📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.66 - THIÊN HOA HỘI | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Tưởng, trước khi nhắc lại kỳ thi Thiên Hoa Hội. Tôi cũng lưu ý thêm cùng các bạn là: Thật ra trong kỳ Pháp Hoa Hội thì trước đó là phải nhịn ăn 49 ngày để bày binh bố trận rồi. Thế nhưng sau đó ta mới có thể phát hiện được ra những giá trị của sách lược cũ là không khả thi!? Những học thuật từ Kinh Dịch, Kỳ Môn, Bát quái v.v… nói chung. Chỉ có thể dụng được đối với thế nhân mà thôi (nhất là hệ thống Nhị Thập Bát Tú). Tất nhiên những sai sót trong đó cũng không ai biết, vì không thể lĩnh hội tới cho nổi. Cho nên khi ta áp dụng vào cõi Trời là không có giá trị gì hết cả!

Sau 49 ngày đó, buộc tôi phải dội ngược trở ra. Tôi chỉ có khoảng thời gian 1 tháng để dưỡng sức và kiểm tra lại toàn bộ học thuật cũng như bố trí lại (kiểm điểm binh mã). Rồi còn tiếp tục thâm nhập 49 ngày lần thứ hai vào thế giới đó mà thi thố nữa. Vị chi, 3 kỳ thì tôi nhất thiết phải thực hiện 6 lần nhịn 49 ngày như thế cả thảy (đủ lục cõi). Chỉ tính riêng hai kỳ cuối liên tiếp này thôi. Tôi phải thực hiện 4 lần như thế mới đủ. Bởi một lần là hết 2 tháng rồi. Nghỉ 1 tháng để hồi sức mà tiếp tục lâm trận ứng thí. Như thế, cứ mỗi lần là xong một Mùa. Trung bình, 1 năm là 4 mùa có 360 ngày. Tôi vì tìm lẽ công lý mà quyết tìm cho ra những uẩn khúc của Đạo, đã phải nhịn ăn hết 200 ngày để dự thi trong thiên trường rồi vậy (thực tế là nhịn tương đương 240 ngày đấy). Quỷ Thần ngày đó cũng phải kinh hãi, duy chỉ có con người là xem thường trong sự u minh và đố kỵ chung mà thôi. Thế nên mới có câu Pháp Luân Thường Chuyển. Điều này có nghĩa là phải luân chuyển Pháp đó trong cả 4 Mùa của một Năm. Sao có chỗ cho cái gọi là Pháp Luân Công lạm danh Pháp nhà Phật mà gây rối giữa chợ đời như thế cho được.
Các bạn cứ tạm biết qua như thế nhé. Chúng ta tiếp tục vào đề thôi:
Trong một lần, tôi đang ngao du ngoạn cảnh thiên trường trong trạng thái tham thiền nhập định… Tôi vẫn không hiểu Tạo Hóa lá lay làm sao, khiến tôi lạc vào hội hoa đăng mà trời đất đã giăng sẵn lúc nào không hay biết!? Do đó bài thi mới có câu mở đầu là…; “Lạc giữa muôn trùng Hội Hoa Đăng!”. Các bạn cũng thấy rằng kỳ 1 thì giải bằng 1 bài thi cho thượng nguyên. Kỳ 2 thì phải 2 bài là trung nguyên. Tất nhiên kỳ 3 này cũng phải đến 3 bài mới giải nổi được cuộc thế của hạ nguyên cuối cùng này.
Ta phải biết Trời đất mở Hội Hoa Đăng này, vốn ý là cho Thần Tiên khắp lục cõi dự lãm và “bình Hoa xem danh Hoa nào là Hoa Hậu!”. Ban đầu, ý Tạo Hóa chỉ đơn thuần có thế thôi. Cứ tưởng bở cho những gã quen tính lãng du, ngạo mạn như tôi chen chân mà học đòi dự lãm theo tục thói lúc nhàn rỗi. Nào ai ngờ được đó lại chính là cái bẫy rập của Thợ Tạo giăng ra như thế!
Cho nên kẻ mù bẩm sinh như tôi mới đua đòi mà “múa rìu trước mắt Thợ Tạo” như sau:
THIÊN HOA HỘI !
(KỳIII ; Tam nguyên)
Lạc giữa muôn trùng Hội Hoa Đăng
Mỗi mùa một vẻ hàm phong hằng
Mai lan cúc lựu phong ngôi hậu
Cầm kỳ thi họa đủ gió trăng.
Ở đây tôi không bàn những ý mà các bạn đã biết như Mai hòa tiếng Cầm của mùa Xuân mà khởi nhịp. Lan thì bày Kỳ thế của Mùa Đông cùng chung cuộc. Cúc vận ý Thơ cho thi sĩ thả hồn vào Thu cõi. Và sắc Lựu với nét Họa của trời Hạ, là gam màu điểm tô cho bức tranh của tạo hóa. Tùy theo đặc tính của bốn mùa trong đó mà hòa nhịp theo xuất xử cho đúng thời dụng. Mà tôi chỉ bàn đến cái ý tiềm ẩn của Hoa Hậu trong đó như sau: Như đã nói một năm có tất cả 6 khí, 24 tiết và 72 hậu trong đó. Chia ra một tiết có 3 hậu. Vậy một hậu là 5 ngày.
Thường thường thì vào đúng ngày thứ nhất trong một Hậu của 5 ngày đó vừa đến. Nếu Hoa nào nở đúng lúc mà khí, tiết và hậu đó chuyển giao đến thì được gọi là Hoa Hậu. Bởi vì Hoa này khai hoa nở nhụy chỉ chọn đúng vào thời điểm đó mà thôi. Nên mới gọi là Hoa chủ của Hậu đó, đồng thời cũng được bầu chọn là Chúa của muôn Hoa khác. Bằng như Hoa nào nở vào ngày thứ 2 và thứ 3 thì gọi là Á Hậu. Kỳ dư mà nở vào những ngày cuối của Hậu đó thì chỉ là Hoa tạp mà thôi. Tuy có sắc, hương nhưng vốn chỉ là hữu danh mà không có thực. Và đó cũng là lý do tại sao người đời cứ gọi là Hoa Hậu mà ít tai hiểu thấu đến nguyên lý này. Các nhà tổ chức thi Hoa Hậu lưu ý nguyên lý này mà xem xét Hoa Hậu nhé. Kẻo lỡ bình chọn Hoa Hậu mà không biết nguyên lý nền tảng nào của tự nhiên để mà dựa vào xem xét tiêu chí để bình Hậu đấy. Bởi muôn hoa là đều có hương sắc như nhau cả, nào biết phân hơn kém ở nét phô bày ra bên ngoài cho được. Nhất định phải dựa vào mô hình tiềm ẩn tự nhiên mà tạo hóa đã chỉ định giá trị của Hoa Hậu mới được.
Trên nền móng của tư duy, tạo hoá lại còn thiết kế rắc rối như thế này để đủ được gọi là nghệ thuật nữa: Sở dĩ Hoa Mai được liệt vào hàng cao quý nhất để đại diện cho đầu năm mới là bởi đạt được 5 tiêu chí như:
1. Thân vốn mảnh mai, nhưng không cuốn theo chiều gió.
2. Không gặp thời không trổ hoa.
3. Nếu đã trổ, rũ bỏ tất cả lá cũ trên thân không giữ lại gì.
4. Một khi trổ thì phát tiết hết một lượt, không lác đác trước sau.
5. U hương!
Đó là 5 đặc tính có thể được liệt vào hạng dị mộc mà không một loài Hoa nào có được để xét tiêu chí đề cử. Bởi 5 điều kiện đó tượng trưng cho thấp thì kẻ sĩ, quân tử. Cao là hàng Thánh nhân khác thân phàm, Thần Tiên thoát tục cốt khi:
1. Thân tuy là cổ thụ nhưng cành lá lại rất mảnh mai. Phàm, thời thế khi gặp trái gió trở trời gây bão tố. Ắt thân cổ thụ phải gãy đổ, phận mảnh mai phải ngã rạp. Khi không gặp Thời, thân Mai không vì thế mà gãy đổ hay phải chịu cuốn theo thời thế mà xu hướng ra cuối lòn.
2. Mà hễ đã không gặp thời, chấp nhận thân phận chìm đắm, khẳng khiu trong giá lạnh. Nhất định không chịu trổ tinh hoa ra bên ngoài để mà khoe sắc cùng thế nhân làm gì cả.
3. Bằng như một khi đắc thời thì rũ bỏ tất cả mọi vặt vãnh oán thù cũ trong tâm mà không màng lưu giữ lại hay nhắc đến làm gì.
4. Đồng thời một khi đã trổ tinh hoa với đời. Tất phải phát tiết toàn bộ tinh hoa ra hết cả một lượt mà lưu danh sử sách muôn đời. Không hề có chuyện lác đác cái trước, cái sau như thói thường của muôn loài bao giờ.
5. Và đặc tính cuối cùng đó chính là “U Hương”!!! Chà chà…, chỉ xét mỗi đặc tính này cũng đã đủ hết bút mực rồi đây. Vì Hoa Mai vốn không có mùi hương như các loài hoa khác. Thế nhưng đặc tính hương của Hoa Mai lại vốn là một loại hương tiềm ẩn rất kín đáo, rất khó mà nắm bắt cho được!
Ví dụ: Khi ta ngồi trầm tư một mình trong đêm, chờ thời khắc giao thừa bên cạnh nhánh Mai. Bất giác, ta bắt gặp hồ như có mùi hương rất lạ quanh quất đâu đây!? Ý hương quyện nét thanh cao với hương trầm như có, như không…, thoảng qua rất khẽ!? Ý thức cho ta biết chắc đó chính là hương của Hoa Mai chứ không hề là mùi hương của bất kỳ một loài Hoa nào khác được. Thế nhưng khi ta kề mũi lại gần cánh hoa mà tìm cũng không thấy mùi hương ấy ở đâu cả!! Có cố công dò tìm đến mấy cũng không cách gì bắt gặp cho được nữa. Chán, rồi quên đi… Bất chợt, một lúc nào đó…, mùi hương Hoa Mai lại dường như phảng phất một cách rất đặc trưng và phiêu diêu lạ thường!!! Thế nên mới gọi đặc tính riêng loài hương đó của hoa mai là U Hương.
Và đặc tính này đã được sánh với những bậc Thần Thiên thoát tục rồi vậy. Không phải ngẫu nhiên mà Hoa Mai được chọn làm Danh Hoa đứng đầu cho năm mới bao giờ cả. Đó cũng là những gì mà Nguyễn Du tức khí thoát ra như: “Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa” vậy. Kẻ ngông cỡ như Thánh Quát cũng đành phải thốt lên: “Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”!!!
Để các bạn không cho tôi là kẻ chỉ được nước tán quá lên như thế thôi. Tôi lại phải đơn cử một điển hình nữa. Cũng từ trong bài thi Thiên Hoa Hội này là: Hoa Sen của Nhà Phật! Chúng ta lại tiếp tục tán từa tựa như Hoa Mai tiếp nhé. Lưu ý, chớ có nghĩ là photocoppy từ bản sao của Hoa Mai. Mà là đặc tính riêng, đồng thời cũng là 5 tiêu chí làm nguyên lý của nghệ thuật nơi đỉnh cao của tư tưởng mà ra cả.
Vậy sở dĩ Hoa Sen được liệt vào hàng cao quý để tượng trưng cho Nhà Phật là cũng sở đắc được 5 tiêu chí mà không có bất kỳ một loài hoa nào đạt tới được như:
1. Gần bùn mà không nhiễm mùi bùn.
2. Tuy có chung một gốc, nhưng Hoa và lá tách riêng từ dưới mặt đất.
3. Ong bướm không bu đậu.
4. Tính nhân quả đồng thời.
5. Người đời không dùng để trang điểm.
Đó là lý do tại sao Hoa Sen lại được chọn và biệt riêng cho nhà Phật. Ví dụ:
1. Tiêu chí thứ nhất thì chúng ta đã quen nghe là gần bùn mà không hôi tanh. Điều này được tượng trưng cho những bậc theo đạo pháp nhà Phật. Cho dù cùng sống chung với thế nhân hàng ngày mà vẫn không nhiễm những thói vui tục lụy mà gây nên lạc đạo đi được. Tuy tưởng như hòa cùng dòng đời ngàu đục vậy, thế nhưng đạo hạnh tuyệt nhiên vẫn trong biếc như mắt Phật (dù có uẩn nét u uất).
2. Tuy rằng Chùa nào cũng đọc tụng chung một tạng Kinh Phật. Cũng đồng thờ Phật, cùng một giáo pháp như nhau cả. Thế nhưng tư tưởng, quan điểm lẫn hành vi, đạo hạnh của Trụ Trì lẫn Phật tử lại hoàn toàn có khác biệt với Chùa khác, phật tử khác!
3. Xét tiêu chí thứ 3 này là nói lên sự nhân quả đồng thời. Với ý này thì các bạn đã hiểu, tôi không bàn đến. Chỉ bàn nghĩa đen tưởng chừng rất đơn giản của nó mà không ai màng biết đến là; Các loài Hoa quả khác. Khi trổ hoa, tàn đi rồi mới có thể kết quả được. Lại phải chờ cho quả lớn lên mới hình thành Hạt (nhân) ở bên trong. Thế nhưng ta xét thấy Hoa Sen vừa mới nở Hoa là lập tức có Hạt ngay trong nhụy hoa đó đồng thời ngay rồi! Và trời cũng khiến nên gọi đó là “Gương”!!! Thế nhưng người đời cứ gọi một cách vô thức chung về cái gương soi tính nhân quả đồng thời của hoa sen đấy mà không lĩnh hội nổi được.
4. Về Hoa Sen thì lạ một điều là ong bướm không bu đậu để hút nhụy hoa bao giờ cả! Ẩn ý này thì có nghĩa là nơi đất Phật dựng Chùa. Nam Nữ, trai gái không dám bén mảng đến để nghêu ngao câu ca…, “ong bướm vờn bên hoa…” bao giờ.
5. Cuối cùng là người đời không dùng để trang điểm... “!?”.
Thế nhưng…; Xã hội hôm nay. Các bạn tìm xem những ẩn ý trong Hoa Sen của Nhà Phật có còn không? Hay đã lụy nhiễm đầy thói tục mà thất lạc hết đi cả rồi!? Ta cứ việc dò nơi không chữ theo Sen Ý, mà Nhà Phật đã tiềm ẩn để ám chỉ Phật tính thực sự trong đó xem. Hiện nay ý đạo có còn hiện diện quanh đời nữa hay không. Hay đã mạt pháp từ bao giờ rồi mà thế nhân còn chưa có thể biết đến cho nổi. Ví như hiện nay Chùa mà thế nhân ào ào kéo đến, tất phải kéo theo ong bướm bu đậu rồi. Lời ong, tiếng ve ắt lẫn lộn mà nổi lên. Từ đó tất sẽ sinh ra thi nhau trang điểm mà cạnh tranh, trang hoàng chùa hoành tráng lên cả thôi. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mọi phát sinh phải có rồi vậy. Bởi trong Chùa đã có nhiều vật quý vời lòng tham, gọi kẻ trộm đến. Bất hạnh thay cho kẻ lãng du, tha phương tìm đạo nào vãng lai đến sân chùa khi đấy. Các chúng phật tử ắt không khỏi rời ánh mắt nghi ngờ, dò xét bủa vây kẻ bất hạnh lạc bước vào đất Phật…
Đạo, Thật khó! Bởi một khi thế tục chen chân khắp nẻo đi về, thì đó không phải là đất Phật nữa rồi. Thôi, ta cứ tìm trong Hoa Sen mà gẫm về đạo lý hôm nay cũng đã đủ để biết đạo có còn trong ý sen hay không.
Chúng ta lại tiếp đến 4 câu cuối để kết thúc bài viết này nhé:
Sắc hương hư ảo, phục hoa thuốc
Một mai góp người buổi không chăn
Hướng dương hoa quỳnh kiền thược dược
Phân ly khôn sầu khảm hoa ngâu
(Hạ nguyên nhất vận thi)
Bất chợt lúc đó trong tôi bỗng thoáng động lòng trắc ẩn rằng: Thay vì bình Hoa như thế, chẳng qua chỉ được hương sắc thoảng qua cho đời chiêm ngưỡng trong nhất thời không thôi. Chẳng bằng ta cứ bình Hoa nào ngoài hương sắc, còn có giá trị tiềm ẩn vị thuốc trong đó nữa. Ngộ khi mai này còn đỡ đần được những kẻ sa cơ, đói lạnh trong tật bệnh có hơn không? Thế nên hai câu cuối kết thúc với sự xuất hiện của 4 Danh Hoa khác vào ngôi Hậu như Hướng Dương, Hoa Quỳnh, Thược Dược và Hoa Ngâu!
Ta xét thấy Hướng Dương đích thị là Mùa Hạ bởi cái lý dương tính kiêm cả dược tính đó. Vậy cái nghĩa đối lập đại diện cho Mùa Đông, ắt phải là Hoa Quỳnh mang âm tính đi rồi còn gì. Tuy hai danh hoa này còn đang so kè nhau về dược tính âm dương thì bất chợt phải kiềng nể đối với sự hiện diện của Hoa Thược Dược nữa! Bởi Thược Dược còn có nghĩa là đang sở hữu “chìa khóa thuốc” trong đó kia kìa!! Trong bối cảnh so kè phân chia ngôi vị Hoa Hậu như thế cùng nhau thì… Hoa Ngâu âm thầm khóc cho sự chia rẽ, phân ly đó mà ít tai ngó ngàng đến đạo lý đang còn đong đầy oan khúc nữa. Bởi duy chỉ riêng có Hoa Ngâu là rất nặng lòng cùng nước mắt chia ly của chàng Ngưu và nàng Chức, mỗi khi Thu về âm thầm trong đêm tháng 7!!!
Tuy nhiên trong bài thi đầu tiên này. Đã có bạn đọc nhìn ra được tôi đã có gửi gắm Dịch Lý trong này với các quẻ như: Quẻ Hàm, Phong, Hằng trong câu thứ 2. Bởi ý nghĩa “Mỗi mùa một vẻ hàm phong hằng” có nghĩa đơn thuần là mỗi danh Hoa, ngoài đại diện cho mỗi mùa. Còn có ẩn chứa (hàm) đầy tình gió trăng (phong và hằng), ấp ủ bên trong nét e thẹn của độ dậy thì đó nữa. Những giá trị đạo lý của trời đất này còn cất giữ (hàm), che giấu (niêm phong) thường hiện hữu (thường hằng) suốt ngàn xưa qua mãi mãi mà không mất đi được.
Lại tiếp đến bốn câu cuối với các quẻ như: Phục, Kiền, Khôn, Ly, Khảm. Với toàn ý thì Kinh Dịch khởi ở Thượng Kinh với hai quẻ Kiền Khôn, và kết thúc với hai quẻ Khảm Ly vậy. Thế nên bài thi đầu cũng kết thúc theo cùng với nguyên lý đấy nơi câu cuối.
Đó cũng chỉ là sơ ý trong rất nhiều ẩn ý còn tiềm ẩn thâm sâu trong bài thi Thiên Hoa Hội này nữa các bạn ạ! Tôi nói rồi đấy. Kỳ 1 vốn đã khó như thế để Thuần Tiêu Sương. Kỳ 2 lại càng khó hơn thế gấp nhiều lần. Vậy kỳ 3 càng không thể hình dung diễn biến sự việc cho được rồi. Tóm lại; Trời đã chấp nhận tôi đã vượt qua đủ cả 3 đợt sóng thử thách trong lãnh thiên đó. Không hề có sự lầm lẫn gì ở đây đối với Tạo Hóa bao giờ cả.
Việc đấy; Có Trời biết, Đất biết, Quỷ-Thần biết. Dĩ nhiên tôi cũng biết là như thế. Thế nhưng, từ ngày đấy cho đến nay. Thế nhân vẫn cứ không chịu như thế cơ!!!
Dù tôi có nên khóc hay nên cười. Vẫn cứ ra nước mắt thật đấy các bạn ạ!!!
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Xin trân trọng những chia sẻ của thầy về 4000 năm lịch sử dân tộc Việt cũng như những kiến thức khác. Lịch sử những dân tộc, tôn giáo, nhân vật lẫy lừng cũng chỉ như hạt cát trôi qua trong 4000 năm đó. Vạn sự xin để tuỳ duyên!

Trả lời: Tuy nhiên hai chữ “tùy duyên” đã tố cáo sự yên phận, cam chịu. Nó ru ngủ tư duy người ta và buông xuôi… Bằng mọi giá có thể, tôi sẽ khai tử 2 chữ này trong tư duy của các thế hệ tương lai con cháu.
Người xưa đã từng gieo duyên… Thậm chí “bắn sẻ tìm duyên” luôn. Ta lại cứ nói “Tùy”.
Vậy nếu duyên là có tốt, có xấu. Tôi nêu một duyên xấu như:
Ví dụ: Trộm, cắp. Hút, chích v.v… Ta cứ để “tùy duyên”! Nó có thể đến, có thể không đến.
Thế nhưng khi ta cố gieo nó thì… Cái nhân đã gieo đó sẽ gặt được quả trong nay mai ngay thôi.
Duyên lành vẫn một lý như thế. Duyên đạo vẫn không khác được. Nếu quan điểm của bạn đã như thế, tôi cũng không nói thêm gì.

Hỏi: Tác giả rất am hiểu tinh thông mọi điều trí huệ siêu việt . tác giả có nghiên cứu về y học cổ truyền không xin tác giả chỉ giáo đôi điều về y học cho mọi người học tập . cảm ơn admin có bài viết rất hay người có khả năng vậy chắc khó có người thứ 2 trên đất nước việt nam mình.

Trả lời: Bạn quá xem trọng tôi rồi. Về Y Học thì tôi chỉ nghiên cứu những gì có liên quan đến Kinh Dịch để đưa đạo đến bến bờ cuối cùng thôi. Khi đắc được đạo thì tất cả đều nằm trong đó cả. Ví như ta có khả năng trị bách bệnh vậy. Bằng như chuyên sâu về thuốc thì chỉ việc tìm sự liên hệ giữa Dịch Lý và Dược Lý là đủ làm thầy thuốc giỏi rồi. Tôi cũng đã từng nghiên cứu vào thuốc, do không thấy đến được bến bờ cuối mà đạo đang cần, nên thôi.

Hỏi: Thầy có thể viết 1 bài về thời mạt pháp này và chỉ đường cho con cách hướng đạo đúng đắn để không bước nhầm vào chỗ ma tăng,âm binh ảo ảnh được không ạ..
-Con cảm ơn thầy!

Trả lời: Tôi có thể viết và mô tả tận chân tơ kẽ tóc về điều này. Thế nhưng với tầm phát triển giới hạn của tư duy hiện nay tại Việt Nam là rất nguy. Gạch đá sẽ lấp lối vào đất Phật trên trang này ngay. Nhất thiết phải trải qua 49 ngày tham thiền mới có thể bàn đến đó được. Tôi không dám xem thường ai cả, nhưng đó lại là sự thật. Bởi bản tính của sự thật rất phũ phàng cho những tư duy kém cỏi mà thiếu dung hòa nói chung.

Hỏi: Vậy 1 bài dạng nghiên cứu chuyên sâu về Đại thừa,Tiểu thừa..Sự thoái hóa,thêm thắt đầy mê tín trong thực tại mà người ta mượn lời của Phật để bày vẽ con nhang.
-Kính mong thầy ..

Trả lời: Xem ra…, bạn Hoàng Anh cho thấy là bạn quyết tìm ra sự thật của chân lý rồi. Tôi cũng đang lựa lúc để chen dần vào những bài viết như thế. Mục đích là phải đưa chân lý của đạo ra toàn diện sự thật. Bức màn u mê đã phủ chụp hàng ngàn năm nay rồi. Chỉ có thể vén dần lên mà thôi. Không xé toang nó ra một lần được. Khi đi qua đề tài khoa học rồi, tôi mới có thể vén dần ra được. Bao gồm cả phương pháp tham thiền.

Hỏi: cho con hỏi, tham thiền trong 49 ngày, tức là mình thiền 2 giờ vào buổi sáng chiều (5-7h) trong liền 49 ngày đó phỉa không ạ.

Trả lời: Sáng 1 tiếng, chiều một tiếng là đủ. Trong những bài viết trước, tôi đã có bàn đến cùng các bạn và phân tích cụ thể rồi đấy. Bạn tìm lại xem…

Hỏi: "Pháp Luân Công mượn danh nhà Phật mà gây rối giữa chợ đời" - xin ad giải thích giùm câu này ạ. Có phải ý ad nói PLC ko phải là chánh Pháp ko ạ?

Trả lời: Về Pháp Luân Công. Tôi đã có nói tránh không bàn đến. Tuy nhiên trong trang này cũng đã có rất nhiều bạn cứ hỏi mãi. Tôi cũng đã lựa lời trả lời đủ rồi. Nay bạn lại hỏi nữa! Tuy nhiên nếu bạn đọc những gì trao đổi trên trang này thì cũng đủ để thấy và biết giá trị của Pháp Luân Công đúng hay sai rồi.
Bằng như để trả lời nữa thì: Quả thật, Pháp Luân Công không hề là chánh Pháp bao giờ cả.
Lại lưu ý với riêng bạn nữa là: Tôi không gọi Pháp Luân Công là Tà Pháp. Nhưng không phải là Chánh Pháp cho được. Chỉ là đang trên nẻo dò tìm, tập Hành Đạo Pháp mà lầm lạc và vô tình làm rối Đạo Pháp đi thôi. Tuyệt đối không đủ để bàn đến như các giáo phái mà tôi đang bàn trên trang này cho nổi được.
Đấy là tôi nói đến Lý Hồng Chí. Bằng như các vị khác ở dưới nữa thì lại càng phải lầm lạc xa hơn nữa.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét