📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

[Audio] Ký sự phía bên kia [Phần 3] Việt Nam Thái Cực Tượng Đồ - Sứ giả Phạm Hùng Sơn

[Audio] Ký sự phía bên kia [Phần 3] Việt Nam Thái Cực Tượng Đồ




THÁI CỰC TƯỢNG ĐỒ CỦA NƯỚC VIỆT NAM
TRONG KỶ NGUYÊN MỚI

(Diễn Giải Theo Câu Hỏi Bạn Đọc)

Lưu Ý:
Theo tư duy nơi đỉnh cao của nền khoa học đương đại. Để khai thác, giải thích toàn diện một mô hình thực tại của vũ trụ tự nhiên. Bắt buộc chúng ta phải hội đủ 3 công cụ:

1. Công cụ ngôn ngữ đơn thuần.
2. Công cụ ngôn ngữ hình học.
3. Công cụ ngôn ngữ toán học.

Vì thế, với đồ hình ở trên. Ta có đủ cả 3 yếu tố khai thác đó:
1. Hệ thống ngôn ngữ trình bày, với quan điểm của tư duy phương đông ta thường gọi là: "LÝ".
2. Hệ thống ngôn ngữ đồ hình minh họa, ta quen nghe gọi xưa nay là: "TƯỢNG".
3. Hệ thống ngôn ngữ số biểu thị, vốn là toán học của thuở ban đầu thường được gọi là nguyên nhân: "SỐ".

Quy tắc thứ hai; Phàm những loại sách được liệt vào hàng Kinh Điển nói chung. Nó vốn vượt lên trên tầm tư duy suy luận thông thường của chúng ta, rất khó để theo kịp mà nắm bắt cho được. Ở vào cấp độ này thì thường là sách kén độc giả chứ không còn là độc giả kén sách nữa rồi. Và những dạng Kinh Điển nói chung, vốn đều được viết bằng loại văn "U Mặc"!

Muốn hiểu rõ: Nhất thiết ta phải biết được điều đó trước đã. Sau mới có thể tìm hiểu dần được. Đó chính là cách đọc chỗ "không chữ" mà ta từng nghe Nhà Phật mô tả là "ngôn vô ngôn" vậy.

Tất cả sách có dạng liên quan đến đồ hình như trên. Xưa nay đều lấy Phương Nam quay lên phía trên. Bởi do theo luật lệ mà xưa kia Hoàng Đế tạo ra Chỉ Nam Xa (kim chỉ nam) để tìm Xi Vưu mà ra. Thế nhưng hiện nay thì la bàn đã chỉ Phương Bắc làm mẫu mực. Mọi đồ hình nói chung; Toàn cầu cũng thống nhất lấy hướng phía trên biểu đồ là Phương Bắc. Vì thế tôi cũng đã xoay lại và quy định theo sự thống nhất đó.

Đó là quy tắc, chúng ta cùng bước vào tour tham khảo chung.

Theo như mọi sách cùng sự lý giải xưa nay đều có một sự bất đồng là: Không thống nhất năm bắt đầu khởi nguyên là năm nào trong: ... 62, ...63, ... 64 !?. Đó chẳng qua là do lý tại hệ thống Tam Tài mà ra cả thôi. Ví như; Trời sinh ở Tý, Đất sinh ở Sửu, Nhân sinh ở Dần. Từ đó cho nên; Khi tham khảo sách nào mà ta thấy ... 62 là đang diễn lý ở Thiên. ... 63 thì trình bày ở lý Địa. Dĩ nhiên ...64 ắt mô tả là lý Nhân rồi vậy. Và đại đa số trong chúng ta đều biết cuộc này thuộc Hạ Nguyên, thuộc Lý Nhân. Đó phải theo hệ vận hành từ 1864 làm khởi nguyên chẳng hạn (tính theo đại - tiểu nguyên).

Với đồ hình ở trên, sở dĩ tôi lấy theo 1863 là bởi:
Thứ nhất; Do rất khó tính được chi tiết, nên xưa nay hay tính di dịch ở 3 năm, 3 tháng, 3 ngày, 3 giờ v.v..., là được.

Thứ hai; Là khi tính chi tiết thì không thể cố định cho được. Bởi cứ 4 năm là xảy ra một năm nhuận. Khí, Tiết sẽ bị sai lạc đi, do phải chen vào 2 Tiết. Lúc đó buộc phải tính tới quy pháp Siêu Thần, Tiếp Khí mới chuẩn được. Nếu không sẽ sai lạc hết. Ta sẽ không biết quy luật lúc đó đang vận hành theo lý của nguyên lý nào trong Tam Lý (Thiên - Địa - Nhân) để mà xử lý được. Điều này đã xảy ra đối với sự kiện của trận Xích Bích năm xưa giữa cách tính của Khổng Minh và Chu Du chẳng hạn.

Thứ ba; Thế cuộc lẫn thời vận hiện nay là "Thiên Nhân Hợp Phát". Từ đó cho nên tôi dụng 1863 làm khởi nguyên là vậy.

Về vấn đề nhận định thời vận là rất khó. Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng trình bày một cách đơn giản nhất có thể. Mong rằng qua đó, chúng ta phần nào nắm được thời thế mà khai thác xử lý. Hầu có giúp ích được ít nhiều gì cho xã hội hiện nay không. Bằng không, ta vẫn tích lũy được một phần nào đó ý thức về học thuật này của Dịch Học.


Trích: Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư [Phần 3] Việt Nam Thái Cực Tượng Đồ


Đọc tiếp: https://www.dantocking.com/2020/04/ky-su-pham-hung-son-bai-6-viet-nam-thai.html





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét