📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.31 - ĐỊNH THẦN | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Một trong những quan điểm hệ trọng để định hướng mô hình thực tại tương lai của các nhà bác học đương đại là:

Mô hình của huyền thoại, chính là mô hình gần với thực tại nhất! Vì các nhà bác học đã lục tìm mọi ngóc ngách của tháng năm, suốt gần một trăm năm qua rồi. Thế nhưng mô hình thực tại của vũ trụ đó. Vẫn biệt vô âm tín trong địa phương của nền khoa học hiện đại!?

Vậy, tôi kể lại cùng các bạn một trong những truyền thuyết của thời đại như sau:

Nghe đâu..., thiên hạ truyền tai nhau một thuyết (giai thoại) ... rằng:

Nhà triết gia, khoa học; Bertrand Russell đang đứng giảng cho công chúng về thiên văn học trên diễn đài. Nội dung của bài giảng đó, đại thể là nói về trái đất quay xung quanh mặt trời ra sao. Rồi mặt trời lại tiếp tục quay quanh thiên hà như thế nào...

Bỗng nhiên; Có một bà cụ, tóc trắng như bông, đứng dậy và nói rằng:

Này anh bạn trẻ! Anh đang nói chuyện nhảm nhí gì với tôi ở đây vậy? Bởi vì trong thực tế thì trái đất chỉ là một cái đĩa phẳng, tựa trên lưng của "con Rùa" mà thôi (!!).

Nhà khoa học thoáng ngạc nhiên, tuy nhiên ông ta vẫn tươi cười, ra vẻ chiếu cố và hỏi lại bà cụ:
Thế thì theo như cụ, vậy con Rùa đó tựa trên cái gì ạ?

Bà cụ gật gù, tỏ vẻ ra chiều hài lòng với sự thông minh của con cháu lắm. Bà chậm rãi...:

Anh thông minh lắm anh bạn trẻ ạ (!). Thế nhưng anh lại không biết rằng con Rùa đó lại đứng lên trên lưng của con Rùa khác chứ còn sao nữa!? Và cứ thế, con này lại xếp chồng lên con khác, cho đến vô tận vậy (!!).

Và có một thực tế là; Câu chuyện về con Rùa này. Đã ám ảnh tư duy của các nhà bác học và được nhắc lại mãi cho đến tận ngày hôm nay. Bởi họ suy luận...; Nền khoa học của nhân loại đã chắc gì về mô hình thực tại của vũ trụ thực tế hơn mô hình con rùa của bà cụ đó!? Bởi cho đến tận ngày hôm nay, nền khoa học của nhân loại vẫn chưa hề có bất cứ một mô hình thực tại cơ bản nào của vũ trụ cả!!

Và ta có thể thấy qua câu chuyện như trên là: Bóng dáng của Thần Quy, vẫn sừng sững, choáng hết cả tư duy của các nhà bác học một cách rất khó chịu và không thể chối bỏ cho được! Bởi mô hình thực tại của vũ trụ, vốn lại nằm trên lưng của Thần Quy, là một thực tế ( đồ hình Lạc Thư)!! Tinh thần của chúng ta phấn chấn hẳn lên, khi biết một cách rõ ràng rằng; Thần Quy lại chính là bản thể, là anh linh của dân tộc Việt Nam rồi vậy.

Thêm một dẫn chứng nữa, trong hàng ngàn dẫn chứng trong gia tài của nền khoa học vật lý hiện đại là:

Nguyên Lý của Thuyết Lượng Tử, khẳng định; Mô hình thực tại của vũ trụ vận hành là "tổng các quỹ đạo"! Từ đó các nhà bác học suy ra...

Vậy điều này có nghĩa là... "Tổng Các Lịch Sử" rồi vậy !!

Và mô hình thực tại của vũ trụ vốn là; Tổng các thành phần của mọi góc độ, tham gia quan sát. Thế cho nên lĩnh vực chuyên môn của các nhà khoa học vật lý... Chỉ là một góc độ trong mô hình vũ trụ đó mà thôi! Và các nhà bác học cũng đã hoàn toàn bế tắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình từ gần 100 năm nay rồi. Vậy, hoàn toàn không có bất cứ điều gì gọi là bất hợp lý, khi những lĩnh vực ngoài chuyên môn, tham gia truy tìm một mô hình thực tại vũ trụ tiềm ẩn trong tự nhiên cả. Bởi tất cả chúng ta đều là những thành phần trong một tổng thể nhân loại đang tồn tại và vận hành cùng vũ trụ đó.

Qua hai dẫn chứng như trên. Chúng ta hoàn toàn có đủ tinh thần, tư cách, cũng như vốn liếng để bước vào tour tham khảo cái đề tài được gọi là khoa học này, mà không ngần ngại rồi vậy.

Chúng ta cùng tham gia:

Trước hết, để bắt đầu làm quen dần với lĩnh vực khó nhằn nhất là... khoa học vật lý. Tôi sẽ đưa các bạn tham khảo lướt qua tổng thể mô hình cũng như hoàn cảnh mà nền khoa học hiện đại đang rơi vào. Sau đó, chúng ta sẽ đi sâu vào từng chi tiết và giải phẫu đối tượng này sau. Tôi lưu ý chung:

Nền khoa học của nhân loại đang rơi vào hố sâu của sự bế tắc gần 100 năm qua rồi! Không hề như những quan điểm mà đại đa số các nhà khoa học tại Việt Nam, xem như là "đang tiến như vũ bão" bao giờ cả!!

Và toàn cảnh đó sẽ diễn ra như những gì tôi mô tả sau đây:

Một trong những buổi bình minh đầu tiên của thế kỷ 20. Đó chính là những ngày tháng của năm 1900. Mọi sự việc rắc rối bắt đầu xảy ra từ... chiếc lò sưởi tuôn ra một nhiệt lượng với giá trị... vô hạn, mà Planck phải đương đầu!?

Và rồi năm 1905, Einstein xuất hiện và khuynh đảo tất cả các nhà bác học đương thời với học Thuyết Tương Đối. Thế nhưng phải 10 năm sau đó nữa. Nhà bác học này mới có thể hoàn tất thủ tục làm giấy khai sinh cho đứa con ngỗ nghịch của mình với dòng chữ chứng nhận ghi ngày... tháng... năm 1915!

Năm năm sau...

Bất chợt, trong xứ sở của nền khoa học vật lý đó. Quần hùng lại nghe tiếng khóc chào đời của Thuyết Lượng Tử rất đinh tai và nhức óc..., vô cùng! Nhất là đối với nhà đại bác học Einstein!! Ông không thể nào chấp nhận cũng như có thể nghe tiếng khóc quái dị đó cho được. Đó chính là thời điểm của năm 1920.

Nghe đâu... đứa con Lượng Tử này vốn được chào đời qua những bàn tay đỡ đẻ bao gồm tới 6 "Ông Mụ" tiêu biểu: Max Planck, Niels Bohr, Werner Heisenberg, Erwin Schrodinger, Wolfgang Pauli và Paul Dirac... "!?".

Chúng ta tạm làm quen với với hai học thuyết nơi đỉnh cao của nền khoa học vật lý hiện đại của nhân loại. Tôi sẽ mô tả một cách tổng quát với sự đơn giản nhất đối với hai học thuyết này cùng các bạn. Hy vọng qua đó, ta có được một ý thức cũng như nhận định được tình hình chung.

Theo như thuyết Tương Đối thì diễn tả về những mô hình vĩ mô của vũ trụ, ví như các thiên thể, thiên hà v.v... Riêng Thuyết Lượng Tử thì lại đối lập với những điều vĩ mô đó. Điều này có nghĩa là những mô hình vi mô nhất trong thế giới hiện tại. Ta có thể hình dung ra đó chính là lý tính đối lập của Âm Dương trong Kinh Dịch vậy.

Mọi sự bắt đầu trở nên phức tạp trầm trọng cho tư duy chung của nhân loại chúng ta khi nhà nghiên cứu phóng xạ Ernest Rutherford, dùng hạt eletron để bắn vào một nguyên tử...

Tưởng, tôi cũng phải mô tả sơ lược thành phần cấu tạo của một nguyên tử để các bạn dễ hình dung và nắm bắt sự việc sắp đến như sau:

Thoạt tiên, các hạt trong không gian đang trong trạng thái trôi tự do, lơ lửng... đơn lẻ. Khi hạt Proton là hạt vốn mang điện tích dương, trôi đến gần hạt Neutron không mang điện tích. Lực hấp dẫn từ proton sẽ hút lấy hạt neutron lại với nó. Hai hạt này càng gần, thì vận tốc của nó chạy xoắn vào nhau càng nhanh hơn lên. Khi đạt tốc độ vận hành lên đến 60.000km/s và hình thành nên nhân của nguyên tử, không thể tách rời ra được nữa. Lực hút này, ta gọi là lực tương tác mạnh, được tương tác qua hạt Gluon, giữ chặt hai hạt lại với nhau trong nhân.

Sau đó, khi một hạt electron mang điện tích âm, trôi đến vùng mà lực hạt nhân đang ảnh hưởng. Electron sẽ bị lực hút từ nhân đã hình thành trước đó rút vào. Càng vào gần hạt nhân thì electron càng chạy "xung quanh" nhanh hơn. Khi lực hút của nhân rút vào tới một giới hạn nhất định thì lực đẩy của electron kháng cự lại và lực của hạt nhân không thể hút vào được nữa. Lúc này vận tốc của electron chạy xung quanh đó đã đạt lên đến 900 km/s để hình thành một nguyên tử. Lực tương tác này, ta gọi là lực tương tác điện từ và tương tác bởi hạt photon. Nó níu Hạt electron không thể thoát ra được nữa.

Ta có thể hình dung... Kích thước của một nguyên tử nhỏ hơn một trăm triệu lần so với một cen ti! Và kích thước của hạt nhân trong đó, nhỏ hơn mười triệu lần, so với một nguyên tử!! Điều này có nghĩa là khi ta phóng to kích thước của một nguyên tử lên bằng trái đất, thì lúc đó. Kích thước của hạt nhân mới chỉ có thể to bằng những trái cam mà thôi. Đại khái như thế.

Trước khi Rutheford dùng hạt electron phóng xạ, khiến cho nguyên tử vỡ ra để phát hiện cơ cấu đó. Người ta cứ nghĩ rằng hạt nguyên tử là hạt cơ bản, không thể tách rời được nữa.

Đến khi các thí nghiệm tiếp theo sau, phóng xạ vào từng hạt riêng lẻ đó. Cả một thế giới kỳ dị xuất hiện và bắt đầu chi phối tư duy cũng như sự hiểu biết của nhân loại chúng ta nói chung. Thế giới đó, nền khoa học vật lý hiện đại gọi là "thế giới hạ nguyên tử".

Và bối cảnh chung của thế giới hạ nguyên tử này có những diễn biến như:

Để trước khi dùng ngôn ngữ diễn tả về thế giới này, ta nhất thiết phải biết được rằng: Nếu ta tính theo trọng lượng, kích thước như ngôn ngữ đơn thuần thì hạt electron là có khối lượng nhỏ nhất rồi. Và hạt photon có một đặc tính rất kỳ lạ là khi thì là hạt, khi lại là sóng (vô hình)! Vậy ta có thể hình dung ra các hạt hạ nguyên tử hoàn toàn là vô hình hết rồi vậy!?

Ở thế giới hạ nguyên tử này, ta có thể hình dung như ở phía bên kia của không gian chiều thứ tư rồi vậy! Những giá trị về trọng lượng, khối lượng, trường, lực, xung v.v... đã hoàn toàn xóa nhòa ranh giới giữa chúng mất đi rồi! Điều này ta phải hiểu là khi ta phát biểu...; "trọng lượng", không có nghĩa là phải có một gram nào đó chẳng hạn!! Hoặc như... "khối lượng", không phải nhất định là có một kích thước nào đó nữa rồi !!

Các bạn bắt đầu thấy thế giới hạ nguyên tử này vốn rắc rối và khó hiểu như thế rồi đấy. Thế nhưng những giá trị rắc rối đó, chỉ mới là sự khởi đầu của mọi sự phức tạp trầm trọng vô cùng, đang chờ đợi nhân loại chúng ta ở phía trước như:

Ví dụ: Khi ta phóng xạ vào một hạt electron vỡ ra thành... "vô hình"! Những cái giá trị vỡ ra đó, là một trạng thái như có, như không vậy !? Là có, cũng không phải. Là không, lại cũng không đúng nữa!! Các nhà khoa học chỉ có thể nắm bắt những yếu tố hoặc điều kiện đó bằng những thuật ngữ chuyên môn là "sóng xác xuất"! Các biểu sóng xác xuất đó, cho các nhà chuyên môn nhận ra rằng..., có tất cả là 3 giá trị khác nhau! Và để thảo luận về những giá trị đó, các nhà chuyên môn mới tìm ngôn ngữ để mà đặt tên cho những yếu tố vô hình đó. Họ bắt đầu đặt những cái tên đầu tiên như "Ba Màu".

Thế nhưng quy định, 3 Màu ở đây không có nghĩa là Xanh, Đỏ, Vàng nữa rồi vậy! Bởi nó không - có gì, 3 yếu tố đó vốn vô hình !! Ta có thể mường tượng và hình dung giống như ngôn ngữ của Nhà phật vậy. Thế cho nên các vị mới gọi đó là "ngôn ngữ giả định" của thế giới hạ nguyên tử (có mà không, không mà có).

Thế rồi trong quá trình thảo luận. Có một số các vị hiểu rằng đó không phải là Màu. Không phải là Xanh, Đỏ, Vàng. Trong suốt quá trình tranh luận, bàn bạc. Các vị muốn thể hiện là hiểu điều đó, nên tránh né điều đó bằng cách diễn đạt đại khái như... Lục, Lam, Chàm, Tía chẳng hạn... "!?".

Các nhà chuyên môn biết ngay. Họ bị cái yếu tố của màu sắc đánh lừa thị giác, từ đó khiến nên dẫn đến sự lầm lẫn của tư duy. Không thể nào thảo luận một cách chính xác điều gì cho được cả.

Thế rồi họ lại phải tìm đến một cái tên nào đó khác nữa, để đặt tên lại cho 3 điều kiện đó. Và ta thấy cái tên như "3 Vị" ra đời. Nhưng cũng không ổn cho được. Tuy nó không còn màu sắc để đánh lừa thị giác. Nhưng ba cái tên mới này lại phải vướng vào những sự phân biệt của Vị Giác như...; Chua, Cay, Mặn, Đắng, Ngọt mới chết người đi được!!

Và rồi cái tên cuối cùng được thống nhất đưa ra là "3 Mùi" !. Ta thấy 3 Mùi ở đây đảm bảo đã không còn hình ảnh của màu sắc hay cái chất... gì gì đó nữa rồi vậy. Thế nhưng rắc rối vẫn cứ tiếp tục xảy ra!! Bởi đối tượng 3 Mùi, vẫn khiến cho người ta cảm thấy trong không gian còn có những mùi như Thơm, Hôi, vân vân... !!!

Trong lúc mọi người đang lúng túng đó... Bất chợt, một nhà vật lý là Gell-Mann đề xuất và phát biểu như sau: "Ba quark cho Muster mark"...!

Đó chính là câu nói được trích từ một tác phẩm của nhà văn James Joyse! Đại khái như thế này; Có một nhóm các tay anh chị chơi đánh bài với nhau. Để tránh bên ngoài nhìn ngó, họ quy định chẳng hạn như một trăm đồng, sẽ được gọi là một Quark! Để đảm bảo bên ngoài không ai biết, trừ những người trong cuộc trao đổi với nhau mà thôi. Khi tàn cuộc, thì cứ tùy theo bao nhiêu Quark mà thanh toán với nhau vậy.

Mọi người như đang trong cơn chết đuối mà với phải chiếc phao vậy. Và thế là thuật ngữ "Quark", ra đời.

Thế cho nên ta đã hiểu được từ Quark trong thế giới hạ nguyên tử, có nghĩa như thế nào rồi vậy.

Từ đó, ta thấy những từ mà mọi người thường gọi là Hạt, đối với thế giới hạ nguyên tử là hỏng mất rồi! Chẳng hạn như từ Hạt... Neutrino mà ta thường nghe qua chẳng hạn! Bởi từ "Hạt" nó đã đánh lừa tư duy của chúng ta mất đi rồi. Vì ta cứ "cảm thấy" như nhất thiết phải có một kích thước hay trọng lượng nào đó, dù rất bé..., trong tư duy.

Tóm lại; Đó chính là ngôn ngữ của thế giới hạ nguyên tử, của Thuyết Lượng Tử mà ta quen nghe gọi là "mặc định".

Đại khái như; Up, Down, thậm chí như Virus... Không có nghĩa là như thế bao giờ cả!? Mà đó chỉ là dạng ngôn ngữ "giả định" của Thuyết Lượng Tử mà thôi.

Điều này "gần giống" như văn U Mặc của Phương Đông vậy. Và đó, chính là sở đoản của nền triết học Phương Tây.
Qua những bài viết trước trên trang này. Ta hoàn toàn có được một ý niệm để nắm bắt những diễn giải sắp đến rồi vậy. Đó là một thực tại.

Từ "ý niệm" đó, ta mới có thể nắm bắt được một "khái niệm" về ngôn từ... Rồi dựa trên nền tảng của những "khái niệm" mơ hồ đó, ta mới có thể hình thành đến "quan niệm" cho được. Và bước thứ tư là ta nhất định hình thành "quan điểm" trong tư tưởng cho được.

Hoàn toàn không có bất kỳ một lối đi tắt nào ở đây cả.

Nếu có!? Thì điều đó sẽ phản ảnh một tư duy nghèo nàn và nông nổi là tất yếu. Bởi họ còn không đủ để hiểu được họ đang nói đến điều gì nữa rồi vậy.

Qua bài viết này; Chúng ta có đủ cơ sở cũng như nền tảng để tham luận những gì sắp đến, trong những bài kế tiếp mà không hề ngần ngại.
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.



Trả lời câu hỏi bạn đọc:


Hỏi: Kính thầy, con vẫn chưa hiểu tổng các quĩ đạo là như thế nào ạ. mong thầy giải đáp ạ.

Trả lời: Trong một hoặc hai bài tới. Bạn sẽ hiểu được “Tổng các quỹ đạo”. Còn hiện tại thì bạn cứ hình dung các con số của Ma Trận nó đi lung tung khắp các quỹ đạo nào đó trong Ma Trận đó, mà ta không biết được. Cuối cùng thì các quỹ đạo dọc, ngang, chéo đều có đáp số tổng như nhau.

Hỏi: Đức Phật Thích Ca ( nhà Phật ) có nói ... Lớn thì lớn đến vô cùng , nhỏ cũng nhỏ tới Vô Cực . Trong toán học có " âm Vô cùng" và " Dương vô cùng " ... Vậy xin hỏi Ngài ... Chúng ta đang ở đâu ?

Trả lời: Chúng ta đang lạc lối kể cả lạc tư duy trên đồng bộ. Điển hình như câu trên không phải của Nhà Phật bao giờ cả! Vì Phật Giáo là Vô Biên. Vô Cùng là ngôn ngữ của Thiên Chúa Giáo. Vô Cực lại là của Huyền Giáo. Và toán học thì phải là Vô Hạn. KHái niệm âm vô cùng và dương vô cùng lại là quan điểm của Dịch Học.
Vậy câu trả lời chung là chúng ta đang lênh đênh và lạc lối… hoàn toàn.


KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét