📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

[PDF] Bản dịch Đạo Đức Kinh (Chương 16) Qui Căn - TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ



CHÍNH PHÁP

Bản thân sở học nông cạn không dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng hiện nay ở Việt Nam bàng môn vô số, đạo phong suy đồi, đa phần có chút danh tiếng thì đều rơi vào phù chú lục quyết, khí công dưỡng sinh. Tai hại nhất là mê tín dị đoan, sinh ra đủ thứ học thuyết quái đản, chẳng những xa rời chân Đạo của Tam thánh tông chỉ mà còn báng bổ chư tổ tiền nhân, đề cao vật chất sự tình. Nên biết, chư tổ khuyên người hướng thiện tu chân chỉ nhằm đồng đăng Niết bàn giải thoát, tấm lòng vì nhân sinh như thế há có thể bóp méo như vậy sao? Lại vừa muốn vật chất đầy đủ vừa muốn là Tiên là Phật thì có thể sao? Đó chỉ là ngụy biện của tham, sân, si mà thôi. Người tu đạo lúc chưa thành tuy cần tích lũy vật chất tiền bạc nhưng đó là để đảm bảo sinh tồn, giữ thân tu luyện hoặc có trách nhiệm với gia đình thân quyến, tốt hơn một chút thì có thể tạo ra hoàn cảnh thuận lợi, chọn nơi phong thủy đắc địa nhằm trợ giúp tu hành, chứ tuyệt không vì nhắm đến hưởng thụ hư vinh. Đồng đạo chả lẽ không nhớ lời Thái Thượng: "Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi". Tổn này là tổn dục vọng, ham muốn, mong cầu, bớt suy nghĩ mà thanh tĩnh, mỗi ngày mỗi giảm, giảm đến lúc vô vi nhi vi. Sao có thể tiếp tục tham lam mà đòi thành Tiên thành Phật đây?

Nay tuy người viết chưa thành tựu nhưng không thể không nói ra sự thật, mong có thể làm một chút ánh sáng dẫn đường để người hữu duyên có cái dựa vào. Người mới theo Đạo thấy đan kinh ẩn ngữ khó hiểu e rằng bỏ qua mà rơi vào bàng môn, bản thân nhiều năm tìm hiểu, cũng đã xảy ra tình huống như vậy, nhân đây xin nói sơ qua cách nhìn nhận chân công phu để đồng đạo chí sĩ có cơ sở mà xét.

Phàm người tìm hiểu khí công, đan thư đều dễ rơi vào chấp nhất chi phái môn hộ, đọc mà không thông biến, thường tin vào những lời quảng cáo cao siêu mà ngộ nhận về Đan Đạo.
Xin nói rõ, Đan Đạo lấy nhập huyền quan thu tiên thiên kết đan làm mục tiêu, không phải thứ mà khí công hậu thiên thông mạch có thể so sánh. Tại sao lại nói là nhập Huyền Quan mà không nói là mở? Bởi vì nó là một trạng thái trong tĩnh tọa, muốn nhập huyền quan, tất phải như Đạo tổ truyền dạy "Trí hư cực, thủ tĩnh đốc" đó là tĩnh tọa công phu phải đạt tới cực tĩnh mà nhập huyền quan từ đó tiên thiên lai phục, không phải khô tọa ngoan không cũng không phải tự tác hữu vi, mà là lấy hữu nhập vô, ở giữa vô và hữu chân khí liền phát động đó gọi là "Vô trung sinh hữu", "Tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông" . Đan đạo từ động nhập tĩnh, tĩnh cực nhi động là hợp theo lý Âm Dương của Thái cực, Dương cực sinh Âm, Âm cực sinh Dương. Vậy nên xét công phu nào mà không nói tới tĩnh tọa nhập huyền chỉ nói thông mạch thì đó chỉ là khí công hậu thiên mà thôi. Tuy nó có công dụng dưỡng sinh nhưng kết đan là không thể nào! Còn như một số chi phái Phật gia giữ tĩnh định sinh tuệ nhằm luyện thần thông thì cũng có chỗ bất đồng, bởi như thế là còn nhận biết về cảnh giới, chưa thực sự đạt đến cực tĩnh mà Phật, Đạo hai nhà đã chỉ ra ở những câu sau:"Vật ngã lưỡng vong", "Vô Ngã Vô Tướng" "Vạn sự như như", "Hỗn hỗn độn độn, yểu yểu minh minh", "Tam giả ký vô, duy kiến ư không", "Tứ Đại giai không", "Sắc tức thị không, không tức thị sắc"; tu luyện pháp này đi theo hướng khác, cũng không thể đạt đến trạng thái Huyền Quan.

Thứ nữa, những loại tâm nhãn soi xét, thần tiên ghé thăm, tiền kiếp hậu kiếp từng là nhân vật này nọ thảy toàn là ảo cảnh, tĩnh tọa đại thành còn dễ gặp ảo cảnh nữa là thường nhân soi nhãn. Một cái nữa là pháp thuật cải mệnh hay thay đổi nhân quả, cái này nghe đã vô lý, cải mệnh bản thân vốn còn phải dựa vào tu luyện Kim Đan, Tử Dương chân nhân nói: "Một hạt Kim Đan nuốt xuống bụng, mới hay ngã mệnh chẳng do trời". Huống chi như quảng cáo có thể thay đổi cả vận mệnh người khác được ư? Cái này bất quá là tác động vào hậu thiên hữu vi không phải chân chính cải mệnh, còn như phát niệm thù địch, kết tập nguyện lực... toàn là mê tín hại người, càng không đáng nói. Vả lại người học phải dựa vào chính mình nỗ lực phấn đấu, sao có chuyện cầu xin ngoại lực mà được? Chẳng khác nào dúi tiền tay Phật! Chính là thể hiện tâm tham cầu chưa yên mà thôi.

Vì vậy bạn đọc mới tìm hiểu chớ nên sa vào những luận điệu này mà lầm đường lạc lối, tiền mất tật mang. Đan đạo là triết học, là cách sống, là khoa học thực hành, tuyệt không phải tôn giáo sùng bái mê tín. Đan đạo từ đầu tới cuối chỉ là Thanh tĩnh vô vi mà thôi.

Để tránh rườm lời, mong chư vị đồng đạo xét kỹ Đạo đức kinh, nhất là chương 16. Xưa có câu: "Quy căn cần tìm quy căn khiếu, phục mệnh phải tìm phục mệnh quan" Quan khiếu đó chính là Huyền Quan nhất khiếu. Sau đây xin đăng bản dịch Đạo Đức Chương 16 do Hoàng Nguyên Cát chân nhân chú, ngài Nguyễn Minh Thiện Tam Tông Miếu dịch, để đồng đạo hiểu rõ cái lý Quy căn.

Chúc chư vị sức khỏe! Tinh tấn!

Xích Long






- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét