📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.29 - ĐIỂM LƯỢC SỬ CUỐI | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Phàm, Chân Nhân Bất Lậu Tướng!

Như thế, ta xét thấy trong giai đoạn Tranh Bá Đồ Vương giữa Quang Trung và Gia Long thì tướng mạo của Vua Quang Trung là quá hiển lộ rồi vậy. Kể ra thì Vua Quang Trung vừa Hiển Danh lẫn Lậu Tướng trong trang sử của giai đoạn này.


Thế nhưng, Những nhân vật bất lậu tướng thì xét như tôi đã có trình bày qua là:

1. Nguyễn Gia Thiều
2. Nguyễn Thiếp
3. Nguyễn Du

Như ta đã biết, những nhân vật được liệt kê trên đây vốn đều là ẩn sĩ của thời cuộc cả. Giữa lúc thế sự loạn ly, thiên hạ cuồng loạn trong cuộc tranh bá đồ vương, thi nhau lưu danh sử sách. Họ nhìn rất rõ những; "Gót danh lợi bùn pha sắc sạm" đó. Ba kẻ cuồng nhân, vốn chung một dòng máu Lạc này. Đã rũ bỏ tất cả thế sự, mặc ai đắm chìm trong cơn mê loạn. Quyết xa lánh tiếng cười của người đời, rủ nhau vào tận chốn thâm sơn, khóc cùng Quỷ Núi!.

Tam cuồng, đã tiềm ẩn sâu trong trang sử đến độ..., những thế hệ của hơn 200 năm về sau đó; Không có thể nhận diện ra chân tướng của họ cho được! Bởi họ đã thể hiện đúng với tinh thần của Đạo là đạt đến cảnh giới vốn gọi là vô sắc vô tướng (bất lậu tướng...) luôn rồi vậy.

Hành tung cũng như công nghiệp của họ. Hầu như những thế hệ cháu con nơi trang sử sau, chẳng mấy ai biết được tới cả! Trong bài điểm lược nơi cuối dòng sử muộn này. Ta cùng dõi theo những hành vi bất lậu tướng đó, thoắt ẩn thoát hiện..., như có, như không, như sau:

Khi Vua Quang Trung kéo quân ra Bắc lần thứ nhất. Ta xét thấy bóng dáng của kẻ Cuồng Ẩn này "như có" lẩn khuất đâu đó giữa hai sự kiện; Nguyễn Hữu Chỉnh "trở giáo" ngoại công và sự việc Ngọc Hân "quy vu" (vu quy) nội kích!

Lần thứ hai thì sự diện kiến ở... "Ngoài Đàng", khi Vua Quang Trung đi bắt Vũ Văn Nhậm... Dị Nhân Lam Hồng sừng sững hiện diện (núi Hồng Lĩnh và sông Lam) mà lại "như không" có một mảy may tăm hơi nào cho Vua Quang Trung nhận được cả!!

Và rồi sau khi khua gậy "khoắng" đục nước Sông Hồng trong lần Vua Quang Trung tam đáo xứ Bắc. Tự nhiên La Sơn Phu Tử chán tàng ẩn và quét lá ở chốn núi rừng tịch mịch rồi hay sao ấy? Người ta bắt đầu thoáng nhìn thấy Lạp Phong Cư Sĩ hiện ẩn và quét bụi tại Sùng Chính Thư Viện, nơi đô hội của Vua Quang Trung !?

Trong thời điểm của khảo luận này.Ta hốt hoảng khi bất chợt so sánh giữa:

Nhân vật Tảo Địa Tăng của Kim Dung, từng quét lá nơi Tàng Kinh Các. Bất chợt..., trở cán chổi mà quét luôn cả đám rác quần hùng lúc nào không hay! Một trong các bài viết trước, chúng ta đã từng luận bàn phiên bản Tảo Địa Tăng này cùng với dị nhân của bản chính Tảo Địa Tiên (Lão Tử), đã từng cũng quét bụi nơi Tàng Kinh Thư của Nhà Chu qua rồi.

Thế nhưng sau đó, nhân vật Tảo Địa Tiên đó đã bỏ chốn phồn hoa của Nhà Chu mà tìm vào tận chốn thâm sơn, cùng cốc mà quét lá nơi Tiên Cõi. Vậy cớ chi mà kẻ Cuồng Ẩn này lại bỏ thú vui quét lá nơi Tiên Cảnh (chính hiệu), mà đi về quét bụi tại Sùng Chính Thư Viện của Vua Quang Trung Như vậy !?

E..., có khi nào bất chợt mà kẻ Cuồng... này, ...trở cán chổi mà Tảo Bình Địa cả xứ Bình Định đi mà chớ!
Ta xét thấy có một đại họa đang tiềm ẩn cho Nhà Tây Sơn trong thời điểm này ở chỗ: Đã có cả 2 gián điệp gạo cội đang tàng long, phục hổ trong nội các, và âm thầm xây tổ ong trong tay áo của Vua Quang Trung... Bởi Lạp Phong Cư Sĩ hàng ngày chỉ đốt đèn giảng sách tại Sùng Chính Thư Viện mà Ngọc Hân Công Chúa thỉnh thoảng ghé qua học, hỏi... "!?".

Và ta thấy một trong những "bài giảng" của Nguyễn Thiếp có bài thơ:

Răn Đời "!!"
Hễ kẻ làm người giữ đạo người
Sang giàu, hèn khó, mặc cơ trời
Tổ con chim chút cây dò vấn
Dạ ngắn lươn cồ thuở nước trôi
Bao quản hình hài vàng dưới suối
Chút mang danh giáo, báu trên đời
Lấy mình làm phép, già đâu dám
Nghĩa nặng ơn sâu phải ngỏ lời

Và dĩ nhiên. Đêm tuy ngắn thật đấy, nhưng gặp phải "lươn cồ" soi mạch thì... Tất có thuở phải trôi cả nước thôi "!!".

Thế rồi khi Ánh dương (Nguyễn Ánh) về đến. Ta thấy Vua Gia Long vội gấp rút mà mời La Sơn Phu Tử phò tá! Nhưng ông đã đuối sức rồi... Và trong năm 1803, sau khi diện kiến Vua Gia Long. La Sơn Phu Tử đã tiến cử tam hiền đệ đồng môn cho Vua Gia Long là Nam Hải Điếu Đồ; Tố như!

Thế cho nên ta mới vừa được mục kích chân giá trị của bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký trên bờ Hồ Tây trong bài trước đó vậy. Dĩ nhiên Ông Câu bên Tây Hồ đó nhất thiết phải "tận thành khư" từ 1803 cho đến 1804 mới có thể tức cảnh để mà vịnh lại bài thơ "Túc Mệnh Thần" cho đời vậy.

Và trên bóng xế đường muộn, dò gậy tìm về "Nguyệt Ao" (nơi ông chôn nhau...), lúc qua Đèo Ngang. La Sơn Phu Tử dừng nơi cuối dốc... đời đèo, tức sự:

Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!
..., ..., ...
Tóm lược: Hai huynh đệ Du Thiếp đó. Một đã bình Quân Thanh, định Nhà Tây Sơn mà không một ai hay biết hành tung như xuất quỷ nhập thần trong góc khuất trang sử khi đấy! Người còn lại đã dìu Vua Gia Long dừng trả thù, và rời khỏi ngai vàng một cách khiến cho ma phải ghen tị, quỷ cũng hờn dỗi!! Thế nên ta mới thấy Tố Như..., chỉ còn biết mong mỗi giọt nước mắt của 300 năm sau đó mà thôi.

Quả! Một cặp Du Thiếp Dị Nhân của sử Việt nơi cuối dòng...

Rất nên thương cảm cho Gia Thiều, một trong Tam Ẩn từng neo "đời cuồng" nơi bến sử khi đó. Phải chăng; Tâm Trai trong góc sử khi này. Đã vắt kiệt nước mắt mà khóc mãi cho vận nước đến héo khô cả thân "Như Ý Thiền" mà thoát xác trước đó rồi? Bởi giống Ve Sầu, còn có tên gọi khác là... "Thiền" nữa!!

Thế cho nên đời Ve Sầu (Thiền). Cứ phải than khóc nơi rừng hoang suốt cả Thời Hạ Thế! Để..., thoát xác !?

Âu, Bài viết này mong góp được một chút gì đó. Làm thỏa khí hồn thiêng, anh linh của Tổ Tiên giống nòi. Từng đã uất nghẹn suốt bao đời qua, trong trang sử khuất. Thế nhưng các vị lại là Ngọa Hổ, Tàng Long trong trang sử của dân tộc Việt, vốn:

"Chân Nhân" nên "Bất Lậu Tướng" đó thôi.

Và tôi sẽ điểm lược Thế sử trong một Vận 360 năm cuối dòng. Bao gồm thành một chương trong Thiên Thư được "Diễn Dịch..." như sau:

Nếu ta tính từ lúc Chúa Nguyễn Hoàng ra roi mở cõi. Di Dịch theo Dịch Lý, thì vừa trọn một Vận là 360 năm. Tôi sẽ trình bày tất cả chi tiết của Thiên Cơ ẩn tàng trong lịch sử của dân tộc Việt đó ra như sau:

Như tôi đã từng khẳng định: Vị Tổ Tiên của dân Tộc Việt chính là Cửu Thiên Huyền Nữ trong quá khứ miên viễn. Từ đó nên Cửu Huyền vốn có định số là số 9 (như đã dẫn giải trong các bài trước). Vậy xét theo Dịch Lý thì số 9 là Lão Dương. Số 6 là Lão Âm.

Từ đó nên số 9 thuộc Dương số. Là số lẻ, phân bố và hợp với 4 Hướng; Đông bắc - Đông nam - Tây nam - Tây bắc. Còn hệ số 6 thuộc Âm số. Là số chẵn, chia ra cho 4 Phương; Đông - Tây - Nam - Bắc. Do Phương là Vuông, nên phải gọi là 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Còn Viên là tròn, ắt đó là 4 Hướng chớ không gọi sai lạc, lẫn lộn như xưa nay được.

Thế nên số Diễn ra từ 9x4=36. Thuộc diễn thế dương. Và số diễn ra từ 6x4= 24, thuộc diễn thế âm. Vậy dương thế, có số là 9, nhân cho 4 hướng. và âm thế, có số là 6, nhân cho 4 phương. Như thế thì số phận của khắp bốn phương tám hướng, đã "diễn nghĩa" mà "tung hoành" khắp lục cõi rồi vậy.

Thế cho nên từ Diễn số theo Thế dương cuộc thì 36 nhân cho 6 Hào (lục cõi) thì ta có được là 216 hào dương. Các nhà Dịch Học nắm rất rõ điều này. Ta thấy Dịch - Diễn - Thế số đó vừa hợp với 216 năm kể từ khi Nguyễn Hoàng mở cõi đến lúc Nhà Tây Sơn nổi dậy!

Và Diễn từ số theo Thế âm cuộc thì 24 nhân với 6 hào thì ta có được 144 hào âm. Thế số đó đủ thể hiện 144 năm kể từ khi Vua Gia Long lên ngôi cho đến 1945!!

Nếu ta tính trừ ra 24 năm của Nhà Tây Sơn Di Dịch, thì đủ một vận bằng 360 năm. Bằng như ta tính chung thì sẽ có:

Dịch Quẻ có tất cả là 64 quẻ. Ta nhân 64 cho 6 hào thì sẽ được 384 Hào cả thảy. (64x6=384). Và đó chính là số năm mà ta tính cộng gộp luôn cả giai đoạn của Nhà Tây Sơn xảy ra là 24 năm !!!

Di Dịch không quá số 3 là do bởi: Lý Dịch của Tam Tài mà ra cả thôi. Bởi do 4 năm là có một tháng nhuận. Và ta cũng phải biết cách tính tùy theo lý Tam Tài của Thiên - Địa - Nhân mà ra chính xác tuyệt đối vậy. Bởi nếu Vận, Thế hành theo Lý Thiên thì ta tính Thời Kỳ là 62 khởi. Còn Lý Địa thì phải là 63 phát. Vậy Lý Nhân ắt 64 mà hành theo vậy.

Ta phải biết vận thế đang vận hành theo lý nào trong tam lý để mà còn xử lý nữa vậy. Ví dụ tượng Thiên Cơ tiềm ẩn trong ngôn ngữ U Mặc ở chỗ:

Nếu thời cuộc đang vận hành theo nguyên lý của Lý Thiên thì ngôn ngữ u mặc, mặc định là; "Thế Thiên..."!. Bằng như thời cuộc đang vận hành theo nguyên lý của Lý Địa. Vốn là đối lập âm dương giữa trời đất, nên từ đó ngôn ngữ cũng thể hiện câu "Địa Thế"!! (không gọi là Thế Địa được). Và cuối cùng là Lý Nhân. Bởi Nhân vốn là đứng giữa mà dung hòa Thiên Địa cho nên ngôn ngữ u mặc cũng ấn định dung hòa giữa cách gọi: "Thế Nhân hoặc Nhân Thế" đều được!!!

Vậy qua đó, ta thấy Kinh Dịch đã Diễn Dịch... Theo đúng như bản thể vận hành lịch sử và văn hóa lẫn con người của dân tộc Việt. Bao gồm cả... diễn nghĩa thời cuộc để tung hoành khắp đất trời. Tóm lại Kinh Dịch đã thể hiện một cách tiềm ẩn, trên bình diện bản thể của dân tộc Việt Nam.

Và điều này khẳng định: Kinh Dịch chính là của dân tộc Việt Nam không thể sai lạc khác đi cho được. Tôi đã quyết săn tay, vén một ít mây mù để tỏ lộ một chương trong Thiên Thư ra rồi vậy.
Và đó cũng chính là; "Thiên Cơ".
Không một ai có thể nói ngông cuồng đối với Thiên Cơ cho được.
Bởi... Thời khắc cuối... Đã gần kề và đang đưa tay..., gõ cửa Dân Tộc Việt.
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét