📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.67 - THIÊN HOA HỘI TIẾP Ý | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Các bạn theo dõi thấy trong nữa đoạn đầu của bài thi Thiên Hoa Hội đó thì 4 danh hoa Mai, lan, Cúc, Lựu đã chiếm ngôi Hậu đại diện cho 4 Mùa trong đó rồi. Thế nhưng trong đoạn cuối thì tất cả đều nhường khoe hương sắc trước cái gọi là Nhân Đạo, khi đề cao dược tính tiềm ẩn trong dáng hoa.

Thế nhưng trong lúc mọi loài đang kiềng nể cái “chìa khóa thuốc” mà hoa thược dược đang sở hữu thì lại rất lấy làm lạ lùng chung trước hoa Ngâu! Bởi nét đẹp của hoa ngâu vốn lại là cái đẹp lẳng lặng, trầm mặc, sầu bi đến não nùng!! Vì nét đẹp dị thường đó chỉ thể hiện bằng cách thi nhau “rụng tơi tả” theo mưa tháng 7 Trước sân Chùa mà thôi!!! Một điều mà muôn hoa rất ám ảnh khi một mai phải rơi rụng thân hoa vì mưa gió… !!! Điều oái oăm này khiến nên trời cũng phải mượn danh của hoa để đi vào ngôi đền của thi ca với hiệu Mưa Ngâu mà lay động bao con tim phải thổn thức. Thậm chí ngay cả cán chổi trên tay của Tảo Địa Tăng, cũng phải ngập ngừng…, một khi lướt đến gần những cách ngâu rơi.
Lại chính điều này đã dẫn những tấm lòng của nhân đạo đi thẳng vào thiên đạo.
Thế nên; Khi tư duy của muôn loài đang trầm tư bên sân Chùa, chợt…; “Hốt ngộ dược vương hoa sen trắng”! Vô sắc Phật phong tiệm trong đầm”. Vì trước sân Đình, Chùa. Nơi mà hoa ngâu thường chọn làm nơi định xứ địa phương đó. Vốn lại là lãnh địa của Hoa Sen. Tượng pháp của nhà Phật còn có tên là Dược Vương… Bồ Tát nữa kia!!! Xá gì chỉ là chìa khóa thuốc mà đã gây ngơ ngác cho sự đua đòi của muôn hoa quen thói tục. Một loài hoa mà Phật đã sắc phong để ẩn ý đạo trong đó. Cái ẩn tàng sâu xa hơn của ý đạo là buộc ta phải nhìn thấu sắc tinh khiết của loài sen trắng rất hiếm nữa. Một “bạch tượng vương”… bồ tát!!!
Thế nhân chúng ta không một ai đủ để lĩnh hội cho nổi ẩn ngữ tuyệt đỉnh của Pháp Ngôn nhà Phật với: Người quan sát là ẩn ý chỉ vị trí của Quán Thế Âm! Và vật bị quan sát lại chính là là “Địa Tạng Vương”!! Kẻ tục đòi nào nếu muốn tìm đạo. Nhất định phải liễu ngộ pháp Ngôn ẩn tàng này. May ra đủ phúc, đức để mượn cái phương ngôn, tiện ngữ này của nhà phật mà đứng vào vị trí đấy, trầm tư mặc tưởng đối với thực tại đạo.
Khốn thay! Thực tế là hễ khi nghe nhắc đến một trong hai danh hiệu này thôi. Tất cả thế nhân đã cuối đầu, dập lạy hơn tế sao ngay tức khắc. Lấy đâu dám suy sâu hơn nữa cho được. Kiếp nào mới có thể mong đến việc cùng đồng nhất trong hai điều kiện đó để còn quan sát đạo mà biết thực tại cho được đây? Ta nhất thiết phải hội đủ hai điều kiện như thế đã. Hẵng nói đến chuyện quan sát vạn vật bị quan sát trong thế giới Phật Pháp để đủ bắt đầu tập nói đến hai tiếng “Khảo Kinh”.
Ấy vậy mà…, Hoa Sen trắng chỉ; “… Tiệm trong Đầm” vắng mà thôi. Dĩ nhiên khi hốt ngộ điều này, muôn loài hoa phải im bặt ngay tức thì mọi ý nghĩ nào mộng tưởng đến ngôi Hậu trong kỳ mở Hội Thiên Hoa này. Cái nghĩa tưởng chừng của “ngàn hoa” (thiên hoa) trên tiêu đề, trong sát na đã hóa thành “hoa trời” từ khi nào rồi vậy?! ( khoe “Sắc hóa Không” sắc).
Nếu xem xét dưới lăng kính quan sát của nền khoa học thì; Hễ cứ mỗi khi xuất hiện một Hạt. Ngay lập tức không - thời gian đó phải xuất hiện một “ sự khó chịu” được gọi là “Anti” liền theo để so sánh nữa! Thế nên các bạn thấy phải xuất hiện…; “Phúc âm, Hoa Huệ ngoài đồng vắng. Nhiệm mầu Chúa hằng ví Sao Sâm” như trình bày dưới đây:
Hốt ngộ dược vương hoa sen trắng!
Vô sắc Phật phong tiệm trong đầm
Phúc âm hoa huệ ngoài đồng vắng…
Mầu nhiệm Chúa hằng ví sao sâm.
Trên đây là 4 câu đầu trong bài thi thứ hai của kỳ thi Thiên Hoa Hội mà các bạn cũng đã từng biết qua rồi. Nếu như sắc trắng trong khiết của loài sen ở đất Phật được pháp hóa thành Vô Sắc! Thì màu trắng tinh khôi của cành Hoa Huệ nơi Vườn Chúa phải được phép tạo ra là Nhiệm Mầu vậy!!! Một cặp đối lập gây kinh ngạc đến sững sờ trong bức tranh trừu tượng của tạo hóa mà loài người không thể thưởng lãm tới nổi. Những điều này chỉ có triển lãm trong “hội hoa đăng” của trời đất mà thôi. Lại một lần nữa, tôi ý thức rằng; Kẻ mà còn vương đầy bụi trần trên gót tục như tôi đây. Được lạc vào hội hoa đăng này, quả là đại phúc ngàn đời mà tổ tiên giống nòi Việt tích lũy sẵn, may được thừa hưởng dư khí mà thôi. Thế nhưng sự việc ở đây mà tạo hóa đang đặt ra và đòi hỏi là phải bình cho được; Loài Hoa hoa nào mới là Hoa Hậu. Trời đất nào phải mở hội này ra chỉ để “cưỡi ngựa xem hoa” đơn giản như thế cho được?!
Ý thức thực tại lay tỉnh kẻ đang say mộng tưởng về hội hoa đăng trong tôi. Thôi chết! Thiên la địa võng đã bủa vây hết cả rồi. Tạo Hóa đã giăng bẫy rập khắp lối thiền quán mà giam chân kẻ tưởng bở trong thiên trận mất rồi vậy. Vì mô hình thực tại của vũ trụ tự nhiên tiềm ẩn, bất chợt hiển lộ tất cả trước mắt của tôi rồi. Bởi trước đã lầm tưởng rằng mình đi lạc vào hội hoa đăng. Đâu có thể ngờ là thiên hoa hội tụ, cốt là để trời đất bình hoa vào “Cuộc Hậu” bao giờ. Tưởng đơn giản rằng chỉ xét trong 1 hậu để chọn Hoa thôi. Cao tay hơn nữa thì 1 Tiết lại có 3 Hậu đề cử tranh hương sắc. Vậy một tháng có 2 Tiết, vị chi là 6 Hậu có Hoa Chủ. 3 tháng vào một Mùa là 18 Hoa Hậu tranh tài. Ngôi Hậu của xứ đó kiêm 18 chư hầu rồi. Vậy 1 năm trọn thì có đại diện 4 ngôi Hoa Hậu cho tất cả 72 hậu của một năm. Hoa Mai là Chúa Xuân mất rồi. Thế nhưng đấy chỉ là việc của người đời thôi. Còn việc của Trời nữa, mà trời ở đây có nghĩa là đạo rồi vậy. Và Hoa Sen xuất hiện, nhưng sự việc rắc rối xảy ra là còn có Hoa Huệ nữa! Sự việc không ngừng diễn biến phúc tạp đến độ; Đạo của tạo hóa buộc phải bình ngôi Hậu tuyệt đối, bởi ngôi Hậu chỉ có 1 mà thôi. Thế nhưng ở đây là đạo, là Chúa và Phật!!! Chết đuối cho quan điểm trung hòa của tôi đi rồi vậy, lại thêm kéo chìm đắm cả tư tưởng xuống vực sâu vô tận của ý thức luôn một thể.
Bởi vì sao lại có chuyện phải phân cao thấp giữa đạo như thế cho được!? Thế nhưng mục đích của cuộc thi Thiên Hoa Hội vốn là như thế. Có trở lui cũng không được, tiến cũng không xong nữa rồi. Suy không thấu ý của tạo hóa cho được trong lúc đấy. Trong khi quan điểm của tôi đến lúc này vẫn dung hòa giữa Chúa Jêsu và Phật Thích Ca. Hai vị vẫn là đấng sinh thành của nhân loại đấy thôi. Bởi tôi thấy rất rõ Chúa là ba ngôi, là vô cùng, là luân lý, là hòa hợp là v.v… Phật lại tam bảo, lại vô biên, lại luân hồi lại đồng nhất và những v.v… hơn nữa. Có ai đã khác gì nhau đâu. Cả hai cũng đều dùng một pháp 49 ngày đâu khác. Nếu hoa huệ nhà Chúa có 7 phép bí tích thì hoa sen của Nhà Phật cũng thể hiện 7 pháp liên hoa kia rồi! Thế nhưng hội Thiên Hoa này đòi hỏi phải phân cho bằng được giữa Hoa Sen trắng với Hoa Huệ trắng, hoa nào đắc ngôi Hoa Hậu mới được!!! Vậy ai mới là người có khả năng làm việc đấy cho được?! Không thể rồi vậy. Ta xem tiếp đoạn cuối của bài thi này như sau:
Bảy phép thất diệu ai phân đặng?
Đồng nhân tùy tụng kẻ công bình
Bĩ thái thanh minh nguyên trinh thắng
Trắng dạ bạc đầu bình tống, chiêm…
Cuối cùng là thống nhất phải tìm cho bằng được kẻ nào đủ tính công bình để xét xử vậy thôi. Với tiêu chí Hoa nào đủ những đức tính cao nhất trong Kinh Dịch như Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh sẽ thắng và đắc ngôi Hậu vậy. Thế là các bạn biết trời bắt đầu khảo đảo, hành hạ tư tưởng, vật cho ra bã… Thế nên ta xét thấy trong câu cuối khép lại với hình bóng của một kẻ thức trắng đêm, suy gẫm đến bạc cả đầu. Lục tung tất cả tinh hoa dịch lý nơi đỉnh cao nhất là thời Tống để Bình xét và Chiêm đoán mà phân cao thấp… Câu này còn ẩn ý là lại lấy điển tích thời Nhà Lý “bình Tống phạt Chiêm” để chuyển ý sang đề bài thi cuối.
Bởi vì nếu để tìm ra cho được một vị quan án đủ đức công bình tiêu biểu xưa nay để xét những cuộc chia rẽ đầy oan khốc thì có: Lịch sử của Dân tộc Do Thái trong Kinh Thánh với Salomon từng xử vụ án chia đứa bé ra làm hai cho hai bà mẹ. Ấy! Lịch sử của Dân tộc Việt Nam cũng đâu chịu nhường con cái của Chúa với Tô Hiến Thành vẫn đã từng tiếp nhận vụ án như đúc từ một khuôn của thợ tạo ra như thế đâu!? Thế cho nên các bạn lại phải theo dõi tiếp những diễn biến ẩn ý gì trong bài thi thứ 3 rồi vậy.
Trở lại xét toàn bài thứ hai này thì các bạn vẫn thấy tiềm ẩn cũng đầy quẻ Dịch trong đó như; Quẻ Phong, Tiệm, Đoài (đầm) trong câu thứ hai. Tiếp đến đối lập bên Chúa với quẻ Hằng, Chấn (Sâm). Ở đây thay vì tôi chuyển vần là Sấm thì sẽ hợp với vần Đầm ở trên kể cả lý lẫn ý và quẻ Thuần Đoài và Thuần Chấn gói trong đó. Thế nhưng tôi đã dụng câu Sâm để gần với Sao Sâm, Thương để nói lên ý chia ly, đuổi tìm nhau không bao giờ gặp. Điều đó sẽ gợi nhớ đến sự chia của ngưu lang chức nữ hay Chiến Thần Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ thuở xưa vậy. Tuy nhiên cả hai Sao Sâm và Thương lại vốn chỉ có một mà thôi. Đó là ý riêng của chữ Sâm.
Đến khi thống nhất kiện cáo thì các quẻ kiện tụng và quan án công bình xuất hiện theo như: Quẻ Đồng nhân, Tùy, Tụng… Phải làm cho minh bạch với các quẻ Bĩ, Thái… và nguyên, trinh (hanh, lợi)… Còn có ẩn ý đến sự trinh nguyên của loài hoa trắng tinh khôi nữa.
Các bạn cũng biết Lý Thường Kiệt chỉ một đêm nghĩ kế phá giặc Tống mà sáng ra đã bạc trắng xóa cả mái đầu rồi đấy. Thú thật. Tôi đã từng rơi vào hoàn cảnh cũng như tình huống “nhất dạ bạch phát sầu” này rồi. Từ đó nên mới có thể cảm được nổi sầu thiên cổ đó cho được. Đó chính là trong kỳ thi Long Hoa Hội của mười mấy năm về trước. Khi dứt cuộc, tôi xuống núi… Bất chợt người dân chài dưới ven chân đảo trên biển, đều nhìn tôi rất kinh ngạc và thốt lên: Chắc ở trên động, Ma nhát dữ lắm hay sao mà bạc hết cả đầu nhanh vậy!? Tôi cứ ngỡ mọi người đùa vui thôi. Thế nhưng gặp ai họ cũng đều nói như thế cả!! Không khỏi ngạc nhiên, tôi mượn cái gương soi lên mái tóc xem thử. Lúc đó tôi mới ngỡ ngàng hết cả! Không ngờ quả thật là trong 49 ngày vừa qua trên động thiên thai. Không biết những lúc động não để trầm tư mặc tưởng về nẽo đạo trong thời điểm nào đó, mà tóc tôi đã nở trắng như… “hoa râm” hết cả rồi…?!
Thế nên tôi chợt thích thú trong ngỡ ngàng! Vì vẫn xem đó là những sợi tóc bạc rất hãnh diện!! Bởi nó không hóa bạc bởi từ những thói thường mà thế nhân vẫn bạc. Khi về với đời thường sau đó, bạn bè vẫn thường ngạc nhiên, hỏi đến. Tôi vẫn trả lời như đùa như thật rằng: Đâu chỉ người xưa mới có cái sầu bạch phát. Bạn bè, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Và trong đêm giao thừa đầu tiên, sau những tháng ngày bôn ba nơi đầu sóng ngọn gió và trải nghiệm Thiên cõi đó cùng Tiêu Sương. Tôi lại ngồi một mình, chờ đón thời khắc giao thừa bên nhánh mai và đón chờ luôn cả mùi U Hương đó… Tức sự:
HOA RÂM…!!!
Nhọc vắt mồ hôi ươm thân khô
Rồi để xuân về trổ hoa râm!
Mầm sống chưa nảy sao hoa nở?!
Cũng lạc phong trần mùi cố hương
Rối ngôi khôn lược, lối rẽ trái (!?)
Gốc người, hoa râm chen đen bạc
Xót thấy xuân về tay lần cội
Chiết sợi hoa rồi… ta ngắm ta…
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Mùa xuân vẫn được mọi người xem là mùa khởi đầu vì khi đó vạn vật bắt đầu nảy mầm. Tuy nhiên nếu xét mùa thu,mùa đông. ta thấy mùa này cái dương bé nhỏ đã thu vào trong, âm thầm phát triển để kịp lúc mùa xuân nảy mầm.
Cho nên lục thập hoa giáp khởi đầu giáp tý thuộc hải trung kim, phải chăng kim thuộc mùa thu, mùa của sự chết nhưng cũng là sự hồi sinh như trong câu trong hoạ ẩn phúc vậy.
Kính thầy ! Mong thầy chỉ giáo.

Trả lời: 2.500 năm trước. Tư tưởng đông tây chung chung thì từ Heraclitus trở đi với quan điểm đại diện cho khoa học cho rằng 4 nguyên lý Đất- Nước- Gió- Lửa là nền tảng cấu thành vạn vật trong vũ trụ. Và tư tưởng Ấn Độ với 6 trường phái bao gồm cả Phật Thích Ca cũng vẫn như thế với Thủy- Thổ- Hỏa- Phong làm tứ đại. Ta chỉ xét giới hạn có thể nhìn thấy ở gấp đôi số thời gian đó là 5.000 năm. Tư tưởng của Kinh Dịch đã có cả thành tố của Kim rồi! Đó là một sự thiếu sót tổng thể nơi đỉnh cao của tư tưởng.
Vậy hôm nay vẫn vậy, quan điểm mọi người vẫn cứ khăng khăng bảo vệ quan điểm riêng của họ mà thôi. Với đề tài này, rất khó để đưa ra được một quan điểm thống nhất chung đối với sự thấy biết của mỗi cá nhân.
Tôi chỉ nêu ra một ví dụ, bạn cứ xem xét để rút ra một kết luận cho bạn nhé (ở đây ta chỉ bàn đến thành quả hiện tại, không bàn đến nguyên nhân. Bởi ta đang lạc cái gốc rễ ban đầu mà chưa xác định được. Khi nào xác định được nguyên nhân thì lúc đấy sẽ bàn đến đó được);
Tôi ứng dụng và sắp xếp theo trật tự, thứ bậc từ thấp đến cao, từ đầu đến cuối của hệ thống ngũ hành như: Công, Hầu, Bá, Vương, Đế. Vậy ta xét thấy Đế là Trùm cao nhất rồi còn gì nữa! Thế nhưng xưa nay người ta cứ cho Thổ là Vương. Nên sắp xếp vào giữa để điều hành cả 4 Hành kia. Người ta lại quên rằng; Đế cao hơn Vương nữa. Mặc dù họ vẫn nói rằng thời hiện đại là thời Kim Tiền, Hoàng Kim, Hoàng Đế. “Người ta” đã đánh tráo khái niệm này thành Hoàng Thổ (do Thổ là màu vàng).
Và cuộc này đang là Kim Cuộc. Kim Môn Đại Cuộc vốn lại là cuộc cuối. Là Tàn Cuộc.
Tôi gợi ý thế thôi. Bạn đã đủ thông tin và dữ liệu để thiết kế hình thành cho một quan điểm. Cùng xem quan điểm của các bạn ra sao; Mời các bạn…

Hỏi: con xin phép nêu ý kiến của con:
Tứ tượng như con biết thì đó là sự diễn tả quá trình biến hoá của sự vật, như sinh lão bệnh tử, sinh trưởng thâu tàng ...
Hệ hệ lưỡng nghi ban đầu đối với tư duy của con gồm tham thiên (1-thái cực; 3-tam tài; 5-ngũ hành) và lưỡng địa (2-âm dương;4-tứ tượng). Và dương sinh âm như quan điểm của Nho gia từ xưa tới nay cũng như chúa trời sinh ra người nam rồi từ chiếc xương sườn người nam mà nhào nặn người nữ.
Ngũ hành thực chất là ngũ khí thuỷ mộc hoả thổ kim. Khi ở địa vị là ngũ hành thì có tính chất sinh khắc, nhưng ta cũng có thể qui nạp ngũ khí này về tứ tượng: thái âm-thuỷ-mùa đông-tàng. Thiếu dương -mộc-mùa xuân-sinh; thái dương -hoả-mùa hạ-trưởng; thổ-trưởng hạ; thiếu âm-kim-mùa thu-thâu. Ở đây ta thấy riêng hành thổ không có tượng nên có lẽ vì vậy mà xếp vào trung ương? Rồi sau đó có sự copy kiến thức mà k hiểu nên suy cho thổ là đế vương? Vậy nên hoa nào chủ mùa thu thì sẽ là hoa hậu của 4 mùa vậy. Vì khởi thuỷ (hành thuỷ) sinh mộc sinh hoả sinh thổ rồi mới sinh kim. Đương nhiên kim là đế vậy.
Kính thầy!

Trả lời: Phần đầu bạn suy như thế là tạm ổn. Phần từ ngũ hành là bất ổn! Ngũ Hành Không phải là Lục Khí. Nó có tính đồng nhất nên rất dễ bị lầm lẫn, giống như Ngũ Hành là Không gian, Lục Khí là Thời gian vậy. Hành là Vận, Khí là Thời. Ta chỉ có thể phân loại rồi lập nhóm dựa theo cái lý của tính thôi. Thế nên bạn gặp lủng củng ở chỗ “thổ-trưởng hạ”! Ngũ hành làm gì có trưởng… Thế nên Lục Khí thì có Hỏa Khí mới ra Nhiệt và Thử khí được.
Vậy xét ra; Lý Thổ vốn thuộc Ngũ hành, Vận, nên chỉ có hóa thành Cường, Nhu (cứng, mềm) Tính Hỏa của Lục khí, Thời, nên sẽ biến ra Trưởng, Tiêu (mạnh, yếu). Thế nên ta có thể gọi trưởng hạ chứ không thể là cường hạ cho được. Mặc dù khi đồng nhất thì ta đều gọi âm dương cương nhu hay âm dương tiêu trưởng đều được. Nhức đầu lắm lắm… Nhưng phải chí lý.
Tứ tượng theo 4 phương vốn là như thế rồi. Thổ ở giữa là vì nó tiềm ẩn cả trong 4 mùa là ở tháng cuối của mỗi mùa. Lại xét theo cái lý của Quy Tàng, vạn vật sinh ra từ đất rồi cũng trở về với đất.
Người ra gọi Thổ là Vương Thổ chứ không phải nhập nhằng là Đế Vương được. Điều này giống như… Ta có thể gọi theo từng cặp tiếp nối liền nhau như: Công Hầu, Hầu Bá hay Bá Hầu, Bá Vương, Vương Đế vậy.
Bá là còn tranh, Vương là còn đối thủ gườm nhau. Đế là gồm thâu hết cả rồi. Ví như Thổ có cao giá cỡ nào thì 10 cây vàng (Kim). Không bán, 20 cây là xong. Kim thôn tính ngay thôi. Đơn giản vậy nhé.

Ví như tùy theo “Thế Cục” mà Đế Vượng. Như Nhà Thương thì cho là Kim cuộc. Nhà Chu thì cho là Thổ cuộc. Nhà Tần thì là Thủy cuộc v.v… vậy.
Hoa Đế cũng chính là đầu mối rối dẫn đến…; Đế…, Sậy…, Lau!!!
Thế nên đoạn cuối có câu: “Hoa Lau phất ngọn 12 xứ”. Mối đạo vốn phải phăng từ đầu dây mối nhợ như thế cả đấy.
Quán Thế Âm có nghĩa là quán xét mọi sự thế âm tàng trong đó. Địa Tạng Vương có nghĩa là Tượng Đất che dấu, ẩn tàng cao sâu (Vương) trong đó cả đấy.

Hỏi: Thưa Thầy, qua tìm hiểu con có một số thắc mắc xin được hỏi Thầy, mong được Thầy giải đáp giúp:
- Thứ nhất là về thứ tự của ngũ hành trên là được Thầy tính theo thứ tự tương sinh !?
- Thứ hai qua tìm hiểu về QUÁI KHÍ, thì con được biết là thời nhà Thương (Ân) đã lấy quẻ Khôn làm chuẩn..??? và dùng cơ-số-hệ 7 căn-cứ vào Giáp-cốt-văn và thời đó đã biết đến Nhị-thập-bát-tú (7 x 4 = 28) và đã có tục-lệ Thất-thất-lai-tuần khi ma chay, 7 x 7 = 49 ngày và lấy làm bách-nhật của họ.( Không biết là giặc này khi bị THÁNH GIÓNG đánh đuổi nhưng vẫn chôm được đồ... ? ’’ Cử Đỉnh ’’ mang về tại thời điểm này không hi..hi.. ?
Và thời Tây-Hán và Đông-Hán ( Thời kỳ này Đan Đạo và Dịch rất phát triển với Ngụy Bá Dương. Quản Lộ, Tiêu Cống, Kinh Phòng…) thì họ cho rằng Mạnh-Hỉ đã chế ??? ra thuyết quái-khí với 12 Tiêu-tức-quái còn gọi là Tích-quái: Phục, Lâm, Thái , Đại-tráng, Quyết , Kiền, Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác và Khôn và lấy 4 chính-quái (chấn, ly, đoài, khảm) quản 4 phương và 24 hào cuả 4 quẻ này chia làm 24 tiết khí… ??? và còn lại là 60 quẻ quái-khí lại lấy mỗi quẻ quản 6 ngày, vị chi 60 quẻ quản 365 ngày…???
Đến đời thì Đường thì Tăng Nhất Hạnh viết ra sơ-cảo lịch Đại-diễn cũng lấy 64 quẻ và lại lấy 4 chính-quái Chấn, Ly, Đoài, Khảm làm 4 Phương quản 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Sáu-muơi quẻ còn lại làm khí-quái và nghĩ ra 72 Hậu ăn khớp với 60 quẻ quái-khí này hợp với 1 năm 365 ngày???
So sánh với cách chia của Thầy đã viết thì việc HỌ lấy 4 quái (chấn, ly, đoài, khảm) làm 4 phương và chia 60 quái khí còn lại như vậy sai, đúng như thế nào xin được Thầy giảng giải khai trí giúp.
Xin lỗi Thầy và mong Thầy bỏ qua những sai lạc u tối của con.
Con cảm ơn Thầy, Kính Thầy.

Trả lời: 1.Phải, do theo tứ tự sinh trưởng lớn dần lên vốn là như thế. Nên đó cũng là lý chung của tương sinh.
2.Khi nói đến Quái Khí thì ta phải hiểu đó là lĩnh vực vô hình rồi. Thế nên nó thuộc Dịch Liên Sơn. Ta dễ bị lầm lẫn ở chỗ giai đoạn Nhà Thương này lại đang tập trung khai thác Quy Tàng Dịch lại là hữu hình. Từ đây xét ra Chủ là Khí (lục thời khí) vô hình, Khách là Vận (ngũ hành vận). Ta lại phải biết Nhà Thương vốn là người Việt Thường, dòng được truyền di ấn từ dòng Mẹ. nên thấu suốt Kinh Dịch. Thiên hạ không thể biết đến cho được. Giai đoạn này họ đang ra sức khai thác Quy Tàng Dịch ứng dụng, nên Quẻ Khôn phải là đầu. Vậy những sự việc ta thấy về Dịch đó là những “vật bị quan sát” trong không gian đương thời khi đấy mà thôi. Còn “người quan sát” chính là Nhà Thương. Phàm; “Thương thuộc Kim”! Là chủ thể vô hình mà khó có ai nhìn thấu đến cho được. Những điều này thuộc Thiên Thư, lại “ngứa tay” nên tôi gõ thêm vài ý thiên cơ nữa như…: Xưa nay, thiên hạ bàn nhau về những kỳ thư tột đỉnh là những học thuật Thái Ất… bao gồm các loại v.v… Thế nhưng không nghe thiên hạ nói đến cái cao hơn Thái Ất nữa!
Y Doãn phò vua Thương có tên là “Thái Giáp” đấy!! Té ngửa thiên hạ lên hết cả rồi!!! Mọi người đa phần chỉ biết đến tên Ất thôi, vì Giáp độn mất rồi!
Văn Vương ngày đó chôm được Kỳ Thư là Kinh Dịch trong đời Hùng Vương thứ 6 này. Bạn viết ám chỉ là “Cử Đỉnh” như thế, những thành phần trong “Nội Các” của trang này thì hiểu. E có bạn nào mới tạt ngang vào nghe ngóng, lại cãi nữa là mệt lắm đấy (!?). Bởi Cửu Đỉnh lúc này đang ở tại Kinh Đô Nhà Thương (Ân Khư) do Bàn Canh dời đến.
3. Về 12 quẻ bích nói chung, qua các đời chẳng qua là họ phát hiện ra được cái lý đấy tiềm ẩn trong Dịch, nên phát biểu lên như thế mà cùng luận bàn, suy diễn thôi. Nó chính xác cả, chỉ có bàn cao thấp, thiếu đủ và bổ sung dần thêm. Nhưng vẫn chưa đến được. Quan điểm vẫn còn loạn và lạc chứ chưa có trật tự được. Bởi cái gốc của nó, Phong Hậu đã diễn trong 13 thiên lục pháp cô hư mà vẫn chưa ai hiểu tối nổi kia mà. Vì nó rắc rối và phức tạp quá. Nó diễn chi tiết đến 1080 cục thế kia!!! Trương Lương đã bỏ và tóm lại còn 18 thế rồi. Giỏi nữa thì 180 trong một Thế là hết. Thế nên ta mới thấy Tề Thiên có 72 phép thôi mà đã loạn thiên cung lên hết cả rồi đấy. Vẫn chưa tới đâu cả.
Vậy bạn cũng thấy trong Hội Thiên Hoa này có 72 Hậu x 5 ngày là 1 Hậu thì = 360 ngày đấy thôi (hằng số 360=0). Tóm lại, cuộc thi này là đang dụng học thuật này đến tột đỉnh đấy.

Hỏi: kính thầy ! Vậy con vẫn cứ gọi là ngũ hành, và sẽ trình bày lại sự hiểu của con để thầy sửa ạ.
Ngũ hành kim mộc thuỷ hoả thổ có 2 tính chất là sinh khắc và vận động. Sinh khắc như ta đã biết là kim sinh thuỷ khắc mộc,...đó là mô hình ngũ hành.
Khi phối vào tứ tượng ta có mô hình vận động: thuỷ ->thổ ->mộc->thổ->hoả->thổ->kim->thổ. bằng sự quan sát mà cổ nhân thấy sự xuất hiện hành thổ vào cuối mỗi hành trong sự vận động đó. Tuy nhiên ta thấy theo luật sinh khắc thì chỉ có hoả sinh thổ mà thôi nên khí của thổ là thấp khí chỉ xuất hiện vào cuối mùa hè.

Trả lời: 1. Những trao đổi của bạn từ đầu đến giờ cho thấy rất căn bản. Thế nên hai trao đổi gần nhất, phản ảnh bạn đã nắm được đầu mối của cuộn chỉ rối! Hư cảnh và thực cảnh vẫn lẫn lộn trong đấy đấy, nhưng bạn gần phăng ra rồi.
Ví như xét qua câu này của bạn nhé: Như Tàn Cuộc, chỉ vướng thêm mỗi ký tự “g” theo thôi. Là sai ý rồi, thế nhưng qua suy diễn, tổng thế vẫn đúng như thế! Nhưng thiếu tính logic của khoa học, chưa đủ thuyết phục được người kém level trong một chừng mực nào đó về chi tiết. Chính điều này phản ảnh cho cái gọi là “Thực chứng tâm lý và Thực nghiệm vật lý” suốt bấy lâu nay. Đồng thời cũng là nền tảng mà các level Thầy không ai chịu nghe ai cả. Dĩ nhiên họ đều đúng trong góc độ giới hạn của họ trong thế giới thiền.
Bạn cứ phát huy nhé… Đây cũng chính là cái mà Phật gọi là Pháp Ngôn đấy. ( hoặc diễn đạt đại loại như là truyền ngôn cách không vậy). Quen rồi, bạn sẽ loại được chân giá trị của thực hư trong thế giới “mông hạn ảnh” đó trong một sát na nao đó nữa thôi.
Phải. Đại đa số là ảo tưởng, bao gồm thấy, biết, hiểu rồi diễn đạt lệch nghĩa của tiền nhân.
2. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, người dân đều biết các cây Đế (Sặt), Sậy, Lau… là cùng một hệ! Bạn thấy Chúa, Phật, Tiên đều dùng nó để tập trận và sang sông cả đấy thôi!! Tóm lại, người xưa đã dùng nó để tính Tiết, Khí vận hành mà đón thời vận để Hành Đạo. Nó có thể đo lường và biết được toàn vùng không – thời gian, trường tụ tán tại địa phương nào trong phi tưởng xứ đấy.
Kìa!!! Cây Lau, Sậy đang chuẩn bị “phất cờ” để đón gió Đông… Bạn nào ở quê, hãy ra đồng vắng mà xem và chiêm nghiệm thử đi nhé… Vì năm mới sắp đến rồi. Nó không lỡ hẹn bao giờ đâu.
Nhớ đấy: Văn hóa của dân tộc cũng thường dùng cây Mía Lau (cắm cờ) để “ mở cửa mả”, đón hồn người chết về đấy!!! Đó là Văn Hóa.

Hỏi: Phật từ bi giảng dạy mà con người không quán. Chúa ân cần dẫn dắt mà muôn người không tuân. Chúa Quỷ lỡ đùa vài câu mà ai ai cũng mãn nguyện hạnh phúc. Chừng nào người minh oan cho Minh Vương vậy. ? 

Trả lời: Tôi không hiểu ý của bạn đang nói đến vị Minh Vương nào?! Bởi Minh Vương hay U Vương thì chung chung quá. Xưa nay lại có quá nhiều những U Minh Vương lắm…!!! Mà u minh nhân thì lại càng không xuể…

Hỏi: Con nhớ Người từng kể đưa một phần hồn cho Phật, một phần hồn cho Chúa, phần hồn cuối cùng Chúa Quỷ cũng gào thét đòi mất. Lúc Người đưa xong thì 3 vị này mới trả lại cho Người rồi Người mới tiếp thu được vô vàn kiến thức, oan khốc của tạo hoá. Ý con là vị Chúa Quỷ này ạ. Không có oan hay chuyện gì thì chắc không đòi Người phải công bình mà đưa một phần hồn đâu phải không ạ ?

Trả lời: A! Vậy vị này không phải là Minh Vương nếu gọi gần giống thì là Diêm Vương đấy. Tuy nhiên vị đấy lại là Chúa Quỷ cơ! Vậy trong bài tiếp đến tôi sẽ đả động ít nhiều. Khó lắm, vị đấy phải cuối cùng mới được. Ngay như nỗi oan của Phật và A nan còn đang gặp đầy trở ngại chưa gỡ rối xong. Lại còn hợp nhất Chúa nữa, sau đó mới bàn đến được. Nguy hiểm lắm lắm. Các vị đấy giúp tôi rất tận tình, thế nên làm gì có chuyện tẩu hỏa nhập ma khi tham thiền mà lạc vào Ma cảnh cho được. Bởi các vị là Chúa Quỷ rồi, Ma nào còn dám bén mảng…
Quả là rất oan cho các vị!!! Họ chỉ thực thi phần trách nhiệm mà Tạo Hóa đã cùng chia cho mà thôi. Ta có thể xét thấy Chúa hay Phật cũng thường xuyên nói chuyện rất hòa khí cùng vị Chúa Quỷ đấy thôi.

Hỏi: Khi nào có chút thời gian rỗi rãi, xin nhín chút thời gian giảng giải dùm con 2 từ NHÂN QUẢ

Trả lời: Câu hỏi này (không hiểu vô tình hay cố ý) tiềm ẩn rất nhiều gai góc làm cầu nối…! Khi ta biết Nhân đã, tôi mới có thể nói đến Quả được. Bằng như hiện tại thì chúng ta cứ hiểu chung chung đơn thuần như xưa nay là đã đủ. Gieo nhân nào, gặt quả nấy.
Bằng như bạn nào thấy tại sao Kim Dung lại cho đời Cha là Dương Khang như thế mà sao lại sinh ra đời con lại là Dương Quá! Quách Tĩnh sao lại có Quách Phù!! Ấy là tại cái lý Dịch cực dương sinh âm và cực âm sinh dương, hoặc đạo cùng tắc biến, đạo cực tắc phản vậy. Tổ Tiên dân tộc Việt thừa biết cái lý này qua câu ca: “Cha mẹ cú đẻ con Tiên, cha mẹ hiền sinh con Dữ”.

Hỏi: Cháu có vài câu hỏi, rất mong được admin trả lời:
1, Thiên thư mà admin hay nói, chả có quyển nào cả, mà nó nằm rải rác trong vô số sách, vô số thiên tượng hoặc cái tên trong lịch sử phải ko ạ ? và phải là người có mắt xanh mới đọc được nó phải ko ạ ?
2, Nếu Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra tư thế kiết già khi thiền thì phải chăng mọi hình vẽ Phật ngồi thiền theo tư thế kiết già đều là sai ạ ? Và thiền ko bắt buộc phải theo đúng tư thế kiết già đúng ko ạ ?
3, Nếu đã là hành tinh X đâm vô trái đất mà tiêu mất 2/3 nhân loại thì sao admin còn đưa ra toà án lương tâm và phép thiền 49 ngày để làm gì ạ ? Phải chăng đó là nói đến 2 án phạt khác nhau chăng ? Nhưng lại chỉ có một phương án cứu cánh duy nhất ?
- Cháu xin chân thành cảm ơn admin !

Trả lời: 1. Điều này đúng như bạn suy như thế về Thiên Thư.
2. Phật xưa ngồi bán già. Các họa sĩ không đủ hiểu nên họ vẽ, trình bày theo sự thấy biết của mỗi cá nhân họ mà thôi. Thiền không bắt buộc phải ngồi theo thế Kiết Già bao giờ cả. Miễn sao đáp ứng yêu cầu giữ thẳng xương sống lưng trong suốt quá trình tham thiền là căn bản.
3. Tòa án lương tâm phải thức tỉnh, để phán xét và kết án tử đối với sự mê muội… Tối thiểu, nó cũng ý thức lương tâm mà động lòng trắc ẩn cùng cộng đồng xã hội xung quanh ngay. Sự bác ái sẽ đến từ các bạn và tất cả cộng đồng chúng ta ngay thôi. Và 49 ngày là cứu cánh duy nhất để đưa cộng đồng thoát qua hiểm nạn đó. Tất cả mọi giáo chủ của bất kỳ giáo phái nào cũng đều dùng phương tiện này. Bằng không, trong lĩnh vực tôn giáo nói chung. Thấp thì họ chỉ gây ra sự mê tín và loạn lạc cả cộng đồng cũng như xã hội đi mà thôi. Cao thì khiến cho sự chờ đợi miệt mài mà không thấy thực tại đến. Từ đó sinh ra lung lạc lòng tin rồi nghi ngờ gây chia rẽ. Và cũng làm hoang mang cho chính vị Thầy đang dẫn dắt đó từ sâu trong lương tâm của chính họ.
1

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét