📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.33 - TRUY TÌM! | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Vừa bước qua ngưỡng cửa của Kỷ Nguyên Mới. Nhân loại chúng ta hôm nay chợt ngỡ ngàng. Khi những thế hệ hôm nay, đang phải đối đầu với một thế giới đầy hỗn loạn cùng một tương lai vô định hướng!?


Hai công cụ hiện đại nhất của nền khoa học chuyển giao từ kỷ nguyên vừa qua là Thuyết Tương Đối và Thuyết Lượng Tử. Đã tỏ ra bất hợp tác cùng sự phát triển cho một tương lai sáng sủa của nhân loại như đã từng được kỳ vọng nơi cuối kỷ nguyên vừa qua!

Như thế, bắt buộc ta phải quay trở về quá khứ đó. Để truy tìm lại những thành phần chi tiết nào, mà các thế hệ trước đã từng bỏ sót qua, đối với hai học thuyết này? Qua đó, nhân loại chúng ta mới có thể vận hành mà phát triển đến tương lai của kỷ nguyên mới cho được. Bởi nhân loại chúng ta đang đứng trước một cận cảnh tương lai bị đào thải, đối với quy luật của vũ trụ đang bỏ rơi khá xa.

Và nơi địa phương của miền quá khứ gần nhất. Ta bắt gặp "kẻ cuối cùng của bộ tộc lượng tử"; Richard Faynman (1988). Vì tương lai của cả nhân loại. Ta nhất định phải níu áo Faynman, đòi hỏi những giá trị thiếu vắng trong di chúc cho tương lai của nền khoa học vật lý! Bởi Faynman chính là kẻ thừa hưởng cũng như nắm quỹ tư duy cuối cùng của tộc họ lương tử. Thế nên ta bắt đầu xem xét từ...:

Như ta đã từng biết là nền khoa học hiện nay không biết được những giá trị của nguyên nhân!? Nghe qua có vẻ rất khôi hài. Nhưng điều này lại hoàn toàn là một sự thật. Điều đó được thể hiện qua sự phản ảnh của Thuyết Big Bang! Bởi những gì mà hiện nay chúng ta đang được biết, chỉ là sự việc của cái gọi là "hậu Big Bang" mà thôi!! Đối với những giá trị gì thuộc "tiền Big Bang", thì chúng ta hoàn toàn không biết gì cả!!!

Cái không - thời gian của sự kiện tiền Big Bang đó. Chỉ là một con zero kếch sù trong tư duy chung của tất cả các nhà bác học đương đại một cách..., "toàn diện"! Và mọi người luôn tránh nhắc đến cái huyệt "yếu điểm" chí tử này. Tất nhiên, tôi cũng vậy. Cho nên tôi "tạm" nhắc đến, cốt là để minh chứng ta bắt đầu xem xét từ thành quả, đi ngược trở về nguyên nhân là hoàn toàn chính xác.

Và đối tượng "thành quả" đầu tiên mà ta phải xem xét đến. Chính là câu phát biểu cuối đời của Faynman như sau:

"Có lẽ..., hai học thuyết nơi đỉnh cao của nền khoa học hiện đại. Chưa cung cấp cho chúng ta được một cái nhìn toàn triệt" ?!...
Với cá nhân tôi thì; Đây chính là câu phát biểu rất phải... "đáng trách", đối với nhà bác học Richard Faynman!

Bởi vì; Trước đó, khi đang ngất ngưỡng nơi đỉnh cao của danh vọng. Faynman thường công kích nhà đại bác học Einstein một cách rất kịch liệt (lúc Einstein đã mất)! Điển hình như câu phát biểu:

Nếu như mọi người nói; Trên thế giới chỉ có không quá 3 người là hiểu nổi Thuyết Tương Đối. Thì tôi khẳng định rằng; Câu phát biểu này, nên dành cho Thuyết Lượng Tử mới đúng hơn!

Tuy nhiên ta xét thấy; Thường thì tất cả những ai bênh vực cho Thuyết Lượng Tử. Luôn lớn tiếng công kích Thuyết Tương Đối, nhưng đến khi cuối đời. Có vẻ như kinh nghiệm cũng như tuổi đời đã "đủ tuổi" để biết Einstein hoàn toàn đúng!! Họ thường phân bua "nhận lỗi" một cách rất kín đáo! Có dạng như câu phát biểu buông xuôi (cuối đời) của Faynman mà tôi vừa nêu ở trên.

Tôi chỉ xem và ghi nhớ Faynman trong nguyên lý "tổng các quỹ đạo trong không gian" là có thể chấp nhận được, tuy chưa có vẻ hoàn hảo cho mấy. Bởi ông vẫn còn bỏ dở dang, đầy thiếu sót trong những công trình của mình, một cách rất "thiếu trách nhiệm", đối với tương lai hậu thế.

Một trong những ví dụ mà tôi dẫn ra như: "Thí nghiệm hai khe" trong ngày đó. Và ta cũng đâu có thể phát biểu một cách mang tính... "đối phó" như thế cho được. Ta xét thấy, hầu như tất cả các nhà khai sáng học Thuyết Lượng Tử. Đều có cùng một bản tính "bỏ dở dang" công việc như thế này cả?! Chẳng lẽ... ông tổ khai sáng Planck từng đã xử sự như thế, cho nên những thế hệ nối tiếp làm nư, mà noi theo gương đó!?

Đã thế, tôi sẽ làm sáng tỏ tất cả vấn đề này cùng những thế hệ hôm nay, ngay sau khi đưa tất cả những thiếu sót đầy rẫy trong bản thân của Thuyết Lượng Tử, ra trước ánh sáng của tri thức.

Tôi khẳng định; Chính những thiếu sót cũng như sự việc bỏ dở của cả hai học thuyết này. Khiến nên những thế hệ tiếp theo sau, không thể nào hợp nhất cho được. Tuy nhiên, Thuyết Tương Đối là có thiếu sót. Nhưng Thuyết Lượng Tử thì bao gồm cả thiếu sót lẫn sai sót mới tai hại. Bởi chúng ta chưa có thể hiểu nổi về hai học thuyết này. Nên không thể biết được những sai sót gì, và nguyên nhân sai sót đó có cội rễ từ đâu. Đó là một thực tế khó có thể chối cãi, cho dù chỉ là tính tự biện. Việc các nhà khoa học cứ tìm cách hợp nhất hai học thuyết này, đã tố cáo cũng như minh chứng cho điều tôi vừa phát biểu.

Đó là tôi chưa nói đến việc Faynman phát triển biểu đồ không - thời gian của Friednman vào những năm 1949 về sau này nữa. Tôi khẳng định; Việc làm này của Faynman. Đã phát quang lối rẽ, dẫn nền khoa học của nhân loại vào một vũ trụ đầy rối loạn, nhanh hơn mà thôi.

Tuy nhiên; Câu "nhận lỗi" của Faynman mà tôi vừa trích dẫn, nêu ra ở những dòng phía trên. Đã đủ ký nhận cho những luận giải này rồi vậy.

Xét..., có thể; Do Faynman là nhân vật trẻ tuổi (25 tuổi), có mặt trong Dự Án Manhattan từ những 1943 cùng Oppenheimer và Einstein để "tạo nên" sự kiện Hirosima và Nagazaki ngày đó. Đã khiến Faynman bị cái uy danh của mình, phủ mờ lý trí (tính khí nông nổi của tuổi trẻ) tiếp liền về sau chăng? Tôi lại càng lấy làm không thể nào hiểu nổi tại sao; Giáo sư Oppenheimer ngày đó lại lấy Kinh Thánh của Đạo Chúa, khi nói đến sự thử nghiệm quả bom thứ nhất, và trích dẫn Kinh Gita của Đạo Hindu cho quả bom thứ hai làm vậy cho bằng được!?

Xét tiếp đến những ai thuộc phả hệ của Tuyết Lượng Tử như... Dirac, Pauli, Boglie (Lous de...Boglie, không phải Maurice de Boglie), không đủ để nhắc đến những sai lầm có tính hệ trọng. Riêng Schrodinger thì an toàn. Bởi ông chính là nhà Lượng Tử duy nhất, bênh vực Einstein cũng như biết được vấn đề có thiếu sót cũng như sai lầm của Thuyết Lượng Tử, so với Thuyết Tương Đối! (qua thí nghiệm "con mèo của Schrodinger").

Như thế, việc chúng ta tiếp tục bàn đến sẽ được tính từ lúc cặp Long Tranh Hổ Đấu, thượng đài trên diễn đàn Copenhagen giữa Thuyết Tương Đối và Thuyết Lượng Tử (1920).

Nhìn chung, ta thấy Einstein đã lấn áp được Bohr và gây lúng túng cho cái được gọi là "xác xuất", qua câu phát biểu mà ta đã biết... Bởi làm gì mà có cái chuyện như...; Mô hình mà vũ trụ của chúng ta đang vận hành như hiện nay. Bất chợt, trong một khoảng thời gian của tương lai nào đó (không xác định được), thình lình biến ra... "khác đi nữa"... !? Không hề có chuyện đó. Bởi điều đó đã nằm ngoài sự tưởng tượng của mọi sự khôi hài.

Thế nhưng; Heisenberg đã tung một chiếc phao cứu sinh, kịp thời cho Bohr trong cơn "chết đuối" có tên gọi là "Nguyên Lý Bất Định". Và ta thấy dựa vào cứu cánh đó mà Heisenberg và Bohr đã khuynh đảo lại Einstein, trên vũ đài tranh cãi gây chấn động cả nhân loại ngày ấy.

Thế là...; Chỉ chực chờ có thế. Tư tưởng của đám đông lập tức hùa lấp tất cả mọi giá trị thực tại mà Einstein đang ra sức bảo vệ trong đơn độc.

Quả! Einstein đã rơi vào tình thế mà tôi có thể tả là: "Mãnh hổ nan địch quần hồ" trong ngày đó đối với ông rồi vậy.

Và ta thấy, sau đó Einstein lao vào nghiên cứu triết học. Ông hy vọng gặt hái thành quả, nuôi hoài bão thống nhất Thuyết Lượng Tử và Thuyết Tương Đối thành một tổng thể. Để rồi cho đến cuối đời, Ông đã phải thốt lên làm vang động cả cánh đồng triết học còn trơ gốc với âm thanh:

“ Ngay cả một học giả có năng khiếu và tính gan dạ nhất, cũng vấp phải khó khăn khi nói về sự thật, vì những thành kiến triết học, trong đó bao gồm sự thật và những điều đã học và tích lũy được từ khoa học”.

Thế giới đương thời lúc đấy, từng suy tôn rằng: Trên thế giới có hai thành phần triết gia. Một bên là Einstein, còn phía bên kia là..., tất cả triết gia trên thế giới..., gộp lại !!

Riêng về phe đồng minh của "giáo phái" Cơ Học Lượng Tử. Các "tín đồ" của Thuyết Lượng Tử, ngày càng gia nhập thành một lực lượng hùng hậu thêm lên không ngừng... !?

Tuy nhiên, chỉ có vị Thuyền Trưởng của con tàu lượng tử là Niels Bohr mới có thể biết rất rõ...; Những cú "nock out" của Einstein ngày đó trên vũ đài, có trọng lượng như thế nào. Điều này được phản ảnh qua Nguyên Lý Bổ Sung của ông. Tất nhiên, hễ có bổ sung là có sai sót rồi vậy. Tóm lại; Niels Bohr..., Thấm đòn!

Thế nhưng, ta xét thấy Heisenberg sau đó đã phát huy Thuyết Lượng Tử thành cơn thác lũ, cuốn trôi tất cả đến tương lai, dựa trên nền tảng của Nguyên Lý Bất Định.

Tưởng, tôi cũng nên mô tả sơ qua về Nguyên Lý Bất Định để các bạn có thể hình dung như sau:

Như tôi đã có nói qua là; Muốn khai thác toàn diện, ta nhất định hội đủ 3 công cụ là: Công cụ ngôn ngữ đơn thuần, công cụ ngôn ngữ toán học và công cụ ngôn ngữ hình học. Thế nhưng ở đây ta chỉ sử dụng có mỗi công cụ ngôn ngữ đơn thuần mà thôi. Vậy các bạn cố gắng hình dung nhé.

Ta hình dung theo biểu đồ của một bó sóng... Ta thường gọi khoảng cách từ A đến B bằng ký tự x . Khi người ta tiến hành đo vận tốc cũng như vị trí của một hạt electron trong khoảng cách cho sẵn đó. Khi ta tiến hành đo vận tốc của electron thì ta nén (ép, rút) khoảng cách đó ngắn (hẹp) lại. Thì lúc này hạt electron "phản ứng" lại bằng cách vận động nhanh hơn! Còn khi ta tiến hành đo vị trí thì lại nới rộng khoảng cách ra. Lúc này thì hạt electron vận hành chậm lại để ta xác định được vị trí.

Cho nên khi ta tiến hành đo vận tốc thì sẽ không đo được vị trí. Bởi lúc đó vận tốc của electron vận hành quá nhanh, khiến ta không thể xác định được vị trí nào trong khoảng cách x đó cả. Và ngược lại, khi ta đo vị trí thì hạt "đứng yên", thì lại không xác định được vận tốc.

Bởi cái bản tính của hạt electron là: Nó chỉ vận động đủ, trong một khoảng không gian vừa đủ cho nó. Nếu ta đưa nó ra một khoảng không gian rộng hơn. Nó sẽ đứng yên trong vị trí của nó, đối với khoảng cách đó (Nó vẫn vận động trong giới hạn không gian của chính nó, phức tạp lắm). Nếu ta nén nó vào một khoảng không gian hẹp hơn, thì nó sẽ phản ứng lại bằng cách vận động nhanh hơn. Như bức bối mà muốn phá vỡ sự giam hãm đó mà quân bình lại không gian cũ của nó vậy. Tóm lại; Nếu ta hiểu rõ những " vũ trạng" này của thế giới nguyên tử. Có nghĩa là hạt electron đã mở cánh cửa để dẫn tham vọng của nhân loại vào với kho "vũ khí" mà gieo mầm chiến tranh rồi vậy.

Đó là Nguyên Lý Bất Định.

Tôi sẽ chỉ rõ những sai lầm trầm trọng của nguyên lý này sau. Hiện tại, trong bài viết này. Chúng ta tiếp tục dõi theo những diễn biến tiếp đến như:

Ta thấy Heisenberg tiếp tục phát huy Cơ Học Lượng Tử với biểu đồ Không - Thời gian của Friedmann để mô tả những trạng thái tương tác của thế giới hạt. Trong thời gian này, cái lý tính "xác xuất", đã thật sự gây trở ngại cho mọi tư duy chung đương thời của tất cả các nhà bác học khi đấy. Bởi họ không thể mô tả chính xác được điều gì đang diễn ra để..., tương tác trong thế giới đấy được cả!?

Thế nên ta thấy năm 1943, Heisenberg đã kết hợp với Chew (kiến trúc sư trưởng) để tránh những khó khăn này bằng cách lập ra biểu đồ của "phản ứng"! Họ không quan tâm tới tương tác nữa. Mà lúc này chỉ quan tâm tới phản ứng của đầu vào và đầu ra mà thôi. Những biểu đồ này, sau đó phát triển dần lên mà ta đã từng nghe qua với cái tên là Ma Trận Phân Tán (Scattering Matrix) như ngày nay.

Kể từ thời điểm này. Tôi đã xem như Heisenberg đã nghiễm nhiên lên thay Nieis Bohr làm thuyền trưởng để lèo lái con tàu Lượng Tử rồi. Bởi Bohr và Einstein cùng rất nhiều những nhà bác học, đã rời khỏi nước Đức kể từ khi Hitler lên thống lĩnh nước Đức năm 1933. Thời gian này, trong nội bộ của nước Đức đã xảy ra biết bao sự kiện bí ẩn, mà mãi tận hôm nay vẫn còn bị lịch sử che lấp. Tôi không tiện nói đến những bí mật tiềm ẩn trong trang sử khuất của nền khoa học vật lý ra đây cho được.

Tôi chỉ có thể lướt khéo qua cùng các bạn rằng: Trong những cuộc họp kín cấp cao đương thời khi đó của nền khoa học vật lý tại Nước Đức. Những vị Lạt Ma của Tây Tạng luôn luôn có mặt. Hoặc như những dự án rò rỉ mà bác sĩ Mengele, mệnh danh là "bác sĩ tử thần" từng duy trì. Thế nhưng đây là những việc nội bộ của Nước Đức khi đó, ta không nên bàn đến.

Như ta đã thấy đấy. Vậy mà Faynman vẫn cứ tiếp tục phát huy biểu đồ Không - Thời Gian của Friedmann, tính từ thời điểm của năm 1949, mãi về sau này cho được!? Trong khi ta thấy vị Thuyền Trưởng đã chuyển hướng biểu đồ của con tàu Cơ Học Lượng Tử từ năm 1943!

Kể từ khi thâm nhập vào thế giới của Ma Trận Phân Tán. Heisenberg bắt đầu nhận ra con Tàu Lượng Tử đã có những lỗ rò rĩ trầm trọng. Thế nhưng, lúc này cả hai cây đại thụ đắt giá nhất của nền khoa học hiện đại là Einstein và Bohr, đã không còn ở nước Đức nữa rồi. Tôi khẳng định, sự ra đi của Einstein trong thời điểm của quá khứ đó. Sẽ là một bài học đắt giá nhất cho lịch sử của nước Đức mãi mãi. Lòng kiêu hãnh của người Đức, đã bị tổn thương trầm trọng và khó lành được vết thương này, trong nhiều thế hệ kế tiếp về sau nữa.

Nhận thấy con tàu lượng tử có biểu hiện đang dần chìm... Kiến trúc sư trưởng Chew, đã nhanh chóng rời tàu! Và ông vội vã mở hướng đột phá vào lĩnh vực Tôn Giáo!? Ta thấy học thuyết mới với tên "Thuyết Dung Thông" của Geofflay Chew ra đời. Ông đã táo bạo hợp nhất giữa Khoa Học và Tôn Giáo!! Bởi Thuyết Ma Trận Phân tán đã đưa tư duy các nhà bác học này đến vùng cận giới của Tôn Giáo!

Thế nhưng những di họa của Thuyết Lượng Tử đang trưởng thành. Đó chính là thời điểm mà những sự phát triển của Cơ Học Lượng Tử đang làm mưa làm bão với những thành quả của mô hình ECD và QCD mang lại. Khiến nên Thuyết Dung Thông đã không được trọng thị.

Đó là một điều rất lấy làm đáng tiếc cho nhân loại nói chung. Bởi ngày đó; Thuyết Dung Thông đã xây dựng trên nền tảng tư tưởng gốc của Ấn Độ Giáo là Kinh Veda, Kinh Hoa Nghiêm (đại thừa) của Đạo Phật, Kinh Dịch của Lão - Khổng "!?".

Thế nhưng, trong lúc này, Vị Thuyền Trưởng của con tàu Lượng Tử là Heisenberg. Đã không có thể nào khiến cho những tín đồ "cuồng tín" của Cơ Học Lượng Tử dừng lại được nữa rồi. Ông càng không thể cất tiếng lên để tuyên bố rằng con tàu Lượng Tử đang đắm cho được. Bởi trong quá khứ, ông đã trót dùng sự sai lầm này mà phủ lấp một giá trị chân lý thực tại mà Einstein ngày đó đang cố bảo vệ trong đơn độc.

Và ta biết: Thuyền Trưởng thường im lặng và chấp nhận..., "chết theo tàu".

Ông đã bỏ mặc cho những thế hệ tương lai của chúng ta hôm nay: Đang phải đối diện trước những mô hình rối loạn, tăm tối, hỗn độn. Và hoàn toàn vô định hướng cho một mô hình tương lai cơ bản khả dĩ!! Bởi Heisenberg đã nhận thấy ông hoàn toàn bất lực cũng như mất hết phương hướng, khi lạc vào thế giới của Ma Trận Phân Tán mất rồi.

Có một điều đáng trách là; Heisenberg lại không dám phát biểu lên hai tiếng sai lầm của ông cùng cộng đồng nhân loại chúng ta. Một dấu chân của Heisenberg còn hằn vương lại nơi lối mòn dẫn đến hố đen hỗn độn, mà sau này Faynman cố tình dẫm vào...

Nơi những dòng cuối của khảo luận này. Chúng ta lại thấy thấp thoáng bóng dáng sự thất lạc di bảo của dân tộc Việt vừa được tìm thấy:

Đó chính là Kinh Dịch và Tiên Đạo !! Một nền móng mà kiến trúc sư trưởng của Ma Trận Phân Tán đã từng thiết kế và xây dựng Thuyết Dung Thông "!?".
Quả! Đúng là Ma Trận... Phân Tán.
.
Bạn đọc tư do chia sẻ.



Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.


KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét