📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

Ly tao 離騷 • Nỗi sầu ly biệt - Khuất Nguyên


 

Ly tao là tác phẩm tiêu biểu của Khuất Nguyên, là bài thơ lãng mạn-trữ tình-tự thuật đầu tiên và lớn nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. Ly tao nổi tiếng đến mức người Trung Quốc về sau coi đó là đại biểu của thơ ca. Họ gọi nhà thơ, nhà văn là “tao nhân, mặc khách” (ở Việt Nam ta trước đây cũng quan niệm như vậy, nên Lê Thánh Tông gọi thi đàn do mình sáng lập là “Tao đàn”, và Thế Lữ trong bài Cây đàn muôn điệu đã viết “Mượn cây bút nàng Ly tao tôi vẽ...”).

Về chữ Ly tao có nhiều cách giải thích. Chu Bích Liên, trong sách Cổ thi hải, kết hợp ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, lý giải rằng: Ly tao nguyên là một điệu dân ca nước Sở, thích hợp với việc thể hiện những nỗi uất ức, bất bình; vì thế nhà thơ Khuất Nguyên khi bị vua Sở đầy ải đã dùng Ly tao làm đề để trữ phát những nỗi đau buồn day dứt uất kết trong lòng, đồng thời nói lên lý tưởng mà mình hoài bão. Ở ta, thông thường vẫn hiểu chữ “ly tao” theo cách chú giải của Vương Dật (người cuối đời Ðông Hán): “Ly tao - nỗi sầu ly biệt”. Chú như vậy cũng thông (có thể đây là nguyên nghĩa của Ly tao trong Sở điệu).

-----

Bản dịch của Nhượng Tống

Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ,
Vốn dòng vua về họ Cao Dương.
Tháng giêng đầu tiết xuân sang,
Cõi đời ta xuống, giữa đương ngày Dần.
Buổi trứng nước ân cần săn sóc,
Biết bao nhiêu khó nhọc công cha.
Chữ hay kén đặt cho ta:
Tên là Chính Tắc, tự là Linh Quân.
Trong ta đã mười phần lộng lẫy,
Chải chuốt càng thêm nảy xinh tươi.
Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài,
Tết lan thu lại làm đai đeo thường.
Sợ chẳng kịp, ta càng mê mải,
Tuổi xanh nào có đợi gì ai!
Mộc lan sớm cắt trên đồi,
Đông thanh chiều hái bên ngoài bến sông.
Ngày tháng vút đi không trở lại,
Vừa xuân qua đã lại thu sang.
Đoái trông cỏ áy cây vàng,
Sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên!
Tuổi đang trẻ nết quen càn rỡ,
Thế mà không đổi sửa cho đành.
Ngựa hay cưỡi lấy, đi nhanh,
Lại đây ta chỉ cho mình đường quang.
Đời ba vua thuở đang rực rỡ,
Các giống thơm hớn hở đua tươi.
Hoa tiêu, hoa quế lộn mùi,
Cứ gì hoa huệ được người yêu đương.
Theo đạo chính nhằm đường ngay thẳng,
Nghiêu Thuấn xưa thiệt đấng minh quân.
Cớ sao Kiệt Trụ ngu đần,
Đâm đầu lối tắt sa chân đường cùng.
Hám vui bọn chúng không biết sợ,
Đường tối tăm hiểm trở xiết bao.
Xe loan e lúc đổ nhào,
Phải rằng ta sợ thiệt vào đến thân!
Cố theo kịp gót chân vua trước,
Quản chi công xuôi ngược long đong.
Tình ta mình chẳng xét cùng,
Nghe lời ton hót đem lòng giận ta!
Nói thẳng vẫn biết là có hại,
Biết vậy mà nín mãi không đành!
Chín lần trời hãy chứng minh,
Chỉ vì ta quá yêu mình đấy thôi!
Trước cùng ta nặng lời hẹn ước,
Sau vì đâu đổi khác đơn sai?
Biệt ly ta chẳng quản nài,
Xót mình lòng dạ đổi dời bao phen.
Chín vườn lan lại nghìn sào huệ,
Một mình ta chăm chỉ hôm mai.
Tử tiêu bạch chỉ xen vai,
Kẹ trong đỗ nhược, bao ngoài tân di.
Mong cành lá có khi đua nẩy,
Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi.
Bỏ rơi ta thiết chi đời,
Thấy trăm hoa chịu lạc loài mà thương!
Chúng chen chúc trên đường vụ lợi,
Tấm lòng tham, tham mãi tham hoài!
Đem dạ mình đọ bụng người,
Sinh lòng ghen ghét, đặt lời gièm pha.
Mồi phú quý cố mà đeo đuổi,
Phải lòng ta có vội thế đâu.
Cái già sồng sộc theo nhau,
E không để được về sau tiếng lành.
Ăn hoa rụng bên nhành thu cúc,
Uống sương sa dưới gốc mộc lan.
Tình yêu khôn đẹp muôn vàn,
Khát hoài! đói mãi! phàn nàn mà chi!
Rút rễ cây ta xe sợi chỉ,
Xâu cánh hoa thiên lý xinh xinh.
Cánh lan cánh huệ trắng tinh,
Giây ngần bền dẻo tết manh áo ngoài.
Áo như thế thói đời chẳng mặc,
Ta cứ theo phép tắc người xưa.
Dẫu rằng đời có chẳng ưa,
Thì xin theo lối cũng như Bành, Hàm.
Đời người khổ kể làm sao xiết!
Đành than dài gạt vết lệ hoen.
Làm xinh ta khéo vô duyên,
Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ.
Sa cơ mặc nhởn nhơ vẫn thế,
Vẫn đeo lan dắt huệ như xưa.
Lòng ta đã thích đã ưa,
Dẫu rằng chín chết có chừa được đâu.
Trách mình chẳng suy sau xét trước,
Mãi mãi không rõ được thói đời.
Chúng ghen ta có mày ngài,
Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ.
Người đời thật đã thừa khôn khéo,
Đua nhau theo mức vẹo thước cong.
Khuôn vuông mẫu thẳng chẳng dùng,
Cúi luồn cầu cạnh một dòng như nhau!
Một mình chịu nuốt sầu ngậm tủi,
Nói ai hay nông nỗi lúc này?
Thà cho sống đoạ thác đày,
Lòng ta không nỡ để lây thói thường!
Loài chim cắt ngang tàng bay bổng,
Vốn xưa nay là giống không đàn.
Vuông tròn vốn chẳng cùng làn,
Khúc đường ai để yên hàn cho ai?
Tránh điều lỗi, mặc đời xoi mói!
Nén chí xưa, cam nỗi xót xa.
Thánh hiền xưa cũng như ta,
Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong!
Tiếc nhận lối mà không biết lối,
Liệu về thôi, ở lại chi lâu?
Lạc đường cũng chửa xa đâu,
Quay xe trở lại cho mau còn vừa.
Giục vó ngựa lên bờ lan dã,
Sang gò tiêu thong thả nghỉ ngơi.
Tiến ra chẳng hợp với đời,
Lui về sửa lại mặc ngoài cho xinh.
Hái sen súng, cắt manh áo đẹp,
Cắt phù dung may nếp xiêm dài.
Đời không biết đến mặc đời,
Tình ta vẫn hẳn vẹn mười thơm tho.
Mũ ta đội xốc cho cao ngất,
Đai ta đeo buông thật dịu dàng.
Khắp mình thơm nức sáng choang,
Đẹp còn giữ được chất thường chưa phai.
Chợt quay lại liếc chơi, ta muốn
Đi xem cho khắp bốn cõi hoang.
Rung rinh bao thú điểm trang
Ngọt ngào càng thấy rõ ràng mùi thơm.
Đời ai cũng riêng ham từng món,
Như ta đây chỉ muốn làm xinh.
Phân thây xé xác cũng đành,
Lòng này hồ dễ dỗ dành được sao?
Tiếng cô chị bước vào léo xéo,
Mắng ta rằng rõ khéo ngẩn ngơ,
“Bướng như chàng Cổn ngày xưa,
Bỏ mình núi Vũ bây giờ ai thương?
Sao em thích khoe khoang chải chuốt,
Riêng một mình giữ một vẻ xinh?
Đầy nhà dây dợ, cỏ tranh,
Người ta mặc cả sao mình lại không?
Nói với chúng dễ hòng nói xiết!
Ai là người xét biết lòng ta?
Đời đều bè đảng gian tà,
Một mình ta nói, nói mà ai nghe?”
Trong đạo thành liệu bề theo dõi,
Đến chi đây xiết nỗi tân toan.
Sang Nam qua ngọn Tương Ngoan,
Tới đền vua Thuấn, ta than vài lời:
“Mê hát xướng kìa đời nhà Hạ,
Vua Thái Khang thoả dạ vui chơi,
Chẳng lo chẳng nghĩ lâu dài,
Năm con mới phải lạc loài bốn phương.
Vua Nghệ chỉ ham đường săn bắn,
Say chim muông quên hẳn việc thường.
Tham vui vua Xác hoang toàng,
Cả hai đều phải thịt xương tan tành!
Đến vua Ngáo cậy mình sức khoẻ,
Chẳng giữ gìn chỉ phí ăn chơi.
Quên mình ngày tháng giông dài,
Quá ra khi đã để rơi cả đầu.
Hạ Kiệt có biết đâu đạo cả,
Lần lữa trông tai vạ đến nơi.
Vua Tân ướp món thịt người,
Cũng vì thế mới hết đời nhà Thương!
Lại xét đến Vũ, Thang, Văn, Võ
Kính mà nghiêm chẳng bỏ đạo hằng.
Cất dùng toàn bọn tài năng,
Theo khuôn giữ mực thẳng băng một chiều.
Ông trời chẳng riêng yêu ai hết,
Xem thấy ai đức nết thì nên.
Xưa nay chỉ bậc thánh hiền,
Thương dân mới được cầm quyền trị dân.
Trông sau trước xét lần sự thế,
Hãy để tâm suy nghĩ cho cùng.
Làm đâu được việc bất công!
Những phường bất nghĩa có dùng được đâu.
Lòng này nghĩ trước sau như một,
Dẫu chết ngay chẳng chút nôn nao.
Người xưa oan thác biết bao,
Theo vuông lựa có vào sao lỗ tròn.
Nức nở khóc cho buồn đầy dạ,
Tủi cho thân sinh đã lỗi thời!
Gạt sầu bứt cánh huệ tươi,
Áo khăn lã chã lệ rơi ướt đầm!
Quỳ khép áo lầm rầm khấn vái:
“Xin dốc theo lẽ phải đường ngay!”
Quay ra đạp gió rẽ mây,
Cưỡi rồng gióng phượng định ngày chơi xa.
Sớm Thương-Ngô, chiều qua Huyền Phố,
Đến thần linh xa ngó cõi ngoài.
Chốn này muốn tạm nghỉ ngơi,
Chiều hôm bảng lảng mặt trời xuống nhanh.
“Hy Hoà hỡi nể tình ta với!
Lối non đoài chớ vội xông pha.
Quản bao nước thẳm non xa,
Để ta tìm kiếm cho ra bạn lòng!”
Cho ngựa uống bên đồng Dục Nhật,
Buông dây cương ở đất Phù Tang.
Nhởn nhơ chốc lát dọc đường,
Bẻ cành nhược mộc chăng ngang mặt trời.
Chị trăng phải nhanh chân tiến trước,
Dì gió cho lần bước theo sau.
Chim loan mở lối đi đầu,
Nhưng thầm sấm sét dốc hầu chưa xong!
Ta giục phượng gia công bay mãi,
Suốt ngày đêm rong ruổi cho mau.
Cơn giông bão táp theo hầu,
Cầu vồng mống cụt đem nhau đến chào.
Khắp các ngã trước sau tới tấp,
Đủ mọi mầu trên dưới tơi bời...
Ta truyền mở cửa nhà trời!
Lính canh lại tựa cửa ngoài nhìn ta.
Người mỏi mệt trời đà sẩm tối,
Đứng bơ phờ tay với bông lan.
Cõi đời nhơ đục muôn vàn,
Ghét tài, ghét đẹp, thói càn đã quen.
Sớm dóng ngựa qua miền Bạch Thuỷ,
Lên Lãng Phong ta sẽ dừng cương.
Không ai là gái đảm đang,
Trông về nước Sở gạt hàng lệ rơi.
Chơi cung Xuân này nơi thanh nhã,
Đeo dắt thêm hai đoá hoa quỳnh.
Hoa tươi còn chửa lìa cành,
Xem ai là gái hữu tình ta đưa.
Sai thần mây đi mưa về gió,
Cung Phục Phi tìm rõ tới nơi.
Mối may ta lại cậy người,
Cởi dây đeo để ngỏ lời giao đoan.
Trải mấy độ qua ngàn vượt núi,
Bỗng dọc ngang đường lối khó thông.
Chiều hôm về nghỉ non Cùng,
Sớm ra gội tóc trên sông Vị Bàn.
Nàng cậy đẹp khinh nhờn quen thói,
Quên tháng ngày, mê mải dong chơi.
Đẹp nhưng mất nết xin thôi,
Bỏ tìm chốn khác lấy người đoan trang.
Vùng trời rộng bốn phương man mác,
Xem khắp rồi lại bước xuống đời.
Hữu nhung trông với cõi ngoài,
Long lanh đền ngọc thấy người gái xinh.
Mượn chim trấm mối manh nói hộ,
Trấm trả lời: “Việc đó không xuôi!”
Kìa chim tu hú dại đời,
Ta còn ghét nó là loài tinh ranh.
Mình khuây khoả lấy mình chẳng nối,
Lòng hồ nghi trăm mối vấn vương.
Chịu lời ta đã phượng hoàng,
Chỉ e ta đến sau chàng Cao Tân.
Xa tìm chốn yên thân chẳng có,
Đành lênh đênh đây đó biết sao!
Thiếu Khang đang lúc ba đào,
Họ Kiều hai gái sánh vào vừa xinh.
Lý đã kém mối manh lại vụng,
Chỗ hẹn lời e cũng không bền.
Người đời bẩn tưởi nhỏ nhen,
Chuộng bên gian ác, ghét bên hiền tài.
Buồng the đã là nơi cách trở,
Nhà vua còn đang cữ mê say.
Ôm lòng biết ngỏ ai hay,
Bước đời nhịn mãi nước này được sao.
Chẻ nắm quẻ Quỳnh-mao làm thẻ
Mượn Linh-phân gieo quẻ nhân duyên.
Quẻ rằng: “Ao ước thì nên,
Bên tài bên sắc đôi bên cùng lòng.
Nghĩ chín cõi mênh mông rộng rãi,
Phải riêng đây có gái kén chồng?
Đường xa xin chớ ngại ngùng,
Người xinh ai chẳng đem lòng khát khao?
Cỏ thơm kể nơi nào chẳng có,
Thương tiếc chi quê cũ nữa anh!
Quáng loà bao kẻ chung quanh,
Dở hay ai xét cho mình nữa đâu!
Lòng yêu ghét khác nhau biết mấy!
Bọn chúng coi thật thấy lạ đời.
Cỏ hôi đeo dắt đầy người,
Hoa lan thơm ngát chê bai chẳng dùng.
Loài cây cỏ còn không phân biệt,
Giống ngọc lành xét biết đâu mà!
Phân tro xếp đống đầy nhà,
Cánh hồi cánh quế chê là không thơm”
Quẻ dạy thế, ở làm chi nữa!
Nhưng lòng còn lưỡng lự chưa đi.
Chiều nay sắp đặt lễ nghi,
Mời Vu Hàm lại ta thì hỏi han.
Chín dãy núi chập chờn đón rước,
Trăm vị thần chững chạc tới nơi.
Hào quang rực rỡ đầy trời,
Vì ta dạy hết mọi lời thuỷ chung.
Rằng: “Lên xuống cố công tìm hỏi,
Ai cùng mình khuôn lối như in.
Vũ, Thang kén lựa tôi hiền,
Chí Cao Dao được chúng tin yêu vì.
Quả là đẹp cứ gì tốt mối!
Giá ngọc lành há phải bán rong!
Duyệt xưa đắp đất ngoài đồng,
Vũ Đinh tìm gặp tin dùng chẳng nghi.
Lã Vọng trước làm nghề bán thịt,
Gặp Văn Vương mới biết tướng tài.
Chăn trâu Ninh Thích hát chơi,
Tề Hoàn nghe đã cho vời làm quan.
Tuổi chưa muộn lo toan còn kịp,
Thời đang vừa thu xếp đi cho!
Véo von đề quyết gọi thu,
Trăng hoa e lúc thơm tho chẳng còn!
Vòng hoa quỳnh đẹp giòn biết mấy,
Che lấp đi ai biết vẻ xinh!
Ghét ghen chúng chẳng thương tình,
E khi giập gãy tan tành biết đâu.”
Trách thời tiết thật mau thay đổi,
Nào lữa lần được mãi cho cam.
Hoa lan giờ đã hết thơm,
Hoa lài hoa huệ hoá làm cỏ tranh...
Bao nhiêu giống hương thanh sắc đẹp,
Đều dốc đời đổi kiếp hôi tanh.
Không năng chải chuốt làm xinh,
Tại ai đâu, chỉ tại mình đấy thôi.
Lan ta tưởng đáng nơi tin cậy,
Có ngờ đâu bóng bẩy mà hư.
Theo đời bỏ vẻ đẹp xưa,
Đua đòi cẩu thả cũng như mọi loài.
Tiêu bợ đỡ nịnh đời ra mặt,
Túi thuốc trừ nhét chặt thù du.
Đem thân cầu cạnh bôn xu,
Còn đâu giữ được thơm tho tính trời.
Thói thường vốn theo thời thay đổi,
Ai giữ mình cho khỏi suy di!
Tiêu Lan còn chả ra gì,
Trách chi đến sói, kể chi đến nhài!
Riêng hoa quỳnh thật loài đáng quý,
Tới nay còn giữ vẻ năm xưa.
Hương còn thoang thoảng xa đưa,
Đẹp còn nguyên vẹn vẫn như ngày nào.
Tự an ủi, theo vào mực thước,
Ngắm hoa đeo ngày trước còn xinh.
Khắp vùng trời đất mông mênh,
Tìm cho thấy bạn hữu tình mới thôi.
Linh phân dạy: “Quẻ coi tốt lắm!”
Chọn ngày lành ta sắm sửa đi.
Hoa quỳnh bẻ lấy phòng khi,
Cành thì làm bánh, cánh thì làm cơm.
Lộn ngà ngọc đóng làm xe cưỡi,
Kéo xe ta phất phới rồng bay.
Đi cho vắng mặt khuất mày,
Lòng lìa, thế bắt thân này phải xa!
Đường thăm thẳm trông ra quanh quất
Hãy vòng xe qua đất Côn Luân.
Vang vang nhạc ngọc thét dồn,
Mây màu lấp lánh vây tròn trước sau.
Sớm bên trời bắt đầu rong ruổi,
Chiều hôm ta tới cõi cực tây.
Trước xe đón ngựa cờ bay,
Phượng hoàng vỗ cánh tung mây tuyệt vời.
Chốc ta lại qua chơi bể Cát,
Theo dòng sông bát ngát đỏ ngầu.
Thuồng thuồng sửa bến cho mau!
Bảo Tây hoàng phải bắc cầu ta sang.
Xa thăm thẳm cõi đường hiểm trở,
Dồn các xe giúp đỡ ta cùng.
Bất Chu lối tả đi vòng,
Hẹn ngày tháng chỉ qua vùng biển tây.
Đều tay sắp giật dây cương ngọc,
Nghìn xe cùng một lúc ra đi.
Tám rồng bay lộn trước xe,
Cờ bay phất phới bóng che rợp trời.
Hãy ngừng bước, tạm nguôi dạ tủi,
Buông thần hồn lên cõi cao xa.
Múa Thiều hát khúc Cửu ca,
Tháng ngày thong thả liệu mà làm khuây.
Cất mình khoảng trời mây rộng rãi,
Chợt ngoảnh đầu trông lại quê hương.
Ngựa buồn, đầy tớ thảm thương,
Co ro nhớn nhác, ngại đường chẳng đi.
Vãn rằng:
Thôi than tiếc làm chi cho cực!
Biết ta đâu một nước không người.
Chính lành làm sức với ai,
Bành Hàm đâu đó ta thời đi theo.

 


Bản gốc:

帝高陽之苗裔兮,
朕皇考曰伯庸;
攝提貞于孟陬兮,
惟庚寅吾以降;
皇覽揆余于初度兮,
肇錫余以嘉名;
名余曰正則兮,
字余曰靈均;
紛吾既有此內美兮,
又重之以修能;
扈江離與辟芷兮,
紉秋蘭以為佩;
汩余若將不及兮,
恐年歲之不吾與;
朝搴阰之木蘭兮,
夕攬洲之宿莽;
日月忽其不淹兮,
春與秋其代序;
惟草木之零落兮,
恐美人之遲暮;
不撫壯而棄穢兮,
何不改乎此度?
乘騏驥以馳騁兮,
來吾導夫先路。
昔三後之純粹兮,
固眾芳之所在;
雜申椒與菌桂兮,
豈維紉夫蕙芷;
彼堯舜之耿介兮,
既遵道而得路;
何桀紂之猖披兮,
夫唯捷徑以窘;
惟夫党人之偷樂兮,
路幽昧以險隘;
豈余身之憚殃兮,
恐皇輿之敗績;
忽奔走以先後兮,
及前王之踵武;
荃不察余之中情兮,
反信饞而齌怒;
余固知謇謇之為患兮,
忍而不能舍也;
指九天以為正兮,
夫唯靈修之故也;
日黃昏以為期兮,
羌中道而改路。
初既與余成言兮,
後悔遁而有他;
余既不難夫離別兮,
傷靈修之數化。
余既茲蘭之九畹兮,
又樹蕙之百畝;
畦留夷與揭車兮,
雜度蘅與方芷;
冀枝葉之峻茂兮,
願俟時乎吾將刈;
雖萎絕其亦何傷兮,
哀眾芳之蕪穢;
眾皆競進以貪婪兮,
憑不厭乎求索;
羌內恕己以量人兮,
各興心而嫉妒;
忽馳騖以追逐兮,
非余心之所急;
老冉冉其將至兮,
恐修名之不立;
朝飲木蘭之墜露兮,
夕餐秋菊之落英;
苟余情其信姱以練要兮,
長顑頷亦何傷;
攬木根以結芷兮,
貫薜荔之落蕊;
矯菌桂以紉蕙兮,
索胡繩之纚纚;
謇吾法夫前修兮,
非世俗之所服;
雖不周於今之人兮,
願依彭鹹之遺則!
長太息以掩涕兮,
哀民生之多艱;
余雖好修姱以鞿羈兮,
謇朝誶而夕替;
既替余以蕙纕兮,
又申之以攬芷;
亦余心之所善兮,
雖九死其猶未悔;
怨靈脩之浩蕩兮,
終不察夫民心。
眾女疾余之蛾眉兮,
謠諑謂余以善淫;
固時俗之工巧兮,
偭規矩而改錯;
背繩墨以追曲兮,
競周容以為度;
忳郁邑余挓傺兮,
吾獨窮困乎此時也;
寧溘死以流亡兮,
余不忍為此態;
鷙鳥之不群兮,
自前世而固然;
何方圜之能周兮,
夫孰異道而相安;
屈心而抑志兮,
忍尤而攘詬;
伏清白以死直兮,
固前聖之所厚。
悔相道之不察兮,
延佇乎吾將反;
回朕車以復路兮,
及行迷之未遠;
步余馬于蘭皋兮,
馳椒丘且焉止息;
進不入以離尤兮,
退將復修吾初服;
制芰荷以為衣兮,
集芙蓉以為裳;
不吾知其亦已兮,
苟余情其信芳;
高余冠之岌岌兮,
長余佩之陸離;
芳與澤其雜糅兮,
唯昭質其猶未虧;
忽反顧以遊目兮,
將往觀乎四荒;
佩繽紛其繁飾兮,
芳菲菲其彌章;
民生各有所樂兮,
余獨好修以為常;
雖體解吾猶未變兮,
豈余心之可懲。
女嬃之嬋媛兮,
申申其詈予。
曰:「鮌婞直以亡身兮,
終然殀乎羽之野;
汝何博謇而好修兮,
紛獨有此姱節;
薋菉葹以盈室兮,
判獨離而不服;
眾不可戶說兮,
孰雲察余之中情;
世並舉而好朋兮,
夫何煢獨而不予聽。」
依前聖以節中兮,
喟憑心而曆茲;
濟沅湘以南征兮,
就重華而陳詞:
「啟《九辯》與《九歌》兮,
夏康娛以自縱;
不顧難以圖後兮,
五子用乎家巷;
羿淫遊以佚畋兮,
又好射夫封狐;
固亂流其鮮終兮,
浞又貪夫厥家;
澆身被服強圉兮,
縱欲而不忍;
日康娛而自忘兮,
厥首用夫顛隕;
夏桀之常違兮,
乃遂焉而逢殃;
後辛之菹醢兮,
殷宗用之不長;
湯禹儼而祗敬兮,
周論道而莫差;
舉賢才而授能兮,
循繩墨而不頗;
皇天無私阿兮,
攬民德焉錯輔;
夫維聖哲以茂行兮,
苟得用此下土;
瞻前而顧後兮,
相觀民之計極;
夫孰非義而可用兮,
孰非善而可服;
阽余身而危死兮,
攬余初其猶未悔;
不量鑿而正枘兮,
固前修以菹醢。」
曾歔欷余鬱邑兮,
哀朕時之不當;
攬茹蕙以掩涕兮,
霑余襟之浪浪。
跪敷衽以陳詞兮,
耿吾既得中正;
駟玉虯以乘鷖兮,
溘埃風余上征;
朝發軔於蒼梧兮,
夕余至乎縣圃;
欲少留此靈瑣兮,
日忽忽其將暮;
吾令羲和弭節兮,
望崦嵫而匆迫;
路曼曼其修遠兮,
吾將上下而求索;
飲余馬于咸池兮,
總余轡乎扶桑;
折若木以拂日兮,
聊逍遙以相羊;
前望舒使先驅兮,
後飛廉使奔屬;
鸞皇為余先戒兮,
雷師告余以未具;
吾令鳳鳥飛騰夕,
繼之以日夜;
飄風屯其相離兮,
帥雲霓而來禦;
紛總總其離合兮,
斑陸離其上下;
吾令帝閽開關兮,
倚閶闔而望予;
時曖曖其將罷兮,
結幽蘭而延佇;
世溷濁而不分兮,
好蔽美而嫉妒。
朝吾將濟於白水兮,
登閬風而紲馬;
忽反顧以流涕兮,
哀高丘之無女;
溘吾遊此春宮兮,
折瓊枝以繼佩;
及榮華之未落兮,
相下女之可詒;
吾令豐隆乘雲兮,
求宓妃之所在;
解佩纕以結言兮,
吾令蹇修以為理;
紛總總其離合兮,
忽緯繣其難遷;
夕歸次於窮石兮,
朝濯發乎洧盤;
保厥美以驕傲兮,
日康娛以淫遊;
雖信美而無禮兮,
來違棄而改求;
覽相觀於四極兮,
周流乎天余乃下;
望瑤台之偃蹇兮,
見有娀之佚女;
吾令鴆為媒兮,
鴆告余以不好;
雄鳩之鳴逝兮,
余猶惡其佻巧;
心猶豫而狐疑兮,
欲自適而不可;
鳳皇既受詒兮,
恐高辛之先我;
欲遠集而無所適兮,
聊浮遊以逍遙;
及少康之未家兮,
留有虞之二姚;
理弱而媒拙兮,
恐導言之不固;
世溷濁而嫉賢兮,
好蔽美而稱惡;
閨中既已邃遠兮,
哲王又不寤;
懷朕情而不發兮,
余焉能忍此終古。
索藑茅以筳篿兮,
命靈氛為余占之;
曰:兩美其必合兮,
孰信修而慕之;
思九州之博大兮,
豈惟是其有女?
曰:勉遠逝而無狐疑兮,
孰求美而釋女?
何所獨無芳草兮,
爾何懷乎故宇;
世幽昧以昡曜兮,
孰雲察余之善惡;
民好惡其不同兮,
惟此黨人其獨異;
戶服艾以盈要兮,
謂幽蘭其不可佩;
覽察草木其猶未得兮,
豈珵美之能當?
蘇糞壤以充幃兮,
謂申椒其不芳。
欲從靈氛之吉占兮,
心猶豫而狐疑;
巫鹹將夕降兮,
懷椒糈而要之;
百神翳其備降兮,
九疑繽其並迎;
皇剡剡其揚靈兮,
告余以吉故;
曰:勉升降以上下兮,
求□鑊之所同;
湯禹嚴而求合兮,
摯咎繇而能調;
苟中情其好修兮,
又何必用夫行媒;
說操築于傅岩兮,
武丁用而不疑;
呂望之鼓刀兮,
遭周文而得舉;
甯戚之謳歌兮,
齊桓聞以該輔;
及年歲之未晏兮,
時亦猶其未央;
恐鵜鴃之先鳴兮,
使夫百草為之不芳;
何瓊佩之偃蹇兮,
眾薆然而蔽之;
惟此黨人之不諒兮,
恐嫉妒而折之;
時繽紛其變易兮,
又何可以淹留;
蘭芷變而不芳兮,
荃蕙化而為茅;
何昔日之芳草兮,
今直為此蕭艾也;
豈其有他故兮,
莫好修之害也;
余既以蘭為可侍兮,
羌無實而容長;
委厥美以從俗兮,
苟得列乎眾芳;
椒專佞以慢韜兮,
樧又欲充夫佩幃;
既幹進而務入兮,
又何芳之能祗;
固時俗之流從兮,
又孰能無變化;
覽椒蘭其若茲兮,
又況揭車與江離;
惟茲佩之可貴兮,
委厥美而曆茲;
芳菲菲而難虧兮,
芬至今猶未沫;
和調度以自娛兮,
聊浮遊而求女;
及余飾之方壯兮,
周流觀乎上下。
靈芬既告余以吉占兮,
曆吉日乎吾將行;
折瓊枝以為羞兮,
精瓊爢以為粻;
為余駕飛龍兮,
雜瑤象以為車;
何離心之可同兮,
吾將遠逝以自疏;
邅吾道夫昆侖兮,
路修遠以周流;
揚雲霓之晻藹兮,
鳴玉鸞之啾啾;
朝發軔于天津兮,
夕余至乎西極;
鳳皇翼其承旗兮,
高翱翔之翼翼;
乎吾行此流沙兮,
遵赤水而容與;
麾蛟龍使梁津兮,
詔西皇使涉予;
路修遠以多艱兮,
騰眾車使徑待;
路不周以左轉兮,
指西海以為期;
屯余車其千乘兮,
齊玉軑而並馳;
駕八龍之蜿蜿兮,
載雲旗之委蛇;
抑志而弭節兮,
神高馳之邈邈;
奏《九歌》而舞《韶》兮,
聊假日以媮樂;
陟升皇之赫戲兮,
忽臨睨夫舊鄉;
仆夫悲余馬懷兮,
蜷局顧而不行。
亂曰:已矣哉,
國無人莫我知兮,
又何懷乎故都;
既莫足為美政兮,
吾將從彭咸之所居。





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét