📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.68 - GỢI Ý CUỐI VỀ THIÊN HOA HỘI | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


VẠN HẠNH THỜI LÝ CÒN TÔ HIẾN
TANG HẢI THƯƠNG ĐIỀN CUỘC XẺ ĐÔI
Hoa đèn hoa râm đêm khách lữ (trổ)
Sông nước sao cười ngạo gió trăng!?
Trở dạ biển chào muôn hoa sóng
Trên ngọn ba đào nở tinh hoa
Hoa lau phất ngọn mười hai xứ
Sấm theo trống đồng trổ hoa văn
Ký vị theo dòng tế hoa thị
Lục cõi hoa mừng Hội Hoa Đăng!!!
( Hạ nguyên tam vận thi)

Lời câu đầu tiên trong bài thi này, gợi ý cho ta nhớ lại một câu ca của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như; “ … Người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm…”!
Thường khi mà một lữ khách lãng du đã chong đèn suy tư trắng đêm, lặng lẽ, trầm tư với chiếc bóng của chính mình trên vách nơi viễn xứ như thế. Ắt kẻ đó đã cảm thấy mỏi gối, chồn bước phiêu lãng và muốn quay trở về cố hương rồi vậy. Nhớ lại ngày trước, ở những vùng quê hẻo lánh, người ta thường thiết kế một loại đèn dầu để chong đêm. Cây đèn này chứa một lượng dầu đủ để chong 1 đêm đến sáng là hết. Khi cạn khô dầu, trên ngọn bấc sẽ có những muội đèn vón cục lại, tỏa ra xung quanh bấc giống như những cánh hoa vậy. Và người ta gọi đó chính là Hoa đèn. Các bạn lưu ý; Chớ có lầm lẫn với loại Hoa Đăng chốn hội hè hoặc nơi cổng cao tường kín nhé! Mà Hoa đèn ở đây thường nở cùng kẻ nghèo khó nơi heo hút xa xôi và mỗi khi bình minh về với họ thôi!! Mặc dù hoa đèn nào cũng chỉ nở về đêm, thế nhưng riêng loại hoa đèn này kiêm luôn cả sự tăm tối, hỗn độn và tinh hoa của nó là sự suy tư trong cô độc!!!
Vậy với câu đầu tiên mở ra như; “Hoa đèn Hoa râm đêm khách lữ trổ”. Điều này này mô tả một lữ khách không biết đi đâu, làm gì mà suốt đêm trường, ngồi suy tư bên ngọn đèn dầu cô độc đến nỗi cả hoa đèn lẫn hoa râm như thi nhau trổ hoa như thế!?
Trên đây là tựa bài thi cuối trong kỳ thi Thiên Hoa Hội. Nếu như trong Hội Pháp Hoa chuyển ý từ điển tích Nhà Trần phá giặc Nguyên thì trong kỳ này lại là Thế cuộc của Nhà Lý. Bởi Nhà Lý là giai đoạn giải thoát cảnh nô lệ lầm than suốt 1000 năm của dân tộc Việt. Trong giai đoạn này lại có vị quan án Tô Hiến Thành từng xử việc “xẻ đôi” trong trang sử khi đấy.
Thế nên tôi mượn cái gương này trong cội nguồn văn hóa của dân tộc mà xét xử cuộc có vẻ như là chia đôi giữa Chúa và Phật trong Hội Thiên Hoa này vậy. Bởi câu “Tang hải vi thương điền” là ám chỉ đến một cuộc chia ly giữa biển đông và nương dâu. Tiềm ẩn ý sâu xa hơn nữa trong đó chính là sự chia ly của nòi giống Rồng (biển rộng) và Tiên (nương dâu). Dĩ nhiên các bạn cũng thấy có mắc xích cùng sự chia ly của Ngưu lang và Chức nữ trong này. Tổng các ý đó, vận thành bài thi cuối. Các bạn cũng không bao giờ được phép quên là: Trong bóng tối của đêm trường nô lệ khi xưa của dân tộc Việt đó. Nam – Bắc Hán cũng đã âm thầm, lén lút chia cắt non sông của dân tộc Việt mà đi đêm cùng nhau đấy.
Trước hết, ta kiểm soát lại tổng thể toàn cuộc này như sau: Ban đầu là các loài Hoa đời thường, đến cuối bài một thì xuất hiện Hoa Ngâu để dẫn vào đất Phật. Thế nên ta thấy bài thứ hai là Hoa đạo, Vậy trong bài thứ nhất là xét Hoa trong Địa Đạo, Bài hai thì là Thiên Đạo và bài cuối này lại là hoa của Nhân Đạo rồi. Bởi vì ta thấy các loài Hoa như Hoa đèn, Hoa râm, Hoa Sao (tinh hoa), Hoa Văn, Hoa Thị… là những loài hoa của tư tưởng, phát tiết tinh hoa từ tư duy tụ xứ đến từ hư không cả! Và rồi đến câu tiếp theo như;
“Sông nước sao cười ngạo gió trăng!?”.
Bởi xưa nay, thiên hạ chỉ quen thói cợt nhã tình Gió và Trăng mà thôi (thói trăng hoa). Ít ai thưởng thức được đến nét đẹp lặng hồn của ánh trăng, soi trên mặt nước mùa thu trong đêm thanh cho được. Nếu như Trăng của 4 Mùa thì hằng nga, tiên tử chỉ xuống tắm và lắng mình trên mặt nước hồ thu mà thôi. Đó chính là thời điểm mà Nàng Thơ định xứ, khiến bao thi sĩ ngẫn ngơ mất hồn hết đi cả! Thế nên Thi đi liền với Thu là do ý từ sự kiện này. Đây cũng là ý diễn tả lúc lữ khách bơi xuồng lặng lẽ trên sông trăng, giữa đêm thanh vắng. Mỗi khi mái chèo nhẹ khua thì ánh trăng trên mặt nước tan ra. Đồng thời muôn áng sao nhấp nháy ngã nghiêng trên dòng sông như cười ngạo cho tình trăng nước đó vậy!? Thiên hạ quen cười ngạo tình trăng gió, dẫn đến “cười lạm” cả vào tình của trăng nước hồ thu luôn đi rồi vậy!
Thế nhưng tiềm ẩn ý trong câu thứ hai này còn có nghĩa là: “Sông nước” còn có nghĩa là “giang hồ”! Đã thế thì “cười ngạo”…, chắc chắn phải là “tiếu ngạo” rồi vậy!! Điều này có nghĩa là tôi muốn nhắc đến tác phẩm “Tiếu Ngạo Giang Hồ” của nhà văn Kim Dung rồi!? Với tác phẩm đó, Kim Dung đã cười ngạo vào mặt tất cả những ai là kẻ (Thiền Sư) đã từng tham thiền xưa nay hết cả rồi vậy. Bởi vì trong mắt của Kim Dung đối với mọi thiền sư hay thiền giả nào bao gồm. Thì những vị đã từng chứng đắc đó, chỉ là trò hề hết cả thảy! Kim Dung đã mượn tác phẩm này để nói lên chính kiến của ông và thực tại đó.
Ta có thể thấy nội dung nói lên tất cả giang hồ kẻ sĩ, từ tiểu nhân đến quân tử. Không loại trừ kẻ trí, đến người ngu trong khắp cả thiên hạ, đều thi nhau tham thiền luyện tuyệt kỹ để xưng bá chủ. Họ không ngần ngại từ bất kỳ một thủ đoạn đê hèn nào nhất để đoạt cho bằng được ước vọng đó. Thậm chí sẵn sàng phụ tình sư đồ, cha con, chồng vợ để chiếm đoạt cho bằng được tuyệt kỹ kỳ thư. Không nằm ngoài sự ám chỉ đến tổ tiên người Trung Quốc ăn cắp Kinh Dịch của Người Việt trong lịch sử. Các thế lực, triều đại tranh giành với nhau mà âm thầm, lén lút ra sức khai thác. Thế nhưng cuối cùng thì tuyệt kỹ cao nhất đó chính là “Quỳ Hoa Bảo Điển”, chỉ dẫn thiên hạ trở thành “lại cái” hết cả mà thôi!!! Quan điểm của Kim Dung ở đây cho ta thấy ông không hiểu nổi được tại sao đỉnh cao tuyệt kỹ lại là Hoa như thế!? Trong khi Hoa chỉ thể hiện là của phận nữ nhi kia mà?! Sao xưa nay tất cả thiên hạ cứ tranh nhau cho bằng được như thế!!! Mà đã có ai đến được cảnh giới này bao giờ đâu??? Thế là Kim Dung tha hồ mà cười ngạo tất cả giang hồ xưa nay thôi vậy. Bởi Kim Dung vướng sự thấy vào cõi Tu Di nên hiện cảnh là lai cái khi nhập định tham thiền đến giới hạn này. Mà quả thật. Thế nhân cũng chưa ai tham thiền đến cảnh giới này thật!!!
Ta xét thấy khả năng tham thiền của Kim Dung đã đạt đến một trong những cảnh giới cao nhất xưa nay rồi vậy. Thế nên Kim Dung đã thấu hết toàn bộ những gì mà xưa nay lịch sử của họ từng theo đuổi đối với Kinh Dịch từng trộm cướp của “Lạc Chủ”. Kim Dung hoàn toàn có tư cách để làm nên tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ cả thảy như thế. Vì các bạn cũng hiểu được Hoa Quỳ mà Kim Dung nhắc đến đó, chính là loài Hoa Hướng Dương trong bài thi của Thiên Hoa Hội này rồi vậy. Kim Dung đã xem đấy chính là tuyệt đỉnh của bí kíp công phu đi rồi. Các bạn có thể xem lại tác phẩm này và dựa trên nền tảng những ý mà tôi đã gợi nêu ở đây. Chắc chắn các bạn sẽ thấy toàn bộ ẩn ý của Kim Dung. Chính điều này đã làm nên một tên tuổi Kim Dung, lẫy lừng khắp thế giới xưa nay vậy.
Thế nhưng trong bài thi về Thiên Hoa Hội này. Tôi xem cái cảnh giới mà Kim Dung đã từng thâm nhập vào cõi thiền đó; Chỉ đáng là cái biết của kẻ chỉ đi trong lạch, sông mà thôi. Đó chưa phải là cái thấy biết ở ngoài nơi biển cả bao giờ. Sao lại dám cả gan mà cười ngạo như thế? Bởi câu “cười ngạo gió trăng” ở đây có nghĩa là: Tình gió trăng cũng có nghĩa là Trăng Hoa. Và Hoa Quỳ trong “Quỳ Hoa Bảo Điển” đó cũng chính là Hoa Hướng Dương mà tôi đã mô tả trong cuộc thi Thiên Hoa Hội này vậy.
Tiếp đến với…;
“Sông nước sao cười ngạo gió trăng?
Trở dạ biển chào muôn hoa sóng.
Trên ngọn ba đào nở tinh Hoa”.
Kim Dung đã không hiểu thấu nổi điển tích Hà Thần và Hải Thần trong chính văn hóa của dân tộc ông nữa kia mà!!! Cái sự biết của thiên hạ, cao mấy cũng cứ mãi là một ngư ông làm khách đào nguyên trong lạch sông mà thôi, sao vội đã cười ngạo ra như thế rồi? Hãy làm ngư phủ của biển cả một lần xem sao? Lấy đấy mới có thể biết trời cao, biển rộng như thế nào cho được. Bằng không thì cứ tự cho mình là đệ nhất cả thiên hạ mà không chịu ai hết cả. Phàm một khi ra biển cả, ta mới có thể biết đến Hoa sóng cho được. Bởi vì Hoa sóng chỉ nở trên đỉnh của ngọn ba đào (đỉnh ngọn sóng), ở giữa đại dương mà thôi. Luận điểm nơi đây gợi nhắc cho ta thấy được điều gì đối với những hành giả trên bước đường tìm đạo xưa nay? Họ chỉ mong sang sông thôi. Ta thấy sang sông đã rất khó, hầu như không thể qua cho nổi được. Quan điểm chung thì lại xem biển là mê, phải lập tức quay đầu mới là bờ!!!
Đặc biệt, Câu thơ này mô tả là “Trở dạ biển…” Có nghĩa là giữa biển cả lúc không giờ! Trở dạ về sáng… đồng thời câu “trở dạ” cũng có nghĩa là mới có thể sinh nở ra được một cánh Hoa Sóng khủng khiếp nhất! Đó mới là thời điểm mà Hoa Sóng giữa đại dương phát huy tất cả tinh hoa của nó để khai hoa nở nhụy được. Mà ngọn ba đào xuất hiện giữa đêm đen ngoài biển cả đó lại chính là giữa đêm gió mưa, bão tố đang thét gào!!! Các bạn thử hình dung xem. Ta ra biển, gặp bão tố giữa đại dương mới có thể “chiêm ngưỡng” và cảm nhận được những đóa hoa sóng trên đỉnh những con sóng dữ đó, có uy lực khiếp đảm đến mức nào được.
Mà chưa đâu!? Câu thơ này là mô tả Hoa sóng nở giữa bão tố lúc nữa đêm giữa biển cả mịt mùng kìa!!! Đó chính là “rốn biển”, là nơi mà tôi từng nhắc đến. Chúng ta phải thâm nhập vào hoàn cảnh đó, hít thở trực diện cái không khí đó, để nếm trãi mùi vị thực sự của cuộc sống đó. Sau mới có thể cảm nhận mà đồng cảm thông được như thế nào giữa sự vĩ đại của tạo hóa và kiếp nhỏ nhoi mong manh của con người được.
Cuộc sống đó, hoàn toàn nằm ngoài sự hình dung của thế nhân chúng ta quanh rẻo bờ trong sông lạch này. Các bạn cứ tưởng tượng nhé; Một ngư phủ mưu sinh, câu mực (lại một màu đen mưu-sinh-tồn, tiềm ẩn khác nữa) trên một chiếc thúng mong manh, đơn độc, lẽ loi trong đêm đen giữa đại dương. Bất chợt mưa bão đến… phải dầm mưa chống chọi với bão đêm một mình. Phải tát nước cật lực sáng đêm như thế, nếu không kịp sẽ chìm thúng. Sóng dập, mưa phủ, gió giật… Sức kiệt, nằm vật lã ra giữa đêm mưa bão của đại dương mịt mùng như thế để vội lấy sức. Có đôi khi ngủ thiếp đi vì đuối sức, mặc mưa gió quay cuồng, thét gào như thế. Kiếp mưu sinh nhỏ nhoi, mong manh tựa bọt sóng trên đầu muôn ngọn sóng giữa đại dương tăm tối. Thật không bút mực nào tả cho xiết được cả.
Để rồi khi lên đỉnh động Thiên Thai hàng đêm, khi vừa bước ra từ nẻo Thiền. Tôi thường ngồi lặng trên đỉnh núi hàng giờ để dõi theo bóng đèn của kẻ câu mực giữa biển đêm dưới kia mà thắc thỏm cho thân thận làm kiếp con người của họ. Trời đêm, tất cả tinh hoa sương khí của núi, rừng, trời, biển hòa quyện làm một. Xóa nhòa tất cả mọi ranh giới của không gian lẫn thời gian đi. Ta không thể nhận ra và phân định được đâu là ranh giới giữa biển và trời được nữa. Vào thời điểm đó; Cứ mỗi khi bức màn đêm của Hóa Công vừa giăng lên… Trên sân khấu của Hóa Công đó. Những ánh đèn của người ngư phủ câu mực thúng đã hòa lẫn vào với ánh sao trên trời làm một rồi vậy. Ta không thể nào biết được đâu là sao trời và đâu là đèn ngư phủ nữa rồi! Thế nên câu “Trên ngọn ba đào nở tinh hoa” là mô tả đến hoàn cảnh này. Tinh hoa lúc này chính là Hoa sao đã đồng nhất ánh sáng giữa sao trời và ánh sáng đèn của ngư phủ chen nhau nở rộ rồi vậy. Thường hằng, mỗi đêm… từ bao ngàn năm qua. Tạo Hóa vẫn diễn mãi, biết bao tấn tuồng như thế giữa Biển - Trời - Người. Đã có được mấy ai xưa nay. Bước qua cổng đạo với chiếc vé Tham thiền để làm khán giả, ngồi xem diễn “kịch trời” trong thiên lãnh một lần trong đời như thế không?!
Tôi lại lan man mất rồi! Chúng ta hãy quay trở lại với…;
Bốn câu cuối thì tôi lấy điển tích Đinh Bộ Lĩnh để nói lên ý nghĩa của Hoa Lau phất cờ, đón và thu phục hết cả 12 sứ giả của đất trời tụ về đến. Những Sấm ngôn cũng tạo thành Hoa văn mà chạm vào Trống đồng của dân tộc Việt, đại diện cho dòng cha mà lưu lại. Cái cội rễ, cội nguồn dân tộc Việt từ cung Cấn Quỷ, Dịch chuyển sang Chấn với sấm ngữ mặc định trên trống đồng (trống sấm), và từ Đông Di chuyển đến quẻ Sơn Lôi Di tại cung Tốn như Địa Chí hiện nay!!! Đó được gọi là Di Chỉ của giống nòi Giao Chỉ mà Tạo Hóa đã ghi trong Thiên thư.
Thế nên dấu Hoa thị của tạo hóa (đại diện dòng mẹ) cũng thống nhất gạch đầu dòng mà ghi dấu kết thúc cuộc thi. Đồng thời Ký Vị đầu dòng Tế… cũng là tên của hai quẻ cuối cùng trong Kinh Dịch là Ký Tế và Vị Tế. Ta xét thấy trong bài cuối này cũng có các quẻ như: Lý, Lữ, Chấn (sấm), Ký tế, Vị tế cả thảy.
Trên đây là tôi chỉ gợi ý sơ qua một lượt như thế về cả hai bài thi Pháp Hoa và Thiên Hoa hội cùng các bạn thôi. Còn tình hình cùng những diễn biến gì đã xảy ra trong cả hai kỳ thi này thì tôi chưa kể ra cùng các bạn trên trang này được. Tôi chỉ có thể nhắc lại một câu của phật thích Ca rằng: Ta chưa nói sự thật gì về đạo hết cả! Bằng như ta nói ra sự thật về đạo. Tất cả mười phương tam thế các chư Phật, đều giật mình kinh hãi, mà té khỏi tòa sen ngay!!!
Đó chính là sự thật của Đạo. Phật còn như thế. Thế nhân chúng ta thì sẽ ra sao khi nghe tôi nói đến sự thật của đạo đây? Bởi vì tôi biết được sự thật đó không sai. Và hoàn toàn chính xác một cách tuyệt đối như lời Phật đã nói như thế về đạo!!!
Ta thử suy trở về quá khứ từ ngày tạo dựng vũ trụ xem sao… Nghe rằng khi tạo ra loài người. Chúa trời đã không mở mắt cho họ. Người cứ để như thế mà sống yên vui nơi vườn địa đàng. Bỗng nhiên hai ông bà cãi lời và lén mở được mắt ra! Sao ta không đặt câu hỏi; Thế ngày đấy, họ đã thấy những gì?!
Tôi biết chắc rằng trong ngày đầu tiên được mở sáng mắt ra đó. Họ đã thấy đạo! Và hai ông bà đã không dám nhìn thẳng vào sự thật nơi đỉnh cao của đạo đó, lại nhắm mắt lại. Quay lưng!!! Vì thế nên Chúa Trời đã đuổi loài người ra khỏi vườn địa đàng!!! Bởi tại bản tính của loài người chỉ mong đạo sẽ là sự cực lạc không thôi. Họ không chịu nhớ đến hai chữ khổ hạnh nữa. Thế nên khi đã thấy những sự khổ đau ê chề của đạo là họ không dám nhìn trực diện vào đấy. Cứ muốn khai thiên nhãn, khi khai được rồi thì lại nhắm mắt lại mà không dám gánh vác lấy trách nhiệm lên vai. Nếu như ai đó khai thiên nhãn mà chỉ thấy có sự an lạc thì đó chưa phải là sự thật của đạo bao giờ cả! Bởi Tạo Hóa vốn là toàn năng. Chính vì thế nên Tạo Hóa ngoài sự sung sướng còn phải kiêm luôn cả nỗi khổ đau vĩ đại nữa. Có như thế mới được gọi là toàn năng, và đó cũng chính là bản tính của Tạo Hóa. Thế nên kẻ đi đầu khai phá trên con đường đạo. Ắt phải gánh những cái gánh nặng mà hầu như sức của con người là không thể kham cho nổi được rồi vậy.
Thế nhân lại không chịu khổ đau! Vậy chỉ nên biết đủ về đạo thôi. Chớ nên bước sâu hơn vào thật đạo của Tạo Hóa cao cả muôn đời nhé. Không thể kham nổi gánh đạo bao giờ đâu các bạn ạ. Phàm, những vị nào vẫn còn đang ra vẻ giảng giải để tranh đạo về mình là đúng. Kẻ đó chưa biết gì về đạo cả.
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Đa tạ cao nhân. Tuy vậy cũng có câu:"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm" của cụ Đồ Chiểu. Phải chăng đạo của Cụ là đạo lí đời thường chứ chưa phải là đạo vi huyền của vũ trụ.

Trả lời: Chào bạn Tiến Neo! Ít có ai ngờ rằng cụ Đồ Chiểu đã từng ấp ủ mộng sở đắc đến đỉnh cao của Đạo. Thế nhưng Đồ Chiểu đã bị Tẩu Hỏa Nhập Ma đúng nghĩa. Nên phải bị mù mắt đó thôi. Ước nguyện của ông thâm nhập nẻo đạo với mục đích là để đánh đuổi người Pháp và vực dậy non sông của dân tộc. Chỉ sau khi lỡ đạo lý của Trời Đất thì Đồ Chiểu mới quay về mở trường dạy đạo lý của Người đời. Thế nên cụ cũng đễ lại tâm tư như:
“Công danh chi nữa ăn rồi ngủ
Mặc lượng cao dày xử với phân”.
Linh hồn cha ông của dân tộc Việt, ngàn đời vẫn mãi bàng bạc chính khí của núi sông đấy bạn ạ.

Hỏi: Vì mọi người, đệ tử xin Thầy hãy viết 1 bài về ý nghĩa của Trống Đồng cũng như các ý nghĩa của các hoa văn họa tiết trên Trống đồng Việt Nam cho mọi người cùng hiểu được ko, Thưa Thầy ??? Nếu được đện tử xin thay mặt mọi người cảm ơn Thầy rất nhiều !!!

Trả lời: Về Trống Đồng thì tôi chưa được tận mắt xem xét. Chỉ biết qua sách sử thôi. Nên chưa đủ để kết luận được chính xác là còn có ý gì tiềm ẩn trong đó hay không. Tôi dự kiến còn phải thực nghiệm một vài giá trị của Trống Đồng nữa, sau đó mới phát biểu sự thực đó được.

Hỏi: Kính thầy! Thầy gợi ý cho con một vài manh mối về học thuyết ngũ vận lục khí với ạ. Con cảm ơn thầy.

Trả lời: Tôi có nói là chỉ khi bàn xong đề tài khoa học thì mới có thể bàn đến vấn đề này được. Vì nó rất quan trọng và đóng vai trò quyết định trong phương pháp tham thiền đắc đạo. Vì nó rắc rối vô cùng, bàn manh mún là nát hết mà không nắm được gì cả. Sắp đến tôi sẽ bàn cụ thể về nó.

Hỏi: Thưa thầy, để đạt cảnh giới của đạo, bắt buộc phải về gốc không - thời của lục cõi phải không ạ,? một trong những điểm gốc này là " rốn biển" mà thầy đã trải qua với vô vàn khó khăn ...!!!

Trả lời: Đó là việc chắc chắn phải như thế mới có thể liễu ngỏ của đạo cho được! Ví như ta thấy có một khái niệm thiếu đối xứng ở đây như:
Tôi chỉ đưa ra để tham khảo thôi nhé: Các bạn so sánh hệ thống Tam Tài giữa “Trời – Đất – Người” và “Trời – Biển – Người” xem sao?
Do ta quen sống trong đất nên chưa biết biển cả thực sự ra sao. Thế nên câu “Trời Đất” với câu “Trời Biển” là có khác xa lắm về sự tương quan vĩ đại đấy.
Thế nhưng cái sự khó khăn đó là Tạo Hóa chỉ dành riêng cho những ai khai phá, mở lối tiên phong đi tìm đạo mà thôi. Đại đa số chúng sinh không nhất thiết phải kham lấy (không kham nổi). Đó là yêu cầu mà Tạo Hóa đòi hỏi kẻ đi tìm đạo bắt buộc phải tìm đến, may ra mới có thể liễu đạo được.

Hỏi: cháu chỉ mong admin có thêm bằng chứng gì chứng tỏ rõ ràng như những gì admin nói là Kinh Dịch là của tộc Việt . Còn về bài này:
- Cháu ko ngờ ông Kim Dung ngày còn trẻ thì viết thuê cho mấy ông nhà văn già mà phát triển ( mấy ông già mải rượu cờ gió trăng hay sao đó ạ ) , nay lại được admin nói tham thiền tới mức ghê vậy !
- Cái khoảnh khắc như admin nói y như thử thách Ozaki 8 trong phim Point Break, người bình thường nghĩ cũng đã tháy sợ rồi,

Trả lời: Có những sự việc oan khốc bị vùi lấp. Ta rất cần những con người xuất sắc để chỉ cần thoáng qua một manh mối là đủ khả năng đưa ra sự thật ra trước ánh sáng ngay. Bằng như chờ cho thấy được một cách rõ ràng thì cần phải chờ đến khi áp dụng Kinh Dịch để đắc đạo toàn diện mới được.
Về quá khứ của Kim Dung thì đó chỉ là những thông tin nhận định phiến diện của một số cá nhân mà thôi. Toàn bộ tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung đã nói lên một thực tại không thể chối bỏ cho được.

Hỏi: Trước giờ con cứ tưởng ông Adam và bà Eva phạm lỗi ăn phải "trái cấm" mà bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng, với đầu óc của kẻ phàm tục thiệt là nghĩ nông cạn và "bậy bạ" hết sức! 
😛
Giờ mới biết loáng thoáng là ông bà thấy cái khổ hạnh của Đạo, quay lưng với nó, chỉ biết hưởng cực lạc nên bị đuổi. Tạo Hoá thiết kế Địa Ngục chắn lối vào cửa Thiên Đàng chắc là cái lý này, muốn hưởng cực lạc sung sướng thì trước tiên phải chịu đau khổ chăng? Và cái lý dân tộc Việt phải trả với cái giá quá đắt 4.000 năm đau khổ với nô lệ, nội chiến, đói nghèo, bị cả thiên hạ khinh bỉ đuổi như đuổi tà, để đổi lấy 2.000 năm sống trong thời Cực Lạc. Thời gian chịu khổ hạnh gấp đôi thời gian hưởng sung sướng? Câu "Biển khổ vô biên quay đầu là bờ", hoá ra là để nhắn gởi cho ai chưa đủ sức để lĩnh ngộ sự thật của Đạo, chứ không phải quay đầu là "giác ngộ"?
Đoạn Thầy bình về Kim Dung thật hay (ngay cái gu mê phim Kiếm Hiệp Kim Dung của con 😃 ). Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, từ Đông Phương Bất Bại đến Nhạc Bất Quần muốn luyện được thần công cái thế mà phải "dẫn đao tự cung", thiệt là thấy hết... ham! Xem chỉ biết thốt lên "Chày ay...". Hình ảnh Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh với Tiêu Cầm tấu Tiếu Ngạo Giang Hồ phải chăng là ám chỉ đến Tiếng Tiêu và Dao Cầm khi xưa Chiến Thần Xi Vưu cùng hợp tấu của Tiên Huyền Nữ? Hoàng Đế từng thêm 1 dây sát vào Dao Cầm để đánh với Xi Vưu, vì cái lý do này mà Tư Mã Ý ngày xưa lo sợ khi Gia Cát Lượng gãy đàn trên "Không Thành Kế"? Tư Mã Ý lo bị mai phục chỉ 1 mà sợ tiếng Đàn tới 10 chăng?

Trả lời: 1. Vấn đề là hiện nay nhân loại vẫn hiểu sai về trái cấm nơi vườn địa đàng ngày đó. Họ cứ mãi suy già, đón non mà tuyệt nhiên không có thể thấu nổi cho được. Tôi lại biết được đó là trái gì hiện nay! Thế nhưng để chỉ thẳng trái đó ra, loài người sẽ sốc rất nặng!! Và không bao giờ chấp nhận cho được cả!!!
2. Phải! Tổ tiên dân tộc Việt đã trả trước những cái giá rất nặng cho cháu con hôm nay rồi. Tuy nhiên nếu ta duy trì tương lai đúng với quy luật của đạo đó. Thì cõi cực lạc hay thiên đường đó sẽ mãi mãi trường tồn chứ không chỉ 2000 năm thôi đâu.
3. Từ đoạn bàn về Kim Dung là bạn đã đi đúng hướng suy luận rồi đấy. Thử nghĩ xem…; Xưa nay kẻ thấu biết về Dao Cầm đã hiếm rồi, biết Tiêu Khúc lại càng hiếm gấp vạn lần hơn thế. Vậy mà Kim Dung đã nói đến sự hợp tấu của Tiêu Dao rồi!!! Dĩ nhiên Kim Dung thể hiện rất rõ đó là tuyệt kỷ của Chiến Thần và Tiên Nữ khi xưa. Thế nên tác phẩm này mới có tên là “Cười ngạo thiên hạ” xưa nay hết cả rồi vậy.
Và ý cuối của bạn là hoàn toàn chính xác một cách tuyệt đối. Thế nhưng; Gia Cát Lượng không biết cũng như tấu nổi khúc Đàn ấy cho được. Chỉ dụng kế mà hù dọa Tư Mã Ý thế thôi. Dĩ nhiên Tư Mã ý biết sự lợi hại của khúc Cầm Tiêu nói chung. Nên có vẻ hoảng sợ thật sự là bởi nguyên cớ tiềm ẩn như thế cả. Xưa nay do chúng ta không được biết sự việc Cầm Tiêu này, nên có đọc mà không có lĩnh hội nổi cho được.

Xin hỏi: khi ta tham thiền , ta có cảm giác ảnh tượng ta lớn lên như trái núi, hoặc cảm giác bay bổng lên khỏi đệm ta ngồi, hoặc ánh sáng chói lòa trước mắt. Trong giấc mơ linh hồn trở nên nhẹ nhàng bay bổng theo ý thích, tất cả những việc đó là tốt hay là do quá mong muốn trong tiềm thức bản thân. Những buổi sáng sớm sau khi thực hành thiền định rữa mặt và soi gương, trong gương không phải là gương mặt mình mà là cục đá , dù là thoáng qua nhưng rất thật, là do mình quáng hay là thật sự. Kính xin chỉ giáo.

Trả lời: Tất cả những hiện tượng đó chính là huyễn cảnh. Là những câu mà ta thường nghe các vị xưa gọi là hư cảnh, ma cảnh nói chung trong thế giới Thiền đó. Bạn nhận ra chân tướng của những hư cảnh đó rồi thì nó sẽ biến mất thôi. Bằng như ai hoảng loạn thì sẽ bị lạc những giá trị thực hư của thế giới này và rơi vào rối loạn. Bằng như tin vào thì nó dẫn ta đến mê muội, rồi dẫn dắt sự mê tín đi vào trong đời thường đi mất. Những hiện tượng này là do trong quá trình tham thiền, tư tưởng của bạn đã vọng động mà không lắng Tĩnh được (tĩnh tâm chứ không phải là tỉnh ngộ bạn nhé). Lại hấp thụ phải cái tạp khí nơi mà bạn ngồi thiền. Bạn nên thay đổi khung thời gian hoặc vị trí mà bạn đang ngồi tham thiền. Kể cả cách mà bạn đang thở và nghĩ là vận khí đấy, sẽ hết những huyễn cảnh đó ngay. Tóm lại, những tạp khí vương đọng lại trong tư tưởng của bạn, khiến nên hình thành ra những huyễn cảnh có tượng như thế.

Hỏi tiếp: Xin cảm ơn lời giải đáp. Lại xin cho hỏi: trong thiền định mong muốn ta hướng đến là gì , nếu mong muốn bản thân thoát khỏi luân hồi đến miền cực lạc có được xem là chấp niệm hay không, quán tưởng cầu xin chư phật gia trì phù hộ để bản thân được thăng tiến trong tu luyện có được gọi là tham niệm hay không?

Trả lời: Trong Thiền định mục đích là mong muốn con người hướng đến sự đồng nhất cùng Tạo Hóa để cùng phát triển những khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân mà Tạo Hóa đã ban tặng sẵn để khai thác mà phát huy và vận hành. Những mong muốn nói chung mà bạn đã nêu ra đó hoàn toàn là tốt đẹp và cần phải có để định tâm và đặt lòng tin cho bất kỳ ai. Điều này chỉ trở thành tham niệm khi chúng ta cứ cầu hay niệm mãi như thế trong suốt quá trình tham thiền mà thôi. Lúc này thì chính những điều đó sẽ trở thành tạp niệm chi phối sự tĩnh tâm mà pháp thiền yêu cầu. Thế nên tôi có nói trong các bài trước là chúng ta chỉ nên cầu, niệm trước và sau khi tham thiền là đủ rồi. Một khi bắt đầu tham thiền là tuyệt đối không được cầu hay niệm gì nữa. Nếu lòng tin ta đủ. Chỉ trong một niệm là đã vững vàng lắm rồi. Bằng như thiếu lòng tin, lập tức trăm niệm cũng chỉ là tạp niệm mà thôi.

Hỏi: Thưa Thầy! Vì sao khi xưa Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau để thu phục 12 sứ quân mà k phải là cờ khác ạ? Còn về những đối tượng lại cái, khi bước vào kỷ nguyên mới thì họ như thế nào? Vì hiện nay đối tượng này nhiều vô số. Con nghe nói khi Ai Cập phát triển đến mức độ gọi là "tiến bộ" thì lại xuất hiện rất nhiều người thuộc giới tính thứ 3, sau đó dẫn đến bị diệt vong. Có Cao trào ắc sẽ có thoái trào. Thầy có thể nói rõ về 2 điều này k ạ?

Trả lời: Là vì Cây Lau, Sậy tính được sự vận hành của Thời - Vận – Khí – Tiết. Căn cứ vào đó mà xuất xử mọi sự. Các loại cây khác thì không được. Ta thấy Đạt Ma sang sông bằng Cây Sậy đấy thôi. Nếu Đạt Ma đi bằng loại cây khác to hơn, vững hơn lại không thể sang sông được.
Về vấn nạn này thì ta nhất định trước hết là phải quan tâm thực sự, rồi sau mới có thể cảm thông cùng họ được. Đây là do họ bị rối nhiễm sắc thể từ trong lòng mẹ. Thâm tâm họ không muốn thế, nhưng không cách gì khống chế cho được giới tính bên trong, nên họ bất lực và buông xuôi cho số phận mà Tạo Hóa đã an bài như thế.
Tạo Hóa đã khiến nên trong kỷ nguyên mới, thực tại Đạo sẽ trả tất cả họ về đúng với nguyện vọng bản thể gốc của họ đã thất lạc. Chính điều này sẽ làm sáng danh đạo ở một tầm cao cả nhất đối với thế gian.
Bởi vì hiện nay nhân loại đã hoàn toàn bó tay và có biểu hiện bất lực nên phải buông xuôi theo xu hướng công nhận và luật pháp chấp nhận giới tính đó đối với xã hội.
Đạo sẽ làm được việc đó. Thế nên Trời khiến ngay tại bên trong của các tổ chức tôn giáo cũng đang phát sinh và tồn tại đầy rẫy những người bị nhiễm sắc thể này trên bình diện địa cầu.

Chia sẻ của một bạn đọc: Nhân đọc về việc Thiền, cũng chỉ góp một số ý lạm bàn với mọi người cho xôm tụ thôi, chứ không có ý gì khác...hì hì...
Trong bài "46 - Vũ Trụ Trong Một Vi Trần", Thầy có nói sơ sơ qua về Thiền, tuy chưa chi tiết chuyên sâu nhưng cũng thấy được một vài điểm cốt lõi.
1- Về không gian lúc ngồi thiền: những nơi thị thành phồn hoa là bất khả thiền vì đã bị ô nhiễm trầm trọng. Đọc xong tôi mới hiểu lý do tại sao lúc tôi ngồi ở thủ phủ Miền Tây thì trong người lúc nào cũng nóng vội, sau khi về cùng cốc không khí trong lành thì đầu óc từ từ tỉnh táo hẳn ra, cảm thấy nhẹ nhàng làm sao đâu... Chắc sau khi Thầy đi vào chi tiết thiền là tôi đi kiếm cái "động thiên thai" nào đó trên thâm sơn... 😛
2- Về thời điểm ngồi: sáng lúc 5-7h, chiều 5-7h. Và tránh hai tiết Tiểu Thử và Đại Thử. Tôi vẫn chưa hiểu lý do vì sao 2 tiết cuối Mùa Hạ này lại hầm và hố châu mai? Chắc là do sức nóng của Mặt Trời chăng? Trước là tôi hay ngồi lúc trước khi đi ngủ, có đôi lần cơ thể tự dưng nóng rần rần toát cả mồ hôi, sợ chết khiếp! Nghỉ ngồi một thời gian, giờ chỉ thỉnh thoảng ngồi vài chục phút lúc sáng sớm trước khi bước xuống giường chủ yếu cho đầu óc dễ tập trung.
3- Về hít thở: Hít bằng mũi, thở bằng miệng. Thầy nói sơ qua tôi thấy nó hợp lý, giống như mấy ông bên tập Gym cũng chỉ cách hít thở như thế. Tôi cũng từng đi tập Gym, nhưng oái oăm là nó không lên chuột mà lên bụng thế mới ác!
4- Về cách ăn và cách mặc: Khi tham thiền thì mới cần ăn chay. Còn như thiền khơi khơi như tôi bây giờ là tôi ăn thoải mái. Còn mặc thì quấn cái khăn, vải thô, quần áo bó sát như model hiện đại là vô phương. À...mà khi nào lên động chỉ mình ta với ta, trở về thời nguyên thuỷ chắc là ok hơn!?
5- Về tư tưởng lúc ngồi thiền: tỉnh tâm không nghĩ gì và...chờ đợi! Đây là cái khó khăn nhất của tôi bây giờ, ngồi mà đầu óc cứ chạy lung tung như con ngựa bất kham. Với tôi thì tôi thấy nội cái việc thanh lọc linh hồn, dẹp đám ngũ tặc đã khó khăn, tham thiền vận nội công 49 ngày khai mở luân xa là khó như lên trời. Tỉ dụ như việc mê cái đẹp chẳng hạn, tôi chưa hiểu nổi vì sao tôi cứ hay thấy gái đẹp là tôi nhìn mặc dù chẳng có hành động gì nhưng tư tưởng là nó chạy loạn xạ hết cả lên? Chưa dẹp được loạn, lúc lọt vào ma cảnh gặp "ma nữ yêu nữ" tôi "hộc máu" là cái chắc luôn! 😛
6- Nhịn ăn khai mở luân xa: tôi thấy Thầy nói không được mở luân xa số 1, nhớ hồi trước tôi đọc "Bàn về Yoga" của tác giả Bạch Liên. Ông có nói một trường hợp cái ông nào đó luyện công ra làm sao mà ổng ham dâm dục không kiềm chế lại được, tiêu tan hết đạo hạnh tu hành. Thầy cũng nói như thế, tôi tin đó là thật và nó thật nguy hiểm. Tôi cảm tưởng như việc khai mở lung tung, không luyện được "Độc Cô Cửu Kiếm" như Lệnh Hồ Xung mà đắc phải "Xuất Tinh Đại Pháp" là toi! Cái này nó quá chuyên sâu, đợi Thầy viết chi tiết thôi...
Không biết là có sai hay thiếu sót chi tiết nào không nhỉ!?
Nói chung là giờ tôi đang mong chờ Thầy đi đến chi tiết về Thiền. Khi đó, hy vọng là Thầy sẽ có thể chia ra các cấp độ khác nhau, như thiền để thanh lọc linh hồn, thiền để trị bệnh (mà cái này là tôi đang quan tâm, tôi muốn tìm một liệu pháp thiền để chữa bệnh cao huyết áp của mẹ tôi. Mấy ông bên Tây Y cứ kê toa uống thuốc mỗi ngày để hạ huyết áp, lục phủ ngũ tạng nào chịu cho thấu!?). Thiền ở cấp độ Superman, v.vv...

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét