Tất nhiên ta thấy nhân vật Lệnh Hồ Xung mới có thể đạt đến đỉnh của cảnh giới thiền này cùng Nhậm Doanh Doanh vì: Bản thân Lệnh Hồ Xung đã từng hấp thụ tinh khí của Phong Thanh Dương nơi hang Quá Nhai khi tham thiền. Trước đó lại tích lũy Tiêu Dao phổ từ Khúc Dương và Lưu Chính Phong gửi gắm Nhạc Trời nữa. Cuối cùng là chiêu Hấp Tinh từ cội rễ của Nhậm Doanh Doanh mới đủ gọi là đạo vơi vơi đầy cho được.
Âu, đó cũng chính là cõi Thiền mà Kim Dung từng đã in dấu chân qua. Ông đủ để cười ngạo tất cả thiên hạ trong giang hồ xưa nay mất đi rồi vậy. Thiên hạ vẫn cứ ra sức mà hì hục Tranh Thiền… xưng bá mãi thôi.
Vấn đề là khắp giang hồ hiện nay, cũng không một ai biết nơi đâu là Phong Thiền Đài, để còn may ra tụ lại đấu võ mồm với nhau nữa kia!?
Quả thật! Giang hồ đại loạn.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: hình tượng cục bướu trên lưng Mộc Cao Phong làm mù mắt Lâm Bình Chi ám chỉ những loài cây sống chùm gửi mà điển hình là loài Phong Lan Quý Hiếm mà ngài dùng toàn mỹ từ để khen ngợi lại trở nên xấu xí, hôi hám, bẩn thỉu? liệu ngòi bút của Kim Dung trong tình tiết này có hơi khiêng cưỡng không thưa ngài? Cảnh giới của Kim Dung chỉ tới mức Tiêu Dao nghe nhạc trời còn cảnh giới Thứ 5 thì ông ta Đuổi hình, bắt bóng, cảnh giới hư hư thực thực rất khó phân biệt...và cho đó là lai cái và không còn gì có thể cao hơn nữa...lên Hắc Mộc Nhai đành phải là nơi cho Đông Phương Bất Bại ở là đúng quá rồi? hóa ra Con đường của Đông Phương Bất Bại không sai? mà chỉ có người chưa đủ trí tuệ mới nghĩ nó sai và Đông Phương Bất Bại chính là kẻ đó...Nếu vậy Học Quỳ Hoa Bảo Điển Hoàn toàn không phải " Tự Cung "như nguyên tác ban đầu mà chỉ là cái vẽ thêm chân, thêm rết cho Rồng của kẻ hậu bối thiển cận mà thôi....Và hình tượng đó lấp ló hình ảnh của chính Kim Dung...Nhậm Ngã Hành tà kiến nhiều nhưng vẫn đủ nhìn ra con đường đó nhưng không rõ hoàn toàn..mù một mắt coi như là biểu tượng của cái biết nửa vời....Tả Lãnh Thiền Mù cả hai mắt vì chả biết gì về nó cả...thứ 2: Lâm Bình Chi bị mù cả hai mắt trước Cao Mộc Phong là ý còn con đường nào khác chăng...? Tóm lại Kim Dung chỉ đạt đến cảnh giới thứ 4: nhưng lại xây dựng hình tượng Lệnh Hồ Xung vào cuối phim trở thành đệ nhất Thiên Hạ lại nhuộm đầy Phật Pháp trong người như vậy là có ý gì thưa ngài ??? Khi chính Đông Phương Bất Bại lạc vào Cảnh giới Thứ 5 huyễn thực cảnh còn bị Kim Dung cho chết đi cơ mà ???

Trả lời: Có lẽ do tôi diễn tả không được khúc chiết cho mấy, nên bạn đã hiểu lầm chút đỉnh rồi. Vì chỉ những loài Phong Lan có những đặc tính cao quý như thế mới được liệt vào danh hoa được. Còn những loài Phong lan sống bám trên thân cây mục thì quả là có xấu xí như thế thật. Ngầm ý của nó là sự so sánh giữa hạng người thoát tục và phàm phu thôi. Không phải hễ cứ Phong Lan là quý hết đâu.
Quả lối Thiền như thế là không sai! Do Kim Dung suy diễn thành lai cái nên mới ra tình tiết như thế. Đó chính là những cảnh giới mà tôi gọi là huyễn thực cảnh trong cõi Thiền. Rất khó mà nhận ra chân tướng sự việc biến ảo khôn lường hiện ra cho mọi Thiền giả. Là thế giới của Ma Trận, Kim Dung cũng là một trong những kẻ bị lạc vào Ma Cảnh, tuy có cao hơn. Lâm Bình Chi bị Mộc Cao Phong làm mù ý là còn thấp hơn cả Quỳ Hoa Bảo Điển một bậc. Ví như nếu Quỳ Hoa Bảo Điển thành lai cái (pê đê) thì Tịch Tà Kiếm Pháp phải thành lai đực ( ô môi) mới chính xác. Do rơi vào tà kiến, nên Kim Dung mới suy diễn ra như thế thôi.
Cuối cùng là Kim Dung nghĩ rằng chỉ nên biết đủ! Cao quá sẽ tàn. Vậy thì Lệnh Hồ Xung chỉ dừng lại ở cảnh giới Tiêu Dao mà thôi. Đó là sở đắc theo quan điểm tri kiến về Thiền của ông.
Riêng tư tưởng của Kim Dung thì ông vốn theo Phật Giáo. Vì thế nên có xu hướng vọng Phật và ưu ái cho Thiếu Lâm nhiều hơn các phái khác, kế đến mới là Tiên Đạo. Điều này ta có thể nhìn rõ qua nhân vật Dương Liên Đình với Đông Phương Bất Bại vậy. Vì Liên Đình chính là Hoa Sen.
Vì thế nên trong bài thi Thiên Hoa Hội tôi có tả Hoa Hướng Dương (Hoa Quỳ) chỉ mới ở trong giai đoạn đầu trong cả 3 giai đoạn. Và câu thơ; “Sông nước sao cười ngạo gió trăng? Trở dạ biển chào muôn Hoa Sóng”. Ý là cái biết của Kim Dung chỉ là cái biết nơi lạch sông. Ra biển một lần đi. Sẽ biết đến sự bao la của biển cả là vô bờ. Vì Hoa Sóng chỉ trổ trên đỉnh phong ba bão tố giữa biển đêm muôn trùng mà thôi. Mà “trở dạ” còn có nghĩa là sự khai hoa, nở nhụy nữa.
Muốn mục kích được Hoa Sóng ư? Không hề “dễ chịu” tí nào cả.

Hỏi: Thưa ngài hiện tượng trăng máu hôm vừa qua và tình trạng thiên tai xẩy ra một cách bất thưởng và nhiều khủng khiếp như vậy + chính trị là điểm báo đen tối chăng? Mn chắc ai cũng vô cùng lo lắng.

Trả lời: Trăng máu là tượng trời cảnh báo đến những sự kiện không lấy gì làm “dễ chịu” cho nhân loại nói chung xưa nay. Ta không nên bàn tán sâu về nó, e tác động không tốt đến quan điểm chung. Chỉ nên lưu ý và dè chừng cẩn thận thôi bạn ạ. Cẩn tắc vô ưu.

Hỏi: Kính thưa anh. Phong thiền đài làm em liên tưởng tới đài phong thần. Một Đài rất là Cao. Phong thiền đài là nơi vua làm lễ tế phong thiền. Là đỉnh của tung sơn nằm tại trung tâm của ngũ nhạc và xảy ra sự tranh giành khi sáp nhập. Vậy từ phong ở đây có nghĩa là khí hay là niêm phong, phong ấn, phong tước ạ? Nhạc bất quần nhẫn nại đi khắp nơi tìm kiếm phổ. Hằng sơn luôn bảo vệ chính nghĩa, lại là nơi Lệnh hồ xung khởi nghiệp mà dẹp yên võ lâm. Thái sơn hành sơn suy tàn. Tung sơn thì ôm mộng bá chủ. Ngũ nhạc tụ lại dưới tay nhạc bất quần ở nơi trục dọc (tung sơn) vậy ngũ nhạc trong bối cảnh này có được coi là ngũ tạng không ạ? Kính mong anh chỉ giáo ạ!

Trả lời: Trong tác phẩm này. Phong Thiền Đài được hiểu là nơi có tụ linh khí để các cao nhân tụ tập để tham Thiền. Vì thế nên nghĩa của nó là Khí chứ không phải là phong Ấn hay Tước.
Ngũ Nhạc trong bối cảnh này là ý nói đến Ngũ Âm bao gồm Cung, Thương, Vũ, Chủy, Giốc mới phù hợp với nội dung của tác phẩm là khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ. Còn ý Ngũ Tạng, nó chỉ có tính phả hệ xa mà thôi. Không phải là ý chính.

Hỏi tiếp: kính thưa anh, Lệnh Hồ Xung học hấp tinh đại pháp dưới đáy tây hồ làm em liên tưởng tới tinh quyện khí xuất thần, trong đó hấp tinh (dương) thì phải hô (sư tử hống - âm) mới cân bằng đúng không ạ. Còn nhân vật Lưu Chính Phong thuộc Nam (hỏa) nhạc Hành (trục ngang) sơn nên sẽ tấu khúc vui mừng tiếu ngạo có đúng không ạ. Kính mong anh chỉ giáo ạ!

Trả lời: 1. Về câu hỏi này của bạn Tong Nam Long là quá xa rồi vậy. Vì câu Tinh quyện Khí và xuất Thần xưa nay là người đời chỉ tưởng, rồi suy diễn và bàn đến như thế mà thôi. Chưa có ai đến được. Ngay cả trong tác phẩm này. Kim Dung cũng chỉ chọn ở giới hạn của Nhạc Trời vốn là cấp độ thứ tư nên mới nói đến khúc Tiếu Ngạo. Còn cấp độ thứ năm thì ông đã cho hóa thành lai cái hết rồi đấy.
2. Còn về công năng Sư Tử Hống thì ta thấy Nhậm Ngã Hành có thi triển. Riêng Lệnh Hồ Xung thì chưa thấy!? (âm thanh tiếng cười, khiến cho quần hùng đinh tai nhức óc).
3. Lưu Chính Phong và Khúc Dương chỉ mới tìm lại được Khúc Quảng Lăng của Kê Khang bị thất truyền thôi. Còn khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ thì chỉ có Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh về cuối mới có thể lý hội mà tấu được. Đó cũng là lúc mà cả hai đã từ bỏ tất cả mà vui thú Tiêu Dao. Cả hai nhân vật này lý hội qua tiếng cười của Nhậm Ngã Hành cho đến chết đấy bạn ạ!

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét