📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

[Audio] Ký sự phía bên kia [Phần 3.1] Phương Tiện (của nhà Phật) - Sứ giả Phạm Hùng Sơn



[Audio] Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư [Phần 3.1] Phương Tiện (của nhà Phật)


PHƯƠNG TIỆN

Ở đâu đó…
Trong thế giới của 84.000 kinh sách Nhà Phật, đã được liệt kê không gọi là thừa (bao gồm tiểu thừa và đại thừa). Ta còn lắng đọng lại một thuyết ngôn dụ thính như: “Tất cả mười phương tam thế các chư Phật, đều quán bằng tai không có lối mòn nào khác”!
Phần lớn trong chúng ta, bất kể tri thức vơi đầy, đều có thể đo, lường… được rằng:
Quan điểm của Nhà Phật đối với cõi phù sinh của nhân thế, vốn “bất khả thuyết, và vô sở tri”!?. Lý do như thế, nên ở đây chúng ta sử dụng phương tiện đó (thính giác), để mô phỏng hóa hiện tượng, phản ảnh lên công cụ nào trong cõi phù sinh này, chứ sở dĩ không phải ở nơi bên kia địa phương vốn là đất Phật. Qua đó, hy vọng dùng phép hóa dụ sẽ tạo thành công cụ dẫn nhập trật tự cho những bài phân tích tiếp theo.
Hóa ra, cõi phù sinh này chẳng qua được phù trợ nhờ phương tiện là 5 giác quan để tạm sinh tồn cả thôi! Từ đây ta nhận diện phương tiện phù trợ quan trọng nhất chính là khứu giác. Bởi hơi thở là phương tiện đầu tiên phù trợ ta chào đời với tiếng khóc ký sinh. Và cũng chính hơi thở đóng vai trò cuối cùng thôi phù trợ ta lúc trối lời vĩnh biệt mà quy tử.
Thế rồi 5 phương tiện đó như 5 con thuyền, phù ta theo dòng đời suốt một cuộc - phù - thế - nhân - sinh.
Thế nhưng những ai chợt ý thức được thân phận kiếp phù sinh một khi đã rong chơi theo dòng đời đó. Họ tận dụng những phương tiện trong suốt cuộc lãng du một cách tốt nhất như: Họ hòa nhịp hơi thở tương giao, tương tác những cảm xúc, chia sẻ sự thi vị, lắng nghe để cảm thông, và nhìn nhận lòng vị tha… Để rồi, họ phải thốt lên đầy ngỡ ngàng nơi bến đục cuối dòng đời với 3 từ; “kiếp phù du”! Đã có được mấy ai ý thức được kiếp phù sinh để tận sống như thế? Cho dù đại đa số thế nhân sinh tồn một cách vô ý thức, trôi lạc giữa dòng đời này… Và bỏ mặc thế sự, rồi nơi cuối dòng đời, dù trong dù đục. Một khi quy tử, đã khác gì nhau đâu?
Thật ra, trong cuộc mưu sinh đầy tất bật, với biết bao cái nợ cơm áo đời thường. Đã có những lúc giữa dòng đời ngược xuôi của kiếp phù sinh đó. Chúng ta từng vô tình lướt ngang qua, lối rẽ vào cửa thần phù, một đôi lần! Đâu đó, ta đã bỏ và lướt qua cửa thần phù mà quên mấy rằng dòng trích dẫn lại đầu bài.
“Ở đâu đó…Trong thế giới của 84.000 kinh sách Nhà Phật, đã được liệt kê không gọi là thừa (bao gồm tiểu thừa và đại thừa). Ta còn lắng đọng lại một thuyết ngôn dụ thính như: “Tất cả mười phương tam thế các chư Phật, đều quán bằng tai không có lối mòn nào khác”!”.
Riêng dòng trích dẫn này cũng đã phản ảnh rất rõ rằng; Câu dụ thính đó nằm lẫn giữa muôn vàn những pháp ngôn của Nhà Phật, rất dễ bị bỏ qua trong quá trình ta tiếp nhận tri thức bằng thị giác. Riêng cái phương tiện phù thính này mới chính là cửa Thần Phù, để ta vượt qua bể khổ của kiếp phù sinh nhân thế.
Thường thì trong cõi phù sinh. Thế nhân chúng ta trao đổi, tương tác, phù trợ với nhau qua 2 phương tiện là Thị giác và Xúc giác. Như tác giả chuyển giao tri thức bằng xúc giác. Độc giả tiếp nhận qua Thị giác.
Từ đây suy ra… Những tri thức mà nhân loại chúng ta nói chung, thường được nhận và tích lũy qua thị giác bằng cách; Đọc từ sách vở của các thế hệ trước truyền lại.
Trong khi theo quan điểm của Nhà Phật thì 5 giác quan đó chỉ là Ngũ Tặc. Sự thu nạp tri thức đó vốn không đủ và đong đầy khiếm khuyết. Tự mỗi cá nhân phải biết sàng lọc. Hơn nữa, giai đoạn mà xã hội ta đang sống hiện nay phản ảnh: Phương tiện ngôn ngữ nhân loại chúng ta vốn đã nghèo nàn, nay lại càng xơ xác hơn!
Và cũng phỏng theo những dòng vừa trích dẫn lại thì Phật đã dùng phương tiện “Phù Thính”. Và đây cũng chính là lối mòn duy nhất bước vào ngưỡng cửa của thời gian.
Sự sống bắt đầu phát sinh, kết tinh trong lòng mẹ. Phương tiện phù sinh đầu tiên chính là âm thanh. Nó được tương tác qua nhịp đập của con tim người mẹ với bào thai để hình thành sự sống ban đầu. Để rồi khi chào đời, âm thanh của tiếng khóc đầu tiên cất lên khai sinh cuộc sống. Ngay lập tức âm thanh từ mẹ hòa nhịp vỗ về. Âm thanh của lời ru, nhịp nôi, tiếng võng… hòa điệu cùng nhịp sống của vũ trụ luôn theo suốt trọn cuộc phù sinh. Thậm chí âm thanh còn theo phù trợ mãi, theo mãi… Tận khi ta đã bỏ lại sau lưng kiếp phù sinh cùng nhân thế. m thanh vẫn du dương, gõ nhịp, ru thể phách, dìu theo linh hồn, hòa điệu luân hồi cùng hóa công qua tiếng mõ lời kinh đưa tiễn, vẳng tận thinh không…
Những điều phân tích ở trên ý muốn nói đến chính là âm thanh của âm nhạc!
Như ở đầu bài viết “quán bằng tai (thính giác)”. Như thế, qua 5 phương tiện phù trợ cho kiếp phù sinh này. Ta đã kiến giác! Đã thấy được chí ít trong Ngũ Tặc, ta thấy được giác… Thính mà ta quen nghe mô tả là kiến giác. Đã “gặp (ngộ)” được nẻo Thần Phù trong cõi phù sinh với tên gọi là giác ngộ!!
Không khó khăn lắm để ta nhận ra lĩnh vực tiếp theo cần giải mã đấy phải là âm nhạc. Đó đó là nguyên nhân gốc gây ra bao nỗi oan khiên cho lịch sử giống nòi, cũng là LỐI MÒN duy nhất đưa con người ta vào cánh cửa của thời gian.
Trích: Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư [Phần 3.1] Phương Tiện (của nhà Phật) - Sứ giả Phạm Hùng Sơn




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét